intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã Mã Đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã Mã Đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI Hà nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà nội, 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 17, giai đoạn 2009 - 2011. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các cán bộ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, các cán bộ giáo viên Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Võ Đại Hải - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học, Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Đồng Nai, tháng 4 năm 2012 i
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3 1.1. Trên thế giới .....................................................................................................3 1.2. Trong nước ......................................................................................................8 3. Thảo luận ...........................................................................................................13 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................15 2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................16 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận đề tài .............................................................16 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung ................................................................19 2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................19 2.4.3.1. Thu thập số liệu đã có .........................................................................19 2.4.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA).....................20 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .....................................................23 2. 4.4.1. Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp .........................................23 2.4.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế ..............................................24 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI .................................25 KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................25 3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................25 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới .........................................................................25 3.1.2. Địa hình và địa thế ..................................................................................25 3.1.3. Khí hậu thủy văn .....................................................................................26 ii
  5. 3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu..............................................................................26 3.1.3.2. Thủy văn ...........................................................................................26 3.1.4. Đất đai .....................................................................................................27 3.1.5. Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ........................................27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................29 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ...................................................................29 3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục ..................................................................30 3.2.2.1. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................30 3.2.2.2. Y tế ....................................................................................................30 3.2.2.3. Giáo dục ...........................................................................................31 3.2.3. Lịch sử - Văn hóa ....................................................................................31 3.3. Nhận xét và đánh giá chung ..........................................................................31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................33 4.1. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý rừng tại xã Mã Đà ..............................................................................................33 4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên ................................................................33 4.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội .............................................41 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý rừng của KBT thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tại xã Mã Đà ..........................................................................................................54 4.2.1. Tiềm lực của Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai ...................54 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................54 4.2.1.2. Tiềm lực của KBT .............................................................................55 4.2.2. Phân tích các mối đe dọa tới tài nguyên rừng của KBT thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tại xã Mã Đà ..............................................................................57 4.2.3. Tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Mã Đà ............63 4.3. Vai trò của người dân trong công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã Đà ....................................................................................................................66 4.3.1. Sơ đồ Venn mô tả vai trò của các bên liên quan .....................................66 iii
