intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu phân bố và tình trạng quần thể loài Gà so ngực vàng (Arborophila chloropus) bằng phương pháp âm sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được đặc điểm phân bố của loài Gà so ngực vàng ở Vườn quốc gia Cát Tiên; xác định được tình trạng của loài Gà so ngực vàng ở Vườn quốc gia Cát Tiên; đề xuất được các giải pháp quản lý, bảo tồn loài Gà so ngực vàng tại Vườn quốc gia Cát Tiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu phân bố và tình trạng quần thể loài Gà so ngực vàng (Arborophila chloropus) bằng phương pháp âm sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phan Viết Đại
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Có đƣợc bài luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Nghiên cứu phân bố và tình trạng quần thể loài Gà so ngực vàng (Arborophila chloropus) bằng phƣơng pháp âm sinh học tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên”. Luận văn này là một sản phẩm trong đề tài nghiên cứu "Ứng dụng âm sinh học trong điều tra và giám sát động vật hoang dã: Nghiên cứu điểm với các loài vƣợn và các loài chim trong bộ gà" đƣợc tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quỹ NAFOSTED và Bộ Khoa học Công nghệ và môi trƣờng đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội đƣợc tham gia thực hiện và sử dụng dữ liệu của đề tài để làm luận văn thạc sĩ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Vƣờn Quốc gia Cát tiên, chính quyền và nhân dân địa phƣơng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu. Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu, nhiệt tình của ThS. Trần Văn Dũng cũng nhƣ của bạn bè cùng chuyên môn. Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trƣớc hết thuộc về công lao của tập thể, của nhà trƣờng, cơ quan và xã hội, đặc biệt là quan tâm động viên khuyến khích cũng nhƣ sự thông cảm sâu sắc của gia đình. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Lâm nghiệp. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày….tháng…..năm 2017 Học viên Phan Viết Đại
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 1975................ 3 1.2. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 ................... 4 1.3. Loài Gà so ngực vàng ................................................................................ 5 1.4. Nghiên cứu liên quan đến chim tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên .................... 5 1.5. Máy ghi âm đa phổ SM3 ............................................................................ 7 1.6. Phần mềm Raven........................................................................................ 8 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10 2.1.1. Mục tiêu tổng quát: ............................................................................... 10 2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................... 10 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................... 10 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................. 10` 2.3. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 10 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 2.4.2. Đánh giá sự phân bố của loài Gà so ngực vàng dựa vào phƣơng pháp âm sinh học: .................................................................................................... 11 3.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 14 3.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích ...................................................................... 14
  4. iv 3.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng ............................................................. 15 3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 17 3.1.4. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp........................................................ 18 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 20 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27 4.1. Đặc điểm tiếng kêu của loài Gà so ngực vàng ......................................... 27 4.2. Đặc điểm phân bố của loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên ..... 34 4. 2.1. Tần số tiếng kêu theo thời gian của loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên ........................................................................................... 34 4.2.2. Đặc điểm phân bố theo không gian của loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên ........................................................................................... 35 4.2. Ƣớc lƣợng mật độ và kích thƣớc quần thể của loài Gà so ngực vàng tại VQG Cát Tiên ................................................................................................. 37 4.2.1. Ƣớc lƣợng mật độ của loài Gà so ngực vàng tại VQG Cát Tiên .......... 37 4.2.2. Ƣớc lƣợng kích thƣớc quần thể của loài Gà so ngực vàng tại VQG Cát Tiên.................................................................................................................. 40 4.3. Các mối đe dọa tới loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên .. 42 4.3.1. Mối đe dọa săn bắt ................................................................................ 42 4.3.2. Mối đe dọa phá hoại sinh cảnh.............................................................. 44 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên ..................................................................................................... 49 4.5.1. Xây dựng chƣơng trình giám sát quần thể loài Gà so ngực vàng ......... 49 4.5.2. Biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu các hành vi khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản ngoài gỗ, phá rừng làm rẫy, săn bắt, bẫy bắt động vật rừng trái phép............ 50 4.5.3. Giải pháp giảm thiểu cháy rừng ............................................................ 51 4.5.4. Giải pháp về vấn đề xây dựng Thủy điện ............................................. 51 4.5.5. Giải pháp ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép .................................. 52 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. v CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung BTTN Bảo tồn thiên nhiên DTSQ Dự trữ Sinh quyển ĐDSH Đa dạng sinh học ĐTQH Điều tra quy hoạch IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên UNESCO hiệp quốc TB Trung bình VQG Vƣờn quốc gia
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Thống kê hệ động vật tại VQG Cát Tiên 6 3.1 Khí hậu thủy văn VQG Cát Tiên 18 3.2 Tài nguyên rừng 19 3.3 Dân số các thôn liên quan đến các hoạt động của VQG Cát Tiên 23 3.4 Làng (bản) định cƣ bên trong ranh giới Vƣờn 24 Bảng kết quả phân tích số liệu 35 âm phổ của âm thanh ghi 4.1 đƣợc 28 So sánh số liệu phân tích âm phổ của âm thanh ghi đƣợc và âm 4.2 phổ đƣợc tham khảo 33 Diện tích sinh cảnh thích hợp với loài Gà so ngực vàng trong 4.3 38 vùng nghe thấy tại VQG Cát Tiên Kích thƣớc và mật độ cá thể Gà so ngục vàng tại VQG Cát 4.4 Tiên 41
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Gà so ngực vàng 5 1.2 Máy ghi âm đa phổ SM3 7 1.3 Phần mềm Raven đƣợc sử dụng để phân tích âm sinh học 8 2.1 Hình ảnh máy ghi âm đƣợc gắn vào thân cây để thu tín hiệu 11 âm thanh 2.2 Sơ đồ thiết kế điều tra 12 4.1 Phổ âm thanh đƣợc chọn 27 4.2 Phổ âm thanh có thời gian phần đầu âm dài nhất (59s) mà 29 máy ghi lại đƣợc 4.3 Phổ âm thanh có thời gian phần đầu âm ngắn nhất (6s) mà 29 máy ghi lại đƣợc 4.4 Phổ âm thanh có thời gian phần cuối âm dài nhất (14,8s) mà 30 máy ghi lại đƣợc 4.5 Phổ âm thanh có thời gian phần cuối âm ngắn nhất (2s) mà 30 máy ghi lại đƣợc 4.6 Một số hình ảnh âm phổ đƣợc tham khảo 32 4.7 Biểu đồ Tần số kêu của loài Gà so ngực vàng theo thời gian 34 4.8 Các điểm nghe tại khu vực điều tra 36 4.9 Khoảng cách lớn nhất tính đƣợc từ điểm nghe đến tiếng kêu 37 của loài
  8. viii STT Tên hình Trang 4.10 Âm phổ của tiếng kêu có khoảng cách đến máy là 410m 38 4.11 Bản đồ số lƣợng cá thể tại các điểm nghe 40 4.12 Bẫy động vật do quá trình điều tra thực tế bắt gặp 43 4.13 Khai thác gỗ trái phép 44 4.14 Những cây gỗ lớn tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên sẽ không còn 47 nếu không có các biện pháp bảo vệ hợp lý. 4.15 Khai thác cát trai phép 48
