intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuấtgiải pháp bảo tồn các loài Dẻ ăn hạt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được thành phần loài, phân bố và đặc điểm lâm học của các loài Dẻ ăn hạt tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử; xây dựng được giải pháp bảo tồn và phát triển các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuấtgiải pháp bảo tồn các loài Dẻ ăn hạt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Tỉnh Bắc Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM THỊ THỦY NGHIÊN CứU HIệN TRạNG VÀ Đề XUấT GIảI PHÁP BảO TồN CÁC LOÀI Dẻ ĂN HạT TạI KHU BảO TồN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN Tử - TỉNH BắC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NộI, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM THỊ THỦY NGHIÊN CứU HIệN TRạNG VÀ Đề XUấT GIảI PHÁP BảO TồN CÁC LOÀI Dẻ ĂN HạT TạI KHU BảO TồN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN Tử - TỉNH BắC GIANG Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã Số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VƯƠNG DUY HƯNG HÀ NộI, 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày......tháng......năm 2016 Người cam đoan Phạm Thị Thủy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vương Duy Hưng – Thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo khoa Quản lý tài nguyên và Môi trường, phòng Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiên luận văn còn hạn chế về thời gian kinh phí cũng như trình độ chuyên môn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Phạm Thị Thủy
  5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới ..................................................... 3 1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam ..................................................... 5 1.3. Tổng quan về họ Dẻ ................................................................................ 9 1.3.1. Lịch sử nghiên cứu họ Dẻ (Fagaceae) ................................................... 9 1.3.2. Đặc điểm, giá trị sử dụng các loài tronghọ Dẻ (Fagaceae) .................. 14 2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 16 2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 16 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 16 2.2. Nội dung................................................................................................ 16 2.3. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................. 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17 2.4.1. Điều tra thành phần loài và phân bố Dẻ ăn hạt .................................... 17 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm học của các loài Dẻ ăn hạt..... 19 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các tác động đến loài Dẻ ăn hạt................... 24 2.4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Dẻ ăn hạt .................. 25 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................. 27 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27 3.1.1. Diện tích và vị trí địa lý ...................................................................... 27
  6. iv 3.1.2. Địa hình .............................................................................................. 27 3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 27 3.1.4. Thủy văn ............................................................................................ 28 3.1.5. Địa chất thổ nhưỡng ........................................................................... 28 3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội ...................................................... 29 3.2.1. Dân số, lao động, dân tộc.................................................................... 29 3.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống ........................................................... 29 3.2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 29 3.3. Đa dạng thực vật và động vật ................................................................ 30 3.3.1. Hệ thực vật ......................................................................................... 30 3.3.2. Hệ động vật ........................................................................................ 30 4.1. Thành phần và phân bố các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu ........ 34 4.1.1. Thành phần loài .................................................................................. 34 4.1.2. Phân bố của các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến nghiên cứu .................. 36 4.2. Đặc điểm lâm học của các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu .......... 40 4.2.1. Dẻ gai yên thế - Castanopsis boisii Hickel et A.Camus....................... 40 4.2.2. Cà ổi nhỏ - Castanopsis carlesii (Hemsl.) Hayata ............................... 45 4.2.3. Dẻ gai nhím - Castanopsis echinocarpa Miq. ...................................... 51 4.2.4. Dẻ gai ấn độ - Castanopsis indica (Roxb. ex Lindl.) A.DC. ................ 53 4.2.5. Dẻ gai uông bí - Castanopsis ouonbiensis Hickel & A.Camus ............ 58 4.2.6. Cà ổi bắc bộ - Castanopsis tonkinensis Seemen .................................. 60 4.3. Các tác động ảnh hưởng đến Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu ............. 64 4.3.1. Nguyên nhân trực tiếp ........................................................................ 64 4.3.2. Nguyên nhân gián tiếp ........................................................................ 66 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài Dẻ ăn hạt ......... 70 4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 70 4.4.2. Các giải pháp khác.............................................................................. 71 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa ĐDSH Đa dạng sinh học BTTN Bảo tồn thiên nhiên KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản ĐVHD Động vật hoang dã
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên các bảng Trang 4.1 Danh sách các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu 34 4.2 Mật độ, tổ thành tầng cây cao tại khu vực Dẻ gai yên thế phân bố 42 4.3 Tổ thành cây tái sinh tại các lâm phần có, Dẻ gai yên thế phân bố 43 4.4 Khả năng tái sinh của Dẻ gai yên thế 44 Mật độ, công thức tổ thành tâng cây tái sinh nơi Dẻ gai nhím 4.5 53 phân bố 4.6 Mật độ, tổ thành tầng cây cao tại khu vực Dẻ gai ấn độ phân bố 55 4.7 Tổ thành cây tái sinh tại các lâm phần có Dẻ gai ấn độ phân bố 56 4.8 Khả năng tái sinh củaDẻ gai ấn độ 57 4.9 Khả năng tái sinh của Dẻ gai uông bí 60
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên các hình Trang Bản đồ phân bố các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến điều tra tại 4.1 37 phân khu Khe Rỗ - KBTTN Tây Yên Tử Bản đồ phân bố các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến điều tra tại xã 4.2 38 Tuấn Mậu phân khu Thanh-Lục Sơn khu bảo tồn Tây Yên Tử Bản đồ phân bố các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến điều tra tại xã 4.3 39 Lục Sơn phân khu Thanh- Lục Sơn khu bảo tồn Tây Yên Tử 4.4 Thân, cành hoa Dẻ gai yên thế 41 4.5 Đấu, quả Dẻ gai yên thế 41 4.6 Thân, lá, Cà ổi nhỏ 45 4.7 Cành lá Cà ổi nhỏ 46 4.8 Cành hoa Cà ổi nhỏ 46 4.9 Cành mang quả Cà ổi nhỏ 47 4.10 Đấu, quả Cà ổi nhỏ 47 4.11 Cấu trúc rừng nơi Cà ổi nhỏ sống 49 4.12 Sinh cảnh nơi Cà ổi nhỏ sống 49 4.13 Thân, cành quả Dẻ gai nhím 51 4.14 Thân,cành quả Dẻ gai ấn độ 54 4.15 Đấu, quả Dẻ gai ấn độ 54 4.16 Thân, cành quả Dẻ gai uông bí 58 4.17 Dẻ ăn hạt bị chặt làm gỗ củi 61
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng che phủ một phần ba diện tích lục địa. Hiện nay, sinh kế của 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng. Rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp gỗ, củi, điều hòa khí hậu, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn, đảm bảo sự sống, bảo vệ sức khỏe con người… Việt Nam là một trong những nước nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu bắc và có chứa nhiều hệ sinh thái rừng. Trong những năm nửa cuối thế kỷ 20, diện tích rừng của Việt Nam đã có nhiều biến động đáng kể, chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm. Trước tình hình đó chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp bảo vệ rừng, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học. Một trong những giải pháp quan trọng là việc thành lập các khu rừng đặc dụng với mục đích bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm ở vị trí sườn tây núi Yên Tử, chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong quần thể các dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều. Được thành lập từ năm 2002, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử chủ yếu là bảo tồn nguồn gen và sự đa dạng của khu hệ động thực vật nhiệt đới có giá trị khoa học, địa chất cảnh quan môi trường. Theo đánh giá của các nhà khoa học trong và ngoài nước rừng tự nhiên khu vực núi Yên Tử không chỉ chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp nước cho vùng hạ lưu thuộc Đông Bắc Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ có tới 728 loài thực vật và 285 loài động vật rừng đã được ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Trong đó có nhiều loài quý hiếm cấp toàn cầu và cấp quốc gia ghi trong Danh
  11. 2 lục Đỏ IUCNvà Sách Đỏ Việt Nam (2007). Đặc biệt đáng chú ý, bên cạnh những loài quý hiếm và đặc hữu, hàng loạt những loài mới đã được phát hiện ở núi Yên Tử trong vài năm trở lại đây. Dẻ ăn hạt là một trong nhóm loài có số lượng đa dạng phong phú về loài ở Việt Nam. Là loài cây lá rộng bản địa, đa tác dụng: gỗ có thể làm nhà, đồ gia dụng, hạt có thể làm thực phẩm. Ở Bắc Giang, Dẻ ăn hạt là loài cây bản địa đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân, giúp người dân nơi đây cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Nhưng hiện nay cùng với tình hình chung của cả nước không chỉ có loài Dẻ ăn hạt nói riêng mà các loài thực vật khác đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng do nhiều các nguyên nhân như: khai thác quá mức, đốt nương làm rẫy, lửa rừng…Chính vì vậy việc đưa ra các giải pháp bảo tồn là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuấtgiải pháp bảo tồn các loài Dẻ ăn hạt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Tỉnh Bắc Giang” nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các loài Dẻ ăn hạt ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nói riêng và nhóm Dẻ ăn hạt ở Việt Nam nói chung.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới đã và đang suy giảm một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó thế giới có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế sự suy giảm đó, cụ thể là có nhiều công ước liên quan đến bảo vệ ĐDSH đã ra đời như Công ước RAMSAR, Iran (1971), Công ước CITES (1972), Công ước Paris (1972), Công ước bảo vệ các loài ĐVHD di cư, Born (1979). Song song với việc xây dựng các công ước bảo vệ ĐDSH, các công trình nghiên cứu khoa học về ĐDSH cũng được công bố. Theo Mooney (1992), số loài cây gỗ có D1,3>2,5cm trong một ô tiêu chuẩn có diện tích 0,1 ha thì ở vùng Địa Trung Hải (24-136 loài) tương tự như trong rừng khô nhiệt đới và rừng mưa bán thường xanh (41-125 loài). Trong rừng mưa thường xanh nhiệt đới số loài cao hơn nhiều (118-136 loài). Số loài bình quân trong rừng ôn đới khoảng 21- 48 loài. Sự đa dạng về loài của rừng mưa nhiệt đới được diễn đạt bằng công thức Shannon-Weaver (1971) như là một thông số so sánh mật độ tham gia của mỗi loài với H = 6,0 (cực đại có thể 6,2 = 97%) lớn gấp 10 lần so với rừng lá rộng ôn đới (0,6). Thông số này giảm dần từ vùng nhiệt đới đến hai cực và phụ thuộc vào các lục địa khác nhau. Theo lý thuyết ốc đảo của Mac Arthur-Wilson (1971) thì số lượng loài tương tự bằng căn bậc bốn của diện tích ốc đảo (Công thức tính nhanh: diện tích tăng lên 10 lần có nghĩa là số loài tăng lên gấp đôi). Ngược lại, diện tích bị thu hẹp lại có nghĩa là một số loài tương ứng sẽ bị tiêu diệt hoặc phải đấu tranh để tồn tại (Wilson, 1992). Danh sách các loài sinh vật có tên trong sách đỏ ngày càng tăng lên, có nghĩa là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên nhân không có gì khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so sánh các
  13. 4 dạng sử dụng đất khác nhau (chẳng hạn nông nghiệp, du lịch, giao thông, v.v...) thì lâm nghiệp đứng hàng thứ 2sau nông nghiệpnhư là nguyên nhân của việc suy giảm, trong khi cách đây một phần tư thế kỷ (1981) còn xếp ở vị trí thứ 6 (sau nông nghiệp, du lịch, khai thác vật liệu, đô thị hoá và thuỷ lợi). Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật[7], [8], [9],. Có thể phân chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau: - Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation): Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp[5], [11]. - Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation): Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúngchúng [5], [11], [20]…Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống… - Phục hồi (Rehabilitation): Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển chỗ. Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã,
  14. 5 sinh cảnh, các quá trình sinh thái. Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số công việc như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng cách nuôi trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử dụng cho công việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần động thực vật như trước đã từng có [5], [20]. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc bảo tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các thành phần của ĐDSH. Ngoài việc xây dựng các KBT cũng cần thiết phải giữ gìn các thành phần của sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực mà con người đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các khu vực được xây dựng để thực hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo tồn ĐDSH. 1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Tính đa dạng sinh học của một hệ sinh thái tiêu biểu hay một vùng lãnh thổ nào đó đều được biểu hiện trong các phạm trù khác nhau. Trước hết là sự đa dạng các taxon (ngành, lớp, họ, chi, loài…) sau đó là sự đa dạng trong cấu trúc của hệ sinh thái, mối quan hệ tương hỗ giữa các quần hệ, quần xã, tạo nên sự cân bằng sinh thái bền vững, tồn tại một cách tự nhiên và cuối cùng là vai trò của con người tác động vào sự đa dạng đó để duy trì, phát triển, phá vỡ, huỷ hoại sự cân bằng đó. Việt Nam nằm ở Đông Nam bán đảo Đông Dương có phần đất liền rộng khoảng 330.000 km2, với bờ biển dài khoảng 3200 km, phần nội thuỷ và lãnh hải gần với bờ biển rộng khoảng hơn 22.600 km. Ba phần tư diện tích của cả nước là đồi núi với đỉnh núi cao nhất là Phan Xi Păng 3143 m ở phía Tây Bắc. Nơi đây các dãy núi cao được hình thành do sự kéo dài của dãy núi Hymalaya. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ nhưng hệ thực vật nước ta vô cùng phong phú và
  15. 6 đa dạng về chủng loại… Điều đặc biệt là hệ thực vật nước ta giàu những loài cây gỗ, cây bụi, dây leo gỗ…và rất nhiều loài đại diện tồn tại từ kỷ đệ tam. Theo dự đoán của các nhà thực vật học (Takhtajan, Phạm Hoàng Hộ, Phan Kế Lộc) số loài ít nhất sẽ lên đến 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 2.300 loài được sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, lấy tinh dầu, dầu béo và nhiều loại nguyên liệu khác (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997), mặt khác hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu mà chỉ có các chi đặc hữu chiếm khoảng 3% nhưng số loài đặc hữu chiếm đến khoảng 20%, tập trung ở 4 khu vực chính: núi Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, cao nguyên Lâm Viên và khu vực rừng ẩm Bắc Trung Bộ. ĐDSH của Việt Nam là sự khác biệt của tất cả các dạng sống hiện hữu trên mọi miền của đất nước. ĐDSH không tĩnh tại mà thường xuyên thay đổi, nó tăng lên do sự biến đổi về gen và các quá trình tiến hóa và giảm bởi các quá trình như suy thoái và mất sinh cảnh, suy giảm quần thể và tuyệt chủng. Năm 1992, Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới đã xác định Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất trên thế giới. Việt Nam được công nhận là một trung tâm đặc hữu về loài, 3 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác định và 6 trung tâm đa dạng về thực vật do IUCN xác định. Toàn bộ đất nước Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđô-Bơ Ma do tổ chức bảo tồn quốc tế xác định, là một trong những vùng sinh học bị đe dọa nhất và giàu có nhất trên trái đất. Độ che phủ của rừng Việt Nam khoảng 37% với tổng diện tích tự nhiên là 12,3 triệu ha. Số loài thực vật ở cạn ở Việt Nam vào khoảng 13.766 loài, chiếm khoảng 6,3% so với toàn cầu. Theo kết quả kiểm kê rừng được công bố tại Quyết định số 2159/QĐ- BNN-KL ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, diện tích rừng của Việt Nam là 12,837 triệu ha, với độ che phủ rừng tương ứng là 38,2%, trong
  16. 7 đó có 10,283 triệu ha rừng tự nhiên. Những nghiên cứu về nguy cơ suy giảm ĐDSH và các biện pháp bảo tồn cũng đã được chú ý ngày càng nhiều ở Việt Nam. Trước năm 1975, ở cả hai miền đã xây dựng được nhiều khu rừng cấm. Sau giải phóng 1975, nhà nước đã quan tâm xây dựng các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia để bảo vệ tính ĐDSH. Số lượng các khu bảo tồn và vườn quốc gia đã tăng từ 49 khu năm 1975 lên 73 khu năm 1980 và năm 2005 đã lên tới 128 khu với tổng diện tích gần 2 triệu ha. Hiện nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam đã được tiến hành và công bố dưới các hình thức khác nhau, sau đây chúng tôi chỉ điểm qua một vài công trình chủ yếu. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997, 1999) đã đề cập rất chi tiết đến bảo tồn nguồn gen cây rừng. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) với “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đã cung cấp các phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật và cách nhận biết nhanh các các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Hàng loạt các nghiên cứu, điều tra, đánh giá sự phong phú của tài nguyên sinh vật phục vụ cho việc qui hoạch, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã được tiến hành. Với sự giúp đỡ của các dự án quốc tế do các tổ chức như IUCN, WWF, Bird Life, UNDP… nhiều nghiên cứu chuyên đề về ĐDSH cũng đã được tiến hành ở các Vườn quốc gia. Nhiều luận án tiến sĩ cũng đã được hoàn thành liên quan đến vấn đề nghiên cứu bảo tồn ĐDSH, Cao Thị Lý (2007) với luận án: “Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH và những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên” đã đề cập đến một hệ thống phương pháp tiếp cận kết hợp kỹ thuật với xã hội để nghiên cứu giám sát trong quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng và đã đề xuất hai giải pháp cụ thể phục vụ quản lý tài nguyên rừng nhằm giải quyết hài hoà hai mục tiêu: sinh kế của dân cư vùng đệm và quản lý bền vững tài nguyên bảo tồn. Ngô Tiến Dũng (2007) với luận án “Tính đa dạng thực vật của VQG Yok
  17. 8 Đôn, tỉnh Đak Lak” đã mô tả sự biến đổi thảm thực vật thông qua điều tra theo tuyến với 5 kiểu thảm, 21 ưu hợp và 4 kiểu trảng và hoàn thiện danh lục thực vật của VQG Yok Đôn với 129 họ, 478 chi, 858 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó tác giả đã bổ sung 21 họ, 188 chi và 292 loài. Nguyễn Gia Lâm (2003), nghiên cứu về Đa dạng sinh học tài nguyên rừng Bình Định cho biết hiện có khoảng 155 họ, 1.625 loài, trong đó thực vật hạt kín hai lá mầm 113 họ, 1.162 loài; thực vật hạt kín 1 lá mầm 22 họ, 141 loài; ngành hạt trần có 6 họ, 286 loài, quyết thực vật 14 họ, 36 loài, số loài thực vật làm thuốc có 282 loài, cây có công dụng đặc biệt có 41 loài. Thực vật Bình Định mang tính đặc trưng, có rất nhiều loài cây quý hiếm như Lát, Cà te, Giáng hương, Gụ, Trắc, Thông tre. Điều tra đa dạng thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương, Nguyễn Bá Thụ đã đưa ra số liệu tổng số loài thực vật bậc cao phân bố tại đây là là 1.944 loài thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật, trong đó có 98 loài quý hiếm. So với tổng số loài thực vật bậc cao của Việt Nam, số loài thực vật bậc cao của Cúc Phương chiếm 17,27%. Tác giả cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các quần xã thực vật của hệ thực vật Cúc Phương, có 19 quần xã thực vật đã được phân loại, mô tả và lần đầu tiên được thể hiện trên bản đồ. Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc Phương, đã bổ sung thêm 119 loài thực vật mới cho Cúc Phương (so với danh lục năm 1997), phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là Nyctocalos thuộc họ Đinh (Bignoniaceae) và chi Gardneria thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae), đặc biệt đã phát hiện một chi mới và loài mới cho khoa học là Vietorchis aurea Averyanov thuộc họ Lan (Orchidaceae). Phát hiện được 45 điểm đa dạng thực vật tại khu vực Cúc Phương. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Trần Minh Tuấn đã cung cấp các dự liệu về tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở VQG Ba Vì, đề tài đã bổ sung 1.047 loài vào dang mục thực
  18. 9 vật bậc cao có mạch tại VQG Ba Vì, nâng tổng số loài thực vật tại VQG Ba Vì lên 2.181 loài. Luận án cũng xác định được 64 loài trong sách đỏ Việt Nam, 27 loài có tên trong nghị định 32/2006/NĐ của thủ tướng chính phủ, 49 loài được nghi nhận trong IUCN2012,9 loài trong công ước CITES. Và tác giả cũng xác định những nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên thực vật tại Ba Vì. Khi nghiên cứu về khả năng tái sinh phục hồi rừng vùng Đông Bắc Việt Nam, Phạm Quốc Hùng (2005), cho biết trong vùng Đông Bắc, trạng thái rừng IIa có nhiều dạng ưu hợp, tùy từng nơi sẽ có những loài hoặc nhóm loài ưu thế khác nhau, các loài tiên phong ưa sáng chiếm tỷ lệ lớn trong tổ thành. Ở vùng có độ cao thấp, những loài Dẻ, Thẩu tấu, Trám, Dung, Chẹo, Côm và Ba soi chiếm tỷ lệ cao trong lâm phần. Ở nơi tương đối cao, từ 500-700m, những loài có khả năng chịu lạnh chiếm ưu thế như: Cáng lò, Vối thuốc, Chân chim và Lòng trứng. Trạng thái rừng IIb, bên cạnh những loài tiên phong ưa sáng đến định cư còn có những loài nửa chịu bóng sẽ là chủ nhân tương lai của bước diễn thế tiếp theo như Lim xanh, Trường, De, Trám và các loài Dẻ. Một số loài chịu bóng dưới tán rừng cũng đã thấy xuất hiện trong lâm phần như Mạy tèo, Trâm và Cọc rào. 1.3. Tổng quan về họ Dẻ 1.3.1. Lịch sử nghiên cứu họ Dẻ (Fagaceae) Họ Dẻ (Fagaceae) là một họ thực vật lớn và được nhiều nhà khoa học quan tâm, vì vậy trên thế giới và ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu và phân loại họ Dẻ. Năm 1829, Dumortier là người đầu tiên trên thế giới đặt tên cho họ Dẻ (Fagaceae) và cũng là người đầu tiên tách họ Dẻ ra khỏi họ Sau sau (Hamamelidaceae), bổ sung một họ mới cho giới thực vật. Hai nhà khoa học người Pháp R. Hickel và A. Camus là những nhà khoa họcđầu tiên nghiên cứu có hệ thống về họ Dẻ (Fagaceae) ở Việt Nam và Đông Dương. Nghiên cứu
  19. 10 của 2 ông bà chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài như hình thái lá, cấu trúc của hoa đực, hoa cái, các cụm hoa và nổi bật là cấu trúc của đấu và quả dẻ…Công trình nghiên cứu của hai ông bà đã được công bố trong “Thực vật chí Đông Dương” (Flore générale de L’ Indo – Chine), tập V (Paris 1910 – 1928) do H.M. Lecomte chủ biên R. Hickel và A. Camus cũng là những người đầu tiên xác định sự phân bố của họ Dẻ ở Việt Nam và Đông Dương dựa trên cơ sở hình thái về các kiểu cụm hoa và đấu quả. Theo 2 ông bà, họ Dẻ bao gồm các cây gỗ lớn, cây nhỡ, có hoa đơn tính cùng gốc và quả của chúng được bao bọc ít hay nhiều ở trong đấu dạng chén, dạng bình và số lượng quả không giống nhau. Theo R. Hickel và A. Camus thì họ Dẻ (Fagaceae) có 3 chi ở Việt Nam và Đông Dương: - Chi Quercus L: 38 loài. Riêng Việt Nam có 26 loài. - Chi Pasania Miquel (nay là chi Lithocarpus): 72 loài. Việt Nam có 63 loài. - Chi Castanopsis: 47 loài. Việt nam có 33 loài. Theo Trần Hoãn Dung trong Hải Nam thực vật chí, tập 2 (1965): họ Dẻ (Fagaceae) trên thế giới có 7 chi, gồm 900 loài, tập trung nhiều nhất ở Châu Á. Nhà thực vật Đức P. Hanelt trong “Thiên thần – Giới thực vật” – Thực vật bậc cao, tập 1 (1971) đã phân chia họ Dẻ thành 3 dưới họ khác nhau. Trong mỗi dưới họ ông đều nêu lên số lượng chi, số loài theo dự đoán và nơi phân bố của chúng. Họ Dẻ (Fagaceae) theo ông được chia như sau: - Fagoideae (dưới họ Sồi cánh) + Fagus L (Sồi cánh): 10 – 11 loài. Phân bố ở Bắc bán cầu. + Nothofagus Blume: 45 loài. Phân bố ở Nam bán cầu. - Castanoideae (dưới họ Dẻ gai) + Castanea Mill (dẻ trồng): 12 loài. Phân bố ở Châu Á, Châu Âu,Châu Phi và Châu Mỹ. + Castanopsis (D.Don) Spach (Dẻ gai): khoảng 100 – 150 loài. Phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới Châu Á.
  20. 11 + Chrysolepis Hjelmq.: 1 loài ở California. + Lithocarpus Blume (Sồi đá): khoảng 300 loài. Phân bố chủ yếu ở Đông và Nam Châu Á, một số ít ở Châu Phi, Châu Mỹ chỉ có 1 loài. - Querccoideae (dưới họ Sồi cau) + Quercus L.(Sồi cau): khoảng 200 – 600 loài. Phân bố ở Châu Á,Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ, nhiều nhất là ở Châu Á. + Trigonobalanus Forman: có 2 loài ở Kalimantan (Borneo) và Thái Lan. Hệ thống phân chia của ông dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản như kiểu cụm hoa cái, hoa đực, kiểu quả và lá mầm trong nảy mầm của hạt. Theo Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến trong Phân loại học thực vật (1978) thì họ Dẻ (Fagaceae) là họ duy nhất nằm trong bộ Dẻ (Fagales). Xét về tổ chức hoa, cấu tạo giải phẫu gỗ và hình thái hạt phấn thì bộ Dẻ có lẽ xuất phát từ bộ Sau sau. Họ Dẻ có 8 – 9 chi với khoảng 900 loài, phần lớn mọc ở ôn đới Bắc bán cầu và ánhiệt đới. Ở nước ta có 5 chi và khoảng 117 loài, phân bố ở nhiều nơi, phần lớn là cây gỗ trong rừng, một số loài ăn quả được. Gồm: - Chi Sồi cau – Quercus (27 loài) - Chi Sồi đá – Lithocarpus (36 loài) - Chi Dẻ gai – Castanopsis (48 loài) - Chi Dẻ cao bằng – Castanea có 2 loài. Cây Dẻ trùng khánh hay Dẻ pồ tấu (C. mollissima) và Dẻ phan si pan (Castanea phansipanensis A. Camus) - Chi Sồi cánh – Fagus Trong Thảm thực vật rừng Việt Nam (1978), ông Thái Văn Trừng đã chỉ ra ở Việt Nam họ Dẻ (Fagaceae) có 107 loài gồm các chi: - Quercus: Dẻ cau - Lithocarpus: Dẻ đá - Castanopsis: Dẻ gai - Fagus: Dẻ núi cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0