  6. 4.3.2. Phân tích SWOT công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân .....................................................................................................................71 4.4. Đề xuất định hướng một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại xã Mã Đà ..................................................75 4.4.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền ...................................................................75 4.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức đồng quản lý ................................................76 4.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao sinh kế của người dân ...................................79 4.4.4. Nhóm giải pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản ...........................................................................................................................82 4.4.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................84 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................87 1. Kết luận .............................................................................................................87 2. Tồn tại ................................................................................................................89 3. Kiến nghị ...........................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải ĐDSH Đa dạng sinh học GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt HGĐ Hộ gia đình IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QLR Quản lý rừng SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức THPT Trung học phổ thông TK Tiểu khu UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Tên hình vẽ Trang vẽ 2.1 Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài 17 4.1 Trạng thái rừng IIIA1 tại TK 93B 42 4.2 Rừng trạng thái IIB tại TK 102 42 4.3 Cơ cấu tổ chức tại Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai 56 4.4 Khai thác gỗ củi tại xã Mã Đà 60 4.5 Sơ đồ Venn mô tả vai trò của các bên liên quan 68 vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Kết quả lựa chọn các ấp nghiên cứu tại xã Mã Đà 21 3.1 Diện tích rừng và đất rừng tại xã Mã Đà 28 Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên ảnh 4.1 34 hưởng đến công tác quản lý rừng của xã Mã Đà Những thuận lợi và khó khăn của yếu tố kinh tế - xã hội ảnh 4.2 43 hưởng đến công tác quản lý rừng tại xã Mã Đà 4.3 Cơ cấu đất đai sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Mã Đà 50 4.4 Thu nhập bình quân của các hộ phỏng vấn tại các ấp 52 Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của cán bộ trong 4.5 57 KBT 4.6 Đánh giá các mối đe dọa đến tài nguyên rừng tại xã Mã Đà 59 4.7 Giá bán một số loại động vật rừng tại xã Mã Đà 60 4.8 Các trạm quản lý bảo vệ rừng tại xã Mã Đà 64 4.9 Vai trò của các bên liên quan trong công tác QLBVR 68 4.10 Nhu cầu của người dân đối với một số loại lâm sản 71 4.11 Phân tích SWOT đối với vông tác QLBVR 73 Tổng hợp kết quả đánh giá và xếp hạng các loài cây trồng có 4.12 82 sự tham gia của người dân 4.13 Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loại lâm sản 86 vii
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ những năm 1991, ngành Lâm nghiệp ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực chuyển đổi từ cơ chế quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, các biện pháp nhằm quản lý rừng đa mu ̣c đích, quản lý rừng bề n vững, hợp tác quản lý trong quản lý rừng, mô hiǹ h lâm nghiê ̣p xã hô ̣i,… ngày càng đươ ̣c thực hiê ̣n đầ y đủ phát huy tối đa các lợi ích tổng hợp mà rừng mang lại nhằm đạt được bền vững không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả các mặt xã hội và môi trường sinh thái. Trong đó, quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ngày càng được đề cao và bước đầu đã có những kết quả tích cực. Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và các bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của cộng đồng sống trong và gần rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được thành lập cuối năm 2004 trên cơ sở sáp nhập 2 lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà và 1 phần lâm trường Vĩnh An trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, trong đó xã Mã Đà có tới 1.725 hộ sống trong Khu bảo tồn (số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2008) và có diện tích nằm trong vùng quy hoạch rừng đặc dụng Khu bảo tồn rất lớn: 23.654,5ha, chiếm 86% diện tích toàn xã. Trong bối cảnh có nhiều diện tích đất rừng trước kia là rừng sản xuất nay chuyển thành rừng phòng hộ, đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý tài nguyên rừng như: (i) Biện pháp nào để bảo tồn tài nguyên rừng ở đây bền vững nhất trong bối cảnh đất rừng sản xuất chuyển sang thành đất rừng phòng hộ với nhiều chính sách quản lý rừng nghiêm ngặt hơn; (ii) Làm thế nào để thu hút và nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên rừng trong khu vực với các cơ chế và chính sách hiện hành? 1
  11. (iii) Làm thế nào để tạo ra sự công bằng trong việc hưởng các lợi ích từ rừng trong cộng đồng ? Như vậy, xu thế phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân cư ở xã Mã Đà là khách quan và cần thiết nhằm thu hút, nâng cao sự tham gia của cộng đồng để đóng góp vào công tác bảo tồn chung của Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai” đặt ra là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan lý rừng dựa vào cộng đồng ở nước ta, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng. 2
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Trên thế giới, rừng là nhà của 300 triệu người và 1,6 tỷ người trên trái đất sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng (FAO, 2011). Rừng mang lại nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng cung cấp: gỗ, củi, lương thực, thực phẩm, dược liệu,… Đồng thời, rừng có vai trò quan trọng trong việc duy trì những điều kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sống của con người. Hiện nay, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng để phục vụ cho nhu cầu của con người. Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) công bố cho biết: Nạn phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu héc ta rừng, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha. Do vậy, việc thành lập các khu rừng cấm, các vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng mọi biện pháp cố gắng để quản lý bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia thường gây ra những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân, cộng đồng địa phương với quốc gia tạo ra khó khăn không nhỏ cho việc quản lý bảo vệ rừng. Như vậy, các biện pháp quản lý rừng bền vững “không thể tách rời khỏi các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần của người dân địa phương” (Đại hội các vườn quốc gia toàn cầu, 1993) [18]. Đây cũng là xuất phát điểm của những ý tưởng quản lý rừng bền vững - quản lý rừng nhằm phát huy đồng thời những giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng. * Khái niệm về quản lý rừng bền vững Nội dung của quản lý rừng bền vững rất phong phú và đa dạng với những khác biệt nhất định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng quốc gia, song người ta cũng đang cố gắng đưa ra những khái niệm để diễn đạt bản chất của nó. Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO) thì “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xã hội” [33]. Hiệp ước Helsinki thì định 3
  13. nghĩa “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” [1]. * Các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý rừng bền vững Chính sách của nhà nước về các giải pháp kinh tế , xã hô ̣i có vai trò rấ t quan tro ̣ng công tác quản lý rừng. Mô ̣t trong những yế u tố quan tro ̣ng quyế t đinh ̣ tới hiệu quả của công tác quản lý rừng đó là sự rõ ràng trong quyề n sử dụng/sở hữu rừng và đấ t rừng; nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những nơi mà quyền sở hữu/sử dụng về rừng và đất rừng không được xác định rõ thì tài nguyên rừng nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt và chuyển sang các mục đích sử dụng khác, không khuyến khích được việc bảo vệ đất, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức vì lợi ích kinh tế trước mắt. Vì vậy, sự tham gia của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất được xem là một trong những chìa khoá để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề về sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [16]. Với mục đích quản lý rừng bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm tới việc quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện quản lý rừng theo hướng bền vững. Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa Ban quản lý vườn và các cộng đồng dân cư. Nghiên cứu của Wild và Mutebi, 1996 tại vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và MgaHinga Grorilla thuộc Uganda, thì hợp tác quản lý được thực hiện giữa ban quản lý vườn quốc gia và cộng đồng dân cư. Hai bên thỏa thuận ký kết quy ước cho phép người dân khai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài 4
  14. nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng. Đồng quản lý chỉ có hai đối tác là ban quản lý và cộng đồng dân cư [35]. Ở Nam Phi, Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000), trong báo cáo “Hợp tác quản lý của người dân ở Nam Phi: Phạm vi vận động” đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia Richtersveld là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên và mỏ kim cương [24]. Các cộng đồng dân cư ở đây là những người di cư từ tỉnh Cape tới chủ yếu làm nghề khai thác kim cương. Tuy nhiên, đời sống của người dân vẫn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Người dân nhận thức chưa cao về bảo tồn thiên nhiên, trong khi đó công việc của họ làm ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. Ban quản lý vườn quốc gia đã phải nghiên cứu phương thức bảo tồn trong nhiều năm và cho đến năm 1991 mới chính thức tìm ra được phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên (Contractual Agreement). Trong đó, người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác. Ở Canada, trong bài viết của Sherry, E.E., (1999) về đồng quản lý vườn quốc gia Vutut, vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hóa của người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của Vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn người dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc của truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn di sản văn hóa. Đồng quản lý ở vườn quốc gia 5
