Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ Chim tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng dữ liệu về tính đa dạng của khu hệ chim ở Xuân Liên và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững các loài chim ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hoá. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ Chim tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐÀO THẾ ANH NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2017
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐÀO THẾ ANH NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60 62 02 11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI Hà Nội, 2017
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà nội, ngày……tháng…..năm…… Tác giả luận văn Đào Thế Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi vô cùng biết ơn tất cả! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy giáo, cô giáo trong Phòng đào tạo sau đại học, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã tận hình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực tập làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đồng Thanh Hải (Phòng Đào tạo SĐH, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam), ngƣời hƣớng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các cơ quan: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Hạt Kiểm RĐD Xuân Liên, UBND các xã Mát Mọt, Yên Nhân, Lƣơng Sơn và Vạn Xuân huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Trạm Bảo vệ rừng: Hón Can, Bản Vịn, Bản Lửa, Sông Khao, Hón Mong đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra và cung cấp số liệu thực hiện Luận Văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân: Ông Nguyễn Đình Hải (Giám đốc, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại thực địa;TS. Lê Khắc Quyết, KS. Bùi Đức Tiến đã giúp đỡ tận tình trong thời gian thu thập số liệu ngoài thực địa, cũng nhƣ những ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp về sự ân cần, hỗ trợ hết lòng và sự cảm thông đối với công việc nghiên cứu thực địa và học tập của tôi. Hà nội, ngày……tháng…..năm…… Tác giả luận văn Đào Thế Anh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. v DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 2 1.1. Lịch sử nghiên cứu chim nƣớc ngoài ..................................................... 2 1.2. Lịch sử nghiên cứu chim ở Việt Nam .................................................... 2 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 6 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 6 2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 6 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 6 2.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................ 6 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 6 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 7 2.4.1. Phƣơng pháp phỏng vấn.................................................................. 7 2.4.2. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến .................................................... 7 2.4.3. Phân chia đai cao, sinh cảnh và xác định phân bố của các loài ...... 9 2.4.4. Phƣơng pháp lƣới mờ .................................................................... 12 2.4.5. Phƣơng pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa ...................... 12 2.4.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................. 13 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 14 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 14
- iv 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 14 3.1.2. Địa hình ......................................................................................... 16 3.1.3. Địa chất và Thổ nhƣỡng ................................................................ 16 3.1.4. Khí hậu và thủy văn ...................................................................... 17 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 20 3.2.1. Dân sinh ........................................................................................ 20 3.2.2. Kinh tế ........................................................................................... 21 3.2.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 21 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 22 4.1. Cấu trúc thành phần loài chim tại Khu BTTN Xuân Liên ................... 22 4.1.1. Thành phần loài ............................................................................. 22 4.1.2. Đa dạng cấu trúc các bậc phân loại ................................................... 27 4.2. Các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen ........................ 27 4.3. Sự phân bố theo đai cao của các loài chim ở Khu BTTN Xuân Liên.. 29 4.4. Sự phân bố các loài chim theo các dạng sinh cảnh .............................. 30 4.5. Các mối de dọa đến các loài chim tại khu BTTN Xuân Liên. ............. 33 4.5.1. Các mối đe dọa .............................................................................. 33 4.5.2. Đánh giá các mối đe dọa ............................................................... 34 4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng khu hệ chim ...................... 38 4.6.1. Giải pháp giám sát các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn ..... 38 4.6.2. Tăng cƣờng thực thi pháp luật ...................................................... 39 4.6.3. Giải pháp bảo vệ sinh cảnh ........................................................... 40 4.6.4. Giải pháp về nghiên cứu và bảo tồn.............................................. 40 4.6.5. Giải pháp về nâng cao nhận thức. ................................................. 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KBT: Khu bảo tồn BTTN: Bảo tồn thiên nhiên ND: Nội dung SC: Sinh cảnh ST&TNSV: Sinh thái và tài nguyên sinh vật ĐDSH: Đa dạng sinh học VQG: Vƣờn quốc gia IUCN: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới UBND: Ủy ban nhân dân
- vi DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Tổng hợp 12 tuyến điều tra thực địa 8 3.1 Số liệu khí hậu ở Trạm khí tƣợng Bái Thƣợng 17 3.2 Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng Khu bảo tồn 19 3.3 Cấu trúc khu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên 20 4.1 Danh lục các loài chim ghi nhận bổ sung tại Khu BTTN 22 Xuân Liên Thành phần loài chim ở một số VQG và Khu BTTN thuộc 4.2 25 vùng Bắc Trung Bộ 4.3 Các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn 28 4.4 Phân bố của các loài chim theo đai cao 29 4.5 Sự phân bố của các loài chim theo dạng sinh cảnh 31 4.6 Kết quả ghi nhận các mối đe dọa trên tuyến điều tra 33 4.7 Kết quả xếp hạng các mối đe dọa 34
- vii DANH MỤC HÌNH TT Tên Hình Trang 2.1 Bản đồ tuyến điều tra khu hệ chim ở Khu BTTN Xuân Liên 11 3.1 Bản đồ vị trí Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên 15 3.2 Biểu đồ sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm 18 3.3 Biểu đồ sự thay đổi lƣợng mƣa các tháng trong năm 18 4.1 Số lƣợng loài chim ở một số VQG và Khu BTTN 26 4.2 Đa dạng phân loại học khu hệ chim 27 4.3 Ảnh di vật mỏ chim Hồng hoàng(Buceros bicornis) 29 4.4 Biểu đồ phân bố các loài chim theo đai cao 30 4.5 Biểu đồ phân bố các loài chim theo sinh cảnh 32 4.6 Một số hình ảnh bẫy bắt các loài chim 35 4.7 Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong khu bảo tồn 36 4.8 Chăn thả gia súc tự do trong khu bảo tồn 37 4.9 Hoạt động gây quấy nhiễu trong khu bảo tồn 38
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, thuộc hệ thống Rừng đặc dụng Việt Nam đƣợc quy hoạch với diện tích 23.815,5 ha. Kết quả nghiên cứu sơ bộ trƣớc đây đã cho thấy tại khu bảo tồn có 11 kiểu thảm thực vật khác nhau, cùng với trên 5.500 ha rừng giàu và rừng trung bình ít bị tác động [1]. Đây là môi trƣờng sống lý tƣởng cho rất nhiều loài động, thực vật hoang dã có giá trị cần đƣợc ƣu tiên bảo tồn. Nằm trong ranh giới của khu bảo tồn có 2.438,0 ha đất ngập nƣớc thuộc hồ chứa nƣớc Cửa Đạt, đây là môi trƣờng sinh sống lý tƣởng của nhiều loài chim đang trú ngụ và sinh sống tại đây nhƣ: Cò lửa (Ixobrychus cinnamomeus), Cò trắng (Egretta garzetta), Cò ruồi (Bubulcus ibis), Cò xanh (Butorides striatus), Diệc xám (Ardea cinerea),Le nâu (Dendrocygna javanica), Le hôi (Tachybaptus ruficollis),Sả đầu đen (Halcyon pileata), Sả đầu nâu (Halcyon smyrnensis), Bồng chanh (Alcedo atthis)… Đặc biệt,Khu BTTN Xuân Liên còn có vị trí nằm ở điểm giao thoa các vùng quan trọng của các loài chim đặc trƣng cho khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ [2]. Cho tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần loài chim ở khu bảo tồn. Đỗ Tƣớc (1999) [15] đã ghi nhận đƣợc 135 loài chim, thuộc 38 họ và 11 bộ; Ban quản lý khu BTTN Xuân Liên (2013) [2] đã ghi nhận đƣợc 192 loài chim, thuộc 41 họ và 15 bộ. Tuy nhiên đây chỉ là các nghiên cứu sơ bộ về thành phần loài, đƣợc tiến hành trong thời gian ngắn, vì vậy chƣa phản ánh hết tính đa dạng về thành phần loài chim trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra các thông tin về phân bố của các loài chim với các sinh cảnh rừng và đai cao vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về phân bố, hiện trạng cũng nhƣ tình trạng của các loài chim hiện có trong khu bảo tồn, làm cơ sở đƣa ra các giải pháp quản lý các loài chim tại khu BTTN Xuân Liên.
- 2 Chƣơng1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu chim nƣớc ngoài Hiện nay, trên thế giới đã thống kê đƣợc khoảng hơn 9.700 loài chim khác nhau, trong đó bộ Sẻ đƣợc coi là bộ giàu họ nhất với gần 30 họ, bộ Ngỗng, bộ Bồ câu, bộ Nuốc, bộ Vẹt, bộ Cu cu có ít họ nhất chỉ từ 1-2 họ [20]. Tuy nhiên, con số đó vẫn thay đổi theo thời gian bởi có nhiều loài mới đƣợc phát hiện thêm, bên cạnh đó cũng có nhiều loài bị tuyệt chủng. Đáng chú ý là có nhiều loài đƣợc coi là đã tuyệt chủng thì mấy chục năm hoặc thế kỷ sau ngƣời ta lại phát hiện ra chúng và sự kiện đó ngƣời ta gọi là “sự hồi sinh” hay “phát hiện lại” [23]. Hiện nay trong tổng số 9.700 loài chim thì có đến hơn 1.200 loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và khoảng 2000 loài khác đang trong tình trạng nguy cấp. Đặc biệt, trong đó có 179 loài gần nhƣ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên nhƣ loài chim Sẻ ức đỏ Châu Âu (chỉ còn 300 cá thể). Các nhà nghiên cứu đã mất 50.000 giờ nghiên cứu ngoài trời tại 100 quốc gia và đã thống kê đƣợc gần một nửa số lƣợng các loài chim nƣớc đang bị suy giảm, phần lớn là do tốc độ phát triển kinh tế và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu [18]. Trong tổng số 9.700 loài chim trên thế giới, có 44% số loài đang bị suy giảm, 34% khá ổn định, 17% đang trên đà tăng. Trong đó, Châu Á là nơi có tốc độ giảm nhanh nhất với 62% số lƣợng các loài chim nƣớc bị suy giảm hoặc bị tuyệt chủng, thứ hai là châu Phi (48%), tiếp theo là Châu Úc (45%),Nam Mỹ (42%) và Bắc Mỹ (37%) [18]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu chim ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nƣớc có khu hệ chim đa dạng và phong phú trong khu vực Đông Nam Á. Tổng số loài chim đƣợc ghi nhận trong phạm vi toàn quốc từ 828 [13] đến 887 loài thuộc 88 họ, 19 bộ [14], trong đó có nhiều loài quý
- 3 hiếm, đặc hữu đối với Việt Nam và khu vực Đông Dƣơng. Sự phong phú về chủng loại các loài chim Việt Nam là do kết quả của sự phân hóa địa hình, khí hậu, môi trƣờng sống… trải dài từ Bắc tới Nam. 1.2.1. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 Năm 1931, Delacour và Jabuille đã có công trình nghiên cứu mô tả về các loài chim ở Đông Dƣơng với 954 loài và loài phụ có kèm theo một ít dẫn liệu chung về đặc tính sinh học và phân bố của chúng [21]. Năm 1951, Delacoure trên cơ sở phân tích các bộ sƣu tập chim, đã bổ sung lần thứ ba danh sách chim Đông Dƣơng với 1.085 loài và loài phụ. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đây là mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu trong lịch sử nghiên cứu chim ở Việt Nam, với các cuộc điều tra, khảo sát của các nhà nghiên cứu chim. Trong thời gian này một số côngtrình nghiên cứu đƣợc công bố bởi các nhà khoa học nhƣ Võ Quý (1962;1966), Trần Gia Huấn (1960;1961), Đỗ Ngọc Quang (1965), Võ Quý và Anoro (1967)...hầu hết các công trình đã công bố cũng mới chỉ đề cập đến khu hệ chim của một vài vùng nhỏ ở Việt Nam hoặc đi sâu vào một số đặc điểm sinh học của vài loài chim riêng biệt. Đến năm 1971, Võ Quý đã khái quát những đặc điểm chung cũng nhƣ chi tiết đặc điểm sinh học của 675 loài và loài phụ thƣờng gặp ở miền Bắc Việt Nam. Trong số đó, có một loài mới và một loài phụ mới cho khoa học là loài Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhnensis) và phân loài Hút mật tam đảo (Nectarinia jugularis tamdaoensis). Theo đặc tính cƣ trú, tác giả đã chiatoàn bộ các loài chim gặp trên miền Bắc Việt Nam thành 6 nhóm: Định cƣ (415 loài), làm tổ nhƣng không định cƣ (28 loài), trú đông (160 loài), bay qua (7 loài), lang thang (13 loài), chƣa xác định (11 loài) [9]. Năm 1972, Võ Quý tiếp tục đƣa ra kết quả nghiên cứu về sự phân bố theo sinh cảnh của khu hệ chim Bắc Việt Nam [10]. Đây là công trình nghiên cứu về chim đầy đủ, có hệ thống và sát thực nhất trong giai đoạn này. Nhƣng do đối tƣợng nghiên cứu
- 4 rộng nên tác giả chƣa thểnghiên cứu về nơi ở của chúng, đối với mỗi loài tác giả mới chỉ ra loại sinh cảnh, đai cao chúng sống mà chƣa chỉ ra đặc điểm sinh cảnh sống của chim nhƣ tổ thành thực vật, vị trí tầng tán yêu thích... 1.2.2. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 Sau khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ và thống nhất đất nƣớc vào năm 1975, các hoạt động nghiên cứu chim đƣợc tiếp tục đẩy mạnh. Công trình nghiên cứu đáng chú ý trong giai đoạn này là của Võ Quý (1975;1981) [11] [12], trong đó tác giả đã mô tả 1.009 loài và phân loài chim đƣợc ghi nhận ở Việt Nam. Năm 1995, Võ Quý, Nguyễn Cử đã xuất bản Danh lục Chim Việt Nam với 828 loài, 19 bộ, 81 họ, cùng với các đặc điểm về tính chất cƣ trú, vùng phân bố và độ phong phú của mỗi loài [13]. Năm 2000, Nguyễn Cử, Lê Trọng Khải, Karen Philips đã giới thiệu hơn 500 loài chim trong tổng số hơn 867 loài chim có ở Việt Nam. Trong đó mỗi loài đƣợc mô tả về phân bố, tình trạng, nơi ở và có hình vẽ mầu kèm theo [6]. Cho đến những năm gần đây, các dẫn liệu về thành phần loài chim ở Việt Nam vẫn tiếp tục đƣợc cập nhật, song danh lục chim Việt Nam đã đạt tới con số 887 loài, 88 họ, 19 bộ [14]. 1.2.3. Lịch sử nghiên cứu chim tại Khu BTTN Xuân Liên Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên đƣợc thành lập theo Quyết định số 1476/2000/QĐ-UBND ngày 15/6/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Khu bảo tồn có tổng diện tích 23.815,5 ha, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Với vị trí địa lý tiếp giáp Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An và Khu BTTN Nậm Xam nƣớc CHDCND Lào và là vùng chuyển tiếp của 2 vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, tạo thành khu vực rừng rộng lớn có tính đa dạng sinh học rất cao [1]. Kết quả điều tra của Đỗ Tƣớc (1999) đã ghi nhận đƣợc 135 loài chim, thuộc 38 họ và 11 bộ khác nhau phân bố ở Khu BTTN Xuân Liên - Thanh Hóa, trong đó có 6 loài trong sách Đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN 2007 [16].
- 5 Kết quả điều tra của Nguyễn Lân Hùng Sơn, Hoàng Ngọc Hùng (2011) đã ghi nhận đƣợc 189 loài chim, thuộc 14 bộ, 53 họ [15]. Kết quả điều tra năm 2012 - 2013 của Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đã ghi nhận 192 loài chim, 41 họ và 15 bộ, trong đó có 5 loài đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), có 2 loài trong Danh lục đỏ IUCN (2012), có 9 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP [2]. Kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân Tƣờng, Lê Đình Thủy, Hà Quý Quỳnh (2015) đã ghi nhận đƣợc 186 loài chim thuộc 40 họ, 15 bộ [17]. Tóm lại, cho đến nay khu hệ chim của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên mới chỉ đƣợc điều tra, thống kê sơ bộ về thành phần loài và thƣờng đƣợc kết hợp với các chƣơng trình điều tra đa dạng sinh học nói chung chứ chƣa có công trình nghiên cứu riêng về khu hệ chim. Vì vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng về tính đa dạng thành phần loài cũng nhƣ về phân bố, hiện trạng và tình trạng của các loài chim hiện có trong khu bảo tồn.
- 6 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Xây dựng dữ liệu về tính đa dạng của khu hệ chim ở Xuân Liên và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững các loài chim ở Khu BTTN Xuân Liên. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định đƣợc thành phần loài chim và tính đa dạng phân loại học của khu hệ chim ở Khu BTTN Xuân Liên. - Xác định phân bố của các loài chim tại Khu BTTN Xuân Liên theo các kiểu sinh cảnh và đai cao. - Đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững khu hệ chim ở Khu BTTN Xuân Liên. 2.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài chim và sinh cảnh của chúng ở Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. - Khu vực nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên khu vực 23.815,5 ha rừng đặc dụng khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. - Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. + Thời gian thu thập số liệu và xây dựng đề cƣơng: tháng 9/2016 + Thời gian điều tra thực địa: tháng 10/2016 đến tháng 2/2017 + Xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn: tháng 3 - 4/2017 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần loài và tính đa dạng phân loại học khu hệ chim ở Khu BTTN Xuân Liên.
- 7 - Nghiên cứu sự phân bố của các loài chim theo các kiểu sinh cảnh và đai cao ở Khu BTTN Xuân Liên. - Nghiên cứu các mối đe dọa tới khu hệ chim tại Khu BTTN Xuân Liên. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn bền vững các loài chim tại Khu BTTN Xuân Liên. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp phỏng vấn Đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin về thành phần loài, về phân bố và các mối đe dọa tới khu hệ chim. Mặt khác quá trình phỏng vấn còn cung cấp những thông tin về sự có mặt của các loài chim mà có thể quá trình điều tra thực địa không ghi nhận đƣợc. Khi phỏng vấn sử dụng hình ảnh trong các tài liệu nhận dạng chim [8,14] để giúp ngƣời đƣợc phỏng vấn nhận diện chính xác loài. Ngoài ra còn thu thập các di vật cơ thể chim còn lƣu giữ lại trong nhà ngƣời dân địa phƣơng nhƣ: mỏ, chân, lông cánh,... Những dẫn liệu này sẽ bổ sung thêm cho việc xác định loài. Toàn bộ thông tin thu thập đƣợc ghi chép đầy đủ vào phiếu phỏng vấn (mẫu 01 tại phụ lục 01). Phỏng vấn đƣợc tiến hành trƣớc nghiên cứu thực địa với 50 đối tƣợng bao gồm Kiểm lâm viên tại các trạm Kiểm lâm, tổ bảo vệ rừng và ngƣời dân địa phƣơng thuộc các xã Bát Mọt, Yên Nhân, và Vạn Xuân. Những ngƣời dân đƣợc phỏng vấn là những ngƣời có kinh nghiệm đi rừng, có sự hiểu biết về rừng, thƣờng xuyên đi rừng tìm kiếm cây thuốc hoặc khai thác gỗ, củi. 2.4.2. Phương pháp điều tra theo tuyến Mục đích của việc thiết lập và điều tra trên tuyến là xác định thành phần loài, phân bố của các loài theo đai cao và sinh cảnh. Ngoài ra, trong quá trình điều tra trên tuyến tiến hành ghi nhận các tác động của con ngƣời tới tài nguyên của khu bảo tồn. Tổng số có 12 tuyến điều tra đƣợc lập trong khu vực nghiên cứu (Bảng 3.1 và Hình
- 8 3.1). Nguyên tắc lập tuyến là đi qua các dạng sinh cảnh, địa hình khác nhau. Tuyến có chiều dài từ 2,0 km đến – 22,0 km. Điều tra trên tuyến đƣợc thực hiện cả ngày bắt đầu từ 5h30 và kết thúc lúc 17h30. Trong quá trình điều tra trên tuyến, ngƣời điều tra di chuyển với tốc độ 1,5 km - 2,5 km và quan sát các loài chim bằng mắt thƣờng, ống nhòm, chụp ảnh và xác định tiếng hót hay tiếng kêu. Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra đƣợc ghi chép vào các biểu điều tra theo mẫu 02, mẫu 03 tại phụ lục 01. Bảng 2. 1. Tổng hợp 12 tuyến điều tra thực địa Tọa độ điểm đầu Tọa độ điểm cuối Chiều Sinh Tuyến Tên tuyến (hệ tọa độ UTM) (hệ tọa độ UTM) dài cảnh X Y X Y (km) rừng Trạm Kiểm lâm Bản Vịn: SC1, TS1 Từ khu vực Đỉnh Patsavoi - 499345 2207365 500575 2206665 2,15 SC6 đến Suối Trại keo Trạm vịn (tổ chốt Chiềng) SC1,SC4, TS2 502730 2216286 503307 2211873 6,5 đến Lán Phong Sai SC5,SC6, Từ Lán Phong Sai đến Lán TS3 503307 2211873 502585 2210076 2,0 SC5 ông thƣờng Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): Từ Lán Phong Sai đi dông TS4 503502 2211133 506889 2209642 4,0 SC1 Pà phấng - đến dông Thông Cói Trạm vịn (tổ chốt Chiềng): TS5 Từ đỉnh dông Pà phấng- đến 505291 2210102 504611 2210072 3,5 SC1 khu vực Lán ong SC1,SC2 Chốt Khong đi suối Hón TS6 509982 2213382 508815 2205502 5,5 SC3,SC4, Hích SC5,SC6, Trạm Kiểm lâm Bản Lửa - SC2SC3, TS7 đến Trạm Kiểm lâm Hón 514162 2212609 513828 2203890 22,0 SC4,SC5, Mong SC6,
- 9 Tọa độ điểm đầu Tọa độ điểm cuối Chiều Sinh Tuyến Tên tuyến (hệ tọa độ UTM) (hệ tọa độ UTM) dài cảnh X Y X Y (km) rừng Trạm Kiểm lâm Hón mong SC2,SC3, TS8 513828 2203890 514474 2206343 4,4 đến Khu vực đỉnh Pù Cố SC5 Trạm Kiểm lâm Sông Khao TS9 - đến Trạm Kiểm lâm Hón 525689 2203044 513828 2203890 13,0 SC3 Mong Trạm Kiểm lâm Sông Khao TS10 525689 2203044 521958 2200198 3,4 SC3 - đi Vũng đính Đập Thủy điện Cửa Đạt - TS11 đến Trạm Kiểm lâm Sông 529505 2199035 525689 2203044 7,2 SC3 Khao Trạm Kiểm lâm Hón Can: SC3, TS12 Làng Quặn đến Đỉnh thác 522464 2195640 520552 2196838 3,5 SC4, mù SC5 Tổng cộng 77,15 Ghi chú: SC1) Rừng nguyên sinh; SC2) Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa và tre nứa thuần loài; SC3) Ven sông, suối và hồ nước; SC4) Trảng cỏ, cây bụi; SC5) Rừng thứ sinh và rừng phục hồi; SC6) Khu dân cư, nương rẫy và đồng ruộng. 2.4.3. Phân chia đai cao, sinh cảnh và xác định phân bố của các loài Khu vực nghiên cứu đƣợc phân chia làm 4 đai cao khác nhau. Quan điểm phân chia nhƣ sau: < 400 m, 400 m - 600 m, 600 m - 800 m, > 800 m. Trong nghiên cứu này việc xác định và mô tả các dạng sinh cảnh chính ở khu BTTN Xuân Liên dựa trên các bản đồ hiện trạng thảm thực vật và phƣơng pháp quan sát trực tiếp trên tuyến điều tra. Ngoài ra, để mô tả sinh cảnh ngƣời điều tra sử dụng máy ảnh chụp lại các dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu. Quan điểm
- 10 phân chia nhƣ sau: Sinh cảnh rừng nguyên sinh; Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa và tre nứa thuần loài; Sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng phục hồi; Sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi; Sinh cảnh ven sông, suối và hồ nƣớc; Sinh cảnh khu dân cƣ, nƣơng rẫy và đồng ruộng.
- 11 Hình 2. 1. Bản đồ tuyến điều tra khu hệ chim ở Khu BTTN Xuân Liên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn