intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ chim, đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên chim ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá đầy đủ về thành phần loài; tính đa dạng của khu hệ trong cấu trúc thành phần loài. Giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế của các loài trong khu hệ. Các nhân tố ảnh hưởng đến khu hệ. Đề xuất các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên chim của khu khu Bảo tồn thiên nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ chim, đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên chim ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP ------------------------- PHẠM ANH TUẤN NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CHIM Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HANG KIA-PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP ----------------------------- PHẠM ANH TUẤN NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CHIM Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HANG KIA-PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH TÀI LIỆU GỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP ------------------------- PHẠM ANH TUẤN NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CHIM Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HANG KIA-PÀ CÒ, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Lê Đình Thủy Hà Nội, 2010
  4. Công trình được hoàn thànht tại: Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đình Thủy Người phản biện 1: ............................................................. Người phản biện 2: ............................................................. Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn theo Vào hồi 16 giờ 15 phút ngày 30 tháng 10 năm 2010 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện trường đại học lâm nghiệp
  5. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hang Kia - Pà Cò thuộc địa phận hành chính của 5 xã: Hang Kia, Pà Cò, Tân Sơn, Bao La, Cun Pheo, thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Khu BTTN có tổng diện tích 6.462 ha, là vùng rừng thượng nguồn sông Mã và sông Đà, là vùng tiếp giáp của tỉnh Hòa Bình với Sơn La và Thanh Hóa. Khu vực có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao, nhiều thung lũng nhỏ bị chia cắt nên rừng trong Khu bảo tồn cũng bị chia cắt thành nhiều mảnh, nhiều kiểu rừng, nhiều trạng thái khác nhau. Theo những công trình đã công bố nghiên cứu bước đầu ở khu BTTN thì khu vực này rất phong phú về tài nguyên rừng, kể cả động vật và thực vật, đặc biệt là sự có mặt của các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Thông Pà Cò.... Cho tới nay, chỉ có rất ít tài liệu điều tra, đánh giá về tài nguyên sinh vật của khu BTTN Hang Kia-Pà Cò. Các công trình nghiên cứu này phần lớn mới dừng lại ở mức độ điều tra đánh giá sơ bộ nhằm phục vụ cho việc xây dựng Luận chứng, chưa đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện tài nguyên động vật trong khu vực. Cũng chính vì vậy mà chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về chim của khu vực, đặc biệt là đánh giá một cách toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến thành phần loài và cấu trúc của khu hệ chim ở khu BTTN Hang Kia - Pà Cò. Nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên động vật, trong đó có tài nguyên chim rừng của khu vực, được sự phê duyệt của khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm Nghiệp, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khu hệ chim, đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên chim ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình".
  6. 2 Mục đích của đề tài nhằm đánh giá một cách tương đối hoàn thiện đặc điểm Khu hệ Chim rừng khu BTTN bao gồm: - Đánh giá đầy đủ về thành phần loài; tính đa dạng của khu hệ trong cấu trúc thành phần loài. - Giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế của các loài trong khu hệ. - Các nhân tố ảnh hưởng đến khu hệ. - Đề xuất các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên chim của khu BTTN.
  7. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lược sử nghiên cứu chim ở miền Bắc Việt Nam Trước năm 1945, hầu hết các nghiên cứu về chim đều được thực hiện bởi các nhà khoa học nước ngoài. Đặc biệt là các tác giả người Pháp, trong đó có 2 tác giả đáng quan tâm nhất là Delacour và P.Jabouille (1939). Từ năm 1945 đến 1954, nghiên cứu về chim đều bị gián đoạn do chiến tranh. Sau 1954, các công trình nghiên cứu về chim mới được thực hiện trở lại. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Năm 1971, Võ Quý đã công bố công trình “Sinh học các loài chim thường gặp ở Việt Nam”[9], đó là kết quả tổng hợp nghiên cứu hơn 7 năm về đời sống của các loài chim phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày đầy đủ các đặc điểm về nơi ở, thức ăn, sinh sản và một số tập tính khác của gần 200 loài chim ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1975 và 1981, Võ Quý đã xuất bản công trình: “Chim Việt Nam, hình thái và phân loại (tập I, II)” [11]. Đây là công trình nghiên cứu về hình thái và phân loại chim Việt Nam đầy đủ nhất từ trước đến nay. Năm 1983, Võ Quý đã cho xuất bản công trình: “Danh sách Chim Việt Nam. Khu hệ và sinh thái động vật Việt Nam” bằng tiếng Nga. Năm 1999 Võ Quý, Nguyễn Cử đã xuất bản “Danh lục chim Việt Nam” [10], bảng danh lục gồm 19 bộ, 81 họ và 828 loài chim đã tìm thấy ở Việt Nam tính đến năm 1995. Với mỗi loài, các tác giả đã đưa ra các đặc điểm về hiện trạng và vùng phân bố của chúng. Năm 2000, cuốn “Chim Việt Nam” [7], của tập thể các tác giả Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karren Phillips được biên soạn trên cơ sở “Chim Hồng Kông và Nam Trung Quốc” (1994) của các tác giả Clive Viney, Lam Chin
  8. 4 Ying và Karren Phillips. Trong sách, các tác giả đã giới thiệu khoảng 500 loài chim trong tổng số khoảng 850 loài chim hiện ghi nhận ở Việt nam. Mỗi loài tác giả trình bày các nội dung: Mô tả, phân bố, tình trạng, nơi ở và có kèm theo ảnh minh hoạ. Đây là một trong những cuốn sách được sử dụng phổ biến để nhận dạng các loài chim ngoài thực địa hiện nay. Năm 2007, Lê Đình Thuỷ đã công bố 164 loài chim trong 5 bộ của 19 bộ chim Việt Nam, bao gồm: Bồ nông Pelecaniformes, Hạc Ciconiiformes, Ngỗng Anseriformes, Sếu Gruiformes, Rẽ Charadriiformes. Công trình này được xuất bản trong bộ sách Động vật chí Việt Nam: “Chim Việt Nam-Aves" (Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007”. Trong đó có nhiều loài chim phân bố ở miền Bắc Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam được tài trợ từ quỹ hỗ trợ của chính phủ nước như: Hà Lan, Úc, Đức... từ các tổ chức phi chính phủ: Tổ chức bảo tồn chim Quốc tế (Birdlife international), tổ chức bảo vệ động thực vật Quốc tế (IUCN), quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Ngân hàng Thế giới (WB)…Do vậy mà công tác nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta ngày càng được quan tâm. Cho đến nay tại hầu hết các Vườn quốc gia (VQG), khu BTTN của Việt Nam, công tác điều tra cơ bản tài nguyên sinh vật, trong đó có tài nguyên chim đã được tiến hành. 1.2. Những công trình nghiên cứu đã công bố về tài nguyên sinh vật nói chung, nghiên cứu chim nói riêng ở khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia- Pà Cò Cho tới nay, chỉ có rất ít tài liệu điều tra, đánh giá về Tài nguyên sinh vật của khu BTTN Hang Kia-Pà Cò. Cơ sở dữ liệu đầu tiên về tài nguyên sinh vật được trình bày trong “Luận chứng kinh tế kỹ thuật khu BTTN Hang Kia- Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình” do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hoà Bình
  9. 5 và Liên đoàn qui hoạch thiết kế tổng hợp -Viện Điều tra qui hoạch rừng thực hiện tháng 3 năm 1993. Gần đây tài nguyên sinh vật của khu BTTN Hang Kia-Pà Cò được điều tra bổ sung trong dự án: “Đầu tư, xây dựng và phát triển rừng khu BTTN Hang Kia- Pà Cò, huyện Mai Châu thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2005-2010” do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hoà Bình thực hiện. Kết quả đã ghi nhận tại khu vực có 64 loài thú thuộc 8 bộ và 24 họ; 146 loài chim, thuộc 15 bộ, 46 họ. Trong công trình này các tác giả đã sơ bộ đánh giá hiện trạng và phân bố của một số loài theo các dạng sinh cảnh của khu vực. Đặc biệt đã ghi nhận 8 loài chim quý hiếm và có giá trị kinh tế có mặt trong khu vực, như: Diều hoa Miến Điện (Spilornis cheela); Gà so ngực gụ (Arborophila charltonii); Gà lôi trắng (Lophura nycthemera)... Mặc dù các thông tin thu được về hiện trạng, phân bố của các loài quý hiếm chủ yếu là qua thông tin từ thợ săn, danh sách các loài ghi nhận còn hạn chế, có thể nói đây là công trình khá đầy đủ về Khu hệ chim khu vực cho đến nay. Nhìn chung, các công trình trên còn chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, đặc biệt là chim rừng của khu vực. Vì vậy những nghiên cứu bổ sung của đề tài này là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra.
  10. 6
  11. 7 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Khu BTTN Hang Kia- Pà cò Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò là một trong các khu BTTN của hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình ra quyết định 330 QĐ/UB ngày 16 tháng 10 năm 1990 về việc thành lập Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hang Kia - Pà Cò. 2.2. Điều kiện tự nhiên 2.2.1 Vị trí địa lý + Địa giới: Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò nằm về phía tây bắc tỉnh Hòa Bình thuộc phạm vi của 5 xã là: Hang Kia, Pà Cò, Cun Pheo, Bao La và Tân Sơn thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Khu BTTN nằm trọn trong hai xã vùng cao Hang Kia, Pà cò và một dải rừng trên núi đá vôi còn sót lại (có diện tích không đáng kể) của ba xã Tân Sơn, Cun Pheo và Bao La, chạy dọc theo ranh giới với khu bảo tồn thuộc địa phận xã Tân Sơn và Hang Kia. + Ranh giới: Phía Bắc giáp các xã Lóng Luông, Chiềng Yên của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Phía Nam giáp Xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phía Đông giáp xã Đồng Bảng, Nà Mèo của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
  12. 8 Phía Tây giáp Xuân Nha, Lóng Luông của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Toạ độ địa lý: 200 40’30” đến 200 45’30” độ vĩ Bắc. 104051’20” đến 1050 00’35” độ kinh Đông. + Diện tích: 6.462,2 ha. 2.2.2. Địa hình, địa thế Khu BTTN có 2 dạng địa hình núi đất xen lẫn núi đá vôi, địa hình cao ở phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam, độ cao từ 1.500m đến 800m, trung bình 1.000m so với mực nước biển. Khu vực phía Tây Bắc khu bảo tồn có độ cao trung bình trên 1.100m, đỉnh Pà Khốm 1.526m là đỉnh cao nhất của khu bảo tồn. Vùng giữa và phía Đông Khu bảo tồn có độ cao thấp hơn, trung bình 800 - 1.000m. Địa hình khu bảo tồn phần lớn là sườn và dông của 4 hệ thống núi chính: + Hệ thống núi đá vôi xen núi đất chạy từ Pà Háng lớn tới xóm Cang, chạy dọc ranh giới xã Pà Cò với xã Lóng Luông của tỉnh Sơn La. + Hệ thống núi đá vôi là ranh giới giữa xã Pà Cò và xã Hang Kia. + Hệ thống núi đá vôi xen núi đất chạy theo hướng từ Bản Cang tới Thung Ẩn, Thung Mặn. + Hệ thống núi đá vôi xen núi đất chạy theo hướng từ Xà Lính xã Pà Cò tới Bò Báu của xã Tân Sơn và Bao La, Piềng Vế. Các hệ thống núi trên có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Xen kẽ các dông núi là các thung lũng hẹp và các dải đất dốc tụ chân núi đá, đây là phần đất canh tác quan trọng của đồng bào H’Mông, Thái, Mường của các xã vùng cao này. Địa hình trong Khu bảo tồn không chỉ bị chia cắt do các dãy núi mà còn bị chia cắt bởi nhiều dông núi phụ xuất phát từ các dãy núi trên phát triển
  13. 9 về hai bên tạo ra các thung, áng, khe suối cạn và các hố hút nước (do hiện tượng Caster) của vùng núi đá vôi tạo nên. Khu bảo tồn có độ dốc trung bình 20-250, nhiều nơi có độ đốc >350, rất khó đi lại. Nhìn chung, địa hình khu bảo tồn thuộc loại trung và tiểu địa hình vùng núi. Càng vào sát các đỉnh núi đá vôi, núi càng cao và độ dốc càng lớn, có nhiều sườn núi đá, vách đá dựng đứng. Địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh là yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về địa hình, dạng sinh cảnh và thảm thực vật là cơ sở tạo nên tính đa dạng sinh học cao của khu BTTN. 2.2.3. Địa chất và thổ nhưỡng Theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật (Chi cục Kiểm Lâm Hoà Bình 1993), thì địa chất và thổ nhưỡng trong khu BTTT có một số đặc điểm sau: a. Địa chất Nền địa chất khu bảo tồn có lịch sử kiến tạo thuộc kỷ Đệ Tam Triassis (Trias), thuộc thời kì Ladini, cách ngày nay khoảng 220 triệu năm. Địa hình kiến tạo chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động tạo sơn Indexin kỷ Trias thuộc đại Trung sinh. Núi đá vôi khu vực có tuổi địa chất trẻ (Kỷ đệ tam), nên các dãy núi ở đây có đỉnh núi nhọn do quá trình bào mòn địa chất tự nhiên không mạnh mẽ. b. Đá mẹ Đá mẹ trong khu BTTN có 3 nhóm chính: - Đá Trầm tích, Đá vôi, Cuội sỏi kết là đại diện cơ bản, phân bố rộng khắp. - Đá Mácma axít, với các loại đá phổ biến như Granit, Sa thạch khối, Phấn sa, Đá sét… phân bố rải rác trong KBT. - Đá biến chất với nhiều loại khác nhau, chiếm diện tích nhỏ.
  14. 10 Trừ hệ thống núi đá vôi phân bố theo dải, còn các loại đá mẹ khác: Đá sét, Phiến thạch sét, Phấn sa, Sa thạch thô, Cuội kết thường không đại diện, thường phân bố theo vệt, theo vùng nhỏ trên nền Đá vôi cổ. Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra các loại đất khác nhau, là điều kiện cho nhiều loài cây phát triển. c. Thổ nhưỡng Thổ nhưỡng trong KBTTN Hang Kia - Pà Cò có 5 nhóm đất chính: - Đất Feralit mùn màu nâu xám trên núi đá vôi, nằm trên đỉnh các núi đá vôi có diện tích nhỏ (chiếm khoảng 0,3% diện tích). Lớp thảm mục dày trung bình, đất tơi xốp, tầng đất mỏng (15-30cm) và giàu dinh dưỡng, tỉ lệ mùn từ 3 - 5%. - Đất dốc tụ chân núi đá vôi trong thung lũng (chiếm khoảng 4,9% diện tích). Đất được dồn tụ từ các sườn núi do quá trình rửa trôi và bào mòn tích tụ lại, tầng đất dầy ( >100cm), có nơi đất dầy 3 -5m mang theo các sản phẩm phong hóa từ đá vôi, đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, lớp mặt màu nâu đen, thành phần cơ giới thịt nhẹ. - Đất dốc tụ chân núi đá sét (chiếm khoảng 30,8% diện tích). Loại đất này phổ biến ở vùng chân núi đá, tầng mặt bị xói mòn, đất feralit màu đỏ vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, tỉ lệ đá lẫn cao 10 - 30%, tầng đất mỏng. - Đất Feralit xám trên đá mẹ Phiến sét (chiếm khoảng 59,1% diện tích). Nhóm đất này là sản phẩm của phong hóa từ Đá phấn sét, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình và thịt nặng, đất tương đối tơi xốp, không rời rạc, có tính dính. Tuy nhiên vì bị khô liên tục đất thường cứng, khó canh tác. Đất này thường phù hợp với một số cây trồng Lâm nghiệp như Lát, Thông... tầng đất thường mỏng ở những nơi dốc lớn và đỉnh. Tỉ lệ đá lẫn 10 - 30%, tỉ lệ mùn 1 - 1,5%.
  15. 11 - Đất Feralit xám trên nền Sa thạch (chiếm khoảng 4,9%). Nhóm đất này có màu sắc đặc trưng xám trắng, sản phẩm của khoáng vật: Thạch anh, Fenspat, Limonit. Thành phần cơ giới chủ yếu thịt nhẹ và thịt pha cát, đất tơi xốp, dễ canh tác, tính thấm nhanh, tính giữ nước khá, hơi rời rạc, dễ bị rửa trôi và xói mòn mặt. Tỉ lệ đá lẫn 10 - 30%, tỉ lệ mùn 1 - 2%. Nhìn chung đất trong khu vực là đất sét nhẹ tới đất thịt nhẹ, màu nâu vàng hay vàng nhạt, tầng đất dày, có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Đất tơi, xốp, có độ ẩm thấp tới trung bình; kết cấu viên nhỏ và có tầng mùn trung bình, dễ bị rửa trôi, dễ khô cứng. Đất ở nơi mất rừng rất dễ bị rửa trôi, thoái hoá nhanh đặc biệt trên núi đá vôi, rất khó cho quá trình và phục hồi phát triển thảm thực vật rừng. Đất ở nơi còn rừng, hay nơi đất còn tính chất đất rừng rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi thảm thực vật rừng. 2.2.4 Khí hậu thuỷ văn a. Khí hậu Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện Mai Châu thì khu BTTN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa vùng núi cao có: + Khí hậu khu vực chia 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 9 có nhiệt độ bình quân 20 - 250C, Mưa to thường tập trung vào mùa nóng, chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm, độ ẩm mùa nóng trung bình 80 - 85%. Mùa lạnh từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, trong mùa lạnh nhiệt độ thường thấp hơn 200C. Trong các đợt rét nhiệt độ thường xuống dưới 130C và cá biệt có khi xuống tới 3 - 50C. Mùa lạnh tuy có lượng mưa chỉ chiếm 10- 15% lượng mưa cả năm nhưng không khô, độ ẩm khá cao, thường 70 - 80% và nhiều ngày có sương mù, ẩm ướt.
  16. 12 + Lượng mưa trung bình 1.700 - 2.000 mm. Mùa mưa tập trung thường gây ra ngập úng cục bộ trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút xuống sông suối ngầm. Mùa lạnh, nước ở các khe suối thường cạn kiệt, đôi chỗ còn các đám sình lầy, nước ngọt chủ yếu còn trong các mỏ. + Sương mù: Thường xuất hiện trong tháng 1 và 2 hàng năm. + Sương muối: Rất ít xuất hiện trong khu vực. + Gió: Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, Đông Nam. Hàng năm vào các tháng 4 – 8, đôi khi có gió Tây khô nóng xuất hiện mỗi đợt 2 - 4 ngày với tốc độ gió 10 - 15m/g. + Mưa đá: Tần suất xuất hiện mưa đá rất nhỏ. b. Thuỷ văn Trong khu bảo tồn không có sông, suối lớn. Đáng chú ý là hệ thống các suối nhỏ đón nước từ dãy núi ranh giới với tỉnh Sơn La và giữa các xã Pà Cò với Hang Kia đổ xuống vùng trung tâm. Các suối kể trên có đoạn lộ, đoạn mất, không thường xuyên có nước. Mật độ suối thấp, do độ dốc lớn và có nhiều hút nước, sông ngầm, hang động vùng đá vôi nên chỉ có lũ cục bộ trong những ngày mưa lớn và rất ít nước vào mùa khô. Tóm lại : Khu bảo tồn thuộc vùng cao núi đá vôi của huyện Mai Châu, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa trong năm, mùa nóng nhiệt độ cao và mưa nhiều, mùa đông có nhiệt độ thấp, lạnh và ẩm, riêng mùa đông lại có sương mù nên ít gây hại tới sinh trưởng và phát triển của của các loài thực vật. 2.2.5. Thực vật rừng a. Thảm thực vật Dựa trên kết quả điều tra thực tế, kết hợp với Luận chứng kinh tế kỹ thuật của khu bảo tồn, theo thang phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn
  17. 13 Trừng (1978), có thể thống kê trong Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò có 8 kiểu rừng chính: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Kiểu rừng này có diện tích nhỏ, phân bố tập trung ở phía Đông Bắc xã Tân Sơn, sát với xã Đồng Bảng, phía Đông Bắc của KBT, nằm trên đỉnh các núi thấp, dọc bên trái theo tuyến đường ô tô từ trụ sở Ban quản lý (BQL) khu BTTN tới ranh giới với xã Đồng Bảng. Thành phần thực vật đa dạng, với nhiều loài có giá trị như: + Cây gỗ gồm: Bời lời nhớt, Gội nếp, Trường sâng, Giổi lá mỡ, Gáo bi, Chò nhai, Chò xanh, Côm tầng, Ong bù, Dạ nâu, Vàng anh, Cứt ngựa, Cà Muối, Chò đãi, Chẹo, Cà lồ, Dẻ gai bắc bộ, Dâu da xoan, Dung Giấy, Đỏm gai, Đại phong tử, Gạo, Mãi táp, Hoắc quang, Hà nu, Đáng, Sồi Hồng, Kiêng quang, Dẻ gai ấn độ, Lim xẹt, Kháo tầng, Gội gác, Dẻ cau, Lòng mang, Dền, Màu cau the, Màu cau quạ, Mùng quân rừng, Nhò vàng (Mạy tèo), Thôi ba, Thẩu tấu, Thanh thất, Xoan nhừ, Sấu... Đôi nơi còn có những cây gỗ tốt điển hình như: Đinh, Trai, Giổi, Táu mật, Vàng tâm, Rè vàng. + Cây bụi gồm: Lá han, Gai dại, Bọ mắm, Cây áng sơn, Lấu, Găng gai, Bồ cu vẽ, Bọt ếch, Hèo gân dày, Phèn đen, Quanh châu, Mua, Bỏng nổ và nhiều loài cây khác. + Tầng thảm tươi có: Thu hải đường, Ráy, Gai dại, Tắc kè đá, nhiều loài Quyết thực vật, Cỏ lá, Cao cẳng, Cỏ đĩ, Nứa đặc... phân bố thưa thớt. + Thực vật ngoài tầng gồm: Đùng đình, Cọ xẻ, dây Đồng tiền, dây Muồng, dây Mỏ quạ, dây Móc câu, dây Sống rắn, dây Dất na, Dất nhung, Móc hùm, Móc mèo, Dây gắm, Móng bò, Dây bướm, dây Móng bò, một số loài phong lan... Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này bao gồm:
  18. 14 + Ưu hợp: Kháo, Re hương, Dẻ, Lim xẹt, Trường, Dâu da + Ưu hợp: Chẹo, Xoan hương, Ba soi, Nóng sổ, Ong bù, Hoắc quang - Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đá vôi xương xẩu Kiểu rừng này nằm ở các thung lũng hẹp dưới chân núi đá vôi, hoặc trên sườn, đỉnh các dải núi đá vôi có độ cao < 700m thuộc các xã trong khu bảo tồn. Đặc điểm chung của kiểu rừng này là tuy rừng còn nhưng trữ lượng thấp vì những cây tốt, cây to đã bị khai thác, mật độ cây trung bình 500 – 700 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,5 - 0,7. Cây có kích thước tương đối nhỏ, Hvn =10 - 15m, D1.3 = 18 - 25 cm. Quần xã thực vật điển hình ở kiểu rừng này là: + Ưu hợp: Nghiến - Trai lý - Chò nhai - Gội - Thôi chanh - Mạy tèo - Ô rô. Hiện nay chỉ còn ở phía Bắc bản Thung Ản, trạng thái rừng ở đây được ghi nhận IIIA1 và IIIA2. + Ưu hợp: Trai - Trường sâng - Dẻ - Kháo - Mạy tèo - Tiêng. Ưu hợp này phân bố khá rộng ở Tân Sơn, Pà Cò, trạng thái rừng ở đây được ghi nhận IIIA1 và IIIA2, tầng rừng có kết cấu 3 tầng khá rõ. + Ưu hợp: Cà Lồ - Trường sâng - Đa - Dẻ - Kháo - Ong bù - Nóng sổ. Ưu hợp này phân bố ở chân các núi đá vôi trong khu vực Tân Sơn, Hang Kia và tập trung nhiều quanh thung Nước Lụt, Thung Mái, Trạng thái rừng ở đây được ghi nhận IIIA1, tầng rừng có kết cấu 2 tầng khá rõ. + Thị rừng - Dẻ - Kháo - Xoan nhừ - Dâu da xoan - Mạy tèo. Ưu hợp này phân bố xen kẽ với ưu hợp Cà Lồ và thường ở chân - sườn hay đỉnh các núi đá vôi trong khu vực Tân Sơn, Hang Kia. Trạng thái rừng ở đây được ghi nhận IIIA1, tầng rừng có kết cấu 2 tầng khá rõ. Tầng cây bụi thảm tươi dày, xuất hiện Ráy, Chàm, Đơn buốt...
  19. 15 + Ưu hợp Dẻ, Trâm, Kháo, Sơn rừng, Trương vân, Thông Pà Cò, Thông Tre, Đỗ quyên. Ưu hợp này hiện nay chỉ còn ở khu vực đỉnh dông núi đá vôi từ bản Cang chạy lên Pà Háng Lớn mà trung tâm là quanh đỉnh Pà Cò. rừng ở đây còn khá tốt, trạng thái rừng ở đây được ghi nhận IIIA1. - Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp trên đá vôi xương xẩu Kiểu rừng này phân bố khá rộng, nhưng tập trung nhiều quanh khu vực từ bản Hang Kia đi bản Thung Ẳng, Thung Mặn và chạy dọc ranh giới xã Pà Cò với xã Lóng Luông tỉnh Sơn La. Đặc điểm chung của kiểu rừng này là: Có độ khép tán đạt TB 0,5 - 0,8. Chiều cao tầng cây gỗ 10 - 15m. Đường kính cây phần lớn 20 - 22cm, nhiều cây cá biệt gỗ xấu còn lại có đường kính 50 - 80cm. Rừng non có thành phần cây chính không khác nhiều so với rừng loại IIIA1 nhưng kích thước đường kính, chiều cao, mật độ nhỏ hơn, tỷ lệ cây ưa sáng nhiều hơn. Các chỉ số D1.3, Hvn, mật độ cây tăng dần theo chiều tăng trạng thái rừng. Tầng A1 bao gồm một số loài cây cao, to như: Trường sâng, Dâu da xoan, Giổi găng, Re hương, Re bầu, Bạc tán...Tầng A2 gồm nhiều loài cây phổ biến của vùng núi Sơn La, phân bố ở đây như: Tô hạp, Vối thuốc, Súm đá, Giổi găng, Giổi bà, Dẻ gai Trung quốc, Dẻ gai ấn độ, Dẻ cau, Re hương, Lòng Trứng, Chắp xanh, Thôi chanh, Chè lá ròn, Chè Sim, Cà muối... - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp Kiểu rừng này phân bố trên độ cao 700 m trở lên ở các xã Tân Sơn, Bao La và Cun Pheo. Thực vật bao gồm các loài thuộc các họ Alangiaceae, Araliaceae, Juglandaceae, Juglandaceae Magnoliaceae, Theaceae, Lauraceae, Fagaceae... Đặc điểm chung của trạng thái rừng: Độ khép tán đạt TB 0,5 - 0,8. Chiều cao tầng cây gỗ 12 - 15m. Đường kính cây phần lớn 20 - 25cm, nhiều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2