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đƣợc quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô… tạo nên môi trƣờng sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới [3]. Tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) là yếu tố tích tích cực góp phần cải thiện môi trƣờng sống của con ngƣời ngày càng văn minh, hiện đại, tốt đẹp hơn. Các vùng có tính ĐDSH cao chủ yếu tập chung ở các Vƣờn Quốc gia (VQG) và các Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) [4], trong đó có VQG Cát Tiên. Bên cạnh những hoạt động nỗ lực nhằm bảo vệ tính ĐDSH, con ngƣời cũng đang khai thác quá mức hoặc làm biến đổi tài nguyên ĐDSH, làm cho các giá trị ĐDSH đang dần bị suy thoái, xuống cấp [3]. Hiện nay bảo tồn ĐDSH là một trong những vấn đề ƣu tiên của Chính phủ Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) dành ƣu tiên cho giải pháp bảo tồn in-situ và chú trọng vào các hệ sinh thái nổi bật nhất ở các địa phƣơng với 3 mục tiêu lớn đƣợc đặt ra: 1) Bảo vệ các hệ sinh thái tiêu biểu hoặc các hệ sinh thái bị đe dọa bởi các sức ép của con ngƣời; 2) Bảo vệ các thành phần ĐDSH đang bị đe dọa; 3) Xác định và quảng bá các công cụ, phƣơng pháp sử dụng và phát huy các giá trị ĐDSH [2],[3]. Mỗi hệ sinh thái đều đƣợc đặc trƣng bởi nhiều quần xã sinh vật [3],[9]. Các quần xã sinh vật đƣợc đặc trƣng bởi các quần thể của mỗi loài [3],[9]. Mặt khác, các loài sinh sống trong các sinh cảnh phù hợp có khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt và ngƣợc lại. Do vậy, khi nghiên cứu một loài ở bất cứ một địa điểm nào, điều quan trọng cần thiết là phải nghiên cứu phân bố của nó [6]. Âm sinh học là một liên ngành khoa học kết hợp sinh học và âm thanh, thông thƣờng đề cập đến việc tiếp nhận âm thanh ở động vật (kể cả con ngƣời), từ đó có thể xác định đƣợc vị trí, các hoạt động sinh thái của đối
  10. 2 tƣợng điều tra. Trong giới hạn của đề tài, phƣơng pháp âm sinh học đƣợc sử dụng để xác định phân bố và tình trạng của loài. VQG Cát Tiên đƣợc thành lập vào tháng 2 năm 1988 với diện tích đƣợc nâng lên 73.878 ha (bao gồm cả Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và một phần đất của lâm trƣờng Nghĩa Trung). VQG Cát Tiên bao gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với giá trị ĐDSH cao, là sinh cảnh phù hợp cho việc bảo tồn và phát triển quần thể Gà so ngực vàng, trong khi đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm số lƣợng cá thể Gà so ngực vàng ở Việt Nam là do tác động của con ngƣời đang làm mất, chia cắt và làm suy thoái sinh cảnh của chúng. Do vậy để bảo tồn Gà so ngực vàng, bên cạnh việc ngăn chặn các hiện tƣợng săn, bắt, bẫy trái phép và các hoạt động phi pháp khác cũng cần nghiên cứu xây dựng các giải pháp bảo tồn các sinh cảnh của loài. Hiện nay, chƣa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về việc ứng dụng công nghệ và các thiết bị tự động vào nghiên cứu phân bố của loài Gà so ngực vàng ở VQG Cát Tiên. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phân bố và tình trạng quần thể loài Gà so ngực vàng (Arborophila chloropus) bằng phương pháp âm sinh học tại Vườn quốc gia Cát Tiên”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm thông tin về đặc điểm phân bố của loài Gà so ngực vàng, là cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn ĐDSH hiệu quả tại VQG Cát Tiên. Đồng thời đề tài cũng mở ra một hƣớng đi mới trong nghiên cứu các loài động vật hoang dã tại Việt Nam..
  11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 1975 Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là công trình nghiên cứu về chim do các nhà khoa học nƣớc ngoài thực hiện. Loài Gà rừng (Gallus gallus) là loài chim đầu tiên đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam, tiêu bản mẫu thu đƣợc ở Côn Đảo và đƣợc nhà sinh vật học Line mô tả giữa thế kỷ XVIII. Cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học nƣớc ngoài có mặt ở Việt Nam đã bắt đầu các cuộc nghiên cứu chim trên phạm vi rộng với quy mô lớn. Năm 1872, danh sách chim Việt Nam gồm 192 loài đƣợc xuất bản lần đầu tiên với các lô mẫu vật do Pierier, giám đốc sở thú Sài Gòn thời bấy giờ sƣu tầm và công bố (H.jouan, 1972). Năm 1931, Delacour và Jabuille đã xuất bản công trình nghiên cứu tổng hợp về chim Đông Dƣơng gồm 4 tập với 954 loài và phân loài (Delacour T.Et và Jabuille, 1931. Lesoiseaux de I’Indochine francaise, I-IV.Paris), trong đó có các loài chim của Việt Nam. Năm 1951, Danh lục chim Đông Dƣơng đƣợc Delacoure bổ sung và hoàn thành, xuất bản gồm 1085 loài và phân loài (J.Delacoure, 1951). Năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đây là mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu lịch sử nghiên cứu chim của Việt Nam, thời kỳ với các cuộc điều tra, khảo sát của các nhà nghiên cứu chim Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đáng chú ý của các tác giả nhƣ Võ Quý (1962, 1966), Trần Gia Huấn (1960,1961), Đỗ Ngọc Quang (1965), Võ Quý và Anoro N.C (1967). Các công trình nghiên cứu đều đi sâu nghiên cứu về mặt khu hệ và phân loại mà ít chú ý đến đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh thái của chúng. Năm 1971, với sự tổng hợp các công trình nghiên cứu về đời sống của các loài chim phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, Võ Quý đã cho ra công trình số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn “Sinh học của những loài chim thƣờng gặp ở miền Bắc Vệt Nam”. Trong sách tác giả có dẫn
  12. 4 chứng đầy đủ về đặc điểm nơi ở, thức ăn, sinh sản và một số tập tính khác của gần 200 loài chim ở miền Bắc mà đa số là các loài có ý nghĩa về mặt kinh tế. Đây là công trình nghiên cứu về chim đầy đủ, có hệ thống và sát thực nhất giai đoạn này. Nhƣng do đối tƣợng nghiên cứu rộng nên tác giả không thể nghiên cứu về nơi ở của chúng, đối với mỗi loài tác giả mới chỉ ra loại sinh cảnh, đai cao chúng sống mà chƣa chỉ ra đặc điểm của sinh cảnh sống của chim nhƣ tổ thành thực vật, vị trí tầng tán yêu thích.vv. 1.2. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 Sau chiến tranh giải phóng thống nhất đất nƣớc, công trình “Chim Việt Nam hình thái và phân loại (tập 1, 2)” của Võ Quý (1975, 1981) là công trình đầu tiên nghiên cứu về chim trên lãnh thổ Việt Nam về mặt sinh thái, phân loại và phân bố tự nhiên của các loài chim. Cũng trong giai đoạn này cuốn sách “Danh mục chim Việt Nam” của Võ Quý, Nguyễn Cử năm 1995 ra đời, bản danh mục gồm 19 bộ, 81 họ và 828 loài chim đã tìm thấy ở Việt Nam tính đến năm 1995, với mỗi loài tác giả đã dẫn ra các đặc điểm về hiện trạng và vùng phân bố. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 2007, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã xuất bản ấn phẩm “Động vật chí” trong tập 18 đã thống kê cả nƣớc có khoảng 164 loài chim nƣớc và di cƣ thuộc 68 họ, 5 bộ. Trong đó tác giả đã mô tả đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học, sinh thái học, vùng phân bố của các loài. Ngoài ra trong sách còn có các hình vẽ mầu các loài chim nƣớc giúp độc giả dễ dàng nhận biết. Cho đến những năm gần đây nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học của các nƣớc nhƣ: Hà Lan, Đức, Anh, Úc, Mỹ... đã tài trợ vào Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ nhƣ: Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Ngân hàng thế giới (WB) đã đầu tƣ vào Việt Nam và sau đó một loạt công trình số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn nghiên cứu về động, thực vật hoang đã đã đƣợc
  13. 5 xuất bản. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về chim trong giai đoạn “Danh lục chim Việt Nam” do Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (xuất bản năm 2011). Trong sách tác giả đã giới thiệu 887 loài chim, 88 họ và 20 bộ hiện có ở Việt Nam, mỗi loài trình bày các mục mô tả, phân bố, tình trạng, nơi ở và có hình vẽ mầu kèm theo. Nói chung cuốn sách đƣợc biên soạn với mục đích chủ yếu giúp ngƣời đọc nhận dạng các loài chim ngoài thực địa. 1.3. Loài Gà so ngực vàng Gà so ngực vàng hay còn gọi là Gà so ngực vảy (Arborophila chloropus), một loài chim định cƣ thuộc họ Trĩ, Bộ gà là loài đƣợc xếp trong Danh lục đỏ thế giới ở mức ít quan tâm (LC). Gà so ngực vàng có chiều dài trung bình 30 cm (từ mút mỏ đến cuối đuôi theo đƣờng thẳng) nặng từ 250g - 300g. Chim trƣởng thành ở phần trên cơ thể, sƣờn và hai bên có nhiều vảy màu đen nhỏ; cánh không có điểm đen; lông bao tai có màu nâu ôliu đến nâu hạt dẻ. Chân có màu từ vàng đến xanh. Hiện nay, quần thể của loài đang bị suy giảm ngoài tự nhiên do mất sinh cảnh và săn bắt (IUCN, 2017). (nguồn: Josep del Hoyo) Hình 1.1. Gà so ngực vàng 1.4. Nghiên cứu liên quan đến chim tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên
  14. 6 VQG Cát Tiên có hệ động vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, các loài quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới. Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trƣng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trƣờng Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Thống kê hệ động vật VQG Cát Tiên. Bảng1.1: thống kê hệ động vật tại VQG Cát Tiên Nhóm Số Bộ Số Họ Số Loài Thú 12 38 113 Chim 18 64 351 Bò sát 4 17 109 Lƣỡng cƣ 2 6 41 Côn trùng 10 68 756 Cá 9 29 159 Tổng số 55 222 1.529 (Nguồn: http://namcattien.vn) Nhóm chim gồm 351 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 17 loài quý hiếm đã đƣợc phát hiện và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nếu so sánh với cấu trúc thành phần loài của khu hệ chim Việt Nam, thì có thể nói Cát Tiên là một “đất nƣớc thu nhỏ” của các loài chim rừng Việt Nam. Khu hệ chim Việt Nam có 19 bộ trong đó VQG Cát Tiên có 18 bộ (94,74% tổng số bộ chim Việt Nam), 64 họ chiếm đến 79,01% tổng số họ chim của Việt Nam (81 họ). Với 351 loài chim chiếm 42,39% tổng số loài chim của Việt Nam (828 loài). Một số loài chim quý hiếm có ở VQG Cát Tiên nhƣ: Hạc cổ trắng, Công, Già đẫy java, Quắm cánh xanh, Ngan cánh trắng, Gà so cổ hung. Ngoài ra, VQG Cát Tiên nằm trong vùng chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam Việt Nam, có quần thể của 3 loài chim trong vùng chim đặc hữu là: Gà so cổ hung, Gà tiền mặt vàng, Chích chạch má xám.
  15. 7 Trƣớc tình hình trên, các nghiên cứu về hề động vật nói chung và nhóm chim nói riêng là rất cần thiết nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn trƣớc tiên là đối với những loài động vật quý hiếm ở đây. 1.5. Máy ghi âm đa phổ SM3 Hình 1.2: Máy ghi âm đa phổ SM3 Để thu thập tín hiệu âm thanh, đề tài sử dụng các máy ghi âm phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics Inc) với thông số: chiều dài máy: 32,4 cm; chiều rộng: 20 cm; trọng lƣợng máy: 2,5 kg; máy sử dụng 4 pin và hoạt động với nhiệt độ từ -20°C đến 50°C [23]. Ngoài ra, máy có khả năng tách các dữ liệu âm thanh thành các file tƣơng ứng với 1 giờ ghi và đƣợc lƣu vào đĩa dƣới định dạng nén, điều này rất tiện lợi cho quá trình phân tích và xử lý số liệu của các điều tra viên.
  16. 8 1.6. Phần mềm Raven Hình 1.3: Phần mềm Raven đƣợc sử dụng để phân tích âm sinh học Đề tài ứng dụng phần mềm phân tích tín hiệu âm thanh Raven, một phần mềm dùng để đo lƣờng và phân tích âm thanh, một công cụ mạnh mẽ, để sử dụng cho các nhà khoa học khi làm việc với tín hiệu âm thanh. Đây cũng là phần mềm đang đƣợc các nhà khoa học sử dụng rộng rãi trên thế giới. Gần đây, phƣơng pháp giám sát động vật hoang dã sử dụng thiết bị thu âm và phân tích âm thanh tự động đã đƣợc phát triển. Kỹ thuật này đã đƣợc áp dụng thành công đối với một số loài động vật hoang dã, bao gồm các loài:
  17. 9 thú (Thompson et al. 2009); chim (Swiston & Mennill 2009; Zwart et al. 2014); ếch nhái (Hilje & Aide 2012), côn trùng (Chesmore & Ohya 2004) và một số loài khác. Đối với các loài phát ra tiếng kêu, Zwart et al. (2014), Boucher et al. (2012), Celis-Murillo et al. (2012) đã chứng minh phƣơng pháp sử dụng các thiết bị ghi âm và phân tích âm thanh tự động có hiệu quả hơn so với phƣơng pháp điều tra và giám sát do con ngƣời thực hiện. Ở Việt Nam, kỹ thuật âm sinh học đã đƣợc đƣợc sử dụng để mô tả các đặc điểm về âm thanh của một số loài động vật hoang dã (Nguyên Lân Hùng Sơn, 2007). Tuy nhiên, hiện chƣa có một nghiên cứu nào đƣợc thực hiện nhằm ứng dụng kỹ thuật này trong các chƣơng trình giám sát đa dạng sinh học ở Việt Nam. Ứng dụng của các thiết bị ghi âm và phân tích âm sinh học tự động có thể dẫn đến một bƣớc đột phá trong hoạt động điều tra và giám sát cho nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm.
  18. 10 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát: - Bổ sung cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn ở Vƣờn quốc gia Cát Tiên. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định đƣợc đặc điểm phân bố của loài Gà so ngực vàng ở Vƣờn quốc gia Cát Tiên; - Xác định đƣợc tình trạng của loài Gà so ngực vàng ở Vƣờn quốc gia Cát Tiên. - Đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý, bảo tồn loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên. 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Loài Gà so ngực vàng (Arborophila chloropus) 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Phân khu Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai - Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 6/2016 – 4/2017. 2.3. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu của loài Gà so ngực vàng ở VQG Cát Tiên - Nghiên cứu phân bố của loài Gà so ngực vàng ở VQG Cát Tiên; - Nghiên cứu hiện trạng quần thể của loài Gà so ngực vàng ở VQG Cát Tiên; - Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn loài Gà so ngực vàng tại Vƣờn
  19. 11 quốc gia Cát Tiên. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Kế thừa tài liệu Các tài liệu chính cần thu thập là: - Bản đồ hiện trạng rừng; bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê rừng... - Các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây về đối tƣợng nghiên cứu: báo cáo khoa học, bài báo khoa học…. 2.4.2. Đánh giá sự phân bố của loài Gà so ngực vàng dựa vào phương pháp âm sinh học: Dựa vào tài liệu bản đồ khảo sát thực tế, lập các tuyến điều tra và tiến hành đặt máy ghi âm (phân bố đều trên các sinh cảnh chính của khu vực điều tra). Hoạt động điều tra thực địa đƣợc thực hiện tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên trong năm 2016 và 2017. Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2016 tiến hành đặt máy tại 13 khu vực, tại mỗi khu vực sử dụng 01 đến 04 máy ghi âm thanh phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics Inc) đƣợc cài đặt cách nhau khoảng 0,4 – 1,0 km (Hình 2.2). Hình 2.1. Hình ảnh máy ghi âm đƣợc gắn vào thân cây để thu tín hiệu âm thanh
  20. 12 Các máy ghi âm đƣợc gắn vào thân cây rừng và đƣợc thiết lập để ghi lại âm thanh từ 4h00 sáng cho tới 20h00 tối trên cả hai kênh và tần số 44100 Hz. Dữ liệu âm thanh sẽ đƣợc tách thành các file tƣơng ứng với 0,5 giờ ghi và đƣợc lƣu vào đĩa dƣới định dạng nén. Mỗi khu vực sẽ đƣợc thu âm trong ít nhất 3 ngày. Pin và thẻ nhớ sẽ đƣợc thay đổi khi di chuyển máy ghi âm đến khu vực khác. Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế điều tra Dữ liệu âm thanh sẽ đƣợc phân tích bằng phần mềm RAVEN (Cornell Lab of Onithology) để phát hiện âm thanh của loài Gà so ngực vàng. Mẫu âm thanh chuẩn của các loài đƣợc tham khảo từ tài liệu của Scharringa (2005) và từ trang web http://www.xeno-canto.org. Phổ âm thanh của loài Gà so ngực vàng rất đặc trƣng và dễ nhận diện, với tần số tƣơng đối thấp và tiếng kêu dài. Khoảng cách từ các máy ghi âm đến các cá thể Gà so ngực vàng đƣợc xác định bằng phần mềm MapInfo10.5 (Pitney Bowes Business Insight, New York, US) dựa trên tọa độ của máy và tọa độ phát ra tiếng kêu tính toán đƣợc. Khoảng cách lớn nhất từ máy tới tiếng kêu đƣợc xác định và là cơ sở ƣớc tính bán kính vùng nghe thấy của máy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1