Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu lựa chọn tập đoàn cây trồng cảnh quan cho thành phố Lào Cai
lượt xem 3
download
Nội dung chính của luận văn là điều tra hiện trạng cây trồng đường phố trên địa bàn thành phố Lào Cai; Xác định cơ sở thực tiễn và tiêu chí để lựa chọn cây trồng cảnh quan cho đường phố thành phố Lào Cai; Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và phát triển cây trồng đường phố của thành phố. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu lựa chọn tập đoàn cây trồng cảnh quan cho thành phố Lào Cai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH TUÂN NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TẬP ĐOÀN CÂY TRỒNG CẢNH QUAN CHO THÀNH PHỐ LÀO CAI ¬ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH Hà Nội, 2011
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây xanh được xem là một trong những nhân tố quan trọng để bảo vệ và cải thiện môi trường. Nó không chỉ có tác dụng như một “hệ thống lọc” khổng lồ làm giảm hàm lượng bụi, hấp thụ các khí độc, một “Máy điều hòa khí hậu” có tác dụng giảm biên độ nhiệt, giảm tốc độ gió, giảm tiếng ồn, tăng độ ẩm không khí…mà còn đem lại vẻ đẹp cảnh quan, có tác dụng tốt đến trạng thái tinh thần, cải thiện tình hình sức khỏe cho con người. Việc đưa cây xanh vào trồng trong các khu dân cư, đường phố, công sở, trường học, khu công nghiệp và các khu công viên, vườn hoa đem lại những yếu tố tích cực cho cuộc sống con người. Đối với thành phố Lào Cai nằm phía Tây Bắc của tổ quốc là nơi cửa ngõ giao thương với Trung Quốc và là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lào Cai và cả vùng Tây Bắc nước ta, là thành phố vùng biên tiếp nhận sự giao lưu của các nền văn hóa Việt Nam và các dân tộc khác sống trong quanh vùng. Lào Cai là một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ đối với người nước ngoài mà còn gây được sự chú ý của đại đa số người dân trong cả nước. Vì vậy, việc xây dựng thành phố Lào Cai trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp và trở thành đô thị loại II trong thời gian tới mở ra trang sử mới đánh dấu sự phát triển của thành phố vùng biên này. Thành phố Lào Cai là thành phố trẻ được thành lập từ năm 2005 và là một trong những đô thị đã, đang và cần được ưu tiên đầu tư. Để thành phố Lào Cai xanh, sạch và đẹp cần phải có sự lựa chọn cụ thể về hệ thống cây xanh cảnh quan đô thị của thành phố. Tuy nhiên, việc trồng cây xanh đô thị gặp phải vấn đề tự phát, thiếu quy hoạch về loài, nên loài cây trồng không hợp lý, cây trồng không đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật, trồng không đúng vị trí. Dẫn đến việc cây trồng không đảm bảo (cây rụng lá theo mùa, cây sinh
- 2 trưởng phát triển chậm, cây hay đổ gẫy, rễ cây nổi phá hoại công trình ngầm…). Do vậy cần phải lựa chọn cây trồng cảnh quan phù hợp với mục đích lấy bóng mát, giảm ô nhiễm môi trường và tăng vẻ đẹp cho thành phố. Với thành phố Lào Cai việc phải tiến hành quy hoạch lựa chọn cây xanh cảnh quan ngang tầm với quy hoạch đô thị khác là cần thiết góp phần xây dựng hệ thống cây xanh cảnh quan bền vững đạt chất lượng cao về cảnh quan và môi trường. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu lựa chọn tập đoàn cây trồng cảnh quan cho thành phố Lào Cai” để góp phần giải quyết thực trạng nêu trên.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cây xanh là hết sức quan trọng đối với cư dân đô thị trên nhiều phương diện. Các đô thị nói chung luôn là nơi tập trung mật độ dân số cao hơn các vùng khác, ở đó lại là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ khác...Vì vậy, thường bị ô nhiễm bởi khói bụi, khí độc, tiếng ồn, nước thải...đặc biệt là thải ra lượng lớn các bon vào khí quyển, chúng làm nhiệt độ ở đó tăng lên, làm mất cân bằng sinh thái tạo ra các hiệu ứng nhà kính rất bất lợi cho sức khỏe con người… Trồng cây xanh là biện pháp tốt nhất để cải tạo điều kiện tự nhiên, khí hậu, bảo vệ môi trường sống. Cây xanh có thể giúp chúng ta giảm thiểu được hiện tượng này vì cây xanh có khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời, hấp thụ các bon, làm mát không khí xung quanh do quá trình thoát hơi nước...đã có nhiều nghiên cứu về lợi ích của cây xanh đối với môi trường nói chung và đô thị nói riêng. Theo số liệu quan trắc của Cục Lâm viên Thượng Hải. Mùa hè, cây xanh có thể hấp thụ 60 - 80% năng lượng ánh sáng mặt trời khi đi qua tán lá và nhiệt độ dưới tán thấp hơn so với nơi đất trống 30C, nhiệt độ bề mặt thảm cỏ thấp hơn bề mặt đất 6 - 70C và thấp hơn so với mặt đường nhựa 8 - 200C. Bề mặt tường có dây leo bám có nhiệt độ thấp hơn so với mặt tường bình thường 50C. - Những loài cây gỗ đặc biệt là những loài cây có tán lá, vỏ dầy và hàm lượng nước nhiều có thể làm tăng độ ẩm không khí xung quanh từ 4 - 30%. - Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thì lượng nước bốc hơi thường gấp 300 - 400 lần trọng lượng cây. - 1 mẫu rừng cây lá rộng lượng nước bốc hơi trong một mùa sinh trưởng khoảng 160 tấn nhiều gấp hơn 2 lần lượng nước bốc hơi từ bề mặt nước biển có cùng diện tích và vĩ độ. Độ ẩm không khí trên tán cây nơi có
- 4 trồng cây xanh thường cao hơn so với nơi không có cây xanh khoảng 10% - 20% [9]. Mà theo Grey _1978: Vùng đô thị nóng hơn ngoại ô xung quanh trung bình từ 0,50C - 1,50C. Điều này gây bất lợi vào mùa hè bởi sự thiếu thảm xanh, mà vai trò chính của cây xanh là hấp thụ bức xạ mặt trời, làm mát không khí xung quanh qua quá trình bốc hơi nước. Thảm xanh điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả của chúng tùy thuộc vào mật độ lá của loài cây, dạng của là, cách phân cành của cây. Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ độ ẩm. Lượng bốc hơi này có thể so sánh với 5 máy điều hòa không khí nên cây xanh còn gọi là “ nhà máy điều hòa không khí tự nhiên”[15]. Cây xanh kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm chệch hướng và lọc gió. Sự bố trí cây xanh làm giảm tốc độ gió và gia tăng sự chịu đựng đối với luồng gió. Mức độ bảo vệ gió cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng xuyên qua, sự xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió. Cây lá kim với lá dầy thì chắn gió tốt nhất với hướng Bắc và hướng Tây - nơi đòi hỏi bảo vệ đối với gió mùa đông. Cây là rộng thích hợp đối với phía Nam và phía Đông để chống gió nóng, khô trong mùa hè. Dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời, diệp lục tố trong lá cây hấp thụ CO2 và giải phóng O2 thông qua quá trình quang hợp. Theo kết quả nghiên cứu 1ha rừng cây lá rộng mỗi ngày có thể hấp thụ 1 tấn CO 2 và giải phóng 0,73 tấn O2 .Nếu lấy con số tính toán, mỗi người trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ 0,75kg O2 cho quá trình hô hấp thì mỗi người phải cần đến 10m2 diện tích cây xanh. Nhưng trong thực tế thì lượng O2 trong không khí còn bị tiêu hao do nhiều hoạt động khác thí dụ như dùng cho đốt cháy nhiên
- 5 liệu…Do vậy, trong điều kiện như đô thị nhiều người, khuyến cáo rằng diện tích đất xanh trên đầu người nên từ 30 - 40m2/người; theo đề xuất của tổ chức môi trường Liên hiệp quốc thì diện tích đất xanh trong đô thị nên là 60m2/người[9]. Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay không mong đợi, nhưng tiếng ồn là một phần của cuộc sống đô thị và là một loại ô nhiễm không trông thấy. Lá, cành cây xanh ngăn được tiếng ồn. Các sóng âm thanh được hấp thụ một cách hiệu quả bởi lá cây dầy và mọng nước, có cuống lá vì đặc trưng này cho phép mức độ co dãn và rung động cao hơn. Âm thanh cũng bị khúc xạ và đổi hướng bởi các cành cây to và thân cây. Dải cây rộng 20m có thể giảm cường độ tiếng ồn từ 4 - 8dB, nếu dải rừng hỗn giao có độ tàn che 0.6 - 0.7, rộng 60m có thể giảm cường độ tiếng ồn 15dB[9]. Các chất gây ô nhiễm không khí khá đa dạng gồm cả 3 dạng: khí , lỏng, rắn. Vai trò của cây xanh là ngăn chặn và giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm. Một số nghiên cứu cho thấy: - NO2 , NO được hấp thụ bởi bộ lá của cây xanh để lấy N; CO được thảm thực vật thân gỗ làm giảm nồng độ trong không khí (Smith,1976). - SO2 trong không khí được cây thân gỗ hấp thụ một phần, tuy nhiên nó cũng gây tổn hại không ít cho bề mặt lá (Lampadius). - NH3 được cây trồng hấp thu và sử dụng cho việc nitrogen hóa (Smith & Dochinger, 1978). - O3 được thảm thực vật hấp thu và làm giảm lượng trong không khí một cách nhanh chóng. Smith & Dochinger (1978), đã có báo cáo rằng một khu rừng có thể làm giảm 1/8 lượng O3 chỉ trong 1 giờ. Cây cao có thể loại bỏ được nhiều O3 hơn cây thấp, cây càng nhiều lá to, khí khổng càng nhiều thì việc làm giảm lượng O3 trong không khí càng hiệu quả [1].
- 6 Đối với cây bụi, trung bình 1ha cây xanh có thể thanh lọc 50 - 70 tấn/năm [11]. Các bộ phận của cây xanh hứng các hạt ô nhiễm và sau đó rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng độ ẩm, như vậy cố định được các hạt ô nhiễm. Theo Viện nghiên cứu thực vật Nam Kinh Trung Quốc khi nghiên cứu về hàm lượng bụi trong một dải cây cách ly vệ sinh của một nhà máy xi măng thấy rằng hàm lượng bụi trong dải cây thấp hơn nơi đất trống 23% - 52%. Cây xanh có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loài vi khuẩn có hại. Theo sự quan trắc của Pháp mỗi 1m3 trong khu thương mại có chứa khoảng 400 vạn con vi khuẩn, nhưng ở dải cây xanh đường Bulva thì chỉ có 58 vạn con/1m3 không khí, trong công viên là 1000 con/1m3, trong rừng tự nhiên thì chỉ có 55 con/1m3 không khí [9]. Sự phong phú về hình dáng, màu sắc của cây, hoa, quả có tác dụng kết hợp tạo ra phong cảnh đẹp. Cây xanh trồng phối hợp với các công trình kiến trúc sẽ làm tăng giá trị nghệ thuật, phá được những nét đường cong cứng nhắc của công trình. Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng cách ly phòng hỏa, phục vụ quốc phòng, thu hoạch kinh tế (gỗ, dược liệu, hoa quả...). * Tóm lại: Cây xanh là nhân tố chủ đạo để giải quyết vấn đề môi trường sinh thái khu ở, đô thị. Vì vậy, việc trồng cây xanh cảnh quan đô thị có vai trò quan trọng đối với môi trường đô thị và cuộc sống của con người. 1.1. Trên thế giới Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, các đô thị dần hình thành trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi cơ cấu sản xuất, tổ chức xã hội và cả tổ chức không gian kiến trúc
- 7 [18]. Hệ thống không gian xanh cũng ngày càng phát triển và đa dạng hơn, có tính nghệ thuật cao hơn và từng bước mang chức năng công cộng. 1.1.1 Thời kỳ cổ đại Hệ thống không gian xanh được hình thành từ những vườn, công viên nhỏ trong công trình thờ cúng, trong các dinh thự vua chúa và tầng lớp quý tộc giàu có. Cây xanh được xem là một yếu tố quan trọng trong kết cấu đô thị. Vườn công viên đầu tiên được hình thành từ các quốc gia phương Đông rồi mới xuất hiện ở các quốc gia phương Tây. Đầu tiên là các vườn cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ. Các vườn đều tận dụng địa hình, cảnh quan tự nhiên, có bố cục hình học chặt chẽ, các công trình nằm trên trục chính bố cục tầng bậc. Riêng vườn cổ Hy Lạp có hình thức vườn treo. - Hình 1.1 vườn cổ Ai Cập (phụ lục 7). - Hình 1.2 vườn treo Babylon (phụ lục 7). - Hình 1.3 vườn cổ Ấn Độ gắn kết cây xanh với công trình kiến trúc (phụ lục 7). Vườn Trung Quốc và Nhật Bản lấy thiên nhiên đa dạng làm cở sở thiết kế, bố cục chặt chẽ, hài hòa về tỷ lệ. Cảnh quan trong vườn luôn thay đổi, thể hiện ước muốn của con người được hài hòa môi trường xung quanh. Ở Nhật Bản vườn của giới thượng lưu trở thành mẫu mực của vườn nhà ở truyền thống.Vườn Nhật có hai yếu tố đặc sắc nhất là tính tượng trưng và sự hài hòa với thiên nhiên xung quan, không “lấn át” thiên nhiên và điểm nổi bật là nghệ thuật vườn cạn, nghệ thuật bon sai, mang tính triết học sâu xa. - Hình 1.4 vườn đá Nhật Bản (phụ lục 7). Nghệ thuật vườn Trung Quốc đặc sắc về bố cục và gắn kết chặt chẽ với công trình: mô phỏng tự nhiên, bố cục tự do với mặt nước là trung tâm bố cục. Vườn được tổ chức với nghệ thuật cao, chú trọng đến màu sắc, sự tương
- 8 phản, cây xanh được sử dụng nhiều loài phối kết tự do tạo ra khoảng sáng, tối gây ấn tượng. - Hình 1.5 Thủy tạ ven hồ Trung Quốc (phụ lục 7). - H×nh 1.6 Nguyện Môn Trung Quốc (phụ lục 7). Vườn Tây Ban Nha là loại vườn nhỏ kín, gồm những sân nhỏ không liên hệ với nhau và có bố cục đơn giản. Hồ nước phẳng làm trung tâm có ghế ngồi chung quanh. Cây xanh đồng loại được trồng thẳng hàng tạo vẻ yên tĩnh. Nghệ thuật vườn nhỏ Tây Ban Nha là loại nghệ thuật kiểu vườn kín tiêu biểu nhất [18]. Trong thời kỳ này, vườn trong các công trình là chủ thể của không gian xanh và mỗi nơi có nghệ thuật tổ hợp khác nhau. * Tóm lại thời kỳ cổ đại - Phương đông: + Khu dân cư chưa có tổ chức cây xanh. + Có vườn thượng uyển và vườn tư gia để lại. + Nghệ thuật làm vườn cảnh. + Nghệ thuật xây dựng cảnh quan mặt nước. + Nghệ thuật làm vườn giải trí. + Lối bố cục tự do. - Phương Tây: + Chưa có tổ chức cây xanh khu dân cư. + Có vườn treo của hoàng cung. 1.1.2 Thời kỳ trung đại Chế độ phong kiến làm xuất hiện nhiều lâu đài, công trình tôn giáo. Không gian xanh được quan tâm nhiều hơn, thường bị giới hạn trong những bức tường và là yếu tố quan trọng trong kiến trúc cảnh quan [18]. Với công trình như vườn Ý trong vườn cảnh sử dụng các ngôn ngữ kiến trúc: cây cối được cắt tỉa thành các hình khối. Trên mặt bằng thì có các trục chia cắt mang tính trang trí. Do đó, không chỉ có các hình kỉ hà mà còn có các
- 9 đường cong, trong vườn cũng có các trục nước nhưng chỉ mang tính trang trí. Vườn Ý mang ý nghĩa tôn vinh con người, là sự hưởng lạc và quyền lực của con người [13]. - Hình 1.7, 1.8 vườn Ý (phụ lục 7). Thời kỳ này đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu và công bố làm cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc cảnh quan: Jeab Boilaux đã công bố ba cuốn sách: “Bố cục công viên”; “Xây dựng công viên” và “Chăm bón cây trong công viên”. Cuốn “Lý thuyết làm vườn” 1709 của Derjianvile là một trong những cuốn sách có vai trò lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan [17]. Đến cuối thế kỷ XIX, hệ thống đô thị phát triển mạnh, hệ thống không gian xanh cũng đa dạng hơn, điểm nổi bật là nhiều quảng trường, không gian xanh công cộng đã hình thành rõ ở Ý và Pháp. - Hình 1.9 Công viên Vecxay tổ chức cây xanh tạo thành quảng trường, không gian công cộng (phụ lục 7). * Tóm lại thời kỳ trung đại - Phương Đông: + Hoàng cung, dinh thự trồng cây có ích cho môi trường. + Công trình kiến trúc tôn giáo trồng cây xanh. + Nghệ thuật xuất hiện trong các chùa, miếu mạo, lăng tẩm. - Phương Tây: + Các dinh thự trên vùng đất cao xung quanh đồng ruộng, rừng cây, trong không ít cây cỏ. + Để lại di sản vườn bố cục hình học. 1.1.3 Thời kỳ cận đại và hiện đại Chủ nghĩa tư bản ra đời tạo điều kiện cho đô thị phát triển với quy mô lớn hơn và đô thị học ra đời, vai trò của không gian xanh đô thị được chú
- 10 trọng. Bên cạnh những thành tựu về cây xanh đô thị bao gồm cây xanh nội, ngoại thất, cây xanh đường phố, công viên trong những đô thị có những bước phát triển lớn với các công trình như công viên rừng Amtecđam, công viên Xtau (Anh), công viên Pavlopxki (Nga)… Không gian xanh trở thành một thành phần không thể thiếu trong các đô thị và chính vì thế nhiều nghiên cứu về vấn đề cây xanh đô thị đã được hình thành và phát triển mạnh. Có thể các công trình tiêu biểu trong các thời kỳ này như “Quần thể cây xanh trong quần thể đô thị” của Serverins.I (1975); “Lịch sử nghệ thuật của đô thị” của Bunnin A.V và Savarens Kaia (1974); “Thiết kế vườn công viên” của Rutxov.LI (1979); “ Xây dựng đất đai thành phố” của Luns L.V (1974). Phần lớn các công trình này đều hướng vào xác định tiêu chuẩn về diện tích và phân bố của các công trình cây xanh trong đô thị [10]. Các nhà nghiên cứu về cây xanh đô thị đã đưa ra nhiều thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị...Trong số đó thuật ngữ lâm nghiệp đô thị đã được nhiều người chú ý và sử dụng. Jorgensen lần đầu tiên đưa ra định nghĩa Lâm nghiệp đô thị ở đại học Toronto (Canada) như sau: “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên quan đến các cây xanh đô thị hay quản trị các cây cá thể mà còn quản lý cây xanh trên toàn diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể dân cư đô thị. Diện tích này bao gồm cả thủy vực và vùng nghỉ ngơi, giải trí phục vụ cho dân cư đô thị và các vùng đệm...”[14]. Năm 1978, Hiến chương Lâm nghiệp phối hợp đã định nghĩa lâm nghiệp đô thị “Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành” [14].Theo định nghĩa này lâm nghiệp đô thị có phạm vi và chức năng hoạt
- 11 động khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực như: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, du lịch, thương mại... Như vậy vai trò cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ sinh thái đô thị: trước đây chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường. Cây xanh đô thị trở thành một ngành khoa học thực sự - chuyên ngành lâm nghiêp đô thị. Cho đến những năm cuối 70, đầu những năm 80 thì lâm nghiệp đô thị đã tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực như sau: - Cây xanh đô thị: chủng loại, giá trị và lợi ích trong môi trường đô thị. - Quy hoạch đô thị, thiết kế cảnh quan gắn với trồng cây, phát triển bền vững mảng xanh. Ngoài ra, về mặt xã hội đã có nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện và các nhà nghiên cứu cũng đã đề ra giải pháp khuyến xanh, phát triển mảng xanh gia đình, mảng xanh công cộng..., xây dựng các chương trình phát triển cộng đồng liên quan đến trồng cây ở ngoại vi, xây dựng các quy định liên quan đến cây xanh đô thị như Grey (1978), Page (1983), Weber (1982)...[15]. Mặc dù nghiên cứu về cây xanh đô thị, cây xanh cảnh quan còn tản mạn, chưa hệ thống nhưng với phương tiện nghiên cứu càng hiện đại, cùng với sự trợ giúp của kỹ thuật tiên tiến có thể tin tưởng rằng kết quả của những nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng, xây dựng lên những cơ sở khoa học cho xây dựng và phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp trong tương lai. * Tóm lại thời kỳ hiện đại + Thành tựu về cây xanh đường phố, công viên. + Đô thị hóa làm thoái hóa môi trường làm giảm lượng cây cỏ. + Mật độ cây xanh thấp hầu hết các nước, một vài thành phố có mật độ cao. + Một vài thành phố có bố cục cây xanh theo tuyến, điểm… có hệ thống cây xanh đường đi bộ tốt.
- 12 Có thể nói tiêu chuẩn cây xanh của thế giới đã đạt được những giá trị nghệ thuật cao, là những di sản văn hóa của nhân loại. Cây xanh là nhân tố chủ tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch khu ở. Mục tiêu tổ chức cây xanh không chỉ dừng lại là trồng cây mà tham dự vào tổ chức một môi trường ở đô thị. Kinh nghiệm tổ chức cây xanh trên thế giới rất quý báu với Việt Nam và là tài liệu tham khảo cho việc giải quyết vấn đề cây xanh ở Việt Nam và các địa phương trên cơ sở các đặc điểm và điều kiện sinh thái cụ thể để áp dụng. 1.2 Tại Việt Nam 1.2.1 Không gian xanh thời phong kiến 1.2.1.1 Không gian xanh trong các làng xóm * Cây xanh trong bố cục khuôn viên nhà ở nông thôn Vườn nhà ở nông thôn bao gồm vườn trước, vườn trong, vườn bên ngoài ra còn có thêm giàn cây leo (thiên lý, gấc , bầu, bí, mướp...) và ao trước hoặc sau nhà. Các cây xanh được thiết kế hợp lý với: - Vườn trước: bố cục không gian mở để đón gió mát, chỉ trồng vài cây cau, vài khóm hoa hồng, đôi khi là cây thuốc, rau thơm... - Vườn sau: bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ, có tác dụng che chắn gió lạnh. - Vườn bên: bố cục tự do với cây có tán lớn để che nắng đầu hồi như mít, tre... Vườn nhà ở đã góp phần không nhỏ vào kho tàng nghệ thuật Việt Nam nói chung và cảnh quan điểm dân cư nói riêng [17]. Khuôn viên được đánh giá như một hệ cân bằng sinh thái. * Cây xanh trong công trình tôn giáo, tín ngưỡng Vườn - đình - đền được tạo cảnh làm nơi tĩnh tâm, nghỉ ngơi cho khách thập phương đến hành lễ và thăm viếng, vãn cảnh đồng thời làm tôn giá trị
- 13 nghệ thuật của kiến trúc, tạo cảm giác giản dị, trang nghiêm, thanh tịnh. Ở cổng vào thường trồng những cây bóng mát cổ thụ, cao to, thường có hồ nước. Vườn phía trước công trình là những cây thấp có hoa thơm tạo cảm giác thanh tao, trang trí cho sân đền, sân chùa. Đối với chùa, vườn có bố cục đăng đối chỉ trồng cây quý và cây có hoa thơm. Những cây trồng đặc trưng Bồ Đề (biểu tượng của sự giác ngộ Phật pháp), Đại (cây thiên mệnh), Muỗm (thuộc cõi tâm lĩnh, nơi linh hồn trú ngụ, nghe kinh để siêu sinh, tịnh độ), Mít (giáo hóa chúng sinh, đưa đến bến bờ giác ngộ), Gạo (được coi là trục vũ trụ, nối đất với trời, là lối đi về cõi thần linh). Trong giai đoạn phong kiến, công trình công cộng được xây dựng nhiều là đình làng. Đình có sân vườn cổng và sân trước. Mảnh vườn phía trước là nơi che mát cho sân đình, chủ yếu là cây bóng mát cao to, loại cổ thụ. 1.2.1.2 Không gian xanh trong nhà ở đô thị Vườn nhà ở thành thị: Tổ chức vườn nhà theo kiểu giữa nhà trong và nhà ngoài, trong vườn thường có bể non bộ, xung quanh là những chậu cây cảnh nhỏ, bên trên có giàn hoa. Vườn cảnh chăm sóc mục đích thưởng ngoạn. Vườn của giới thượng lưu, nho sỹ: trung tâm vườn cũng là bể non bộ hoặc có khi là một chậu cây thế trực. Xung quanh là chậu cây thế hoành hoặc thế huyền. Các cây trồng chậu thường là Xương rồng, Địa lan, Đa, Si, Bỏng nổ, Sanh, Tùng...ngoài ra là cây Quỳnh và cây Giao. 1.2.2 Không gian xanh đô thị thời kỳ Pháp thuộc Đây là thời kỳ đô thị Việt Nam theo nghĩa hiện được hình thành. Đô thị tách khỏi nông thôn và hệ thống không gian xanh từng bước hình thành với nhiều không gian xanh công cộng như công viên, vườn hoa, dải cây xanh đường phố kết hợp cây xanh trong các công trình công cộng và biệt thự [18]. Các vườn hoa có bố cục đối xứng gồm các đường thẳng và đường chéo, những bồn hoa, bồn cỏ dạng hình học (vườn hoa Gandi, vườn hoa Con
- 14 Cóc...ở Hà Nội, vườn hoa Tao Đàn ở Sài Gòn, vườn hoa Quán Gió ở Hải Phòng). Các vườn hoa được trồng những cây to rợp bóng mát, xanh quanh năm; những loài hoa đẹp, thơm, có màu sắc rực rỡ, mùa nào hoa đấy. Người Pháp đã chú trọng xây dựng các công viên như Thảo Cầm Viên ở Sài Gòn, Bách Thảo ở Hà Nội. Công viên có sự kết hợp hài hóa giữa hồ nước, đường dạo và rất nhiều loại cây xanh ở miền Bắc, Trung, Nam và cả cây nhập ngoại. Người Pháp cũng hoàn thiện hệ thống cây xanh hai bên đường, cây ven hồ. Ở các công trình trụ sở văn phòng và nhất là những biệt thự trong khu phố Tây, người Pháp cũng tổ chức những vườn cây xanh để tạo bóng mát và cải thiện vi khí hậu [18]. Người Pháp đặc biệt đã trồng được những dải cây đường phố. Nó góp phần tạo nên vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội. Cây trồng trên đường phố đạt hiệu quả rất tốt và để lại nhiều kỷ niệm trong lòng người Hà Nội. Đường Nguyễn Du thơm hoa Sữa, đường Lý Thường Kiệt đỏ thắm hoa Phượng, phố Lò Đúc với hàng Sao Đen, đường Phan Đình Phùng và Trần Hưng Đạo với những cây Sấu già; hàng Xà Cừ đường Hoàng Diệu, phố Chùa Một Cột [23]. Thời kỳ Pháp thuộc việc trồng cây xanh đã để lại cho Hà Nội một di sản quý giá. Nghệ thuật cây xanh công viên của Pháp đã đạt tới đỉnh cao. Họ đã tạo ra những hàng cây lấy bóng mát, các công viên đa chức năng, các vườn và những biệt thự vẫn còn giá trị tới ngày nay. Họ đã mang nghệ thuật trồng cây của mình sang Việt Nam và đưa nó vào các khu ở cùng với nghệ thuật kiến trúc [23]. 1.2.3 Không gian xanh đô thị giai đoạn từ 1945 đến nay Thời kỳ đầu miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa gắn với gia tăng đô thị hóa các thành phố mang chức năng sản xuất, với mô hình khu nhà ở xã hội chủ nghĩa dành 3-5% diện cho cây xanh, vườn hoa. Ở miền Nam, thời kỳ từ 1945 đến 1975, do viện trợ Mỹ gia tăng nên đô thị hóa cao,
- 15 nhiều khu đô thị cũ được mở rộng (Sài Gòn, Đà Nẵng, Biên Hòa...) và khu đô thị mới hình thành như Xuân Lộc, Cam Ranh...Trong các khu đô thị, khu ở giới quan chức được chú trọng tổ chức không gian xanh, còn khu ở người lao động còn thiếu tiện nghi, cây xanh không đảm bảo vệ sinh môi trường [18]. Giai đoạn từ 1975 đến 1986 Nhà nước đã chú trọng đến việc điều chỉnh lợi ích hai hệ thống đô thị. Hệ thống không gian xanh, cây xanh được quản lý theo hai hướng: gìn giữ và tôn tạo không gian xanh sẵn có, xây dựng một số không gian xanh mới nhất là các khu lao động, khu nhà ở [18]. Thời kỳ từ 1987 đến này, đường lối đổi mới nền kinh tế từ “tập trung bao cấp” sang nền kinh tế “thị trường nhiều thành phần”. Nhiều công viên, công trình công cộng, dải cây xanh ven đường...tạo cho đô thị diện mạo mới [18]. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, do nhu cầu đời sống, con người luôn khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có cây xanh. Tiếp thu lý thuyết của nước ngoài và thực tiễn, việc nghiên cứu về “cây xanh cảnh quan” và “kiến trúc cảnh quan” đã được chú ý. Trong các trường Đại học Xây dựng, Kiến trúc Hà Nội đã hình thành bộ môn cảnh quan học; trường Đại học Lâm nghiệp với chuyên ngành Lâm nghiệp đô thị. Nhiều nghiên cứu khoa học về “cây xanh” và “kiến trúc cảnh quan” đã được công bố như [3], [4], [6], [7], [8]... Đặc biệt cây xanh đô thị đã được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy ph¹m thiÕt kÕ x©y dùng ®« thÞ sè 20 TCN - 82 – 81; Th«ng t- 20/2005/TT- BXD ngµy 20/5/2005 cña Bé X©y dùng vÒ h-íng dÉn qu¶n lý c©y xanh ®« thÞ; Tiªu chuÈn XDVN 362-2005 quy ho¹ch c©y xanh sö dông c«ng céng trong ®« thÞ vµ tiªu chuÈn thiÕt kÕ. Chính phủ cũng ban hành NghÞ ®Þnh sè 64/N§- CP ngµy 11/6/2010 vÒ qu¶n lý c©y xanh ®« thÞ trong ®ã cã nªu râ c©y xanh ®« thÞ bao gåm:
- 16 Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị. Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị. Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu. Nhìn chung những nghiên cứu về cây xanh đô thị, cây cảnh quan đường phố của Việt Nam còn tản mạn, những thông tin thu được chưa hệ thống, chưa đủ khái quát hóa thành tiêu chuẩn cây xanh đô thị, cây cảnh quan. Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng cảnh quan đường phố cho thành phố Lào Cai sẽ góp phần làm cho những nghiên cứu về cây xanh đô thị được sâu hơn và hệ thống hơn.
- 17 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Thị xã Lào Cai được thành lập năm 1907 dưới thời thuộc Pháp, đến năm 1950 được giải phóng. Thời kỳ từ sau chiến tranh 1979 đến 1991, trung tâm Thị xã chuyển về khu vực Cam Đường, đến tháng 9/1992 Thị xã Lào Cai được tái lập và trở thành Thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Đến tháng 4/2002 hai thị xã Lào Cai và Cam Đường được sáp nhập thành Thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Lào Cai theo Nghị định 16/2002/NĐ -CP và đến tháng 12/2004 được Chính phủ nâng cấp trở thành Thành phố, đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh tại Nghị định số 195/ 2004/NĐ-CP ngày 30/11/2004. Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, là thành phố nằm hai bên bờ sông Hồng, là thành phố duy nhất có cửa khẩu quốc tế thông thương với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Vị trí trải dài từ 22 o15 đến 22o30 vĩ độ Bắc, từ 103o55 đến 104o45 kinh độ Đông, cách thành phố Hà Nội về phía Tây Bắc theo đường sắt là 296 km, đường bộ là 340 km và cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km. Phạm vi ranh giới của Thành phố phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Sa Pa, phía Đông giáp huyện Bảo Thắng, phía Tây Bắc giáp huyện Bát Xát. Thành phố Lào Cai là đầu mối trên các trục giao thông đa dạng: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, nằm trên hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có cửa khẩu quốc tế, là điểm trung chuyển và cung cấp các dịch vụ giữa các tuyến du dịch trong và ngoài nước: Sa Pa - Bắc Hà; Vân Nam -
- 18 Côn Minh… là những tiềm năng và lợi thế để thành phố phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững [25]. * Đặc điểm địa hình: So với toàn tỉnh, Thành phố Lào Cai thuộc vùng địa hình thấp, nằm trong khu vực đáy lòng máng (thung lũng sông Hồng) tạo bởi hai dãy núi đá cổ Con Voi và Hoàng Liên Sơn chạy song song với nhau. Ranh giới Thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc. Địa hình thành phố bị chia cắt nhỏ bởi các sông, suối và khe tụ thủy giữa các quả đồi, dốc theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông theo xu thế dốc từ dãy Hoàng Liên Sơn xuống sông Hồng. Chiếm phần lớn diện tích Thành phố là địa hình dạng đồi thấp, cao độ nền trung bình của các quả đồi từ 80-100 m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Nhạc Sơn ở phía Tây Nam thành phố, cao 160 m. Độ dốc trung bình của các sườn đồi là 12 0, nơi dốc nhất 180-240. Kẹp giữa các quả đồi thường có dạng địa hình thung lũng diện tích hẹp, cao độ trung bình so với mực nước biển từ 75 - 80 m, độ dốc trung bình từ 60-90. Ngoài ra, do nằm hai bên bờ sông Hồng, thành phố còn có dạng địa hình đồng bằng ven sông. Tuy nhiên, diện tích dạng địa hình này hẹp, chỉ phân bố ở ven sông Hồng và suối ngòi Đum, cao độ trung bình 75-80 m. Địa hình của Thành phố thấp dần từ 2 bên về phía sông Hồng, theo đó, dải khu vực phía bờ Tây sông Hồng từ Lục Cẩu - Đồng Tuyển đến phường Thống Nhất thuộc khu vực thấp, có các bãi bằng và cánh đồng lúa nước và có các ngọn đồi thấp, thuận lợi cho quy hoạch đô thị theo hướng trục sông Hồng [25]. Địa hình chia thành 2 vùng đan xen nhau: Khu vực núi cao của Thành phố (trên 150 m so với mực nước biển) thuộc các xã Tả Phời, Hợp Thành, Vạn Hoà, Đồng Tuyển với 60 % diện tích
- 19 tự nhiên. đặc biệt là khu vực núi cao thuộc xã Tả Phời, Hợp Thành với độ dốc i là +/- 30% theo hướng Tây bắc - Đông Nam. Khu vực thấp : Tuy là khu vực thấp nhưng không bằng phẳng, là khu vực nội thị và các xã: Cam Đường, Nam cường, Bắc Lệnh và một phần của các phường trong Thành phố. * Địa chất công trình Kết cấu địa chất trên địa bàn Thành phố chủ yếu là đất đá phong hoá, có cường độ chịu tải từ 1 - 1,5 kg/cm2, vùng ven sông Hồng trên nền phù sa bồi tích, cường độ chịu tải từ 0,5 - 1,0 kg/cm2 . Đất trên địa bàn thành phố chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch mica, có tầng dầy A + B từ 50 - 60 cm, thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình, đất hơi chua, hơi ẩm, lượng mùn tương đối cao thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. * Khí hậu Khu vực Thành phố Lào Cai thuộc tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp, có nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,70C, nhiệt độ thấp nhất 1,50C, nhiệt độ cao nhất 410C. Số giờ nắng trung bình tháng trong mùa hè là 150 giờ, mùa đông là 92 giờ. Số ngày có sương mù trung bình năm là 44,1 ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.608 mm, lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 8) là 398,7 mm, số ngày có mưa trung bình trong năm là 152 ngày. Độ ẩm không khí trung bình là 84,54%, thấp nhất là 40 - 60%. Hướng gió chủ đạo của thành phố là hướng gió Nam và Đông Nam thịnh hành trong cả mùa Đông và mùa Hạ, vận tốc gió trung bình từ 1,8 - 2 m/s, vận tốc gió lớn nhất từ 8 - 12 m/s. Tuy không có bão do nằm sâu trong lục địa, nhưng địa bàn thành phố vẫn chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ gây nên hiện tượng mưa to. Đặc biệt về mùa khô, khu vực này thường xuất hiện nhiều cơn lốc lớn, có thể gây tốc mái nhà, đổ cây cối cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn