Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus Roxb) và Cà chít (Shorea obtusa Wall) phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên
lượt xem 3
download
Luận văn này nghiên cứu xác định một số đặc tính sinh học cơ bản của loài Dầu đồng, Cà chít phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên và góp phần hiểu biết sâu hơn về hai loài cây này làm cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong công tác bảo tồn và phát triển loài. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus Roxb) và Cà chít (Shorea obtusa Wall) phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ VĂN KHOÁT NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI DẦU ĐỒNG (Dipterocarpus tuberculatus Roxb) VÀ CÀ CHÍT (Shorea obtusa Wall) PHÂN BỐ TRONG RỪNG KHỘP Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây-2007
- 1 MỞ ĐẦU Năm 1943, nước ta có khoảng 14.325.000ha rừng, với độ che phủ 43,70% diện tích đất trong cả nước. Đến năm 1990, chỉ còn lại 9.175.600ha, với độ che phủ 28%. Cho tới năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn trong hoạt động phục hồi rừng và trồng rừng, độ che phủ đã lên tới 33,20%, với tổng diện tích là 10.915.292ha. Tới năm 2006, thì tổng diện tích là 12.873.850ha với độ che phủ là 38,8% [2]. Số liệu diễn biến tài nguyên rừng từ năm 1990 tới nay cho thấy đã có chiều hướng tăng đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng rừng vẫn còn xa mức ổn định và đang tiếp tục chịu những áp lực lớn. Khai thác trái phép, bừa bãi, không tuân thủ các nguyên tắc lâm sinh đang gây thiệt hại lớn vốn rừng, làm cạn kiệt tài nguyên rừng. Canh tác nương rẫy đang làm cho diện tích rừng bị thu hẹp lại và nạn cháy rừng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Vì vậy diện tích rừng có tăng nhưng chưa đạt hiệu quả phòng hộ môi trường. Suy thoái tài nguyên rừng kéo theo suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học, mất rừng làm cho đất đai xói mòn, rửa trôi. Theo Vũ Biệt Linh và cộng sự (1998) [10] thì ở Việt Nam có khoảng 500.000 ha rừng thưa ở các lập địa khô hạn (rừng khộp). Hồ Viết Sắc (1998) [15] thì cho rằng diện tích rừng khộp có khoảng 700.000 ha, riêng ở khu vực Easup và phía bắc tỉnh Đak Lak đã có khoảng 400.000 ha rừng khộp. Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990, rừng khộp hầu như đã bị khai thác cạn kiệt, trong giai đoạn này gỗ khai thác chính của tỉnh Đak Lak chủ yếu là từ rừng khộp. Các loài cây họ Dầu hiện chỉ còn gặp nhiều trong các khu bảo tồn vì trong những năm qua do khai thác quá mức, chiến tranh tàn phá mà diện tích cây họ Dầu đã suy giảm nghiêm trọng. Theo Viện điều tra quy hoạch rừng (1994) [24], ở thời điểm năm 1959 diện tích các loại rừng có cây họ Dầu ở Đông Nam Bộ chiếm 49% diện tích toàn vùng, đến năm 1968 đã giảm xuống còn 36%, năm 1982 giảm còn 18% và năm 1992 chỉ còn 8%. Xét ở quy mô quốc gia, tài
- 2 nguyên cây họ Dầu nói chung và tài nguyên di truyền của từng cây họ Dầu nói riêng đã bị suy kiệt mạnh. Với diện tích khoảng hơn nửa triệu ha, rừng khộp là một nguồn tài nguyên đặc biệt của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Rừng khộp có những loài cây gỗ lớn có giá trị, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như dầu nhựa, dược liệu… và tài nguyên động vật khác. Rừng khộp giữ vai trò phòng hộ môi trường và bảo vệ đất Tây Nguyên, các loài cây rừng khộp có tính thích nghi cao với khô hạn và lửa rừng, khó có thể tìm ra loài cây nào khác thay thế. Về ý nghĩa khoa học, rừng khộp là hệ sinh thái rừng độc đáo chỉ có ở Tây Nguyên và làm phong phú thêm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. Việc tìm hiểu các đặc tính sinh học cơ bản của các loài cây gỗ trong thảm thực vật rừng đóng vai trò to lớn trong việc đánh giá, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật nói riêng và hệ sinh thái rừng nói chung. Nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm về sinh thái học và lâm học của loài cây bản địa là hết sức cần thiết, nhưng cũng là công việc khó khăn và tốn nhiều sức người, sức của. Đây là công việc lâu dài và có tính nghiên cứu cơ bản về lâm học. Trong những năm qua đã có những nghiên cứu về rừng khộp và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những nghiên cứu về những loài cây chủ yếu của rừng khộp chưa nhiều mà mới dừng lại ở phân loại, cấu trúc quần thụ một cách định tính, các nghiên cứu về sinh học các loài cây họ dầu thường tập trung vào các loài thường xanh ở rừng mưa nhiệt đới, riêng các loài họ dầu rụng lá chiếm ưu thế trong rừng Khộp thì còn rất ít các nghiên cứu về từng loài cụ thể. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus Roxb) và Cà chít (Shorea obtusa Wall) phân bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên” được chọn nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Những nghiên cứu về rừng khộp - Cấu trúc quần thụ Ogawa và cộng sự (1961) thực hiện nghiên cứu bước đầu về thảm thực vật của Thái Lan đã chia rừng khộp thành ba kiểu quần thụ chính [28]: (1) Quần thụ Cà chit-Cẩm liên thường phân bố ở sườn đồi dốc, những nơi có nhiều đá sỏi, granít-gneiss hoặc bazan. Đất nói chung lẫn sỏi, cát và laterit. Đặc trưng bằng ưu thế hai loài Shorea obtusa và Shorea siamnensis với thảm cỏ dày, rải rác có các loài Cycas siamnensis, Zizyphus và Cratoxylum. Hai loài cuối là những loài cây bụi có gai đặc trưng cho khô hạn. (2) Quần thụ Dầu đồng-Dầu trà beng phân bố trên những diện tích lượn sóng nhẹ ở độ cao thấp hơn quần thụ Cà chí-Cẩm liên. (3) Quần thụ hỗn hợp rừng khộp với thành phần các loài Dầu đồng, Dầu trà beng, Cà chít và Cẩm liên. Bốn loài này hỗn giao đều với nhau và không có loài ưu thế rõ rệt Kutintara (1975) nghiên cứu các kiều quần thụ và mối quan hệ với môi trường của rừng khộp ở huyện Hot, tỉnh Chiangmai phía bắc Thái Lan đã phân rừng khộp ở vùng này thành 6 kiểu ưu hợp dựa vào tầm quan trọng của loài ưu thế [27]: (1) Ưu hợp Cẩm liên-Cà chít: kiểu ưu hợp này chiếm ưu thế ở đất có tầng mỏng lẫn đá trên sườn dốc ở vùng có độ cao thấp, Cẩm liên là cây chiếm ưu thế quan trọng nhất. (2) Ưu hợp Dầu đồng-Cà chít: phân bố ở vùng đất thấp, có hàm lượng kali cao với có hoặc không có tầng lateric hóa.
- 4 (3) Ưu hợp Dầu đồng-Dầu trà beng. (4) Ưu hợp Dầu đồng-Thông nhựa. (5) Ưu hợp Dầu trà beng-Cà chít thấy ở độ cao lớn trên đất có hàm lượng kali thấp. (6) Ưu hợp Dầu trà beng-Thông nhựa xuất hiện ở độ cao lớn. Bunyavejchevin (1983) nghiên cứu cấu trúc quần thụ của rừng khộp ở miền Bắc, Tây bắc và miền Tây Thái Lan đã chia thành 5 kiểu ưu hợp dựa vào các loài ưu thế chính [24]: (1) Ưu hợp Cẩm liên, được chia thành hai kiểu phụ: kiểu phụ dạng cây bụi và kiểu phụ dạng cây vừa. (2) Ưu hợp Cà chít chiếm ưu thế trên các lập địa dốc nhẹ đến dốc vừa ở nơi cao hơn ưu hợp Cẩm liên. Đất dưới kiểu ưu hợp này biến động từ đất sét cát đến đất thịt cát, hàm lượng chất hữu cơ và nitơ thấp. Ưu hợp này cũng chia thành hai kiểu phụ: kiểu cây bụi và kiểu cây vừa. (3) Ưu hợp Dầu trà beng-Cà chít chiếm lĩnh các sườn dốc ở cùng một độ cao với ưu hợp Cà chít, một vài lâm phần có thể ở độ cao cao hơn. Kiểu ưu hợp này có thành phần loài phong phú hơn và thường ở trên đất sét với hàm lượng chất hữu cơ và nitơ cao và tỷ trọng hạt thấp. (4) Ưu hợp Dầu đồng-Cà chít phân bố ở độ cao thấp hơn trên các lập địa chứa hydro cũng là môi trường thích hợp cho kiểu ưu hợp này. Cây trong kiểu ưu hợp này lớn hơn các kiểu ưu hợp khác. Đất thường là sét, có hàm lượng calcium cao nhưng chất hữu cơ và nitơ thấp. (5) Ưu hợp Thông-Cây họ dầu cấu tạo bằng các cây vừa đến lớn phân bố từ độ cao vừa đến cao. Đất cát với hàm lượng calcium cao ở tầng mặt. Kiểu ưu hợp này có thể chia thành 4 kiểu phụ, trong đó có kiểu ưu hợp phụ Dầu đồng-Cà chít-Thông nhựa ở độ cao vừa, dốc mạnh.
- 5 Nghiên cứu về cấu trúc, tốc độ hình thành khoảng trống và chu kỳ tầng tán, tác giả Siripa Nilroungo (1986) đã tiến hành nghiên cứu tại Trạm nghiên cứu môi trường Sakaerat, Pak Thong Chai, Nakhon Ratchasima từ tháng 212/1985 trên 4 ô tiêu chuẩn (1ha/ô) tại 4 ưu hợp cho kết quả như sau [30]: Cấu trúc theo chiều thẳng đứng được chia làm hai tầng cho cả 4 ưu hợp. Chiều cao của tầng thứ nhất lần lượt lớn hơn 10,5 m, 13 m, 10,5 m và 14 m ở ưu hợp 1, 2, 3 và 4. Những loài ưu thế ở tầng thứ nhất tương ứng cho ưu hợp 1, 2, 3 và 4 là Shorea floribunda, Shorea obtusa, Shorea obtusa và Shorea siamensis. Ở tầng thứ hai là Shorea floribunda, Shorea obtusa, Shorea obtusa and Shorea floribunda lần lượt cho ưu hợp 1, 2, 3 và 4. Năm loài cây quan trọng là Shorea floribunda, Quercus kerrii, Pterocarpus macrocarpus, Shorea obtusa and Xylia xylocarpa đối với ưu hợp thứ nhất (Shorea floribunda-Quercus kerrii) trong khi Shorea obtusa, Shorea siamensis, Pterocarpus macrocarpus, Xylia xylocarpa, Mangifera caloneura đối với ưu hợp 2 (Shorea obtusa-Shorea siamensis); Shorea obtusa, Pterocarpus macrocarpus, Sindora maritima, Dipterocarpus intricatus, Morinda coreia đối với ưu hợp 3 ( Shorea obtusa-Pterocarpus macrocarpus); và Shorea siamensis, Shorea floribunda, Quercus kerrii, Pterocarpus macrocarpus, Sindora maritima với ưu hợp 4 (Shorea siamensis- Shorea floribunda). Trữ lượng tính cho mỗi ha tại ưu hợp 1, 2, 3 và 4 lần lượt là 98, 82, 110 và 105 m2. Tỷ lệ cây chết trung bình là 0,38%, 0,88%, 0,58% và 0,77% tương ứng tại ưu hợp 1, 2, 3 và 4, lỗ trống do cây chết tạo ra là 0,360,73%, 0,500,10%, 0,511,02% và 0,420,84% cho mỗi ha ở ưu hợp 1, 2, 3 và 4. Chu kỳ của tầng tán trong rừng được tính từ tỷ lệ hình thành khoảng trống là 122244 năm, 81162 năm, 79158 năn và 100199 năm đối với ưu hợp 1, 2, 3 và 4. - Tái sinh
- 6 Nghiên cứu về tái sinh rừng khộp tại Sakaerat -Pak Thong Chai-Nakhom Ratchasina trên 4 ưu hợp (subcommunity type): (1) Shorea floribunda - Quercus Kerrii; (2) Shorea obtusa - Shorea siamesis; (3) Shorea obtusa - Pterocarpus macrocarpus; (4) shorea floribunda - Shorea siamensis. Tác giả Duangdao Faidang (1988) đã tiến hành điều tra những cây có đường kính ≤ 4,5 cm và xác định các chỉ tiêu là tên loài, mạng hình phân bố, đường kính sát gốc tại 3 thời điểm [25], lần đầu tiên đo vào cuối mùa mưa (10/1986), lần 2 đo vào đầu mùa mưa năm sau (4/1987), lần 3 đo vào cuối mùa mưa năm sau (9/1987) và đưa ra kết luận như sau: Các chỉ số về sinh trưởng cũng như số lượng cây tái sinh tăng nhanh vào cuối mùa mưa và giảm dần vào mùa khô. Sinh trưởng của những loài cây ưu thế tái sinh tại hai ưu hợp của Cà chít (Shorea obtusa) cũng như hai ưu hợp còn lại là tương tự nhau. Tại lần đo đếm thứ nhất và 3 có tổ thành cây tái sinh giống nhau và khác với lần đo đếm thứ 2. Loài cây tái sinh ưu thế có sự sai khác với tầng cây cao. Như tại ưu hợp Shorea obtusa- Shorea siamesis thì cây tái sinh ưu thế tại lần 1 và 3 là Shorea obtusa, Cratoxylum formosum và lần 2 là Shorea obtusa, xylia xylocarpa; tại ưu hợp Shorea obtusa- Pterocarpus macrocarpus thì cây tái sinh ưu thế tại lần 1 và 3 là Shorea obtusa, Pterocarpus macrocarpus và lần 2 Shorea obtusa, Albizia odoratissima. 1.1.2. Những nghiên cứu về cây họ Dầu Tác giả Cronquist (1981) phân chia họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume) thành 3 phân họ sau [12]:
- 7 * Dipterocarpoideae: bao gồm các loài gặp ở vùng nhiệt đới châu Á và Malesia, đặc trưng bởi bao phấn đính gốc, lá đài cùng phát triển thành cánh, bầu 2 hoặc 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 2 noãn. * Monotoideae: có các loài của nhiệt đới châu Phi và Mađagaxca, có các bao phấn lắc lư, lá đài ít phát triển cùng và chỉ đôi khi thành cánh, bầu có 2 ngăn và ít khi 4 ngăn với 12 noãn mỗi ngăn. * Pakaraimoideae: đặc hữu của vùng cao Guayana, nhiệt đới Nam Mỹ, gần gũi với họ phụ Monotoideae nhưng có cánh hoa ngắn hơn lá đài và không có cuống hoa lưỡng tính, bầu có 4 tới 5 ngăn, mỗi ngăn có 2 hoặc 4 noãn. Tác giả Ashton (1982) đã mô tả cây họ Dầu châu Á là cây có nhựa, kích thước từ nhỏ tới lớn, thường có bạnh vè [23]. Lá đơn, mọc cách, lá kèm phát triển để bảo vệ chồi và cành lá non có lông bao phủ. Hoa tự chuỳ, cánh hoa dài hơn lá đài và có lông tơ ở các mức độ khác nhau, có 3 hoặc 5 cánh đài phát triển thành cánh trên quả. Bao phấn thường có hai túi phấn, bầu 3 ngăn, mỗi ngăn mang 2 noãn. Đặc trưng của cây họ Dầu châu Á là sự có mặt của ống nhựa trong gỗ. Kostermans (1985) mô tả cây họ Dầu châu Á thường có 15 nhị và chúng sắp xếp thành 2 vòng [26], 5 nhị vòng trong và 10 nhị vòng ngoài. Vòi nhị ngắn, thường phẳng. Bao phấn thường có 4 ngăn và nhẵn. 1.1.3. Những nghiên cứu về Dầu đồng và Cà chít - Phân loại, hình thái Theo Roxb, Dầu đồng có tên khoa học là Dipterocarpus tuberculatus thuộc chi Dipterocarpus Gaertn, họ Dipterocarpaceae Blume [4]. Theo Wall (1914) Cà chít có tên khoa học là Shorea obtusa thuộc chi Shorea Roxb, họ Dipterocarpaceae Blume [4]. Theo kết quả nghiên cứu về hình thái hoa của Dầu đồng, tác giả Presert Sornsathapornkul và Jintana Bupabanpot (2002) thì Dầu đồng thuộc hoa đầy đủ
- 8 [29]. Chùm hoa có tới 4 nhành, 5 cánh đài và 5 cánh tràng, nhị từ 28 tới 68 và mọc vòng quanh nhuỵ. Bầu nhuỵ chia thành 3 thuỳ, mỗi thuỳ mang 2 noãn. -Tái sinh Sự phát triển của hoa Dầu đồng được tác giả Presert Sornsathapornkul và Jintana Bupabanpot (2002) nghiên cứu tại rừng khộp [29], trạm bảo tồn gene Inthakil, huyện Maetaeng, tỉnh Chiangmai trên 10 cây có hoa nhiều và khả năng đậu quả cao và cho kết quả: mùa ra hoa từ giữa tháng 2 tới cuối tháng 3, hoa phát triển trong khoảng từ 15 tới 20 ngày, hoa bắt đầu nở từ 8 tới 9 giờ đêm và quá trình thụ phấn diễn ra tới sáng hôm sau, khả năng thụ phấn thành công thấp và chỉ đạt 5,6%. 1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Những nghiên cứu về rừng khộp - Thảm thực vật Thành phần rừng khộp xét về loài đơn giản hơn nhiều so với rừng thường xanh. Cho đến nay đã ghi nhận được 68 họ, 204 chi và 309 loài thực vật, Vũ Biệt Linh và cộng sự (1988) [10]. Trong đó có 98 loài cây gỗ, 46 loài cây bụi, gỗ dạng bụi và dây leo thân gỗ, 168 loài cỏ và cây nửa bụi nhỏ. Có 54 loài cho gỗ to và trung bình, quan trong nhất có 4 loài đặc trưng chỉ mọc trong rừng khộp đó là: Dầu trà beng, Dầu đồng, Cẩm liên và Cà chít. Một số loài cây gỗ họ Dầu và không họ Dầu có số lượng cá thể ít hơn, đang chú ý là: Gõ đỏ (Sindora chochichinenensis), Căm xe (Xylia dolabriformis), Trắc (Dalbergia bariensis), Chiêu liêu (Terminalia sp). Theo tác giả Ngô Tiến Dũng (2004) [7], thảm thực vật Vườn Quốc gia Yok Đôn được phân loại như sau: kiểu rừng kín thường xanh; kiểu rưng thưa nửa rụng lá; kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá (rừng khộp).
- 9 Với kiểu rừng khộp: phân quần xã này rất đặc trưng, độc đáo và bao trùm nhất Vườn Quốc gia, các họ thực vật chủ yếu trong phân quần xã này không nhiều và phải kể đến họ Dầu là nhiều nhất, ngoài ra còn sự xuất hiện của họ Đào lộn hột, họ Đậu, họ Mã tiền. Đặc điểm cơ bản của phân quần này là rừng thưa, lá rộng, rụng lá và cấu trúc đơn giản về tầng thứ, nghèo về tổ thành loài, mật độ thấp và được chia thành 4 ưu hợp: * Ưu hợp Cà chít (Shorea obtusa) - Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus) - Cẩm liên (Shorea siamensis): với ưu hợp này thì rừng không có cấu trúc tầng thứ, mật độ cây thưa, loài ưu thế là Cà chít, chiều cao trung bình là 20m, phân bố trên khắp Vườn. * Ưu hợp Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus)-Cà chít (Shorea obtusa): quần xã này Dầu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất, thỉnh thoảng có thể thấy những quần thể Dầu đồng thuần loài. * Ưu hợp Cẩm liên (Shorea siamensis)-Chiêu liêu đen (Terminamia alata)-Căm xe (Xylia xylocarpa): rừng có cấu trúc tầng tán không rõ ràng. * Ưu hợp Chiêu liêu đen (Terminamia alata) - Cẩm liên (Shorea siamensis): quần xã này thường phân bố ở những nơi chuyển tiếp từ rừng bán thường xanh và rừng khộp. - Cấu trúc quần thụ Thái Văn Trừng (1970) đề nghị chỉ nên chia ra 2 ưu hợp khác nhau về hình thái và loài cây [20]: Ưu hợp cây thấp: Cẩm liên, Cà chít, Chiêu liêu. Ưu hợp cây cao chủ yếu là các loài thuộc chi Dipterocarpus.
- 10 Trần Văn Con (1990) nghiên cứu về cấu trúc tổ thành rừng khộp ở Tây Nguyên đã dùng phương pháp mô phỏng cấu trúc tổ thành loài rừng khộp bằng phương trình entropie có dạng [5]: h = H’(1-exp(-ks)) của Stocker và Bergmann (1977) và đã phân biệt được 5 kiểu ưu hợp chính dựa theo các loài ưu thế chính có tầm quan trọng nhất (>30%) và 16 kiểu ưu hợp phụ dựa theo các loài ưu thế phụ (>1030%), cụ thể tại bảng 1.1. Bảng 1.1. Cấu trúc tổ thành rừng khộp ở Tây Nguyên TT Kiểu ưu Loài ưu thế (10,1-100%) Loài hỗn hợp hợp Chính (30,1-100%) Phụ (>10-30%) (
- 11 với ưu thế thông hai lá (Pinus merkusii) và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae). Hai kiểu rừng này phát sinh trong điều kiện khí hậu bán nhiệt đới mưa mùa. Khí hậu chia thành 2 mùa khô và ẩm rõ rệt và mùa khô kéo dài tới 6 tháng. Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới với ưu thế cây họ Dầu phân bố ở độ cao 200 700 m so với mặt nước biển. Thành phần thực vật gồm 20 loài: Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Cẩm liên (Shorea siamensis), Cà chít (Shorea obtusa), Sao đen (Hopea odorata), Thị rừng (Diosperos sylvatica), Căm xe (Xylia xylocarpa), Bằng lăng (Lagestroemia sp), Chiêu liêu ổi (Terminalia corticosa), Kơnia (Irvingia malayana), Trâm (Eugenia sp), Bình linh (Vitex pubescens), Xoài rừng (Magifera duperena), Lành ngạnh (Cratoxylon formosum), Xoay (Dialium cochinchinensis), Cẩm lai (Dalbergia mammosa), Thẩu tấu (Apososa microcalyx), Sổ lá lớn (Dillenia pentagyna), Me rừng (Phyllanthus emblica), Gáo (Anthocephalus indicus), Gõ mật (Sindora cochinchinensis). Trong đó 4 loài cây họ dầu (Dầu trà beng, Sao đen, Cà chít, Cẩm liên) chiếm 50,7% tổng số cá thể. Mật độ cây tái sinh trung bình là 8.400 cây/ha trong đó Dầu trà beng, Cẩm liên, Cà chít chiếm 75% (6.300 cây/ha). 52,4% cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt còn lại nguồn gốc từ chồi. 40% cây tái sinh có chất lượng kém hay không có triển vọng tạo rừng. - Tương quan H/D Đối với rừng khộp, xuất phát từ giả thuyết cho rằng: lúc còn non cây rừng khộp phát triển chiều cao mạnh để vượt khỏi phạm vi nguy hiểm của lửa rừng, sau đó chiều cao phát triển chậm lại để phát triển đường kính. Do đó tỷ số H/D là một hàm giảm theo thời gian. Giả thuyết này có thể biểu diễn bằng phương trình tích phân sau: (dH/dD) D = b với b là hằng số.
- 12 Giải phương trình này ta có: H = a + b lnD. Số liệu thực nghiệm cho thấy quan hệ H/D các cây ưu thế trong rừng khộp là: H = 8,475D – 11,0085 với r = 0,639 Vũ Biệt Linh và cộng sự (1988) [10]. - Tương quan Dt/D1.3 Giữa đường kính tán cây (Dt) và đường kính ngang ngực (D1,3) của rừng khộp có quan hệ tương quan bậc nhất khá chặt. Số liệu thực nghiệm cho thấy: Dt = 2,839 + 0,1027 D1,3 với hệ số tương quan r = 0,96, Vũ Biệt Linh và cộng sự (1988) [10]. - Cấu trúc chất lượng cây rừng khộp Chất lượng của cây rừng khộp được xem xét theo các chỉ tiêu: hình dáng thân cây, tỷ lệ lợi dụng kinh tế, mức độ rỗng ruột… đã phân thành ba cấp chất lượng từ tốt đến xấu là A, B và C. Kết quả nghiên cứu cấu trúc chất lượng của 4 loài cây chính trong rừng khộp, Vũ Biệt Linh và cộng sự (1988) đưa ra kết quả tại bảng 1.2 [10]: Bảng 1.2. Chất lượng cây rừng khộp Loại cây A (%) B (%) C (%) Tỷ lệ rỗng ruột (%) Dầu đồng 35,94 34,0 30,06 9,84 Cà chít 16,84 38,03 45,13 16,24 Dầu trà beng 57,84 27,56 14,60 0,87 Cẩm liên 18,66 33,43 47,91 7,66 Theo Hồ Viết Sắc (1984) thì tỷ lệ rỗng ruột của cây rừng khộp tại bảng 1.3 [14]: Bảng 1.3. Tỷ lệ rỗng ruật của rừng khộp theo cấp đất Cấp đất I II III IV Rỗng ruột (%) 7,90 9,94 15,72 11,33
- 13 Bảng 1.4. Tỷ lệ rỗng ruột theo cấp kính Cấp kính 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rỗng ruột (%) 8,93 7,36 11,08 10,57 14,38 20,55 23,25 21,05 33,3 Về ngoại mạo, Dầu trà beng và Dầu đồng ít cong queo hơn Cà chít và Cẩm liên. Trên lập địa tốt và khá (I và II) cây ít cong queo và tỷ lệ rỗng ruột thấp. Xếp theo loài thì tỷ lệ rỗng ruột giảm dần từ các loài Cà chít > Dầu đồng > Cẩm liên > Dầu trà beng. - Đặc điểm tái sinh Đặc điểm vật hậu của rừng khộp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhất là lượng mưa và thời kỳ mưa hàng năm sẽ là nhân tố quyết định sự ra hoa kết quả. Thời gian ra hoa kết quả của các loài cây chính trong rừng khộp không giống nhau, Đinh Quang Diệp (1990) [6]. Bảng 1.5. Thời gian ra hoa kết quả của 4 loài cây chính Thời gian (tháng) Loài cây Ra hoa Kết quả Quả chín Dipterocarpus obtusifolius 121 13 34 Dipterocarpus tuberculatus 13 24 45 Shorea obtusa 24 45 46 Shorea siamensis 23 34 45 Số lượng quả tối đa trên một cây Dầu đồng khoảng 5 kg. Hầu hết quả của các cây họ dầu rừng khộp đều có cánh nhưng do kích thước quả lớn nên không phát tán xa được. Hạt thường có chất dầu nên giảm khả năng nẩy mầm rất nhanh dưới tác động của ánh sáng. 1.2.2. Những nghiên cứu về cây họ Dầu - Phân loại Theo Trung tâm tài nguyên môi trường - Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003) [18] và Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [12] Việt Nam có khoảng
- 14 43 loài cây họ Dầu thuộc 6 chi: Anisoptera (Vên vên), Dipterocarpus (Dầu), Hopea (Sao), Parashorea (Chò), Shorea (Cẩm), Vatica (Táu). - Phân bố Theo các nhà nghiên cứu tại Phân viện Điều tra quy hoạch II (1994) đã phân chia cây họ Dầu tại vùng Đông Nam Bộ vào 4 nhóm chính [15]: * Nhóm cây họ Dầu ưa ẩm trên vùng đồi núi thấp: gồm các loài cây thường xanh, ít rụng lá hoặc rụng lá một phần như Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Dầu lá bóng (Dipterocarpus turbinatus), Sao đen (Hopea odorata), Sến mủ (Shorea roxburghii), Vên vên (Anisoptera costata). * Nhóm cây họ Dầu ưa ẩm trên vùng bán bình nguyên gợn sóng: các loài chủ yếu là Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Chai thorel (Shorea thorelii), và Táu trắng (Vatica odorata). * Nhóm cây họ Dầu trên đất xám xương xẩu: bao gồm những loài cây rụng lá mùa khô như Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Cà chít (Shorea obtusa). * Nhóm cây họ Dầu trên đất cát ven biển: bao gồm những loài cây họ Dầu thường xanh và một số loài rụng lá mùa khô như Sến mủ (Shorea roxburghii), Dầu cát (Dipterocarpus caudatus aff condorensis), Vên vên (Anisoptera costata), Cẩm liên (Shorea siamensis). Dựa trên chế độ khô ẩm, GS.TS.Thái Văn Trừng (1999) phân chia cây họ dầu thành 3 vùng phân bố chủ yếu sau [19]: * Vùng rừng khô cây họ dầu: Đây là loại rừng khộp điển hình thường gặp ở Tây Nguyên. Phân bố tại đây là những loài chịu được nhiệt độ khô hạn và lửa rừng, là những loài có vỏ dầy, rụng lá vào mùa khô, có thể mọc thuần loài hay
- 15 ưu thế tại các ưu hợp. Những loài chủ yếu phân bố tại đây: Cà chít (Shorea obtusa), Cẩm liên (Shorea siamensis), Sến mủ (Shorea roxburghii), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus). * Vùng rừng thường xanh/nửa rụng lá mưa mùa: rừng cây họ Dầu mọc thuần loài hoặc hỗn giao trên đất cát ven biển miền Trung tới Đông Nam Bộ. Cây họ Dầu ưu thế là Dầu cát (Dipterocarpus caudatus aff condorensis), Sến cát (Shorea roxburghii), ngoài ra còn có Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Vên vên (Anisoptera costata), Cẩm liên (Shorea siamensis), Táu duyên hải (Vatica mangachapoi). * Rừng kín ẩm thường xanh mưa mùa: tại đây không có những loài rụng lá và chịu lửa rừng, những loài phân bố tại đây có khuynh hướng mọc thành đám, thành cụm như loài Vên vên (Anisoptera costata), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Sao đen (Hopea odorata) và Dầu nước (Dipterocarpus alatus). - Gây trồng