intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Voi Châu Á (Elephas maximus Linnaeus, 1758) tại tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu hiện trạng và phân bố của quần thể Voi châu Á tại tỉnh Nghệ An cũng như các tác động qua lại giữa quần thể Voi và người dân địa phương làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn Voi tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Voi Châu Á (Elephas maximus Linnaeus, 1758) tại tỉnh Nghệ An

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu, thông tin nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tiễn về loài Voi tại tỉnh Nghệ An bao gồm: VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017 Ngƣời thực hiện Hồ Sỹ Bảo
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức, cá nhân. Nhân dịp này cho tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân: Khoa Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo. Thầy giáo PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng nhƣ thực hiện luận văn. Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, BQL khu dữ trữ sinh quyển tây Nghệ An và VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Hoạt, Hạt kiểm lâm huyện Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Quế Phong, Thanh Chƣơng và các trạm Kiểm lâm địa bàn Cao Vều, Khe Kèm, Làng Yên, Khe Thơi, Trung Tâm, Bắc Sơn... đã tạo điều kiện cho tôi tham gia học tập và nghiên cứu. Các cá nhân: Võ Công Anh Tuấn, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Khánh Toàn và các cá nhân khác đã hỗ trợ cá nhân trong việc điều tra, thu thập số liệu thực tiễn. Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực nghiên cứu, nhƣng do kinh nghiệm của bản còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc ý kiến tham gia góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017 Ngƣời thực hiện Hồ Sỹ Bảo
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. Một số nghiên cứu về loài Voi (Elephas maximus Linnaeus, 1758) ......... 4 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới.......................................................................... 4 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 5 1.2. Đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính của loài Voi châu Á.................. 5 1.2.1. Đặc điểm nhận biết: ................................................................................ 5 1.2.2. Tìm hiểu sinh thái, tập tính và phân bố của Voi châu Á: ....................... 7 1.3. Tình trạng của loài Voi ở một số quốc gia trên thế giới ............................ 8 1.4. Tìm hiểu tình trạng và phân bố của loài Voi châu Á tại Việt Nam ......... 12 1.5. Tìm hiểu một số nghiên cứu về xung đột giữa loài Voi và con ngƣời (HEC): ............................................................................................................. 16 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG .................... 21 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 21 2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 21 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 21 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
  4. iv 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 22 2.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan .......................................................................................................... 23 2.4.3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 23 2.4.4. Phƣơng pháp phỏng vấn:....................................................................... 28 2.4.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu ..................................................................... 