intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp bổ sung thêm thông tin về đặc điểm sinh thái, sử dụng vùng sống của Voọc Hà Tĩnh và các mối đe dọa chính tới khu hệ thú Linh trưởng, từ đó đề xuất một số các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thú Linh trưởng tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- -------------------------------- NGUYỄN VÂN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC HÀ TĨNH (Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------- NGUYỄN VÂN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC HÀ TĨNH (Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒNG THANH HẢI Hà Nội - 2011
  3. i LỜI CẢM ƠN Để đánh giá quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm Nghiệp. Được sự đồng ý của khoa sau đại học, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Đồng Thanh Hải giúp đỡ tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình”. Nhân dịp này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Đồng Thanh Hải người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. TS. Nguyễn Hải Hà đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa sau đại học. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên chức VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Ông Đinh Huy Trí - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ, cán bộ Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng và nhân dân địa phương tại khu vực nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến tổ chức FFI Việt Nam và các cá nhân: ông John Parr - Giám đốc FFI Việt Nam; ông Simon Mahood, bà Ulrike Streicher - Quản lý chương trình Linh trưởng Việt Nam, ông Nguyễn Thế Cường - Điều phối viên quản lý Khu bảo tồn Chương trình Linh trưởng Việt Nam, đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu, học tập. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian điều tra thực địa ngắn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và tồn tại rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô. Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2011 Học viên Nguyễn Vân Trường
  4. ii MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................................. i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................v Danh mục bảng ......................................................................................................... vi Danh mục hình ......................................................................................................... vii Danh mục hình ảnh .................................................................................................. vii Đặt vấn đề....................................................................................................................1 Chương 1 .....................................................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.1. Phân loại học ....................................................................................................3 1.1.1. Phân loại học Linh trưởng VN ..........................................................................3 1.1.2. Vị trí phân loại của loài Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) .............4 1.2. Thông tin về loài Voọc Hà Tĩnh ......................................................................4 1.2.1. Đặc điểm nhận biết............................................................................................4 1.2.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................5 1.2.3. Phân bố của Voọc Hà Tĩnh ..............................................................................5 1.3. Nghiên cứu về sinh thái và tập tính của Voọc Hà Tĩnh ...................................6 1.4. Vùng sống và một số phương pháp nghiên cứu vùng sống .............................9 1.4.1. Khái niệm về vùng sống ....................................................................................9 1.4.2. Một vài phương pháp ước tính vùng sống đang được sử dụng.........................9 1.4.3. Kích thước vùng sống .....................................................................................10 1.4.4. Quãng đường di chuyển trong ngày ................................................................11 1.4.5. Nơi ngủ ............................................................................................................12 Chương 2 ...................................................................................................................14 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................14 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................14 2.2. Đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ..............................................14 2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................14 2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................14
  5. iii 2.4.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................14 2.4.2 Công tác ngoại nghiệp ......................................................................................15 2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................21 Chương 3 ...................................................................................................................23 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................23 3.1. Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng và quá trình xây dựng .........................23 3.2. Vị trí địa lý .....................................................................................................24 3.3. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng ...................................................................25 3.3.1. Địa hình ...........................................................................................................25 3.3.2. Địa chất thổ nhưỡng ........................................................................................25 3.3.3. Khí hậu ............................................................................................................26 3.3.4. Thuỷ văn..........................................................................................................26 3.4. Tài nguyên rừng và đất rừng ..........................................................................27 3.5. Đặc điểm xã hội .............................................................................................28 3.5.1. Dân sinh kinh tế ..............................................................................................28 3.5.2. Đời sống Văn hoá ............................................................................................28 3.5.3. Giao thông .......................................................................................................28 Chương 4 ...................................................................................................................30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................30 4.1. Các dạng sinh cảnh chính tại khu vực nghiên cứu .........................................30 4.1.1. Sinh cảnh rừng giầu trên núi đá vôi ít bị tác động ..........................................30 4.1.2. Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi ..........................................................31 4.1.3. Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đất ...............................................................32 4.1.4. Sinh cảnh ven các khe suối và thủy vực .........................................................32 4.2. Một số đặc điểm thức ăn của Voọc Hà Tĩnh ..................................................33 4.2.1. Tư thế kiếm ăn.................................................................................................33 4.2.2. Độ cao kiếm ăn................................................................................................34 4.2.3. Các loài làm thức ăn ........................................................................................35 4.2.4. Bộ phận ăn .......................................................................................................36 4.3. Vùng sống và sử dụng vùng sống của Voọc Hà Tĩnh ....................................40 4.3.1. Phân bố Voọc Hà Tĩnh tại khu vực nghiên cứu ..............................................40 4.3.2. Kích thước vùng sống của Voọc Hà Tĩnh .......................................................40 4.3.3. Chiều dài quãng đường di chuyển theo ngày ..................................................42 4.3.4. Cường độ sử dụng sinh cảnh ...........................................................................43
  6. iv 4.3.5. Nơi ngủ ............................................................................................................45 4.4. Đánh giá các mối đe doạ đối với Voọc Hà Tĩnh tại khu vực nghiên cứu ......48 4.4.1. Săn bắn ............................................................................................................49 4.4.2. Phá hủy sinh cảnh sống ...................................................................................50 4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thú Linh trưởng tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng ...................................................................55 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................58 5.1. Kết luận ..........................................................................................................58 5.2. Tồn tại ............................................................................................................59 5.3. Kiến nghị ........................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí cao 1.3m D00 Đường kính gốc ĐDSH Đa dạng sinh học Dt Đường kính tán lá cây rừng DV Dấu vết FFI Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế GPS Máy định vị vệ tinh KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KT-XH Kinh tế xã hội KXD Không xác định LSNG Lâm sản ngoài gỗ QS Quan sát STT Số thứ tự TNR Tài nguyên rừng TT Cá thể trưởng thành UBND Ủy Ban Nhân Dân VHT Voọc Hà Tĩnh VQG Vườn quốc gia WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Grove (2004) 3 Bảng 1.2. Kích thước vùng sống của một số loài khỉ ăn lá Châu Á 11 Bảng 2.1. Các tuyến điều tra khu hệ thú Linh trưởng tại Phong Nha - Kẻ 17 Bàng Bảng 4.1. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 1 31 Bảng 4.2. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 2 32 Bảng 4.3. Số lượng thành phần các loài thú tại sinh cảnh 4 33 Bảng 4.4. Danh lục các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc Hà Tĩnh 37 Bảng 4.5. Số lượng cá thể Voọc Hà Tĩnh tại khu vực điều tra 40 Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu vùng sống của từng đàn theo tháng 41 Bảng 4.7. Kết quả tính toán bằng phần mềm AcrMap cho từng đàn 42 Bảng 4.9. Đánh giá các mối đe dọa đối với những loài thú Linh trưởng và 53 sinh cảnh sống của chúng tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra, vị trí phân bố các đàn Voọc Hà Tĩnh tại 22 Phong Nha - Kẻ Bàng Hình 3.1. Vị trí VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình 24 Hình 4.1. Thành phần các họ làm thức ăn cho Voọc Hà Tĩnh 35 Hình 4.2. Biểu đồ thành phần thức ăn theo mùa của Voọc Hà Tĩnh 36 Hình 4.3. Cường độ sử dụng sinh cảnh của đàn A gần trạm KL Trộ Mợng 44 Hình 4.4. Cường độ sử dụng sinh cảnh của đàn E tại Thung Tre 44 Hình 4.5. Vị trí ghi nhận Voọc Hà Tĩnh và các vị trí ngủ trong quá trình điều 48 tra Hình 4.6. Bản đồ phân cấp mức đe dọa săn bắn 54 Hình 4.7. Bản đồ phân cấp mức đe dọa phá hủy sinh cảnh sống 54 DANH MỤC ẢNH Ảnh 4.1. Một số hình ảnh về tư thế kiếm ăn của Voọc Hà Tĩnh 34 Ảnh 4.2. Một số vị trí ngủ của Voọc Hà Tĩnh 46
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được coi là một trong số các nước Châu Á có khu hệ thú Linh trưởng đa dạng nhất về thành phần loài và phân loài. Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận ở thú Linh trưởng ở Việt Nam có 24 loài và phân loài thuộc 6 giống, 3 họ, 1 bộ (Groves, 2004), trong đó có 5 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam và vùng Đông Dương. Hiện nay, tất cả các loài thú Linh trưởng được bảo vệ bởi Luật bảo vệ động vật hoang dã, tuy nhiên chúng đang phải đối mặt với các mối đe dọa như: Nạn phá rừng, săn bắn bất hợp pháp của con người, dân số tăng nhanh đang làm thu hẹp dần nơi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã. Về mặt sinh thái thú Linh trưởng là một thành phần cấu trúc, một mắt xích thức ăn, một yếu tố đa dạng trong hệ sinh thái rừng. Có vai trò không nhỏ đối với tính ổn định các bậc tháp dinh dưỡng trong lưới thức ăn của quẩn xã sinh vật rừng. Ngoài ra, chúng các loài thú Linh trưởng còn là những động vật chỉ thị về chất lượng rừng. Mỗi khi rừng không đủ khả năng cung cấp điều kiện sống cho thú Linh trưởng thì có nghĩa là chất lượng của rừng đã bị giảm và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình thức ăn và sự cân bằng sinh thái của rừng. Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) là loài Linh trưởng nguy cấp hiện nay, được phân hạng ở mức nguy cấp - EN trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong Danh lục Đỏ của IUCN năm 2010, cấp EN. Qua các đợt khảo sát ngoài thiên nhiên cho thấy tổng số cá thể trong các khu phân bố của loài ước tính chỉ khoảng 550 - 600 cá thể ( Nguyễn Hải Hà, 2009). Mặc dù, Voọc Hà Tĩnh được giới khoa học biết đến và mô tả từ năm 1942, đã có rất nhiều cuộc khảo sát điều tra ngoài thực địa về khu hệ thú Linh trưởng ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công bố nhưng cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về những đặc điểm sinh thái của loài Voọc Hà Tĩnh tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Để thực hiện thành công các chương trình bảo tồn và phát triển các loài thú Linh trưởng rất cần có những hiểu biết về các đặc điểm sinh thái của loài này. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành thực
  11. 2 hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về những đặc điểm sinh thái của Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), tạo cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn loài thú Linh trưởng quý hiếm này.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Phân loại học 1.1.1. Phân loại học Linh trưởng VN Quan điểm về phân loa ̣i thú Linh trưởng ở Viê ̣t Nam thay đổi theo thời gian và rất khác nhau giữa các tác giả. Chẳng hạn, theo phân loại của Phạm Nhật (2002) cho rằng thú Linh trưởng Việt Nam bao gồm 25 loài và phân loài thuộc 3 họ; Roos (2004) và Tilo Nadler et al. (2007) cho rằng thú Linh trưởng Việt Nam bao gồm 24 loài và phân loài thuộc 3 họ. Trong khi đó Groves (2004) chỉ ra rằng Việt Nam có 24 loài và phân loài. Tuy có sự khác nhau về số lượng loài, nhìn chung các tác giả đều thống nhất rằng khu hệ thú Linh trưởng ở Việt Nam có 3 ho ̣ chính: Ho ̣ Cu li (Loridae), ho ̣ Khỉ (Cercopithecidae) và ho ̣ Vươ ̣n (Hylobatidae). Theo hệ thống phân loại của Groves (2004) khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Grove (2004) Tên loài TT Phổ thông Khoa học 1. Cu li lớn Nycticebus bengalensis 2. Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus 3. Khỉ cộc Macaca arctoides 4. Khỉ mốc Macaca assamensis 5. Khỉ đuôi lợn Macaca leonine 6. Khỉ vàng Macaca mulatta 7. Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis 8. Voọc xám Trachypithecus crepusculus 9. Voọc bạc Trachypithecus obscurus 10. Voọc gec manh Trachypithecus germaini
  13. 4 11. Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi 12. Voọc đầu trắng Trachypithecus poliocephalus 13. Voọc Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis 14. Voọc đen tuyền Trachypithecus ebenus 15. Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri 16. Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus 17. Chà vá chân đen Pygathrix nigripes 18. Chà vá chân xám Pygathrix cinerea 19. Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus 20. Vượn đen tuyền Nomascus concolor 21. Vượn đen Hải Nam Nomascus nasutus 22. Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 23. Vượn siki Nomascus siki 24. Vượn má hung Nomascus gabriellae (Nguồn: Grove, 2004) 1.1.2. Vị trí phân loại của loài Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) Trong luâ ̣n văn này, sử dụng hê ̣ thố ng phân loại thú Linh trưởng theo hệ thống phân loại của Groves (2004) vì đây là hệ thống phân loại phản ánh đẩy đủ phân loại học của thú Linh trưởng Việt Nam và được các nhà khoa học đang sử dụng rộng rãi. Vị trí phân loại của Voọc Hà Tĩnh hiện nay như sau: Bộ Linh trưởng - Primates Họ Khỉ, Voọc - Cercopithecidae Họ phụ Voọc - Colobinae Giống - Trachypithecus Voọc Hà Tĩnh - Trachypithecus hatinhensis 1.2. Thông tin về loài Voọc Hà Tĩnh 1.2.1. Đặc điểm nhận biết Đào Văn Tiến (1973) đã đặt tên cho loài là Voọc Hà Tĩnh Trachypithecus francoisi hatinhensis; Lê Hiền Hào (1973), gọi phân loài này là Voọc Hà Tĩnh vì nó phản ánh một hình thái quan trọng là gáy có dải lông màu trắng trên cơ sở đồng
  14. 5 nhất với cách đặt tên của 3 phân loài khác thuộc loài Voọc đen này là: Voọc má trắng, Voọc đầu vàng; Voọc mông trắng. Trong tài liệu mới nhất về phân loại học của loài Voọc Hà Tĩnh và trong tài liệu của Brandon – Jones, et all (2004) Asian Primates Classification đã khẳng định, xác định tên khoa học của loài Voọc Hà Tĩnh là (Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970), đề tài sử dụng theo cách phân loại này khi gọi danh pháp khoa học cho loài Voọc Hà Tĩnh. 1.2.2. Đặc điểm hình thái Voọc Hà Tĩnh có kích thước dài đầu và thân 610 - 615 mm; Dài đuôi 749 - 810 mm; Dài bàn chân sau: 155 - 166 mm; Cao tai 30 - 35 mm; Trọng lượng 6,5 - 10,5 kg; là loài thú Linh trưởng cỡ lớn. Bộ lông dầy, sợi lông dài, mềm và mầu đen. Đỉnh đầu có mào lông màu đen. Có hai vệt trắng nhỏ và hẹp bắt đầu từ hai góc mép chạy qua má lên phía trên vành tai, vòng ra phía sau và gần nối liền với nhau ở vùng gáy. Đuôi dài hơn chiều dài của thân, thon đều và lông màu đen. Lông vùng háng, quanh bộ phận sinh dục thưa, màu đen nhạt. Mắt đen, quanh mắt da màu đen nâu. Voọc Hà Tĩnh lúc mới sinh, da mặt, da tai, da lòng bàn tay, lòng bàn chân màu trắng hồng, mắt xanh đen toàn thân mầu vàng hoe, màu lông, da mặt, da tai, da chân tay chuyển sang màu đen theo quá trình sinh trưởng 3 tuần tuổi màu lông bắt đầu chuyển dần sang đen. Sau 3 - 6 tháng tuổi bộ lông giống con trưởng thành. Công thức răng: 2.1.2.3/2.1.2.3 = 32 chiếc (Nguyễn Hải Hà, 2003). 1.2.3. Phân bố của Voọc Hà Tĩnh Mẫu vật Voọc Hà Tĩnh lần đầu tiên thu được ở xóm Cục thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh (Bourret, 1942). Ninh hoá, Tuyên Hoá - Quảng Bình (Đào Văn Tiến, 1964, 1970); Như Xuân - Thanh Hoá, Con Cuông, Tương Dương - Nghệ An (Lê Hiền Hào, 1973), Bố Trạch, Xuân Trạch, Quảng Ninh, Minh Hoá - Quảng Bình, Phạm Nhật (1995, Lê Xuân Cảnh(1992), Vũ Ngọc Thành(1992, 1995) và ở Trung Lào (KBTTN Himnamno). Kết quả điều tra trong những năm gần đây của các nhà Khoa học chỉ ghi nhận được phân loài này có mặt ở các huyện Minh Hoá, Bố Trạch, Xuân Trạch và Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình nhưng số lượng chủ yếu chỉ tập trung ở 3 huyện Minh Hoá và Bố Trạch, Xuân Trạch Phạm Nhật (2002, 2003), Đỗ Tước
  15. 6 (1995) Vũ Ngọc Thành (1995, 2000), Nguyễn Hải Hà (2002, 2003, 2004, 2009, 2011), Nguyễn Mạnh Hà (2006), Lê Khắc Quyết năm (2001, 2002). Các số liệu thống kê trước đây về sự phân bố của Voọc Hà Tĩnh từ Nghệ An đến Gia Lai. Trong những năm gần đây (1998 - 2011) mọi thông tin điều tra, báo cáo ngoài thực địa cho thấy Voọc Hà Tĩnh không quan sát được ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Gia Lai. Voọc Hà Tĩnh sống trong các khu rừng giàu, nhiều cây gỗ lớn mọc trên núi đá. Voọc sống thành bầy đàn, chỉ ăn thực vật, không ăn động vật và côn trùng (Nguyễn Hải Hà, 2003, 2011). 1.3. Nghiên cứu về sinh thái và tập tính của Voọc Hà Tĩnh Nghiên cứu về thú Linh trưởng ở Việt Nam đã được nhiều tác giả trong nước và nước ngoài tiến hành nghiên cứu từ rất sớm. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào phân loại học, tình trạng của các loài Linh trưởng, các nghiên cứu sâu về sinh thái và tập tính của loài còn ít. Cũng giống như các loài Linh trưởng khác, thông tin về phân bố và tình trạng của loài Voọc Hà Tĩnh hiện nay đã được báo cáo khá chi tiết, tuy nhiên các đặc điểm sinh thái của loài vẫn là vấn đề rất được quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu đầu tiên của các nhà Khoa học nước ngoài về Voọc có: Groves (2001; 2004), Brandon - Jones (1995; 1996), Nadler (2003). Groves (2001) hệ thống phát sinh Voọc Hà Tĩnh có nguồn gốc từ giống (Trachypithecus francoisi hatinhensis), theo Brandon - Jones (1995) có nguồn gốc từ giống (Semnopithecus hatinhensis), Goodal (1996) (Trachypithecus francoisi hatinhensis), Nadler (2003) (Trachypithecus laotum hatinhensis), Roos (2004) (Trachypithecus laotum hatinhensis) và ông cho rằng về nguồn gốc phát sinh của các loài Voọc đen không phải từ Voọc Hà Tĩnh mà có thể từ loài Voọc đen tuyền (Trachypithecus laotum ebenus). Từ năm 1964 đến năm 1991 nghiên cứu Voọc Hà Tĩnh đã được nghiên cứu trong nước của các nhà Khoa học Việt Nam như: Đào Văn Tiến (1964, 1985), Lê Hiền Hào (1973), Hà Đình Đức (1995). Kết quả các công trình trên đã nêu được
  16. 7 phân bố, tình trạng, quan hệ địa lý của Voọc Hà Tĩnh ở một số vùng nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là các báo cáo sơ bộ, phân tán, ghi nhận ban đầu về mặt khu hệ và phân loại. Những tài liệu về mặt sinh học, sinh thái học hầu như chưa có. Năm 1989 Đào Văn Tiến có giả thuyết nổi tiếng về quá trình tiến hoá toả tròn của các phân loài Presbytis francoisi ở Đông Dương (trước đây Trachypithecus francoisi có tên là Presbytis francoisi). Về mặt địa lý động vật, ông phân chia khu vực phân bố của loài này tại miền Bắc Việt Nam ra 3 vùng là vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó ông cho rằng từ một loài Presbytis francoisi sinh sống ở khu vực mà hiện nay phân loài Presbytis francoisi hatinhensis hiện đang phân bố (vùng Bắc Trung Bộ), khoảng 9000 năm trước đây các phân loài của nó phát tán theo các hướng khác nhau toả rộng ra. Đó là Presbytis francoisi poliocephalus phát tán về phía Đông Bắc, ra vùng Đông Bắc và hiện nay còn ở đảo Cát Bà Hải Phòng, Presbytis francoisi leucocephalus cũng phát tán về vùng Đông Bắc nhưng định cư xa hơn, ở tận Nam Trung Quốc. Presbytis francoisi francoisi phát tán lên phía chính Bắc và phân bố ở vùng Đông Bắc, và một phần phía Nam Trung Quốc. Presbytis francoisi delacouri phát tán về phía Tây Bắc, định cư ở vùng Tây Bắc. Presbytis francoisi laotum phát tán về phía Tây và phân bố tại miền trung Lào. Từ năm 1992 cho đến nay: Hướng nghiên cứu đã được đẩy mạnh trên toàn quốc, nhiều nhà Khoa học Việt Nam ở các nơi như: Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Viện điều tra quy hoạch rừng, Cục Kiểm Lâm, Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng Cúc Phương, Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, các tổ chức Quốc tế, Phi chính phủ ở Việt Nam như: FFI, WWF, CI, PCI, IUCN, FOR. Rrankfurt Zoological Society... Các kết quả nghiên cứu Khoa học tiêu biểu của các tác giả được kể đến: Cao Văn Sung (1995), Đặng Huy Huỳnh (1995), Hà Đình Đức (1995), Phạm Nhật (1992; 2002), Lê Xuân Cảnh, (1992; 1995), Đặng Tất Thế (2001, 2005), Vũ Ngọc Thành (1995, 1997, 2000), Nadler,T., (1996; 1998; 2000; 2001; 2002; 2003), Nguyễn Hải Hà (2002, 2003, 2004, 2009, 2011), Nguyễn
  17. 8 Mạnh Hà (2006)… Tổng hợp các kết quả đã đưa ra các kết luận quan trọng về phân bố, tình trạng, phả hệ di truyền và một số đặc điểm sinh học, sinh thái Voọc Hà Tĩnh ở Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng Vườn Quốc gia Cúc Phương và ở ngoài thiên nhiên. Phạm Nhật (2002), dựa vào việc cho ăn thử các thức ăn khác nhau, đã lập một bảng danh sách các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc Hà Tĩnh bao gồm có 141 loài thuộc 41 họ. Phạm Nhật, Corvert, Đỗ Quang Huy và Nguyễn Hải Hà (2004) đã nghiên cứu phân bố tình trạng và một số đặc điểm sinh học các loài Linh trưởng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bảng. Trong báo cáo đã mô tả một số đặc điểm về di chuyển, tập tính vận động và ban đầu đã thống kê được 51 loài thực vật làm thức ăn cho Voọc Hà Tĩnh và Chà vá chân nâu. Nalder, Nguyễn Xuân Đặng, Lomée và Momberg, (2003) đã đưa ra đặc điểm hình thái, sinh thái, tập tính phân bố cũng như tình trạng và các mối đe dọa đối với loài khỉ ăn lá của Việt Nam. Nguyễn Vũ Khôi (2005) tập hợp các tài liệu và cho ra cuốn hướng dẫn điều tra ngoại nghiệp thú Linh trưởng. Đây là tài liệu giúp cho tra cứu nhanh các loài trong bộ Linh trưởng về đặc điểm nhận biết, phân bố, tình trạng trong sách Đỏ thế giới và Việt Nam giúp cán bộ Kiểm lâm và nhân viên hải quan dễ dàng trong việc kiểm soát và ngăn chặn nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã. Lê Thúc Định, Nguyễn Quang Vĩnh, Đinh Hải Dương, Thiều Thanh Vân (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) và Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là tài liệu nhằm bổ sung phân bố, đánh giá hiện trạng các loài Linh trưởng phân bố tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân bố, tình trạng, phả hệ. Hiện nay, vẫn chưa có những nghiên cứu đồng bộ về sinh học và sinh thái học của Voọc Hà Tĩnh ở ngoài thiên nhiên hoặc những quan hệ về mặt
  18. 9 sinh thái. Chính vì vậy, chưa đưa ra được những cơ sở khoa học cần thiết cho việc nghiên cứu sinh học và sinh thái học loài Voọc Hà Tĩnh ở ngoài tự nhiên. 1.4. Vùng sống và một số phương pháp nghiên cứu vùng sống 1.4.1. Khái niệm về vùng sống Vùng sống cho mỗi loài động vật được định nghĩa là “Khu vực di chuyển bởi các cá thể trong các hoạt động bình thường của chúng cho việc thu thập thức ăn, giao phối và chăm sóc con non” [21]. Phân tích vùng sống của một loài động vật là việc vạch ra khu vực mà các loài đó tiến hành các hoạt động bình thường Burt (1943), ghi lại những vị trí mà các cá thể đã được ghi nhận qua sát. Những thông tin ghi nhận từ việc nghiên cứu và phân tích vùng sống có thể được sử dụng để kiểm tra các học thuyết cơ bản liên quan tới tập tính của động vật, sử dụng nguồn tài nguyên, sự phân bố quần thể hoặc kiểm tra sự tương tác lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể [36]. Kích thước vùng sống có thể chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và khách quan. Theo Burt (1943), kích thước vùng sống có thể thay đổi theo giới tính, mùa, mật độ quần thể và có thể theo độ tuổi. Ngoài ra, sự thay đổi kích thước vùng sống của đàn còn chịu ảnh hưởng của kích thước đàn [38]. Trong khi đó, một số ý kiến khác về các loài Linh trưởng lại cho rằng, kích thước vùng sống tương quan với trọng lượng cơ thể [29]. Ngoài những nhân tố chủ quan kể trên, ước tính kích thước vùng sống chịu ảnh hưởng của việc lựa chọn kỹ thuật, phương pháp ước tính. Độ chính xác kích thước vùng sống khi ước tính bị thay đổi khi áp dụng phương pháp hệ thống ô lưới trong việc sử dụng các kích thước ô lưới khác nhau [24]. 1.4.2. Một vài phương pháp ước tính vùng sống đang được sử dụng Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để phân tích, ước tính kích thước vùng sống. Trên cơ sở, xác định vị trí các điểm nghiên cứu về vùng sống nói chung, phân tích vùng sống có thể chia thành 4 phương pháp: - Đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons). - Mô hình 2 biến số thông thường (Bivariate normal models).
  19. 10 - Mô hình phi tham số (Nonparametric models). - Mô hình đường đồng mức (Contouring models). Nguồn: Rodger & Carr, 1998 [36] - Adaptive kernel. - Harmonic mean. Trong nghiên cứu và ước tính vùng sống của các loài Linh trưởng, các nhà khoa học thường dử dụng một số phương pháp như: - Phương pháp ô lưới (Grids cell-GC). - Đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons-MCP). - Phương pháp đa giác lồi tối thiểu có điều chỉnh (Adjusted minimum convex polygons - Ajusted MCP). Việc áp dụng các phương pháp ước tính vùng sống khác nhau trên cùng một đối tượng có thể cho các kết quả khác nhau. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp ô lưới với mỗi loại kích thước ô lưới khác nhau (Tỉ lệ bản đồ khác nhau) cũng có thể làm thay đổi khá lớn kích thước vùng sống [36]. 1.4.3. Kích thước vùng sống Kích thước vùng sống của nhóm khỉ ăn lá khác nhau tùy thuộc vào mỗi loài, có thể biến đổi từ vài chục cho tới hàng trăm ha, kích cỡ vùng sống còn thay đổi hàng tháng và chịu ảnh hưởng bởi số lượng cá thể trong đàn hoặc kích cỡ quần thể. Đối với loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) kích thước vùng sống của một đàn gồm 32 cá thể là 2,185 km2 [15], Voọc đỏ (Presbytis rubicinda) được ghi nhận chỉ từ 3,3 - 9,9 ha [25], đối với loài Vượn cao vít (Nomascus nasutus) được ước lượng khoảng 130 ha cho mỗi nhóm Fan Peng-Fei (2011). Một vài tác giả khu nghiên cứu về vùng sống của một số các loài khỉ ăn lá cho thấy kích thước vùng sống có liên quan tới chất lượng cũng như sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn thức ăn [28]. Theo Li và Rogers (2004), chất lượng nơi sống của loài Voọc má trắng (Trachypithecus francoisi) tăng lên được thể hiện ở số loài thức ăn ưa thích của chúng nhiều hơn, điều này cũng sẽ làm tăng sự hấp dẫn của các con cái từ phía con đực, do đó kích cỡ trong đàn tăng lên,
  20. 11 phù hợp với chất lượng nơi sống tăng [27]. Trong khi đó theo Boonratana (2000), tỉ lệ lượng hoa và quả trong chế độ ăn của chúng sẽ làm ảnh hưởng tới kích thước vùng sống. Bảng 1.2. Kích thước vùng sống của một số loài khỉ ăn lá Châu Á TT Loài Kích thước (ha) Nguồn 1. Voọc đầu trắng 28 - 18 Li & Rogers, 2005 2. Khỉ vòi 138,3 Matsuda & cs., 2008 3. Khỉ tây tạng 18 Zhao & Deng, 1988 4. Voọc đầu trắng 19 Zhou & cs., 2006 5. Voọc mông trắng 36 - 46 Nguyễn Vĩnh Thanh, 2007 6. Voọc đỏ 3,3 - 9,9 Supiatna, 1986 7. Voọc Hà Tĩnh 80 Lê Thúc Định & cs., 2009 Vùng sống của một số loài trong nhóm khỉ ăn lá thay đổi hàng tháng. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các tháng là không ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của Zhou và cs., (2006), cũng ghi nhận tập tính sử dụng vùng sống của các loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi) với khoảng 55 % tổng số các hoạt động xảy ra tập trung ở một khu vực nhỏ và 22 % các hoạt động xảy ra ở những nơi có chứa hoặc gần các điểm ngủ [40]. Trong khi đó, theo Matsuda và cs., (2008) khi nghiên cứu về loài Khỉ vòi (Nasalis larvatus) nhận thấy, mức độ sẵn có của các loại ảnh hưởng tới vùng sống của chúng. Nhóm tác giả cho rằng sự sẵn có của nguồn thức ăn và mối nguy hiểm từ sự xuất hiện của các loài ăn thịt ảnh hưởng chính tới vùng phân bố của loài [28]. 1.4.4. Quãng đường di chuyển trong ngày Độ dài quãng đường di chuyển trong ngày là một tiêu chí quan trọng, có liên quan tới tập tính sử dụng vùng sống của loài. Theo Burt (1943), hoạt động thường ngày của một loài động vật là được thể hiện thông qua việc di chuyển kiếm ăn, giao phối và chăm sóc con non [21]. Do vậy, khi nghiên cứu vùng sống của một số loài Linh trưởng, một số tác giả cho thấy độ dài di chuyển trong ngày có liên hệ với tập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2