intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và phân bố các loài Mang (Muntiacus spp.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp thông tin về hiện trạng và phân bố các loài Mang (Muntiacus spp.) làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển các loài Mang theo hướng bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và phân bố các loài Mang (Muntiacus spp.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN DUY VĨNH NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI MANG (Muntiacus spp.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60 62 02 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI
  2. I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đồng Thanh Hải. Luận văn được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017. Các kết quả, số liệu, thông tin nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tiễn ở Khu BTTN Xuân Liên và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Ngày 16tháng 4 năm 2017 HỌC VIÊN Nguyễn Duy Vĩnh
  3. II LỜI C M N Đề tài Luận văn "Nghiên cứu hiện trạng và phân bố các loài Mang (Muntiacus spp.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa”" đã hoàn thành. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Trường Đại học Lâm nghiệp, quý thầy giáo, cô giáo trong và ngoài trường đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực tập làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS Đồng Thanh Hải - Phó Trưởng phòng Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp tôi định hướng đề tài nghiên cứu và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Mạnh Hà (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội), tập thể Lãnh đạo Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên, UBND các xã: Mát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, Lương Sơn, Xuân Cẩm; Các Trạm bảo vệ rừng: Bản Vịn, Bản Lửa, Hón Can, Hón Mong, Sông Khao và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã giúp đỡ trong quá trình điều tra và cung cấp số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh đã tạo điều kiện bố trí về thời gian và công việc để tôi tổ chức thực hiện hiệu quả đề tài. Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất và tinh thần. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do quỹ thời gian, trình độ có hạn và khu vực nghiên cứu thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong nhận được các ý kiến đóng góp bổ sung của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn./. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2017 N ỜI H C HI N Nguyễn Duy Vĩnh
  4. III MỤC LỤC NỘI DUN Trang LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM N II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG, HÌNH VIII DANH MỤC ẢNH, BẢN ĐỒ IX CÁC TỪ VIẾT TẮT XII ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: ỔN QUAN VẤN ĐỀ N HIÊN CỨU 3 1.1. Tình hình nghiên cứu Thú móng guốc trên Thế giới. 3 1.1.1. Đặc điểm và hệ thống phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) 3 1.1.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC trên Thế giới 5 1.1.3. Nghiên cứu về giống Mang trên Thế giới. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu về thú MGC ở Việt Nam. 8 1.2.1. Thành phần loài khu hệ thú MGC Việt Nam 10 1.2.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC ở Việt Nam 12 1.2.3. Một số đặc điểm về giống Mang ở Việt Nam 14 1.2.3.1. Loài Mang thường (Muntiacus muntjak) 15 1.2.3.2. Loài Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) 17 1.2.3.3. Loài Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis) 18 1.2.3.4. Loài Mang vũ quang (Muntiacus vuquangensis) 18 1.3. Tình hình nghiên cứu về Mang tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. 19 Chương 2: ĐỐI ỢN , MỤC IÊU, NỘI DUN VÀ PH N 21 PHÁP N HIÊN CỨU
  5. IV NỘI DUN Trang 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 21 2.2. Đối tượng nghiên cứu 21 2.3. Nội dung nghiên cứu 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1. Phương pháp phỏng vấn 22 2.4.2. Phương pháp điều tra theo tuyến 23 2.4.3. Điều tra theo điểm 25 2.4.4. Điều tra bằng bẫy ảnh 26 2.4.5. Phương pháp điều tra, phân chia sinh cảnh 28 2.4.6. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 29 Chương 3: ĐIỀU KI N NHIÊN, KINH Ế - XÃ HỘI KHU V C 30 N HIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 30 3.1.1. Vị trí địa lý 30 3.1.2. Địa hình, địa mạo 30 3.1.3. Khí hậu, thủy văn 31 3.1.3.1. Khí hậu. 31 3.1.3.2. Thủy văn. 31 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng 31 3.1.5. Tài nguyên rừng. 32 3.1.6. Khu hệ thực vật 32 3.1.6. 1. Các hệ sinh thái rừng đặc trưng 32 3.1.6.2. Thảm thực vật 33 3.1.6.3. Tính đa dạng về khu hệ thực vật 35
  6. V NỘI DUN Trang 3.1.7. Khu hệ động vật 37 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 38 3.2.1. Dân số, dân tộc 38 3.2.1.1. Dân tộc: 38 3.2.1.2. Phân bố dân cư 39 3.2.1.3. Lao động 39 3.2.2. Các hoạt động kinh tế và sử dụng đất trong vùng 40 3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp: 40 3.2.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp 40 3.2.2.3. Y tế, giáo dục 41 3.2.2.4. Giao thông, đường điện 41 3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 42 3.3.1. Thuận lợi 42 3.3.2. Khó khăn 43 Chương 4: KẾT QU NGHIÊN CỨU VÀ TH O LUẬN 44 4.1. Thành phần loài, hiện trạng các loài Mang tại KBT. 44 4.1.1. Thành phần loài. 44 4.1.2. Hiện trạng quần thể. 46 4.1.2.1. Hiện trạng quần thể Mang thường, Hoẵng (Muntiacus muntjak) 46 4.1.2.2. Hiện trạng quần thể Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) 50 4.1.2.3. So sánh hiện trạng quần thể các loài thuộc giống Mang ở KBT với 54 các khu vực khác. 4.2. Phân bố và đặc điểm sinh cảnh sống của các loài Mang hiện có trong 54 Khu BTTN Xuân Liên.
  7. VI NỘI DUN Trang 4.2.1. Vùng phân bố của các loài Mang hiện có trong khu bảo tồn 54 4.2.2. Đặc điểm sinh cảnh sống của các loài Mang hiện có tại Khu BTTN 56 Xuân Liên. 4.3. Các mối đe dọa đến các loài Mang tại KBT. 59 4.3.1. Săn bắt động vật hoang dã 60 4.3.2. Khai thác gỗ trái phép 61 4.3.3. Khai thác củi 62 4.3.4. Khai thác cây thuốc, lâm sản ngoài gỗ. 63 4.3.5. Cháy rừng 63 4.3.6. Trình độ dân trí thấp và sự thiếu hiểu biết 64 4.3.7. Chăn thả gia súc tự do 65 4.3.8. Gia tăng dân số 66 4.3.9. Mở rộng các hoạt động xây dựng và giao thông 66 4.3.10. Mức độ tác động của các mối đe dọa tới 2 loài Mang tại KBT. 67 4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển các loài Mang tại KBT theo 68 hướng bền vững 4.4.1. Giải pháp kỹ thuật 68 4.4.1.1. Bảo tồn nguyên vị (in- situ conservation) 68 4.4.1.2. Bảo tồn chuyển vị (ex- situ conservation) 69 4.4.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội 69 4.4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư 70 4.4.4. Tăng cường công tác thực thi pháp luật 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73 1.1. Kết luận. 73
  8. VII NỘI DUN Trang 1.1.1. Thành phần loài, hiện trạng quần thể các loài Mang tại KBT. 73 1.1.2. Phân bố và đặc điểm sinh cảnh sống của các loài Mang hiện có trong 73 KBT 1.1.3. Các mối đe dọa đến các loài Mang và sinh cảnh sống của chúng 73 1.1.4. Các giải pháp bảo tồn, phát triển các loài Mang tại KBT. 73 1.2. Tồn tại 74 1.3. Khuyến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. VIII DANH MỤC B N , H NH n ng, NỘI DUN Trang h nh Bảng 1.1 Thành phần loài bộ MGC (Artiodactyla) trên thế giới 4 Bảng 1.2 Số lượng các loài thú MGC bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu 6 Bảng 1.3 Thành phần loài thú MGC ở Việt Nam 10 Bảng 1.4 Tình trạng bảo tồn của các loài thú MGC Việt Nam 13 Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp Khu bảo tồn thiên Bảng 3.1 32 nhiên Xuân Liên Bảng 3.2 Tổng hợp diện tích các kiểu thảm thực vật chính 34 Sự phân bố các taxon ngành thực vật bậc cao có mạch ở Bảng 3.3 35 Khu BTTN Xuân Liên Bảng 3.4 Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Xuân Liên 36 Bảng 3.5 Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Xuân Liên 36 Bảng 3.6 Khu hệ động vật tại Khu BTTN Xuân Liên. 38 Bảng 3.7 Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã có khu bảo tồn 38 Bảng tổng hợp các thông tin ghi nhận các loài thuộc giống Bảng 4.1 44 Mang (Muntiacus) hiện có ở Khu BTTN Xuân Liên. Tổng hợp thông tin ghi nhận dấu vết loài Mang thường, Hoẵng Bảng 4.2 47 (Muntiacus muntjak) tại Khu BTTN Xuân Liên Tổng hợp thông tin bẫy ảnh loài Mang thường, Hoẵng Bảng 4.3 49 (Muntiacus muntjak) tại Khu BTTN Xuân Liên Tổng hợp thông tin ghi nhận dấu vết loài Mang pù hoạt Bảng 4.4 50 (Muntiacus puhoatensis) tại Khu BTTN Xuân Liên. Tổng hợp thông tin bẫy ảnh loài Mang pù hoạt (Muntiacus Bảng 4.5 51 puhoatensis) tại Khu BTTN Xuân Liên So sánh sự có mặt của các loài Mang ở Xuân Liên với các khu Bảng 4.6 54 rừng đặc dụng lân cận Bảng 4.7 Phân bố của quần thể các loài Mang theo sinh cảnh 59 Đánh giá, xếp hạng các mối đe dọa tới 2 loài Mang tại Bảng 4.8 67 Khu BTTN Xuân Liên
  10. IX DANH MỤC NH, NĐ n nh, NỘI DUN n Ảnh 4.1 Rừng kín thường xanh trên núi trung bình khu vực Pù Gió Ảnh 4.2 Rừng kín thường xanh trên núi trung bình khu vực Bản Vịn Ảnh 4.3 Rừng kín thường xanh trên núi thấp khu vực Hón Mong Ảnh 4.4 Rừng kín thường xanh trên núi thấp Bản Phống Rừng phục hồi trên các diện tích bị tác động do khai thác gỗ khu vực Bản Ảnh 4.5 Khoong Ảnh 4.6 Rừng phục hồi trên các diện tích bị tác động do khai thác gỗ khu vực Bản Lửa Ảnh 4.7 Rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa khu vực Hón Piêng Ảnh 4.8 Rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa khu vực Bản Thành Ảnh 4.9 Rừng phục hồi từ các điện tích nương rẫy cũ khu vực Bản Nàng Ảnh 4.10 Rừng phục hồi từ các điện tích nương rẫy cũ khu vực Bản Lửa Ảnh 4.11 Lắp đặt bẫy ảnh tại khu vực Xuân Liên Ảnh 4.11 Lắp đặt bẫy ảnh tại khu vực Bản Vịn Ảnh 4.12 Xác lập tuyến điều tra Ảnh 4.13 Điều tra sinh cảnh sống của các loài Mang. Ảnh 4.13 Điều tra thu thập dấu vết các loài Mang Ảnh 4.14 Cá thể cái Mang thường (Muntiacus muntjak) Ảnh 4.15: Cá thể đực Mang thường (Muntiacus muntjak) Ảnh 4.16 Mang thường (Muntiacus muntjak) thu được từ bẫy ảnh Mẫu di vật (Hộp sọ) loài Mang thường (Muntiacus muntjak) tại Bản Lửa, Ảnh 4.17 xã Yên Nhân Ảnh 4.18 Mẫu Sừng loài Mang thường (Muntiacus muntjak) tại Bản Vịn, xã Bát Mọt Mẫu vật loài Mang thường (Muntiacus muntjak) tại Văn phòng Khu Ảnh 4.19 BTTN Xuân Liên Ảnh 4.20 Mang thường (Muntiacus muntjak) thu được từ bẫy ảnh Ảnh 4.21 Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) thu được từ bẫy ảnh tại khu vự Pù
  11. X n nh, NỘI DUN n Nậm Mua Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) thu được từ bẫy ảnh tại khu vực Ảnh 4.22 Bản Vịn Mẫu di vật (Hộp sọ) loài Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis)tại Bản Ảnh 4.23 Vịn, xã Bát Mọt Mẫu vật sọ Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis) thu được từ bẫy ảnh Ảnh 4.24 tại khu vực Bản Phống Ảnh 4.25 Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) Ảnh 2.26 Gà lôi lam mào trắng (Lophura nycthemera) thu được trong quá trình bẫy ảnh Ảnh 4.27 Gà lôi hồng tía (Lophura diadi) thu được trong quá trình bẫy ảnh Ảnh 4.28 Lợn rừng (Sus scrofa) Ảnh 4.29 Lợn rừng (Sus scrofa) thu được trong quá trình bẫy ảnh Ảnh 4.30 Khỉ mốc (Macaca assamensis) thu được trong quá trình bẫy ảnh Ảnh 4.31 Khỉ cộc (Macaca arctoisdes) thu được trong quá trình bẫy ảnh Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum) thu được trong quá trình Ảnh 4.32 bẫy ảnh Ảnh 4.33 Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) thu được trong quá trình bẫy ảnh Ảnh 4.34 Phỏng vấn thu thập thông tin từ cán bộ Trạm Kiểm lâm Bản Vịn Ảnh 4.35 Phỏng vấn hộ gia đình tại Bản Vịn Ảnh 4.36 Phỏng vấn hộ gia đình tại Bản Lửa Ảnh 4.37 Phỏng vấn hộ gia đình tại Bản Lửa Ảnh 4.38 Săn bắt động vật rừng tại bản Vịn Ảnh 4.39 Khai thác rừng trái phép ở bản Phống Ảnh 4.40 Cháy rừng ở xã Vạn Xuân năm 2015 Ảnh 4.41 Làm đường qua Khu bảo tồn Ảnh 4.42 Xây dựng đập chia cắt sinh cảnh Ảnh 4.43 Chăn thả gia súc tự do
  12. XI n nh, NỘI DUN n Bản đồ BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG TỈNH THANH HÓA 3.1 Bản đồ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH KHU BTTN XUÂN LIÊN 3.2 Bản đồ BẢN ĐỒ TUYẾN, ĐIỂM ĐIỀU TRA CÁC LOÀI MANG (Muntiacus), 4.1 KHU BTTN XUÂN LIÊN Bản đồ BẢN ĐỒ VÙNG PHÂN BỐ CÁC LOÀI MANG (Muntiacus), KHU 4.2 BTTN XUÂN LIÊN
  13. XII CÁC Ừ VIẾ Ắ BQL Ban quản lý KBT Khu bảo tồn BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học EN Nguy cấp IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế NE Chưa đánh giá QLBVR Quản lý bảo vệ rừng VQG Vườn quốc gia MGC Móng guốc chẵn. VU S nguy cấp
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu hệ Thú (Mammalia) là một nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, chúng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và môi trường sinh thái. Từ lâu đời, con người đã biết khai thác, sử dụng các loài thú để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Chúng là nguồn cung cấp thực phẩm, nhiều sản phẩm quý giá và chúng cũng là nguồn gốc của nhiều loài gia súc đang được con người nuôi dưỡng [Đặng Huy Huỳnh và cs, 2007]. Chi hay giống Mang (Muntiacus) thuộc họ Hươu nai (Cervidae), Bộ móng guốc ngón chẵn (ARTIODACTYLA). Đến thời điểm hiện tại theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố: Thế giới đã ghi nhận 13 loài và phân loài Mang và Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng cao về khu hệ thú với rất nhiều loài đặc hữu, riêng chi Mang - Muntiacus chúng ta đã ghi nhận có 4 loài Mang là Mang thường (Muntiacus muntjak), Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangesnsis) và Mang Pù Hoạt (Muntiacus puhoatensis) thì đã có 3 loài là đặc hữu của Việt Nam. Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, Việt Nam cũng là quốc gia được xác định là điểm nóng cho bảo tồn loài vì có nhiều động vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng và các loài thuộc chi Mang ở Việt Nam đều có tên trong Sách đỏ Việt Nam, IUCN hoặc có tên trong danh mục loài quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ ban hành tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Trước một thực tế, các loài Mang ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng đang ở tình trạng suy giảm ở mức đặc biệt nghiêm trọng, việc có nhiều loài nguy cấp đã làm cho chúng ta trở thành tâm điểm về đa dạng thú móng guốc, cũng như các mối đe dọa mà các loài này đang gặp phải - chủ yếu
  15. 2 là săn bắn và mất sinh cảnh. Khu BTTN Xuân Liên có diện tích 23.815,5 ha, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá 65 km, là khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung bộ nên có tính đa dạng sinh học rất cao, hệ thực vật bước đầu đã thống kê được 952 loài thực vật bậc cao (thuộc 517 chi, 162 họ), trong đó 41 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; hệ động vật với 56 loài Thú, 138 loài Chim, 34 loài Bò Sát, 19 loài Ếch nhái và 143 loài Bướm trong đó có 43 loài đặc hữu quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Vùng đệm của khu bảo tồn gồm 5 xã của huyện Thường Xuân, dân số 26.095 người, chủ yếu là người dân tộc Thái chiếm 82% có phong tục tập quán canh tác đang còn lạc hậu, cuộc sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng; năng lực nhận thức còn nhiều hạn chế, nhất là vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học; hoạt động săn bắn, bẫy bắt thú rừng vẫn diễn ra. Chính vì vậy, hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài thú lớn, thú móng guốc đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bảo vệ các loài thú có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng và bảo tồn như nhóm Mang (Muntiacus spp.) và một trong những khó khăn đó là khu bảo tồn thiếu hoặc có rất ít các dẫn liệu khoa học về sự phân bố, tình trạng của các loài Mang. Với tình trạng như trên đặt ra một vấn đề quan trọng là làm thế nào để triển khai một chương trình, giải pháp bảo tồn lâu dài, bền vững về các loài Mang ở KBT. Từ những lý do nêu trên, để đảm bảo sự tồn tại và không tiếp tục bị suy giảm quần thể Mang (Muntiacus spp.) hiện có, thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và phân bố các loài Mang (Muntiacus spp.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa” là cần thiết, có cơ sở khoa học, góp phần bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học của KBT nói riêng, cũng như của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
  16. 3 Chương 1 T N QU N VẤN ĐỀ N H N C U6 1.1. Tình hình nghiên cứu Thú móng guốc trên Thế giới. 1.1.1. Đặc điểm và hệ thống phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) Nhiều tác giả (Đặng Huy Huỳnh 1986 [22] Lekagul et al. 1988 [53], Hutchins et al. 2004 [51], Đặng Huy Huỳnh và cs. 2009 [26], Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009 [13], Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008 [28]), thú MGC gồm các loài thú có kích thước cơ thể từ rất lớn tới trung bình. Lớn nhất là Hà mã (Hippopotamus amphibius) nặng tới 4.500 kg và nhỏ nhất là Cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) nặng khoảng 1,5 - 2,5 kg. Các chân đều mang số ngón chẵn (2 hoặc 4 ngón) và có guốc. Thú MGC đi bằng đầu ngón chân thứ III và thứ IV nên các ngón này rất lớn và có kích thước gần bằng nhau. Ngón thứ nhất đã bị tiêu biến, ngón thứ II và thứ V bị tiêu giảm về kích thước. Chỉ ở một số loài (họ Lợn Suidae) cả 4 ngón đều hoạt động, còn ở hầu hết các loài khác chỉ có 2 ngón (thứ III và IV) hoạt động, 2 ngón khác nhỏ và hầu như không chạm đất, trừ khi đất quá xốp. Thú MGC được chia thành 2 nhóm: nhóm có sừng và nhóm không có sừng. Nhóm không có sừng gồm các loài thuộc họ Cheo cheo (Tragulidae), họ Lợn (Suidae), họ Lợn Taya (Tayassuidae) và họ Hươu xạ (Moschidae). Các loài này có răng nanh phát triển dài để thực hiện chức năng bảo vệ thay cho sừng. Nhóm có sừng bao gồm các họ còn lại. Tuy nhiên, kích thước và nguồn gốc sừng có khác nhau. Sừng của các loài họ Hươu nai (Cervidae) đặc và rụng hàng năm sau mỗi mùa động dục (còn gọi là gạc). Sừng của các loài họ Trâu bò (Bovidae) rỗng trong và không rụng, phát triển liên tục suốt đời. Chức năng chủ yếu của sừng và răng nanh là làm vũ khí đấu tranh trong loài (tranh giành vị trí đầu đàn, tranh giành thú cái trong mùa động dục,..), sau đó mới đến chức năng chống lại thú ăn thịt hoặc các loài khác (Hutchins et al. 2004) [51]. Các cá thể đực thường
  17. 4 có sừng hoặc răng nanh lớn hơn so với cá thể cái. Tùy loài, các cá thể cái có thể có sừng như ở họ Trâu bò hoặc không có sừng như ở họ Hươu nai. Bộ răng thích nghi với chế độ ăn của mỗi nhóm loài. Lợn rừng có răng nanh trên rất dài, thò ra khỏi môi và mặt răng hàm có nhiều u, mấu nhỏ. Các loài nhai lại không có răng nanh trên, mặt răng hàm có nhiều gờ nhai sắc hình lưỡi liềm. Số lượng răng từ 32 - 44 chiếc. Tất cả các loài trong các họ Tragulidae, Moschidae, Cervidae và Bovidae đều không có răng cửa hàm trên. Công thức răng: (i 0–3/3, c 0–1/1, pm 2–4/2–4, m 3/3) x 2 = 30–44. Thú MGC ăn thực vật và có dạ dày thích nghi với việc tiêu hóa chất xenluloza thực vật. Dạ dày được cấu tạo có 1 đến 3 ngăn, dạ dày giả nằm phía trước dạ dày thật (abomasum). Họ Lợn (Suidae) ăn tạp, dạ dày ít chuyên hoá, chỉ có 2 ngăn. Các họ khác có dạ dày phức và ruột tịt nhỏ. Họ Cheo cheo (Traguliadae) có dạ dày 3 ngăn, các họ khác có dạ dày 4 ngăn. Trong dạ dày có hệ sinh vật và ký sinh trùng cộng sinh phong phú giúp phân hủy xeluloza. Đa số các loài có đặc điểm nhai lại thức ăn (Đặng Huy Huỳnh và cs, 1986 [22] và Lekagul B. and McNeeley J. A. 1988 [53]). Theo Wilson và cộng sự (Wilson et al. 2005) [63], bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) có khoảng 240 loài thuộc 89 giống và 10 họ (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Thành phần loài bộ M C (Artiodactyla) trên thế giới TT Họ Số giống Số loài 1 Họ Lợn - Suidae 5 19 2 Họ Lợn Taya - Tayassuidae 3 3 3 Họ Hà mã - Hippopotamidae 2 2 4 Họ Lạc đà - Camelidae 3 4 5 Họ Cheo cheo - Tragulidae 3 8 6 Họ Hươu xạ - Moschidae 1 7 7 Họ Hươu nai - Cervidae 19 51
  18. 5 8 Họ Linh dương - Antilocapridae 1 1 9 Họ Hươu cao cổ - Giraffidae 2 2 10 Họ Trâu bò - Bovidae 50 143 Tổng 89 240 Một số tác giả (Simpson 1945, Mckenna et al 1997, Janis and Scott 1987, trong Lekagul et al. 1988) [53] chia bộ MGC thành 3 phân bộ: - Phân bộ Không nhai lại (Non-ruminantia) hoặc Phân bộ Lợn (Suina): Răng hàm có mấu, răng nanh lớn sinh trưởng liên tục, dạ dày đơn, ngón II và ngón V phát trển. Phân bộ này có 3 họ là họ Lợn (Suidae), Hà mã (Hippopotamidae) và họ Lợn Taia (Tayassuidae). - Phân bộ Nhai lại (Ruminantia): Răng hàm có nếp sắc hình bán nguyệt, thiếu răng cửa và thường thiếu cả răng nanh. Dạ dày phức tạp chia 4 ngăn. Phân bộ này có 05 họ: họ Hươu nai (Cervidae), họ Hươu cao cổ (Giraffidae), họ Trâu bò (Bovidae), họ Cheo cheo (Tragulidae) và họ Linh dương (Antilocapridae). - Phân bộ Chân chai (Tylopoda): gồm các loài Lạc đà. Thiếu răng nanh và răng cửa ở cả hai hàm, răng hàm có mặt nhai phẳng, dạ dày tương đối phức tạp. Ngón I, II và V thiếu. Chỉ có 1 họ Lạc đà (Camelidae) phân bố ở sa mạc Trung Á. Ba họ có số loài lớn nhất là: họ Trâu bò với 143 loài, họ Hươu nai với 51 loài và họ Lợn với 19 loài. Các họ còn lại đều có dưới 10 loài. Wilson et al. (2005) [63] chia họ Trâu bò thành 8 phân họ (Aepycerotinae, Alcelaphinae, Bovinae, Cephalophinae, Hippotraginae, Atilopinae, Caprinae và Reduncinae) và chia họ Hươu nai thành 3 phân họ (Capreolinae, Cervinae và Hydropotinae). 1.1.2. Tình trạng bảo tồn của thú M C trên thế giới Các loài thú MGC có phân bố rộng trên thế giới. Chúng là loài bản địa ở tất cả các châu lục trừ châu Nam Cực, châu Úc và các đảo đại dương. Ngày
  19. 6 nay, do con người du nhập và thuần hóa nên các loài thú MGC có mặt cả ở nhiều đảo xa bờ không thuộc vùng phân bố tự nhiên của chúng (Hutchins et al. 2004) [51]. Tuy nhiên, do sự suy thoái sinh cảnh và săn bắt quá mức của con người, các loài thú MGC trên thế giới hiện nay đã bị suy giảm đáng kể cả về phạm vi phân bố và số lượng cá thể. Danh lục Đỏ IUCN (2015) [49] đã thống kê có 8 loài thú MGC đã bị tuyệt chủng và 122 loài khác (chiếm 54,6% tổng số loài hiện biết) đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau (Bảng 1.2): 11 loài ở mức "rất nguy cấp - CR", 40 loài ở mức "nguy cấp - EN", 33 loài ở mức "sẽ nguy cấp - VU", 20 loài ở mức "gần bị đe dọa – LR, nt" và 18 loài ở mức "thiếu dữ liệu - DD". Bảng 1.2: Số lượng các loài thú M C bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Bậc đe dọa theo Danh lục Đỏ UCN* Tổng Tỷ lệ TT Họ EX EW CR EN VU LR,nt DD cộng (%) 1 Suidae 1 3 5 1 1 11 57,9 2 Tayassuidae 1 1 2 66,7 3 Hippopotamidae 1 1 2 100 4 Camelidae 1 1 25 5 Tragulidae 1 3 4 50,0 6 Moschidae 6 1 7 100 7 Cervidae 1 1 1 7 16 2 10 38 74,5 8 Antilocapridae 0 0 9 Giraffidae 1 1 50,0 10 Bovidae 4 1 8 20 19 17 4 73 51,0 Tổng cộng 6 2 11 40 33 20 18 131 54,6 Ghi chú: EX - tuyệt chủng, EW - tuyệt chủng trong thiên nhiên, CR - rất nguy cấp, EN - nguy cấp, VU - Sẽ nguy cấp, RL, nt - gần bị đe dọa, DD - thiếu dữ liệu. *Nguồn: Danh lục Đỏ IUCN 2015.2 (http://www.iucnredlist.org) [50].
  20. 7 Như vậy, có đến 54,6% tổng số loài thú MGC hiện biết đã tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Trừ họ Linh dương (Atilocapridae), tất cả các họ thú MGC đều có tỷ lệ phần trăm số loài bị đe dọa tuyệt chủng cao, từ 25% (Camelidae) đến 50-60% (Tragulidae, Girafidae, Bovidae, Suidae), 60 - 75% (Tayassuidae, Cervidae) và 100% (Hippopotamidae, Moschidae). Các họ có số loài bị đe dọa nhiều nhất là: Bovidae (73 loài), Cervidae (38 loài) và Suidae (11 loài). 1.1.3. Nghiên cứu về giống Mang trên Thế giới. Mang thuộc giống Muntiacus thuộc họ Hươu nai (Cervidae) là 1 trong 5 họ của Bộ Móng guốc chẵn (Artiodactyla) (Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009) [13]. Trên Thế giới đã ghi nhận giống Mang (Muntiacus) bao gồm 13 loài có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ đến Inđônêsia [64]. Những loài thú có kính thước từ nhỏ đến trung bình này có nhiều đặc điểm khác biệt về kích thước, mầu sắc và kiều sừng giữa các loài. Loài có kích thước lớn nhất là loài Mang lớn (M. Vuquangensis) có trọng lượng khoảng 30-50 kg trong khi loài Mang Putao (M. Putaoensis) chỉ nặng khoảng 12kg [31]. Giữa các loài Mang còn có sự khác biệt rất lớn về số lượng các nhiễm sắc thể, chẳng hạn như Mang Reeves (M. reevesi) có 46 nhiễm sắc thể trong khi đó Hoẵng vó vàng (M. vaginalis) chỉ có 6 nhiễm sắc thể [33] [34]. Trong những năm gần đây số lượng loài của nhóm này đã tăng lên đáng kể do có nhiều điều tra và phát hiện mới ở vùng Đông Nam Á. Cụ thể là ở Việt Nam, trong vòng 15 năm trở lại đây, bốn loài Mang đã được tìm thấy ở Việt Nam hoặc dưới dạng loài mới hoặc được xác nhận là có ở trong nước [30] [24] [29]. Tất cả những loài này đều được phát hiện tại các khu rừng thường xanh vùng núi của dãy Trường Sơn [28] [31]. Những phát hiện này cùng với những thông tin trước đó về các loài đặc hữu của khu vực này, trong đó có chim, linh trưởng và cây lá kim cho thấy dãy Trường Sơn, một khu vực rất đáng quan tâm đối với bảo tồn và đã được đưa vào danh sách 200 khu hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2