29 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘITẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30 3.1. Vƣờn Quốc gia Pù Mát ............................................................................ 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 3.2. Khu BTTN Pù Hoạt ................................................................................. 37 3.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37 3.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội......................................................... 39 3.3. Khu BTTN Pù Huống .............................................................................. 40 3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 40 3.3.2. Đặc điểm dân sinh và kinh tế ................................................................ 44 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 45 4.1. Hiện trạng quần thể Voi châu Á (Elephas maximus) tại Nghệ An .......... 45 4.1.1. Tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát ................................................................... 45 4.1.2. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống: ............................................... 62 4.1.3. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt: .................................................. 66
  5. v 4.2. Loại cây thức ăn ƣa thích của loài Voi theo đánh giá của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu: ........................................................................................ 67 4.3. Tác động qua lại giữa cộng đồng địa phƣơng và quần thể Voi tại tỉnh Nghệ An .......................................................................................................... 68 4.3.1. Ảnh hƣởng của Voi đến cộng đồng địa phƣơng: .................................. 68 4.3.2. Tác động của cộng đồng địa phƣơng đến loài Voi: .............................. 69 4.4. Thực trạng và một số giải pháp quản lý, bảo tồn loài Voi châu Á Elephas maximus Linnaeus, 1758) tại tỉnh Nghệ An.................................................... 76 4.4.1. Thực trạng công tác quản lý và bảo tồn loài Voi tại Nghệ An ............. 76 4.4.2. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn loài Voi châu Á (Elephas maximus) tại Nghệ An .................................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BTTN Bảo tồn thiên nhiên CR Rất nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) DD Thiếu dẫn liệu (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) DLĐ IUCN Danh Lục Đỏ IUCN ĐDSH Đa dạng sinh học EN Nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN 2014) IB Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thƣơng mại theo Nghị định 32/2006/NĐCP IIB Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thƣơng mại theo Nghị định 32/2006/NĐ - CP IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên Nhiên Thế giới KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên QLBVR Quản lý bảo vệ rừng SĐVN Sách Đỏ Việt Nam VQG Vƣờn quốc gia UBND Ủy ban nhân dân
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Thông tin về các tuyến điều tra Voi tại VQG Pù Mát 24 2.2 Thông tin về các tuyến điều tra Voi tại khu vực xã Bắc Sơn, 25 Quỳ Hợp 2.3 Thông tin về các tuyến điều tra Voi tại khu BTTN Pù Hoạt 26 2.4 Tổng hợp kết quả cho điểm, xếp hạng các mối đe dọa tới loài 29 4.1 Tổng hợp các dấu vết ghi nhận voi trên các tuyến điều tra 54 4.2 Vùng cƣ trú của Voi tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát 58 4.3 Kết quả ghi nhận sự có mặt của Voi trên tuyến điều tra 63 4.4 Tình hình xử lý vi phạm lâm luật từ 2012 - 2017 73
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Đặc điểm hình thái phân biệt Voi châu Á và Voi châu Phi 7 1.2 Voi ngà lệch tại khu BTTN Văn hóa Đồng Nai 13 1.3 Voi rừng ở Đắk Lắk 14 1.4 Đàn voi rừng ở VQG Pù Mát -Nghệ An 16 2.1 Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra Voi tại khu vực VQG Pù Mát 23 2.2 Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra Voi tại khu vực xã Bắc Sơn, Quỳ Hợp 25 2.3 Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra tại Khu BTTN Pù Hoạt 26 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý VQG Pù Mát 31 3.2 Sơ đồ vị trí Khu BTTN Pù Huống 41 4.1 Cá thể Voi bị chết và lông voi tại khu vực Cao Vều tháng 3/2011 46 4.2. Đàn Voi ở khu vực Khe Thơi, Tƣơng Dƣơng năm 2011 48 4.3 Kết quả phỏng vấn của ngƣời dân địa phƣơng ghi nhận sự có 49 mặt của quần thể Voi tại VQG Pù Mát. 4.4 Kết quả phỏng vấn số lƣợng cá thể Voi đang cƣ trú tại khu vực 50 Phúc Sơn và Thanh Đức 4.5 Khu vực xác nhận Voi về năm 2017 53 4.6 Dấu vết ghi nhận Voi trên các điểm điều tra 53 4.7 Kích cỡ dấu chân Voi ghi nhận trong quá trình điều tra tại khu 56 vực Cao Vều. 4.8 Dấu vết của Voi trên tuyến điều tra 57 4.9 Đàn voi rừng đang phá mía của ngƣời dân bản Vều năm 2016. 57 4.10 Thời gian Voi xuất hiện trong năm tại khu vực dân cƣ 59 4.11 Voi rừng ở VQG Pù Mát 61
  9. ix 4.12 Bản đồ vùng phân bố của các đàn Voi cƣ trú tại VQG Pù Mát và 62 khu vực lân cận 4.13 Kết quả phỏng vấn ghi nhận sự xuất hiện của Voi tại xã Bắc Sơn 63 4.14 Bản đồ vùng cƣ trú của cá thể Voi tại khu vực Bắc Sơn, Quỳ Hợp 66 4.15 Kết quả đánh giá loài cây thức ăn ƣa thích của Voi 67 4.16 Khai thác vàng trái phép tại Pù Huống 71 4.17 Khai thác LSNG tại vùng đệm VQG Pù Mát 74 4.18 Hố đựng nƣớc phun thuốc trừ cỏ tại rừng Cao Su xã Thanh Đức, 75 Thanh Chƣơng 4.19 Tê giác và Voi tại Khu du lịch sinh thái Trại Bò - Diễn Châu 77
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Loài Voi châu Á (Elephas maximus Linnaeus, 1758) là loài thú có kích thƣớc lớn, hoạt động ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau nhƣ: Trảng cỏ, rừng thƣờng xanh nhiệt đới, rừng bán thƣờng xanh, rừng rụng lá ẩm, rừng khộp, rừng khô cây gai, các khu rừng thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh và đất canh tác nông nghiệp [9]. Với mức độ suy giảm nghiêm trọng về số lƣợng cá thể ở ngoài tự nhiên hiện nay, loài Voi châu Á (Elephas maximus Linnaeus, 1758) đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở các mức đe dọa tuyệt chủng cao: cấp rất nguy cấp (CR) trong Sách đỏ Việt Nam (2007), cấp Nguy cấp (EN) trong Danh sách đỏ thế giới (IUCN, 2016), nhóm IB trong Nghị định quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) và phụ lục I của Công ƣớc quốc tế về quản lý buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm (CITES, 2015). Các đe dọa chính đối với sự tồn tại của Voi châu Á trong thiên nhiên hiện nay là sự mất mát, suy thoái và phân mảnh môi trƣờng sống do sự gia tăng dân số của con ngƣời [47]. Điều này dẫn đến gia tăng mâu thuẫn giữa ngƣời và Voi do Voi xâm nhập vào các khu canh tác nông nghiệp ăn và phá hoại hoa màu, cây trồng, nhà cửa của dân. Trên thế giới hàng năm có hàng trăm ngƣời bị chết do Voi tấn công. Vì vậy, tƣơng lai lâu dài của Voi châu Á phụ thuộc chặt chẽ vào việc giảm thiểu xung đột giữa ngƣời và Voi, đây là một thử thách lớn trong công tác bảo tồn loài Voi châu Á hiện nay, bởi thế nên việc nghiên cứu hiện trạng quần thể và đề xuất các giải pháp bảo tồn loài là rất cần thiết.
  11. 2 Tại Việt Nam quần thể Voi châu Á bị suy giảm nghiêm trọng do mất rừng tự nhiên và nạn săn bắn trái phép Voi [43]. Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, quần thể Voi châu Á hoang dã ở Việt Nam giảm 95% sau 40 năm từ năm 1975-2015. Hiện nay chỉ còn trên 100 cá thể, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Nai và Nghệ An [34]. Với hệ thú đa dạng nhất của khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An là một trong những tỉnh có số loài chiếm tới 98,5% số loài của vùng [28], tập trung chủ yếu ở các khu rừng đặc dụng: Vƣờn Quốc gia (VQG) và các Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) gồm: Khu BTTN Pù Hoạt, Khu BTTN Pù Huống. Với lợi thế là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nƣớc (hơn 1,2 triệu ha), có nhiều tài nguyên đa dạng sinh học, với nhiều loài sinh vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao nhƣ Hổ (Phanthera tigris), Voi (Elephas maximus),Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang trƣờng sơn (Mang Lớn (Muntiacus vu- quangensis)), Thỏ Vằn (Nesolagus timminsi)... Đồng thời đƣợc đánh giá là khu vực có sinh cảnh tốt nhất cho Voi rừng sinh sống. Trong những năm gần đây tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đã làm giảm một cách đáng kể diện tích rừng hiện có của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, làm suy thoái về chất lƣợng và mất sinh cảnh sống của nhiều loài động vật hoang dã trong đó có loài Voi châu Á (Elephas maximus). Đây chính là nguyên nhân làm cho xung đột giữa Voi và ngƣời dân địa phƣơng ngày càng căng thẳng. Mặc dù UBND tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức bảo tồn Voi đã có nhiều biện pháp bảo vệ quần thể Voi và hạn chế tình trạng Voi xuống bản nhƣ: đào hào chắn, tập trung đông ngƣời xua đuổi Voi vào rừng khi Voi xuống khu dân cƣ... nhƣng đến nay vẫn chƣa giải quyết đƣợc những mâu thuẫn giữa quần thể Voi và cộng đồng địa phƣơng. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng quần thể loài Voi, xác định đƣợc vùng sống, vùng di chuyển, giảm
  12. 3 thiểu các tác động tiêu cực qua lại giữa quần thể Voi và cộng đồng địa phƣơng là công việc cần thiết và cần sớm đƣợc thực hiện. Trên cơ sở đó để cung cấp, bổ sung những thông tin khoa học, làm rõ thêm về hiện trạng, phân bố, số lƣợng quần thể, tác động qua lại giữa quần thể Voi và cộng đồng địa phƣơng từ đó đề xuất các giải pháp góp phần vào việc bảo tồn có hiệu quả loài Voi tại tỉnh Nghệ An chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Voi châu Á (Elephas maximus Linnaeus, 1758) tại tỉnh Nghệ An’’. 2. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa về khoa học: Cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố, số lƣợng quần thể và các tác động qua lại giữa quần thể Voi và cộng đồng địa phƣơng; mối đe dọa tới loài Voi tại Nghệ An. - Ý nghĩa về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm địa bàn tại địa điểm nghiên cứu phục vụ tốt hơn cho quá trình quản lý, xây dựng cơ sở cho việc bảo tồn loài Voi (Elephas maximus) tại tỉnh Nghệ An.
  13. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Một số nghiên cứu về loài Voi (Elephas maximus Linnaeus, 1758) 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới - Năm 1993, Ronglarp Sukmasuang Kasetsart thuộc Trƣờng Đại học tại Bangkok, Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu sinh thái học của Voi châu Á ở khu Bảo tồn động vật hoang dã Huai Kha Khaeng tỉnh Uthai Thani và Tak,Thái Lan[45]. Kết quả cho thấy Voi thƣờng lựa chọn và sử dụng môi trƣờng sống của chúng liên quan đến sự thay đổi theo mùa của các loài lƣu giữ, các lớp phủ thực vật và nƣớc có sẵn. Diện tích đàn bình quân hàng năm là 5,40 con (5,38 vào mùa khô và 5,44 vào mùa mƣa). Mối quan hệ giữa loài Voi với các loài khác trong khu vực nghiên cứu nhƣ trâu, bò tót rất đa dạng, đặc biệt là sự cạnh tranh của nguồn thức ănvà nguồn nƣớc. Không có sự tàn phá các cây trồng nông nghiệp xung quanh khu bảo tồn động vật hoang dã của Voi trong thời gian nghiên cứu. Năm 2013 RuvindaKasun deMel, Devaka Keerthi Weerakoon, Waniga- sekara Daya Ratnasooriya và Ashoka Dangolla của các trƣờng Đại học: Co- lombo và Peradeniya, Srilanka đã nghiên cứu huyết học của Voi châu Á đƣợc quản lý dƣới các điều kiện nuôi nhốt khác nhau ở Srilanka. - Năm 2015, Nagarajan Baskaran and Raman Sukuma là cộng tác động vật học thuộc Trung tâm Khoa học Sinh thái, Viện khoa học Ấn Độ[46], đã tiến hành nghiên cứu và đƣa ra đánh giá về hiện trạng hiện tại của Voi và môi trƣờng sống của chúng trong khu dự trữ sinh quyển Nilgiri, miền Nam của Ấn độ. Kết quả nghiên cứu đƣa ra một số khuyến nghị đáng quan tâm: Việc phát triển mới đƣờng cao tốc và đƣờng sắt không đƣợc cho phép thông qua môi trƣờng sống Voi đây là khuyến nghị quan trọng; cần khôi phục thảm thực vật
  14. 5 tự nhiên cần thiết cho môi trƣờng sống của Voi; Quản lý xung đột giữa Voi và con ngƣời thông qua sự tham gia của cộng đồng; ... 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam - Năm 2009, Nguyễn Mạnh Hà (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng), Lê Thiện Đức (Chƣơng trình WWF Việt Nam) và các cộng sự đã tiến hành đánh giá về quần thể, vùng sống, sinh cảnh và khả năng bảo tồn quần thể Voi (Elephas maximus) ở tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quần thể Voi ở Đồng Nai hoạt động chủ yếu ở ba kiểu sinh cảnh là : rừng hỗn giao lồ ô và rừng gỗ, rừng thƣờng xanh/bán thƣờng xanh và vùng rừng xen kẽ các diện tích nông nghiệp; dạng sinh cảnh mà Voi hoạt động cũng nhƣ kiếm ăn chính là kiểu rừng hỗn giao tre nứa, là dạng sinh cảnh phổ biến ở khu vực; Sự xuất hiện của Voi theo định kỳ ở các khu vực canh tác nông nghiệp và cây ăn quả, là sự lựa chọn sinh cảnh khác với quy luật hoạt động của Voi hoang dã vì chúng thƣờng có xu hƣớng hoạt động ở xa các khu vực có sự xuất hiện thƣờng xuyên của con ngƣời. - Võ Công Anh Tuấn, 2013 đã tiến hành nghiên cứu hiện trạng quần thể Voi châu Á ở Nghệ An và tình trạng xung đột giữa Voi và ngƣời dân. Tại thời điểm nghiên cứu, tỉnh Nghệ An có 13-16 cá thể Voi châu Á, phân bố ở 3 khu rừng đặc dụng (Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và khu BTTN Pù Hoạt). Sự xung đột giữa Voi và ngƣời dân xảy ra gây thiệt hại 500 triệu đồng, 1 ngƣời tử vong, 2 ngƣời bị thƣơng do Voi tấn công [36]. 1.2. Đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính của loài Voi châu Á Xem xét trên các tài liệu của Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), các đặc điểm của loài Voi châu Á đƣợc mô tả nhƣ sau: 1.2.1. Đặc điểm nhận biết:
  15. 6 Bộ Voi (Proboscidea) hiện nay chỉ có 1 họ Voi (Elephantidae) với 2 giống: giống Loxodonta ở Châu Phi có 2 loài (L. africana và L.cyclotis) và giống Elephas ở châu Á có 1 loài (Elephas maximus). Loài Voi châu Á là loài thú rất to lớn, nặng từ 3 – 6 tấn, dài thân 4 - 6m, dài đuôi 1 - 1,5m, cao vai 2,5 – 3m. Mũi và môi trên kéo dài thành vòi. Vòi dài chấm đất. Chân trƣớc năm ngón, chân sau bốn ngón. Da dày, lông thƣa, màu xám hoặc nâu xám. Ngà của Voi đực dài thò ra khỏi môi, ngà của Voi cái rất ngắn (khoảng 30cm) nằm lấp trong môi. Ngà của Voi đực già có thể dài tới 2m, một nửa thò ra khỏi môi và một nửa lấp trong môi. Ngà Voi phát triển liên tục suốt đời nên trong điều kiện nuôi ngà Voi thƣờng rất dài. Răng hàm mọc thành khối. Một số đặc điểm của Voi châu Á phân biệt với Voi châu Phi đó là: Tai của loài Voi châu Á nhỏ hơn, đầu gồ cao ở hai bên, chỉ con đực mới có ngà dài thò ra khỏi môi. Trong khi đó, Voi châu Phi có tai rất lớn, đầu thuôn, cả con đực và con cái đều có ngà thò ra khỏi môi (hình 1.1). Voi châu Á lƣng cong hơn Voi châu Phi. Ở dƣới chân Voi châu Á có 4 móng ở chân sau thay vì 3 móng và 19 cặp xƣơng sƣờn thay vì 21 cặp ở Voi châu Phi. Ngoài ra, không giống nhƣ Voi châu Phi, Voi cái châu Á ngà không thò ra khỏi môi.
  16. 7 Voi châu Á (Elephas maximus) Voi châu Phi (Loxodonta africana) Hình 1.1: Đặc điểm hình thái phân biệt Voi châu Á và Voi châu Phi (Nguồn ảnh https://vi.wikipedia.org) 1.2.2. Tìm hiểu sinh thái, tập tính và phân bố của Voi châu Á: Voi châu Á sống ở nhiều kiểu rừng khác nhau: rừng nhiệt đới thƣờng xanh, rừng nhiệt đới bán thƣờng xanh và rừng khộp ở các trạng thái khác nhau. Voi cũng có thể sống ở các sinh cảnh gần ngƣời và xâm nhập vào các nƣơng rẫy gần rừng để ăn cây trồng. Voi sống theo đàn từ 5 – 20 cá thể, một đàn thƣờng là một gia đình mở rộng, trong đó chỉ có một Voi đực đƣợc giao phối với Voi cái động dục. Tuy nhiên, Voi đực không liên kết bền vững với đàn và có thể rời đàn sau một thời gian chung sống để tìm Voi cái khác. Các Voi đực sinh sản thƣờng đánh nhau dữ dội để tranh giành Voi cái động dục. Voi đực thua phải rời đàn ra sống độc lập. Những Voi đực độc thân này có thể tụ tập thành đàn 02 – 03 cá thể và chúng rất hung dữ.
  17. 8 Voi có nhu cầu uống nƣớc cao, mỗi ngày chúng uống khoảng 200 lít nƣớc. Vùng hoạt động của Voi rộng 40 - 50km2. Voi ăn măng tre nứa, cỏ và nhiều loài cây bụi. Đặc biệt, Voi thích ăn lá các loài có hàm lƣợng tanine cao nhƣ : Trám, Cẩm liên, Dầu đồng, Chiêu liêu và đặc biệtVoi rất thích ăn lá và thân cây chuối, do chuối có nhiều nƣớc. Voi vừa đi vừa kiếm ăn và dùng vòi vơ lá cho vào miệng. Các vùng suối khoáng hoặc đất khoáng có vai trò quan trọng đối với đời sống của Voi. Voi thích đầm mình trong nƣớc, bơi lội tốt. Thời gian mang thai của Voi châu Á là 19 – 22 tháng, mỗi lứa chỉ đẻ 01 con, rất hiếm khi 02 con. Voi sơ sinh dài gần 01m và nặng khoảng 90kg. Trƣởng thành sinh dục sau 12 – 15 năm. Một đời Voi mẹ chỉ đẻ 7 hoặc 8 con. Voi châu Á phân bố ở Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Indonesia. Ở Việt Nam, trƣớc đây Voi châu Á phân bố rộng khắp các vùng núi từ Tây Bắc xuống đến các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc. Năm 1992, ƣớc tính ở nƣớc ta còn khoảng 1.500 cá thể nhƣng hiện nay, chỉ còn khoảng 100 – 150 cá thể, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai [35]. 1.3. Tình trạng của loài Voi ở một số quốc gia trên thế giới Hiện nay, môi trƣờng sống của Voi hoang dã đang bị suy giảm nghiêm trọng ở các Quốc gia có phân bố của loài. Môi trƣờng sống thu hẹp hoặc nơi sinh sống bị mất dần dẫn đến nguồn thức ăn khan hiếm, nhiều loài thức ăn Voi ƣa thích bị mất trong khu vực phân bố của chúng. Hành lang di chuyển bị chia cắt, thay đổi hay bị mất từ đó việc gặp gỡ giữa những cá thể riêng biệt khó khăn, ảnh hƣởng đến việc sinh sản tự nhiên của loài. Bên cạnh đó, nạn săn bắt trái phép xảy ra thƣờng xuyên, ngày càng tinh vi hơn ở hầu hết các Quốc gia và có sự liên hệ buôn bán liên biên giới của những tay buôn động vật. Các tác động tiêu cực của con ngƣời làm gia tăng xung đột giữa Voi và cộng đồng dân cƣ gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng.
  18. 9 Việc bảo tồn Voi và vấn đề hạn chế xung đột giữa Voi và ngƣời đƣợc thực hiện ở tất cả các Quốc gia. Tuy nhiên, nhiều Quốc gia không có đủ nguồn lực để thực hiện. Nhiều Quốc gia đã triển khai những nghiên cứu về Voi, nhƣng chƣa có chính sách hợp lý cho bảo tồn Voi nên tính hiệu quả chƣa cao, còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, tính cấp thiết hiện nay là đòi hỏi cần có những hỗ trợ về mặt phƣơng pháp, kỹ thuật, tài chính từ các tổ chức bảo tồn quốc tế và Chính phủ để xây dựng chiến lƣợc lâu dài, ổn định, bền vững cho các quốc gia đang phát triển nhƣ: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Một số quốc gia đi đầu trong công tác bảo tồn Voi đã xây dựng các trung tâm, mô hình bảo tồn Voi đạt những kết quả nhất định. Các nghiên cứu về Voi ở các khu vực khác nhau ngày một hoàn thiện hơn tạo cơ sở khoa học quan trọng cho công tác bảo tồn: Tại Ấn Độ [35]: Số lƣợng Voi châu Á ở Ấn Độ hiện có khoảng 23.900 – 32.900 cá thể (chiếm 60% tổng số Voi châu Á). Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy, ở Ấn Độ có tỷ lệ ngƣời tử vong cao nhất trong các cuộc xung đột giữa Voi và con ngƣời với 200-250 ngƣời chết và khoảng 100 cá thể Voi bị giết mỗi năm. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do môi trƣờng sống bị chia cắt, tình trạng săn bắt trái phép để lấy ngà và còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc thực thi pháp luật. Năm 1992, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập 25 trung tâm Bảo tồn Voi trong cả nƣớc với tổng diện tích 58.000km2 với chiến lƣợc là Bảo tồn môi trƣờng sống của Voi và thiết lập các hành lang, tạo môi trƣờng sống cho Voi. Dự án này cũng nhằm giải quyết xung đột giữa con ngƣời và loài Voi, nâng cao các lợi ích của Voi thuần hóa. Dự án Voi cũng đã thành lập tổ chức giám sát việc giết hại Voi bất hợp pháp (MIKE), đây là chƣơng trình của CITES. Các nghiên cứu về Voi ở Ấn Độ đã chú ý đến việc cần thiết nhằm gia tăng số
  19. 10 lƣợng Voi đực, vì điều này liên quan đến tính bền vững của quần thể Voi tự nhiên. Tại Malaysia [35]: Số lƣợng Voi hiện có khoảng 2.351 – 3.066 cá thể. Trong đó có khoảng 1.251 - 1.466 ở Peninsula và khoảng 1.100 – 1.600 ở đảo Borneo. Borneo là khu vực có diện tích rừng lớn là nơi có bảo tồn Voi nhằm gia tăng bền vững số lƣợng Voi trong tƣơng lai. Voi tại Borneo đƣợc biết đến do có sự di chuyển giữa Malaysia và Kalimantan (một tỉnh của Indonesia). Trong vòng 25 năm qua đã có khoảng 500 cá thể Voi đã đƣợc di chuyển để làm giảm xung đột giữa ngƣời và Voi. Các giải pháp này đã tỏ ra thành công khi hầu hết các cá thể Voi sau khi di chuyển đều khỏe mạnh và đặc biệt làm giảm xung đột giữa Voi và con ngƣời. Tại Indonesia [35]: Số lƣợng Voi hoang dã tại Indonesia còn khá nhiều. Chính sách của Quốc gia này là bắt và di chuyển Voi rừng đến các “Trung tâm bảo tồn Voi” để giảm thiểu các xung đột giữa ngƣời và Voi. Chính phủ đã thành lập 6 trung tâm bảo tồn Voi (Elephant Conservation Centers), quy mô của các trung tâm ngày càng đƣợc mở rộng. Đến cuối năm 2000, các trung tâm này đã tạo điều kiện sống tốt cho 350 cá thể. Hiện nay, chính phủ rất quan tâm đến việc bảo tồn Voi với du lịch ở Indonesia. Tuy nhiên, các trung tâm bảo tồn Voi đã quá tải và không đủ môi trƣờng sống cho Voi. Vì vậy, vấn đề bảo tồn loài Voi càng trở nên khó khăn hơn tại Indonesia. Tại Nepal [35]: Voi hoang dã tại Nepal thƣờng cƣ trú ở Bengal. Số lƣợng còn khoảng 100-170 cá thể. Chúng qua lại giữa Ấn Độ và Nepal. Tuy nhiên tại Nepal có sự gia tăng dân số nhanh và rừng ở các vùng thấp bị tàn phá để thành lập các khu chăn nuôi gia súc tập trung, Chính phủ Nepal đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo tồn Voi và đã thành lập 5 khu bảo vệ và 1 trung tâm chăn nuôi Voi tại Khorsor cũng nhƣ đầu tƣ huấn luyện một số lƣợng Voi nhà để phục vụ giám sát bảo tồn Voi hoang dã.
  20. 11 Tại Trung Quốc [35]: Số lƣợng Voi hoang dã còn khoảng 200-250 cá thể có phân bố ở phía Nam của tỉnh Vân Nam (Xishuangbanna và khu bảo tồn thiên nhiên Nangunhe - biên giới với Myanmar và Lào). Quần thể Voi tại Trung Quốc bị chia cắt thành các đàn nhỏ, số lƣợng cá thể đang tăng lên. Voi là loài vật đƣợc Chính phủ Trung Quốc chú trọng đến bảo tồn nhằm hạn chế thấp nhất xung đột giữa ngƣời và Voi. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành tịch thu tất cả các súng của ngƣời dân để đảm bảo rằng Voi không bị giết hại. Nhiều chƣơng trình đã thử nghiệm nghiên cứu các cách thức khác nhau để tránh xung đột nhƣ rào chắn, phun bột tiêu, trồng các loại cây mà Voi không thích ăn, bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời dân và trồng các loại cây dùng làm thức ăn dự trữ cho Voi. Tuy nhiên, các khoản đền bù vẫn chƣa thỏa đáng đối với ngƣời dân ở những vùng có xung đột thƣờng xuyên với Voi. Tại Srilanka [35]: Bảo tồn động vật hoang dã (Sri Lanka Department of Wildlife Conservation – DWLC) là cơ quan có thẩm quyền cao và chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động bảo tồn Voi nói riêng và động vật hoang dã nói chung. Mặc dù vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề xung đột giữa ngƣời và Voi nhƣng Chính phủ SriLanka đã có chính sách hiệu quả trong việc duy trì các diện tích rừng còn lại và hệ thống các Vƣờn Quốc gia để duy trì bảo tồn khoảng 4.000 – 5.000 cá thể Voi hoang dã. Các giải pháp bảo tồn Voi ở SriLanka là: sử dụng các biện pháp ngăn chặn Voi (tiếng động, ánh sáng,…), thiết lập một số Vƣờn quốc gia mới và tăng diện tích các Khu Bảo tồn, thiết lập các hành lang di chuyển cho Voi, làm giàu các sinh cảnh sống, thức ăn của Voi, di chuyển Voi đến các khu vực có mật độ quần thể thấp, sử dụng hàng rào điện ngăn chặn giữa các khu vực canh tác của ngƣời dân với các vùng phân bố Voi, chƣơng trình chăm sóc và bảo tồn chuyển vị Voi, kiểm soát việc săn bắt trái phép, bảo tồn tổng hợp gắn bảo tồn Voi với phát triển kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0