  15. Vutut được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân [14]. Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của Madagascar, để thực hiện quản lý rừng bền vững, chính phủ đảm bảo cho người dân được quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những trật tự truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Ngược lại, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực [18]. Tháng 9/2001 tại Chiang Mai – Thái Lan đã tổ chức một hội thảo quốc tế về Lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hội thảo đã khẳng định các vấn đề trong phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực bao gồm: - Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng. - Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan để phát triển lâm nghiệp cộng đồng. - Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng. - Phát triển các cách tiếp cận cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng các kế hoạch quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng. Thực tế, các nước ASEAN đã có nhiều chính sách áp dụng làm cải thiện chính sách, thể chế, tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa,... để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Trong đó, Thailand được coi là quốc gia có nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ. Bink Man W. (1988) trong nghiên cứu của mình thực hiện tại làng Ban Pong, tỉnh S. Risaket, Thái Lan chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ thuộc vào rừng để chăn thả gia súc và thu hái tài nguyên lâm sản như: củi đun và hoa quả 6
  16. trong rừng. Tuy nhiên, đây là một minh hoạ rất cần thiết của người dân địa phương tham gia vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển (FAO, 1996) [32]. Ở Philippines, chiến lược Quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học nêu rõ rằng: "Điều chủ chốt dẫn đến thắng lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học là phải bảo đảm rằng các cộng đồng địa phương, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mọi quyết định về chính sách liên quan đến môi trường, sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý đối với bảo tồn đa dạng sinh học" [34] Ở Inđônêxia, công ty Lâm nghiệp dưới sự hỗ trợ của nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình làng Lâm nghiệp “Ladang” rất được chú ý [23]. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến sự công bằng trong hưởng lợi tài nguyên thiên nhiên như các “dịch vụ chi trả môi trường” được coi là một hướng đi mới giải quyết các vấn đề nghèo đói ở các vùng nông thôn châu Á – nơi người dân sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Trong đó, khái niệm “chi trả môi trường” được sử dụng phổ biến là: cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có rang buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thi có một hay nhiều người mua chi trả các dịch vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ cho một hay nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định tạo ra các dịch vụ sinh thái thỏa thuận. Từ năm 2002, Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ dự án Đền đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động bao gồm: Sumberjaya, Bungo và Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippines; Kulekhani ở Nepal và 12 điểm học tập tại châu Á. Mục đích của RUPES là “xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm đền đáp người nghèo vùng cao về các dịch vụ môi trường họ cung cấp cho các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu [17]. 7
  17. Các mô hình quản lý bền vững các khu bảo vệ được nêu trên đã góp phần quan trọng trong quản lý bền vững tài nguyên rừng. Chúng đã đưa ra được một số chính sách như chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,… và một số giải pháp như đồng quản lý, quản lý có sự tham gia của người dân,… Tuy nhiên, các mô hình trên chỉ phù hợp với một số quốc gia và khu bảo vệ có tiềm năng du lịch, tài nguyên, đất đai phù hợp. 1.2. Trong nước Từ năm 1999 với sự tài trợ của các dự án phi chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập nhóm lâm nghiệp cộng đồng quốc gia để đánh giá và đề xuất các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt nam. Tuy nhiên, từ năm 1997 khái niệm đồng quản lý tài nguyên rừng đã được đưa vào tại khóa tập huấn về “Kết hợp bảo tồn và phát triển” (Integrated Conservation and Development – ICD) tổ chức tại Vườn quốc gia Cát Tiên, do quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tài trợ. Tuy mới chỉ dừng lại ở khái niệm và lý thuyết cơ bản, nhưng việc triển khai các dự án tập huấn về đồng quản lý đã mang lại một làn gió mới trong công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. * Chính sách nhà nước liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng - Giao rừng và đất rừng phòng hộ Giao rừng và đấ t rừng phòng hô ̣ tới chủ sở hữu, sử du ̣ng cu ̣ thể đươ ̣c xem là giải pháp phu ̣c hồ i, bảo vê ̣ rừng phòng hô ̣ rấ t có hiê ̣u quả và đã đươ ̣c thể chế hóa trong các văn bản luâ ̣t như: Luật Đất đai năm 1993, 1998 và 2003 [25]; [26]; [27], Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 [28], Nghị định số 02/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP [5]; [7]. Đối tượng giao đất rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ, các tổ chức của Nhà nước, lực lượng vũ trang; một số rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu, đất khu phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện để thành lập Ban Quản lý rừng thì giao cho các tổ chức khác, chi cục kiểm lâm, hộ gia đình, cá nhân,... theo hướng dẫn của Bộ NN & PTNT. Hạn mức và thời hạn giao đất theo quy định của Nhà nước (30 - 50 năm), rừng phòng hộ đầu nguồn, giao cho Ban 8
  18. quản lý rừng phòng hộ; rừng phòng hộ kết hợp với mục đích khác giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,... - Cho thuê, giao khoán đất và thu hồi rừng phòng hộ Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, môi trường [28]. Viê ̣c quy đinh ̣ về viê ̣c giao khoán rừng và đấ t rừng phòng hô ̣ đươ ̣c thực hiê ̣n theo Quyết định số 202/TTg ngày 02 tháng 05 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng, theo đó đố i tươ ̣ng đươ ̣c phép giao đấ t, giao rừng phòng hô ̣ bao gồ m: Các ban quản lý rừng phòng hô ̣, Ban quản lý dự án 661 về rừng phòng hô ̣ và các hô ̣ đươ ̣c nhâ ̣n khoán bao gồ m: hộ gia đình; cá nhân; các cơ quan; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các trường học; các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế gọi chung là hộ nhận khoán (Điều 2 - Quyết định số 202/TTg). Hạn mức giao, thời hạn giao, cho thuê đất, cho thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Chính sách đầu tư và tín dụng Chính phủ và các tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho hộ gia đình tham gia bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ như: Cấp tiền trồng rừng, bảo vệ rừng, vay vốn không lãi, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, hỗ trợ cho hộ gia đình tự bỏ vốn trồng rừng (từ 50.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/ha), suất đầu tư là 2,5; 4; 6; 10 triệu đồng/ha (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) [6],... Ngoài ra, đầu tư nước ngoài cũng được ưu đãi (Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000), đầu tư khoa học công nghệ và môi trường trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật,... (Quyết định 225/1999/QĐ-TTg, ngày 10/12/1999) [8]. Tín dụng ưu đãi đầu tư, thương mại và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở các hình thức khác 9
  19. nhau như cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng với mức vay và lãi suất ưu đãi khi có đảm bảo tiền vay của các cấp có thẩm quyền hoặc phương án sản xuất hiệu quả. Đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập là các hoạt động kinh doanh, buôn chuyến các loại hàng hoá là nông, lâm sản chưa qua chế biến, khuyến khích các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với người sản xuất (Nghị quyết số 9/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000, Thông tư số 91/2000/TT/BTC ngày 6/9/2000) [9]. - Khai thác rừng phòng hộ và hưởng lợi Theo quy đinh ̣ ta ̣i điều 24 Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên (ban hành theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về quyền lợi của các hộ nhận khoán và tham gia đầu tư xây dựng rừng phòng hộ như sau: + Trường hơ ̣p nhà nước đầ u tư vố n và giao khoán cho các hô ̣ gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia trồ ng mới, khoanh nuôi phu ̣c hồ i rừng, bảo vê ̣ rừng nế u đảm bảo những nghĩa vu ̣ theo hơ ̣p đồ ng đươ ̣c giao thì đươ ̣c hưởng quyền lơ ̣i sau: đươ ̣c hưởng sản phẩm tỉa thưa, các sản phẩm không gây ha ̣i tới tán rừng (hoa, quả, nhựa,…), được nhâ ̣n tiề n công khoán bảo vê ̣ rừng, tiề n hỗ trơ ̣ trồ ng mới, khoanh nuôi xúc tiế n tái sinh rừng, đươ ̣c khai thác củi khô,… + Trường hơ ̣p hô ̣ tự đầ u tư trồ ng mới rừng, khoanh nuôi xúc tiế n tái sinh rừng thì đươ ̣c hưởng 100% sản phẩm nông nghiê ̣p và lâm nghiệp khi rừng đa ̣t tuổ i khai thác. Viê ̣c thực hiê ̣n khai thác gỗ và lâm sản đố i với rừng phòng hô ̣ được thực hiê ̣n theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 05/01/1999, Điều 47 Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004) [3]; [28]. Quy chế quản lý ba loại rừng (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001), quy định tính nguyên tắc về khai thác tận dụng lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng được phục hồi bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên từ đất không có rừng với thủ tục khai thác, thực hiện khai thác, kiểm tra giám sát việc thực hiện phải theo đúng quy định [11]. 10
  20. Ngoài ra, còn nhiều quy định về quyền hưởng lợi của cá nhân và tổ chức của bên thuê khoán, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được thể hiện ở nhiều văn bản khác (Thông tư liên tịch số 28/1999/TT-LT ngày 3/2/1999 của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quyết định 661/TTg ngày 27/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ [2]); Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [10]; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng,… [12] - Chi trả các dịch vụ môi trường Dịch vụ chi trả môi trường là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng trong Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, nếu hiểu “việc chi trả dịch vụ sinh thái” là được hiểu là việc chi trả phí dịch vụ mà môi trường mang lại thì nó hoàn toàn phù hợp với Điều 130 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 [29]. Hoạt động này thực hiện trên nguyên tắc “người sử dụng/người gây ô nhiễm trả tiền dịch vụ môi trường”. Người sử dụng ở đây là những người hưởng lợi từ dịch vụ hệ sinh thái và họ phải trả phí cho các dịch vụ này và bất kỳ ai phá hoại môi trường đều phải bồi thường cho những thiệt hại họ gây ra. Sơn La và Lâm Đồng là hai tỉnh đầu tiên ở nước ta thực hiện dịch vụ chi trả môi trường trong ngành Lâm nghiệp [17]. Trong đó, vùng đầu nguồn của hồ thủy điện Trị An cũng là một đối tượng của dự án. Nghiên cứu thử nghiệm này cũng cho thấy các chi phí và lợi ích của việc bảo vệ đầu nguồn nước là những yêu cầu chính để thuyết phục người mua tham gia. - Bảo tồn đa dạng sinh học 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0