Cây họ Dầu được gây trồng từ những năm 1920 do nhà lâm nghiệp người Pháp tên Paul Moral thực hiện với loài Dầu nước và Sao đen tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Trảng Bom (Đồng Nai) [12]. Cho tới nay thì nhiều loài cây họ Dầu được đem từ rừng tự nhiên ra gây trồng tại nhiều nơi. Các loài cây họ dầu được trồng thử nghiệm nhiều nhất tại vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là các loài của rừng ẩm như Dầu song nàng, Dầu nước, Sao đen, Vên vên, Sến mủ. Tại Đồng Nai, Dầu nước được trồng thuần loài hoặc xen với Điều, Keo lá tràm tại Xuân Lộc, La Ngà, Mã Đà, Hiếu Liêm; Sao đen được trồng thuần loài hoặc xen với Điều, Keo lá tràm, Tếch tại Thống Nhất, Long Thành, La Ngà, Mã Đà, Tân phú và Lâm trường 600. Tại Bình Dương, Sao đen trồng xen với Keo lá tràm tại Tân Uyên; Dầu nước trồng xen với Xà cừ tại Phú Bình. Tại Bình Phước,
- 16 Sao đen được trồng xen với Keo lá tràm tại Bình Long, trồng thuần loài tại Đồng xoài; Dầu nước được trồng thuần loài tại Thống Nhất, xen với Điều tại Bù Đăng, Nghĩa trung, Thống nhất, xen với Keo lá tràm tại Bình Long, Nghĩa Trung và Lộc Ninh, xen với Xà cừ tại Minh Đức. Tây Ninh, Sao đen được trồng xen với điều tại Dương Minh Châu, với Keo lá tràm tại Dương Minh Châu, với Xà cừ tại Dầu Tiếng; Dầu nước được trồng thuần loài tại Tân Biên, Dương Minh châu và trồng xen với Keo lá tràm tại Tân biên. Bà Rịa –Vũng Tầu, Sao đen được trồng thuần loài tại Xuyên Mộc, xen với Keo lá tràm tại Châu Đức và xen Tếch tại Xuyên Mộc; Dầu nước trồng thuần loài và xen Điều tại Xuyên mộc. Bình thuận, Sao đen được trồng xen Điều tại Tánh Linh, xen Keo lá tràm tại Hàm Thuận Bắc; Sến mủ xen Điều tại Tánh Linh và tại nhiều nơi Dầu nước và Sao đen được trồng làm cây đường phố. Những kết quả về gây trồng cho thấy trồng thuần loài các cây họ Dầu cho sinh trưởng tốt hơn trồng hỗn giao với các loài cây khác. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu và việc trồng xen với những loài khác như Keo, Xà cừ, Điều, Sắn không phải là những loài tham gia vào tổ thành cùng với các loài thuộc họ Dầu trong rừng tự nhiên. 1.2.3. Những nghiên cứu về Dầu đồng và Cà chít - Phân loại, hình thái, một số tính chất gỗ và giá trị sử dụng Theo Võ Văn Chi (2003), Dầu đồng là cây gỗ lớn, cao 15÷25 m, đường kính ngang ngực có thể tới 60 cm, rụng lá theo mùa [4]; cây phân cành sớm, tán xoè rộng; vỏ thân màu xám xẫm, nứt dọc sâu, thường bong mảng cứng và dày, vết đẽo vỏ mầu nâu đỏ; cành non thô, màu hơi đỏ tím, có lông tơ mềm; lá đơn, xếp cách và xoắn ốc, mép nguyên, phiến lá rất lớn, nhất là lá ở chồi và cây non, gân bên 9÷16 đôi, nổi rõ ở mặt dưới lá, gân nhỏ rất sát nhau; cuống lá thô, hơi dẹt, dài từ 5÷7,5 cm; lá kèm màu đỏ bao chồi, dài từ 4÷5 cm, khi rụng để lại sẹo vòng quanh cành, mùa lá rụng từ tháng 9 tới tháng 10; hoa tự chùm thưa, mang từ
- 17 6÷8 hoa, hoa màu đỏ tía, không có cuống, hoa đều lưỡng tính, mẫu 5, đài hợp thành ống bao quả, ống đài không dính với quả, hai cánh đài phát triển thành cánh bao quả; quả hình cầu hay trứng, dài từ 2÷3 cm, nhẵn hay thường có lông hình sao, đầu quả gần như có 5 múi, 2 cánh. Theo Võ Văn Chi (2004), Cà chít là cây gỗ trung bình tới lớn, cao 15÷30 m, đường kính 30÷70 cm, vỏ mầu đo đỏ, nứt dọc sâu không đều; lá thuân hơi không cân ở gốc, tù tới tròn ở đỉnh, nhẵn ở mặt trên, có lông mềm rải rác ở mặt dưới, gân bên 15÷20 đôi, cuống lá từ 1÷1,4 cm; cụm hoa ở ngọn và ở nách lá, thành chùy dài 6÷16 cm, mang 5÷12 nhánh mang hoa không cuống; bầu hình trái xoan, có lông, vòi rất ngắn; quả hình dải thuân, dài 1,8 cm, có 5 cánh không đều [4]. Gỗ mầu nâu đỏ, cứng và rất nặng, có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt 10÷15 năm, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ, làm cột điện… - Phân bố, sinh thái Theo tác giả Trần Hợp, Hoàng Quảng Hà (1997) thì Dầu đồng phân bố chủ yếu ở rừng thưa [8], khô, rụng lá (rừng khộp), đôi khi mọc thành các quần thụ thuần loài, chịu được đất cát khô nóng và nạn cháy rừng. Cây ưa sáng, mọc khỏe, sinh trưởng chậm, tái sinh hạt tốt (nếu không có lửa rừng) và tái sinh chồi khỏe. Mùa hoa tháng 12÷1, quả chín tháng 4÷8. Theo tác giả Võ Văn Chi (2003) [4], ở nước ta Dầu đồng được phát hiện phân bố tự nhiên từ các tỉnh Kon Tum, Gia Lai (Hậu Bổn, Cheoreo), Đăk Lắc (Easup, Buôn Đôn, Ealop), Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai (Biên Hoà, Trảng Bom) và Tây Ninh. Theo tác giả Trần Hợp, Hoàng Quảng Hà (1997) [8], Cà chít mọc chủ yếu ở rừng thưa, khô (rừng khộp) ở khắp Tây Nguyên, thường mọc lẫn với các cây rụng lá theo mùa trong họ đậu, chịu được hoàn cảnh sống khó khăn, đất cát pha nhiều sạn sỏi đá, khô cằn và qua nạn lửa rừng. Cây ưa sáng, mọc khỏe và tăng
- 18 trưởng chậm, tái sinh trồi và hạt đều tốt nếu không bị cháy. Mùa hoa tháng 1 ÷ 2, quả tháng 4 ÷ 6. Theo tác giả Võ Văn Chi (2004) [4], ở nước ta Cà chít phân bố tự nhiên ở các tỉnh: Gia Lai (Cheoreo), Đak Lak (Easup, Buôn Đôn), Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hoà (Ba Ngòi), Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Ninh. Theo Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường -Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003) [18], Cà chít phân bố ở Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Nam Việt Nam. Ở nước ta, có gặp tại Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Tây Ninh. Cây mọc trong rừng khô rụng lá, giữa độ cao 200 và 1000 m. Ra hoa tháng 23, có quả tháng 45. - Cấu trúc quần thụ * Khi nghiên cứu về cấu trúc tổ thành rừng khộp trên những ưu hợp có Dầu đồng phân bố, Nguyễn Thành Tân (1997) đã đưa ra kết luận [16]: cấu trúc tổ thành loài cây trong rừng khộp đơn giản, hiện tượng xuất hiện các loài cây phổ biến chiếm tỷ lệ lớn ở rừng khộp là tương đối rõ rệt trong các ô tiêu chuẩn. Tỷ lệ tổ thành của một số loài cây phổ biến tại rừng khộp được ghi tại bảng 1.6. Bảng 1.6. Tỷ lệ tổ thành của một số loài cây phổ biến tại rừng khộp Tên loài IV% Dầu đồng 1637 Dầu trà beng 1122 Cà chít 1030 Cẩm liên 923 Chiêu liêu 621 * Quy lật phân bố số cây theo đường kính (N/D) Để nghiên cứu quy luật N/D cho loài Dầu đồng, Nguyễn Thành Tân (1997) đã sử dụng hàm Weibull và có nhận xét [16]: hàm Weibull mô phỏng rất tốt cho quy lật phân bố số cây theo đường kính, thể hiện qua hai tham số và
- 19 được chọn theo phương pháp tối ưu với khi bình phương nhỏ nhất. Mức độ phù hợp 100% ở mức ý nghĩa 0,5%, tham số 2,2 phân bố lệch trái, điều này cho thấy lượng cây tập trung ở cỡ kính nhỏ, chứng tỏ khu vực nghiên cứu những cây có đường kính lớn đã được khai thác. * Phân bố số cây theo chiều cao (N/H) Để mô phỏng quy luật này tác giả đã dùng hàm Weibull và cho kết quả nắn phân bố tại bảng 1.7 [16]: Bảng 1.7. Kết quả nắn phân bố số cây theo đường kính Cấp năng suất 2tính 2bảng Đánh giá I 1,3 0,0327 5,73 11,07 tốt II 1,1 0,0742 3,52 9,49 tốt II 1,0 0,0112 3,78 7,80 tốt * Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính ngang ngực (H/D1.3). Khi nghiên cứu về tương quan giữa H và D1.3 của Dầu đồng, Nguyễn Thành Tân (1997) đã dùng hàm logarit để biểu thị tương quan này [16], và cho kết quả tại bảng 1.8. Bảng 1.8. Phương trình tương quan H/D1.3 theo cấp năng suất Cấp năng suất Phương trình tương quan I H = -15,51 + 9,75 ln D1.3 II H = - 9,56 + 6,97 ln D1.3 III H = -12,74 + 7,69 ln D1.3 * Quy luật tương quan Dt/D1.3 Theo kết quả nghiên cứu thì tác giả [16] dùng phương trình bậc nhất mô tả tương quan giữa Dt và D1.3 cho kết quả tại bảng 1.9.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn