intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, làm cơ sở cho thôn Mường Pồn 2 và Cò Chạy 2, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên quản lý rừng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần xây dựng các căn cứ khoa học hỗ trợ cho cộng đồng dân cư thôn bản quản lý rừng bền vững và nâng cao đời sống cho họ sau khi nhận đất, nhận rừng; đề xuất các hoạt động quản lý rừng vừa phù hợp với trình độ, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư thôn Mường Pồn 2 và Cò Chạy 2 vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý chung của Nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, làm cơ sở cho thôn Mường Pồn 2 và Cò Chạy 2, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên quản lý rừng bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ******** ĐÀO THỊ HOA HỒNG NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG; XÂY DỰNG QUY ƯỚC VÀ QUỸ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG LÀM CƠ SỞ CHO THÔN MƯỜNG PỒN 2 VÀ CÒ CHẠY 2, XÃ MƯỜNG PỒN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI- 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ******** ĐÀO THỊ HOA HỒNG NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG; XÂY DỰNG QUY ƯỚC VÀ QUỸ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG LÀM CƠ SỞ CHO THÔN MƯỜNG PỒN 2 VÀ CÒ CHẠY 2, XÃ MƯỜNG PỒN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Lâm hoc Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI- 2009
  3. PHẦN PHỤ LỤC
  4. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, cùng với việc thực hiện chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp trong một vài năm gần đây cộng đồng dân cư đã thực sự trở thành người chủ rừng và từ đó đã nâng cao được ý thức bảo vệ rừng để sử dụng hợp lý nhằm đóng góp cho việc nâng cao đời sống của chính những người dân nơi đây. Cộng đồng dân cư thôn được hiểu là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương. Theo quyết định số 106/2006/QĐ – BNN về việc ban hành Bản Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn thì khái niệm “Rừng cộng đồng” được hiểu là rừng được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Hình thức quản lý rừng cộng đồng ở nước ta hiện nay đang là một hình thức quản lý rừng thu hút sự quan tâm của các cấp từ trung ương đến địa phương. Quản lý rừng cộng đồng được hiểu là việc quản lý tài nguyên rừng được thực hiện bởi cộng đồng. Cộng đồng có thể là chủ thể quản lý rừng hoặc cộng đồng tham gia quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, quản lý rừng cộng đồng là việc bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng có sự tham gia điều hành bởi cộng đồng, bất kể rừng đó có thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hay không Theo Luật Đất đai năm 2003, cộng đồng dân cư thôn bản cũng là một đối tượng được Nhà nước giao đất nông nghiệp nhưng một vấn đề cũng đang được thảo luận nhiều hiện nay là không phải bất kỳ cộng đồng dân cư thôn bản nào cũng được giao đất giao rừng, cần phải có những điều kiện nhất định để có thể giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản. Mặt khác, trên thực tế có nhiều địa phương sau khi cộng đồng được giao đất giao rừng nhiều năm mà vẫn không hề có các biện pháp quản lý bảo vệ hay tác động nào để phát triển rừng hay sử dụng rừng một cách hợp lý và bền vững. Do đó, nguồn tài nguyên rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm và chưa trở thành nguồn lực đóng góp cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  5. 2 Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này ngoài lý do nội lực của cộng đồng còn hạn chế thì việc thiếu những hướng dẫn quản lý rừng cho cộng đồng sau khi giao, không giúp họ lập được Kế hoạch quản lý rừng, xây dựng được Quy ước bảo vệ và phát triển rừng và thiết lập được Quỹ bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của thôn thì cộng đồng dân cư thôn sau khi nhận đất sẽ lúng túng và không thực hiện được mục tiêu giao rừng cho cộng đồng của Nhà nước đó là: quản lý rừng bền vững tài nguyên rừng và góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân. Từ thực tiễn cho thấy cộng đồng dân cư thôn hiện nay đã được công nhận là chủ thể quản lý rừng gắn với đất lâm nghiệp và được giao rừng gắn với đất lâm nghiệp, đồng thời việc quản lý rừng có sự tham gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là hình thức tổ chức quản lý rừng có tính khả thi về mặt kinh tế - xã hội, bền vững về sinh thái môi trường và tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Vì vậy, muốn quản lý tài nguyên rừng cộng đồng bền vững sau khi đã giao cho thôn bản thì cần thiết phải trả lời được ba câu hỏi là: Các nội dung quản lý rừng cộng đồng được hiện ở đâu và thực hiện như thế nào? Trách nhiệm và lợi ích của các thành viên trong cộng đồng khi tham gia các hoạt động quản lý rừng cộng đồng? Việc sử dụng và quản lý các nguồn tài chính có liên quan tới các hoạt động quản lý rừng cộng đồng như thế nào cho hợp lý? Tức là cần thiết phải thực hiện đầy đủ ba nội dung sau: Lập được Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng được Quy ước bảo vệ và phát triển rừng và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng từ đó làm cơ sở cho cộng đồng dân cư thôn quản lý tài nguyên rừng bền vững. Để góp phần xây dựng những tài liệu nhằm hướng dẫn các hoạt động trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, làm cơ sở cho thôn Mường Pồn 2 và Cò Chạy 2, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên quản lý rừng bền vững . Vấn đề nghiên cứu này được triển khai trên địa bàn rừng cộng đồng của hai thôn là Mường Pồn 2 và Cò Chạy 2 đã được huyện Điện Biên giao rừng gắn với đất lâm nghiệp để quản lý.
  6. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG NHẬN THỨC VỀ SỞ HỮU CÔNG CỘNG, LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG 1.1 Trên thế giới Trên thế giới trải qua một thời gian dài trong việc nỗ lực bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng người ta đã đi tới một nhận định rằng: thành công thường gắn với những mô hình nhỏ và độc đáo chứ không phải là những mô hình và công thức lớn lao; với những hành động phân cấp chứ không phải là sự kiểm tra của trung ương; với những thiết kế thích hợp với từng địa phương chứ không phải là những mô hình khoa học kỹ thuật phức tạp; với sự tham gia tích cực của người dân chứ không phải là tài trợ cho họ về tài chính. Việc quốc hữu hóa rừng hoặc tư nhân hóa rừng công cộng có thể cướp đi những diện tích tài nguyên rừng của người dân nghèo địa phương, nguồn sống và có khi đó chính là nguồn sinh tồn của họ. [21,T3] Theo FAO, cộng đồng được định nghĩa như là “những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể” hoặc là một nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung” còn lâm nghiệp cộng đồng được định nghĩa là “Là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp” Hình thức quản lý rừng cộng đồng đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp của loài người. Tuy nhiên sự thống trị của chế độ thực dân của người Châu Âu diễn ra trên diện rộng và kéo dài cho tới thế kỷ 20 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống quản lý cây và rừng cổ truyền ở nhiều địa phương. Chính sách thực dân đã đập tan các hệ thống quản lý cổ truyền về tài nguyên ở các địa phương cùng với những nguồn kiến thức bản địa về tài nguyên và hệ sinh thái nơi đó. Trong thời gian hậu thuộc địa, nhiều nhà quản lý sử dụng rừng vẫn chịu ảnh hưởng của những lực lượng từ bên ngoài và cũng góp phần không nhỏ trong việc làm suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới. [21,T7]
  7. 4 Một thực tế mà chúng ta có thể kết luận rằng, khi mà các cộng đồng dân cư không phải là nhân tố tham gia thực hiện quản lý rừng, họ không thấy được trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý tài nguyên rừng thì ở đó tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi chính phủ của các quốc gia giao quyền quản lý những khu rừng và tạo cơ hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng , khi đó những vấn đề như đói nghèo, suy thoái tài nguyên dần dần được đẩy lùi và cộng đồng địa phương sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng, thúc đẩy cho sự phát triển của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng. Tính đến thời điểm hiện nay lâm nghiệp cộng đồng đã trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất phần lớn những người bên ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra quyết định để giải quyết vấn đề đó. Kết quả đạt được đều không đáng khích lệ, sự quan tâm của cộng đồng thường theo thời gian mà lắng xuống. Rất ít các cộng đồng tiếp tục các hoạt động sau khi những người ngoài cuộc rút lui, và tất nhiên tính bền vững không đạt được. Giai đoạn thứ hai những người ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra phần lớn quyết định, nhưng họ đã bắt đầu tham khảo ý kiến của những người trong cộng đồng, thông qua các cuộc phỏng vấn. Kết quả là những người ngoài cuộc đã bắt đầu nhận thức được rằng những người trong cộng đồng có khá nhiều hiểu biết và thường có cách giải quyết vấn đề phù hợp và hiệu quả hơn. Giai đoạn thứ ba những người ngoài cuộc chỉ là những người hỗ trợ và thúc đẩy, còn những người trong cộng đồng là những những tích cực xác định vấn đề và đề ra các giải pháp. Cách làm này đã mang lại những kết quả đáng khuyến khích làm cho người dân trong cộng đồng tự nhận thức được vấn đề và chủ động trong việc đề ra các giải pháp mà họ có thể thực hiện được. Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu về các khía cạnh cải tiến chính sách, thế chế, cách tiếp cận, áp dụng công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa để phát triển quản lý dựa vào rừng cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia.
  8. 5 Ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường rất thành thạo khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc tham gia quản lý khu bảo tồn. Với những đặc điểm độc đáo về kinh tế, văn hóa và thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong quản lý sử dụng tài nguyên đã mang lại những hiệu quả to lớn trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Khái niệm về quản lý rừng bền vững đã được hình thành từ đầu thế kỷ thứ 18. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế-xã hội quản lý rừng bền vững đã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ thống sinh thái rừng và cuối cùng là quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Quản lý rừng bền vững là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát triển. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại với tương lai, và được xem như tổng hợp của hoạt động sản xuất bao gồm bảo vệ nguồn nước, đất, các khu văn hóa cũng như việc cung cấp gỗ. Theo định nghĩa của tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội. [4] Theo Tiến trình Hensinki, quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình hiện tại và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và cũng không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác. [4]
  9. 6 Tuy nhiên khái niệm về quản lý rừng bền vững của Uỷ ban Quốc Tế về Môi Trường và Phát Triển được đưa ra vào năm 1987 được chấp nhận rộng rãi đó là: “Quản lý bền vững là việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hướng tới khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai”. Tuy có nhiều quan điểm khác về vấn đề quản lý rừng bền vững, nhưng tựu chung đều có ý nghĩa như sau: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội”. Tức là đảm bảo sự bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Bền vững kinh tế: Là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao. Bền vững về mặt xã hội là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương. Bền vững môi trường là đảm bảo kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác. 1.1.1 Châu Á Rừng ở châu Á được coi là một trong những tài nguyên công cộng quan trọng nhất, quản lý rừng tập thể bàn tới mọi phương thức quản lý rừng dựa trên cơ sở nhóm. Nó gồm bất cứ tình huống nào, trong đó trách nhiệm quản lý đã được giao cho một nhóm hoặc tập thể đặc biệt như dòng họ, bộ tộc hoặc đẳng cấp (quản lý thôn xã), một làng bản hoặc cộng đồng… Quản lý rừng tập thể bàn tới cách sắp xếp theo đó một số nhóm người nhất định sẽ nắm lấy một số quyền về đất và cây rừng cùng với những sản phẩm của chúng. Trách nhiệm quản lý rừng được giao chung cho một nhóm địa phương. Như vậy, quản lý rừng tập thể cở sở dựa trên sở hữu công cộng hoặc quyền lợi được giao cho những tổ chức chung, thường gắn với
  10. 7 những nhóm nhỏ như thôn bản hoặc dòng họ[21,T28]. Quản lý rừng cộng đồng ở Châu Á thường được quan tâm chú ý ở một số nước như: - Tại Nepan việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong đó có rừng và các tài sản khác thường gắn với các thôn bản nhỏ và hiu quạnh. Khi tìm hiểu tính chất của việc quản lý tài nguyên rừng ở cấp thôn bản thì thấy chúng đều có những nét chung và chúng thường có hiệu lực, đặc biệt là về mặt bảo vệ. Các chỉ tiêu về quy chế tổ chức, phần nào dựa trên sự thống nhất ý kiến của những người sử dụng là phần quan trọng nhất của tất cả những hệ thống quản lý rừng bản địa. Và những hệ thống quản lý rừng bản địa này chỉ mới được xây dựng từ năm 1950. Từ năm đó tới nay Chính phủ Nepan đã có một thay đổi mạnh mẽ về thái độ đối với rừng vùng đồi, đây là một sự chuyển biến sâu sắc do nạn tàn phá rừng ngày càng rõ nét và ảnh hưởng của nó tới đời sống nông thôn ngày nay. Đầu tiên là việc thi hành luật bảo vệ phát triển rừng thông qua hệ thống pháp luật của chính phủ, nhưng việc đó đã thất bại. Sau đó đã có nhiều thay đổi về chính sách, luật lệ chuyển việc quản lý rừng cho chính những người sử dụng chúng ở thôn bản. Arnold (1986) [21] đã trình bày những tiến bộ mà chính phủ Nepan đạt được khi tổ chức lâm nghiệp cộng đồng tại vùng đồi của Nepan thông qua dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng qua báo cáo “Quản lý tập thể rừng vùng đồi ở Nepan: Dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng” Mục tiêu của dự án này là tăng thêm nguồn cung cấp củi, thức ăn gia súc, cỏ và gỗ thông qua việc trao trách nhiệm rộng hơn về quản lý và bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phương. Tài liệu này có nói tới một sáng kiến của Nepan đã đưa ra một khuôn khổ có khả năng vận dụng được để phát triển các hệ quản lý rừng sản xuất địa phương thích hợp với các nhu cầu hiện nay, khuôn khổ đó xây dựng trên các truyền thống và phương thức địa phương để quản lý rừng cộng đồng. Số liệu điều tra cho thấy rằng rừng được nhiều sự ảnh hưởng tốt khi có sự quản lý tích cực của người sử dụng địa phương. Rừng được cải thiện rõ khi có sự kiểm tra thu hoạch của địa phương do các cộng đồng đề ra những quy định thời gian và các diện tích có hạn chế và các công cụ được phép sử dụng, ngược lại rừng tiếp tục bị thoái hóa khi chỉ có chính phủ đề ra các kiểm tra theo thường lệ
  11. 8 như lệ phí mà người sử dụng phải trả và bài cây để chặt hạ. Mặc dù những kinh nghiệm của chương trình này đến nay vẫn còn hạn chế nhưng những việc đã làm được của chương trình này cũng coi là một sự khởi đầu đáng phấn khởi. Hobley (1987) Lâm nghiệp cộng đồng không nên được định nghĩa bằng quy mô hoặc sản phẩm cuối cùng mà ở chỗ là quyền đề xuất quyết định nằm ở đâu. Sự tham gia và kiểm tra của dân trong việc thành lập, duy trì, hưởng lợi và phân phối các lợi ích là những lợi ích tiên quyết cho một chương trình lâm nghiệp cộng đồng đúng đắn. Kết quả điều tra cụ thể tại hai thôn bản của Nepan thông qua Dự án lâm nghiệp song phương giữa Nepan và Australia là dân bản luôn luôn coi rừng là tài sản sở hữu của cộng đồng, tuy nhiên lâm nghiệp cộng đồng muốn có được những thành công thì cần phải có sự thay đổi sâu sắc về mặt xã hội tại Nepan. [29] Theo Gilmour, D.A King, G.C và Hobley (1989) [21] đã mô tả hai kiểu động cơ khác nhau nhưng song song tồn tại bên nhau trong phát triển lâm nghiệp ở Nepan đó là: “Phát triển lâm nghiệp hướng về trung ương” và “Phát triển lâm nghiệp hướng về người dân”. Để nâng cao việc quản lý rừng công cộng có hiệu quả một số chương trình của Chính phủ Nepan đã phát triển theo hình mẫu “hướng về rừng” để khắc phục hiện tượng tàn phá rừng do sự tác động cộng hưởng của chính sách lâm nghiệp không hoàn chỉnh, áp lực của dân số và sự ô nhiễm môi trường. Qua báo cáo của Leuschner, tác giả đã khẳng định rằng việc hợp tác giữa cư dân địa phương với cán bộ cấp huyện là rất quan trọng để thành công trong các dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng và nó có thể trở lên dễ dàng bằng cách thu hút các nhóm người dân đó vào việc lập kế hoạch phát triển địa phương. Tiêu chuẩn chính cho sự thành công của dự án lâm nghiệp cộng đồng đó chính là việc quan tâm đến sự thích nghi một hệ thống quản lý cộng đồng với các điều kiện và nhu cầu của người dân địa phương. - Tại Ấn độ, mặc dầu quá trình hiện đại hóa mang lại nhiều lợi ích cho những thôn bản nằm xung quanh trung tâm chính trị Delhi thì nó cũng đã mang lại một sự bùng nổ về dân số, làm đảo lộn cân bằng tài nguyên và cũng dẫn tới sự tan rã của
  12. 9 các tổ chức cổ truyền như các cộng đồng thôn bản. Ngày càng có sự chuyển mạnh đất công từ sở hữu cộng đồng sang các phương thức sử dụng tư và cả sự chuyển thể đất công từ đất trồng trọt và chăn nuôi sang các phương thức sử dụng khác. Kết quả là diện tích đất hoang hóa ngày một gia tăng. Trong thế kỷ 19, có tới 2/3 đất đai Ấn độ đều đặt dưới sự kiểm tra của cộng đồng nhưng quá trình tư nhân hóa và nhà nước sung công đã làm giảm tỷ lệ đó. Nhiều hình thức bản địa và cổ truyền của phương thức quản lý tài nguyên sở hữu công cộng đã bị suy yếu và tan rã, tuy nhiên chúng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp và trong đời sống của dân nghèo. Do đó, để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công cộng bền vững chính phủ Ấn Độ cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách và các sự yếu kém, sai sót của các luật lệ hiện hành cũng như hạn chế việc khuyến khích tiếp tục tư nhân hóa.Vào đầu những năm 1970, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản để giảm sức ép đối với việc tàn phá rừng. Trong khoảng 15 năm, Chính phủ đã đầu tư khoảng 400 triệu USD cho chương trình này. Các vườn ươm được thiết lập với sự tham gia của người dân. [21, T78, T57] Tại bang Tây Bengal, quản lý rừng cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của những người dân nghèo vùng nông thôn, lâm nghiệp cộng đồng đã ra đời từ những năm cuối của thập kỷ 90. Trên đất lâm nghiệp, Chính phủ và cộng đồng địa phương cùng quản lý các nguồn tài nguyên, sau đó các sản phẩm gỗ sẽ được chia theo một tỷ lệ hợp lý, còn các sản phẩm phụ được giao cho cộng đồng sử dụng. Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút người dân và lợi ích của người tham gia. Tại bang Madhya Prades đã trao một phần lớn quyền gia dụng đất của Nhà nước cho người dân mà không tiến hành thu lệ phí. Đất quốc gia được mọi người tự do chăn thả và không bị giới hạn trừ khi chính phủ hoặc hội đồng địa phương đòi lại và dành cho một dự án đặc biệt khác. Quyền hưởng thụ truyền thống cho phép người dân sống tại rừng được xác định là rừng bảo vệ chăn thả và thu hái đặc sản rừng không giới hạn ngay cả đối với những khu rừng còn được quy định là rừng
  13. 10 cấm. Chính phủ dành cho mình quyền được chặt hạ bất cứ loài cây và tre trúc quý giá nào hiện có trên đất tư. Việc quản lý đất công hầu như hoàn toàn dành cho việc bảo vệ, việc phân chia quyền thu hoạch giữa nhà nước và người dân trên những miếng đất công đó. [21, T63] Theo lịch sử ở Ấn Độ có nhiều loại rừng lăng miếu và chúng phục vụ nhiều mục đích tinh thần và tôn giáo. Những rừng này đều được các tổ chức tôn giáo hoặc nhóm cộng đồng địa phương quản lý, đồng thời người dân địa phương ở Ấn Độ đã bảo vệ được các đám rừng có diện tích từ 0.5 – 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị thần của lùm cây.Việt thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó hình thành từ những xã hội chuyên săn bắt và hái lượm và việc lấy bất kỳ một sản phẩm nào ra đều là cấm kỵ và nó cũng đã góp phần vào việc duy trì và mở rộng tài nguyên rừng. [21, T65] Ở đất nước này còn tồn tại khái niệm “Nistar” là quyền hưởng thụ cổ truyền các lâm sản như củi, gỗ và tre nứa. Vào nửa cuối thế kỷ 19, theo thông tục ở Ấn Độ mỗi làng được cấp một diện tích đất hoang hóa và đất rừng bằng hai lần diện tích đất canh tác của thôn bản. Tất cả các diện tích rừng thừa ra đều được chỉ định là rừng cấm và được quản lý theo Luật Lâm Nghiệp Ấn Độ. Guha (1989), Rừng núi không yên ổn: Thay đổi sinh thái và sự chống đối của nông dân tại Himalaya) [27] cách đây trên một trăm năm, tại vùng đồi Himalaya phong trào quần chúng “ôm giữ lấy cây” (chipko) như là một cố gắng nổi bật của người dân địa phương để cứu vãn tài nguyên rừng đang bị suy sụp và chống lại chính sách của Chính phủ đã cho phép những người ngoài cuộc tới chặt hạ cây cối theo mục đích thương mại của họ. Theo Basu, N.G (1987) [21] đề nghị chính phủ cần có một chính sách lâm nghiệp mới cùng với một cách nhìn mới để ngăn chặn quá trình phát triển đồi trọc và để lôi cuốn nhân dân tham gia vào phong trào tái sinh rừng. Việc phát triển cơ sở hạ tầng như mạng lưới đường giao thông đã là một cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm của các nguồn tài nguyên tự
  14. 11 nhiên. Cho dù đó là một sự phát triển lành mạnh, nhưng nó cũng đã tạo nên một sự tăng trưởng quá nhanh về mức độ khai thác tài nguyên. Sự gia tăng dân số đã làm tăng áp lực đến đất đai hiện có làm cho diện tích đất có rừng giảm sút. Hơn nữa, việc sử dụng quá mức, khai thác đất một cách lạm dụng cũng đã dẫn tới sự thoái hóa về chất lượng đất. Kết quả là các diện tích rừng cộng đồng bị thu hẹp và không có cơ chế quản lý hợp lý, đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng ở các vùng đất rừng cộng đồng nông thôn trong khi đó vai trò của rừng cộng đồng đối với đời sống của người dân nghèo vùng nông thôn chiếm một vị trí quan trọng. Khái niệm lâm nghiệp cộng đồng được xuất hiện đầu tiên tại nước này vào những năm 70 của thế kỷ 20. Các chương trình lâm nghiệp xã hội ở Ấn Độ đã đạt được một ý nghĩa lớn trong việc phát triển nông thôn, Chương trình nhằm mục đích xây dựng nhiều rừng trồng trên “đất hoang hóa” tư nhân, công cộng hoặc nhà nước ở các vùng nông thôn. Tài nguyên rừng công cộng là tài nguyên rừng được các thành việc cộng đồng sử dụng chung, không phải trả lệ phí sử dụng, không ai có quyền sở hữu cá nhân hoàn toàn về chúng, có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc nâng cao và ổn định lợi tức, công ăn việc làm và sự sinh tồn của cộng đồng làng bản. Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất cả những sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ thì có sự khác nhau giữa các bang theo một tỷ lệ hợp lý. Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút người dân và lợi ích của người tham gia. Mục đích của các chương trình lâm nghiệp xã hội tại Ấn Độ tập trung giải quyết một số vấn đề như: Giúp đỡ dân nghèo và cố nông được quyền hưởng thụ các tài sản công cộng của thôn bản và đất đai của cơ quan lâm nghiệp trên đó họ có thể trồng các loài cây rừng và các loài cỏ thích hợp; Tuyển chọn các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cho từng khu sinh thái cụ thể; Tổ chức các cộng đồng địa phương để tiến hành phát triển có hiệu quả công tác lâm nghiệp xã hội.
  15. 12 - Tại Indonesia, người dân ở vùng Kalimanta có tập quán canh tác du canh, lúc ban đầu du canh được tiến hành tại các khu rừng tự nhiên, sau đó các diện tích rừng thứ sinh cũng được sử dụng, từng bước các hộ gia đình đã bắt đầu đòi hỏi quyền được sở hữu nương rẫy và đất bỏ hóa. Với áp lực dân số ngày càng gia tăng những quyền lợi đó được mở rộng cho thế hệ tiếp theo. Những nguồn lâm sản phụ như song mây, gỗ trầm hương và tổ ong đã có sự cạnh tranh và không thỏa hiệp về lợi ích giữa người dân địa phương và những người bên ngoài. Tại miền Nam và Tây Sumatra, các thành viên cộng đồng có quyền thu hái lâm sản và mở nương làm nông nghiệp trên đất rừng của làng, trong đó một số đám rừng được giữ lại và không ai được đụng chạm tới chúng. [21, T68, T76] Tại Tiamor, Indonesia, tất cả đất đai được công khai xếp vào loại adapt tức là đều thuộc quyền sở hữu của địa chủ lớn địa phương, mãi cho tới cuối thế kỷ 20 những người nông dân mới được hưởng quyền sử dụng đất. Vào những năm 1940 và 1950, tại huyện Amarasi, người ta đã đề ra nhiều bước để cải tiến việc quản lý đất đai. Những biện pháp đó đều dựa trên bộ luật Adat và sau đó được luật lệ nhà nước củng cố để thi hành tại 64 thôn bản của huyện. Chúng gồm có nghĩa vụ trồng các hàng cây Keo dậu (Leucaena leucocephala) theo các đường đồng mức trên các lô nương rẫy trước khi bỏ hóa, và một phần sử dụng đất tách rời các khu canh tác với các khu lâm súc dành cho chăn thả. [21, T83] Mặc dù, thành công của các hệ quản lý tập thể được đảm bảo tốt nhất với những nhóm nhỏ, các ví dụ nêu trên cho biết rằng quản lý rừng cộng đồng cũng đã phát triển tại các cộng đồng lớn hơn. Tuy nhiên, việc đó cũng đòi hỏi phải tăng cường xác định chính xác và thực hiện các thủ tục dành cho việc kiểm tra theo dõi và thi hành luật lệ đề ra. Năm 1991, chương trình phát triển làng lâm nghiệp được hình thành và đến năm 1995 được đổi tên thành chương trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ lâm nghiệp Inđônêsia quản lý. Trong nội dung của chương trình này đã yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải góp phần phát triển nông thôn và bảo vệ rừng với ba mục tiêu chính là: Cải thiện điều kiện sống cho người dân sống
  16. 13 ở trong và ngoài khu vực canh tác gỗ, nâng cao chất lượng và năng suất của rừng và bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. - Tại miền núi ở Nam Á thường có một mắt xích chặt chẽ theo cổ truyền giữa đất nông nghiệp tư và rừng. Rừng cung cấp những vật tư quan trọng cho toàn bộ việc kinh doanh trang trại như phân xanh, năng lượng củi đun nấu, sưởi ấm và cho cả việc xây dựng nhà cửa, chuồng trại dưới dạng gỗ xây dựng và nhà cột. Rừng cũng là đất đai chăn thả và cung cấp thức ăn gia súc cho toàn bộ vật nuôi của nông dân trong đó có trâu, bò, dê, cừu là thành phần quan trọng của hệ canh tác địa phương. Mối quan hệ khăng khít giữa con người, đất đai, gia súc với rừng trong đó nội bộ các hệ canh tác sinh tồn đã dẫn tới một loạt tổ chức địa phương nhằm quản lý rừng công cộng trên phần đất lớn của lục địa này. Các phương thức quản lý rừng không chỉ hướng về việc thu lượm các sản vật của gỗ mà còn hướng tới việc kiểm tra thu hái thức ăn gia súc và chăn thả trong rừng. Nhiều phương thức quản lý như luân canh đồng cỏ, chăn thả gia súc, hoặc chặt cụt ngọn cành cây để nuôi gia súc tại chuồng thường được vận dụng và bô sung thay thế cho cách chăn thả tự do suốt đêm ngày. - Tại Chiang Mai – Thái Lan, tháng 9/2001 đã tổ chức một hội thảo quốc tế về lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhìn chung việc phân chia lợi ích hay còn gọi là quyền hưởng lợi giữa những người dân cộng đồng bản địa với Nhà nước và các tổ chức bên ngoài cộng đồng ở những nước này vẫn đang là quan hệ mâu thuẫn gay gắt nhất. Phần lớn các nước này đều đang phải gánh chịu hậu quả của cách can thiệp từ trên xuống trong việc quản lý tài nguyên mà không quan tâm tới truyền thống địa phương, kinh nghiệm và khả năng của người dân. Do chưa có những thỏa thuận hợp lý giữa những thành viên bên ngoài và bên trong cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và phân chia các lợi ích từ rừng nên dẫn đến hậu quả là tài nguyên rừng và đất rừng ngày càng bị suy giảm. Người dân cộng đồng địa phương cũng
  17. 14 như là các tổ chức bên ngoài cộng đồng của các nước trên hầu hết đều có những biện pháp cố gắng duy trì nguồn tài nguyên đã bị suy thoái những chưa đạt được hiệu quả. Do đó hầu hết các nước này đều đang phải thử nghiệm thực hiện một số các chương trình, hoặc cải thiện chính sách nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa mong muốn của người dân bản địa với cùng với lợi ích của quốc gia như là sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.2 Châu Mỹ La Tinh Châu Mỹ La Tinh là vùng còn nhiều rừng che phủ nhất trong các nước đang phát triển, với 996 triệu ha rừng và độ che phủ lên tới 48%. Hơn một nửa rừng nhiệt đới trên thế giới hiện còn nằm ở khu vực này. [21, T194] Rừng rõ ràng là có tầm quan trọng về kinh tế, sinh thái và xã hội trong việc phát triển đất nước. Thế nhưng ở các nước Châu Mỹ La Tinh, người ta đã lơi là các hoạt động lâm nghiệp và những hoạt động dựa vào tài nguyên rừng trong các kế hoạch phát triển của họ.Với tốc độ tàn phá rừng rất nhanh tại Châu Mỹ La Tinh diện tích rừng đã giảm xuống nhanh chóng kéo theo hàng loạt những vấn đề khó khăn như: xói mòn đất, nguồn nước cạn kiệt, sự tuyệt chủng và biến mất của một số loài động thực vật. Cùng với đó là hiện tượng trái đất nóng lên và việc thất thiệt tài nguyên di truyền. Để ngăn chặn và giải quyết hậu quả của nạn phá rừng, các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh đã thực hiện theo hai hướng: một là nhà nước nắm lấy quyền quản lý rừng, hai là trao trách nhiệm quản lý vào tay những người sử dụng, theo tập thể và theo cá nhân và kết quả là việc gắn các nhóm cộng đồng vào các chương trình tự quản để tự họ tạo nên khả năng sử dụng rừng lâu dài và góp phần vào việc chấn chỉnh lại những tổn thất về môi trường và xã hội mà việc khai thác rừng hàng loạt đã gây ra đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Đối với các nhóm bản địa và tộc người Mestizo ở Châu Mỹ La Tinh, rừng theo cổ truyền xa xưa là nơi người dân có thể đi săn bắt động vật và côn trùng đồng thời thu hái các loài cây và nhiều sản phẩm vô cơ khác. Cây rừng được sử dụng làm vật liệu xây dựng, cung cấp dược liệu, lương thực thực phẩm, hương liệu, các chất
  18. 15 nhuộm, gôm và nhựa. Côn trùng được săn bắt như là nguồn chất đạm (protein) và cũng được dùng để khống chế các nạn dịch côn trùng. Quyền được hưởng thụ các tài nguyên rừng cho phép người dân bản địa phát triển nhiều phương pháp tạo ra được nguồn lợi tức, làm giảm sự lệ thuộc của họ vào các chương trình hỗ trợ của nhà nước. [21, T199] Hecht, S.B và Cockburn,A (1989, the fate of forest, số phận của rừng) đã chỉ rõ ra rằng, phần lớn rừng Amazon là sản phẩm do các hoạt động của con người, con người tác động vào các môi trường rừng để phục vụ cho mục đích của mình. Các khu rừng trên thực tế đã được quản lý và chúng ta có thể hiểu được các cơ chế quản lý đó qua cơ sở sinh thái và nhân văn của nhân dân bản địa và những người Mestizo. [21,T237] - Tại Châu Mỹ hiện có nhiều điển hình về quản lý rừng và nông lâm kết hợp do các cộng đồng địa phương thực hiện. Đó là phương thức làm nương bỏ hóa tại vùng Amazon của dân bản địa và phương thức nông lâm kết hợp Huastec tại Mexico của người Mestizo. Ở phương thức làm nương bỏ hỏa của hai bộ lạc Amuesha và Bora đều sử dụng hệ thống nông nghiệp mà trên thực tế là một sự chuyển hóa của một hệ canh tác hoa màu ngắn ngày sang một hệ nông lâm kết hợp dài ngày. Mặc dù phần lớn việc quản lý đều do các gia đình đơn lẻ thực hiện nhưng trang trại thì không có ranh giới vĩnh cửu, các đám nương do một gia đình canh tác thường nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên mảnh đất thuộc quyền quản lý của cộng đồng. [21, T201] Hệ sinh thái nông lâm nghiệp của người Huastec thường bền vững và tạo điều kiện cho rừng tái sinh và đảm bảo được các tài nguyên tự nhiên để sử dụng sau này. Người Huastec tạo nên các đám rừng thứ sinh và nguyên sinh kết hợp với việc gây trồng cây nhập nội như cà phê, một số luân canh theo kiểu gắn việc sản xuất ngô với rừng thứ sinh đang diễn thế. [21, T225] - Tại Bolivia, mô hình phát triển quản lý tài nguyên rừng đều tập trung vào việc tổ chức các hợp tác xã lâm nghiệp, người ta đã tiến hành xây dựng thêm các
  19. 16 xưởng cưa để tạo thêm lợi tức, kết hợp với việc quản lý rừng nhằm đạt được tính sản xuất bền vững. Mặc dầu cây rừng được tập thể quản lý, người ta vẫn cần có giấy phép khai thác do các nhà đương cục của chính phủ Bolivia cấp phát hàng năm. Cộng đồng dành lại những loài cây nhập nội và có giá trị cao đề xây dựng một quỹ tiết kiệm chỉ được dùng tới khi rất cần thiết. [21, T210] - Tại Peru, Chương trình quản lý tài nguyên Selva Trung ương, năm 1980 được phát triển, chương trình này nhằm vào việc quản lý tài nguyên rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn với mục tiêu là tạo ra nguồn công ăn việc làm và lợi tức bằng tiền cho các thành viên cộng đồng đồng thời bảo tồn các rừng tự nhiên của cộng đồng được quản lý. [21, T211] - Tại Braxin, việc nghiên cứu nhóm người Indieng Kapor tại miền đông Amazon, Braxin đã chứng minh rằng các nhóm bản địa đã xử lý hệ động thực vật và cuối cùng đã làm tăng được tính đa dạng sinh học. Điều đó góp phần vào việc duy trì và nâng cao khả năng cung ứng của rừng cho con người trong thời gian dài. [21, T226] - Tại Mexico sự tham gia của nông dân vào việc quản lý, bảo vệ và nâng cao tài nguyên rừng được thực hiện của một chính sách có tên là “Kinh tế lâm nghiệp thôn xã” đã cho thấy sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương đã là chìa khóa cho sự thành công của các chương trình mong muốn phát triển tài nguyên rừng cộng đồng. [21, T238] Nhìn chung tại châu lục này đã và đang song song tồn tại hai hệ thống quản lý rừng đó là hệ thống quản lý rừng địa phương, được tồn tại và duy trì do sự tích lũy kiến thức bản địa của người dân trong việc xây dựng các thành phần trong hệ thống đó và hệ thống quản lý rừng gắn với bên ngoài, hệ thống này thường gắn liền với sự hỗ trợ về khoa học và tài chính từ bên ngoài cộng đồng với mục tiêu cuối cùng là nhằm vào các hệ sinh thái và thúc đẩy người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Sự cạnh tranh về mặt hưởng những lợi ích từ rừng của những người dân trong cộng đồng với Nhà nước và các tổ chức bên
  20. 17 ngoài ở Châu lục này đã ít gay gắt hơn và bắt đầu bước sang giai đoạn hợp tác cùng phát triển. Các chương trình thường chú trọng việc tham khảo và sử dụng những ý kiến người dân ở tại cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng 1.2. Ở Việt Nam Hoạt động giao đất giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn bản để bảo vệ, phát triển nhằm sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên rừng tại nước ta được thực hiện trong một số năm gần đây. Xét về nguồn gốc hình thành thì rừng và đất rừng cộng đồng ở Việt Nam được hình thành từ ba loại chính sau đây: 1. Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời nay: Đây là các loại rừng quản lý theo truyền thống được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên phương thức quản lý rừng cộng đồng của các đồng bào dân tộc thiểu số. Về mặt pháp lý, quyền sở hữu và sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế nó đã được điều tiết một cách không chính thức bởi các luật tục truyền thống. Hiệu lực của các luật tục được thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau giữa xã hội và tâm linh. 2. Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài. Đối với những diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng, các thành viên của cộng đồng cùng đầu tư, quản lý và hưởng lợi, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có hưởng lợi giữa các thành viên của cộng đồng. 3. Rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức nhà nước. Đây là hình thức cộng đồng nhận khoán theo quy định tại Nghị định 01/CP (1995) của Chính phủ, các tổ chức giao khoán cho cộng đồng chủ yếu là lâm trường quốc doanh, ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; ban quản lý các dự án 327, 661 và các dự án khác. Nhìn chung loại hình nhận khoán rừng này, về thực chất, cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài những công việc thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán cộng đồng không có nghĩa vụ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0