intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là cải thiện sinh kế người dân địa phương dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên rừng của Khu BTTN và DT hiện có, các chính sách hiện hành của nhà nước liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và các mối quan hệ xã hội của cộng đồng tại nơi đang sinh sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP&PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP *********** LÊ VĂN GỌI NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN ĐỊA PHƢƠNG CÓ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, tháng 4/ 2009
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN GỌI NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN ĐỊA PHƢƠNG CÓ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành Lâm học Mã số 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH ĐỨC THUẬN ĐỒNG NAI, 4.2009
  3. i CẢM TẠ Với những kết quả thu được sau hơn 2 năm học tập sau đại học tại Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, trước hết tôi xin cảm ơn: - Các Thầy Cô Trường Đại học Lâm nghiệp và Thầy Cô của Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến thức mới trong thời gian học sau đại học. - Sự hướng dẫn và chỉ bảo chân tình về mọi mặt trong thời gian làm đề tài của Thầy Đinh Đức Thuận, đến hôm nay đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoa học ngành Lâm nghiệp này. - Xin chân thành cảm ơn các cấp chính quyền, bà con trong xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, cán bộ Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại địa phương. - Xin gởi lời cám ơn đến những người bạn và những người đồng nghiệp đã động viên tôi trong suốt quá trình công tác tại cơ quan cũng như thời gian theo học cao học vừa qua. Cuối cùng, xin gởi tới vợ, các con và người thân trong gia đình, nguồn động viên tinh thần to lớn vì sự nghiệp của cá nhân hôm nay và những mong ước tốt đẹp hơn cho thế hệ sau. LÊ VĂN GỌI
  4. ii MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... v DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................vii DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 1. Cơ sở nghiên cứu và sự cần thiết của đề tài .................................................... 1 2. Câu hỏi cho nghiên cứu ................................................................................... 5 Chương 1 ................................................................................................................. 6 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................... 6 1.1 Khái niệm về sinh kế và khuôn mẫu của sinh kế bền vững .......................... 6 1.2 Tài nguyên rừng và sinh kế của người dân ................................................... 9 1.3 Một số nghiên cứu và dự án liên quan đến sinh kế trên thế giới ................. 11 1.4 Hệ thống chính sách và nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam ........................... 12 2.1 Tiêu chí chọn địa điểm nghiên cứu ............................................................. 18 2.2 Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................... 19 2.2.1 Phạm vi ranh giới ................................................................................. 19 2.2.2 Khí hậu thủy văn .................................................................................. 19 2.2.3 Địa hình đất đai .................................................................................... 20 2.2.4 Tài nguyên rừng và đất rừng ................................................................ 20 2.3 Giới thiệu sơ lược về tình hình dân sinh kinh tế của xã Mã Đà ................. 22 2.3.1 Sơ lược về dân số, dân tộc và lao động ............................................... 22 2.3.2 Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội.................................................... 23 3.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 24 3.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu .............................................................. 25 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 25 3.2.2 Giới hạn nghiên cứu ............................................................................. 26 3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 26 3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
  5. iii 3.4.1 Cách tiếp cận ........................................................................................ 27 3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 28 3.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ........................................... 30 3.4.4 Tóm tắt các phương pháp nghiên cứu cho từng nội dung .................... 31 Chương 4 ............................................................................................................... 33 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 33 4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân cư xã Mã Đà ...................................................................................................... 33 4.1.1 Hiện trạng về đời sống kinh tế và xã hội ............................................. 33 4.1.1.1 Dòng thời gian và chiều hướng ...................................................... 33 4.1.1.2 Các nhóm dân tộc, nhân khẩu, tình trạng cư trú và nhà ở.............. 37 4.1.2 Các nhóm sinh kế của cộng đồng người dân ....................................... 38 4.1.2.1 Sinh kế từ sản xuất nông nghiệp .................................................... 38 4.1.2.2 Sinh kế từ sản xuất lâm nghiệp ..................................................... 42 4.1.2.3 Sinh kế từ chăn nuôi ....................................................................... 44 4.1.2.4 Sinh kế từ các hoạt động phi nông nghiệp ..................................... 45 4.1.3 Các tài sản tạo ra sinh kế của người dân .............................................. 47 4.1.3.1 Tài sản nhân lực ............................................................................. 47 4.1.3.2 Tài sản hữu hình ............................................................................. 49 4.1.3.3 Tài sản tài chính ............................................................................. 51 4.1.3.4. Tài sản tự nhiên ............................................................................. 55 4.1.3.5 Tài sản xã hội ................................................................................. 58 4.2 Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cho sinh kế của các nhóm hộ dân tại xã Mã Đà ................................................................................................................ 59 4.2.1 Sự phụ thuộc của các nhóm hộ dân vào tài nguyên rừng .................... 59 4.2.2 Giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng trong việc tạo ra sinh kế ............................................................................................................ 63
  6. iv 4.2.3 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các tài sản tạo ra sinh kế .......................................................... 65 4.2.3.1 Thuận lợi ........................................................................................ 65 4.2.3.2 Khó khăn ........................................................................................ 66 4.2.3.3 Cơ hội ............................................................................................. 67 4.2.3.4 Thách thức ...................................................................................... 67 4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và ảnh hưởng của sinh kế đến tài nguyên rừng ....................................................................................................... 68 4.3.1 Ảnh hưởng của các nguồn lực tự nhiên và xã hội đến khả năng tiếp cận tài sản sinh kế ................................................................................................. 68 4.3.1.1 Các nguồn lực tự nhiên .................................................................. 68 4.3.1.2 Cấu trúc cộng đồng và hộ gia đình ................................................. 70 4.3.1.3 Các tổ chức và định chế địa phương .............................................. 76 4.3.2 Ảnh hưởng của các nhóm sinh kế đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu ................................................................... 79 4.3.2.1 Ảnh hưởng từ sản xuất lâm nghiệp ................................................ 79 4.3.2.2 Ảnh hưởng từ sản xuất nông nghiệp .............................................. 80 4.3.2.3 Ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi ................................................ 81 4.3.2.4 Ảnh hưởng từ tiểu thủ công nghiệp và buôn bán dịch vụ ............. 82 4.4 Các giải pháp cải thiện sinh kế của các nhóm hộ dân đã thực hiện ........... 85 4.4.1 Các giải pháp của hộ gia đình liên quan đến sản xuất vật chất tại chỗ 85 4.5.2 Các giải pháp liên quan đến tổ chức và vận dụng chính sách ............. 86 4.5.3 Xây dựng khung sinh kế bền vững tại địa phương .............................. 88 Chương 5 ............................................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 92 5.1 Kết luận........................................................................................................ 92 5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 94
  7. v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BB-DV Buôn bán – dịch vụ BTTN&DT Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích CBCNV Cán bộ công nhân viên DFID Ủy ban Phát triển quốc tế ĐDSH Đa dạng sinh học ĐTQH Điều tra Quy hoạch ĐVR Động vật rừng IDRC Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế IISD Tổ chức Quốc tế về phát triển bền vững KBT Khu Bảo tồn KTLS Khai thác lâm sản KT-XH Kinh tế - xã hội LNXH Lâm nghiệp xã hội LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng RTN Rừng tự nhiên SXLN Sản xuất lâm nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp THCS Trung học cơ sở
  8. vi THPT Trung học phổ thông TVR Thực vật rừng UBND Ủy ban nhân dân WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
  9. vii DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 4.1 Cơ cấu diện tích các loại cây trồng nông nghiệp của hộ dân ..................... 39 Bảng 4.2a: Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sinh kế của hộ .......................... 40 Bảng 4.2b: Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sinh kế của hộ .......................... 41 Bảng 4.3: Sử dụng đất lâm nghiệp và khai thác sản phẩm từ rừng ........................... 42 Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi gia súc và gia cầm ở các hộ gia đình ........................ 44 Bảng 4.5: Diện tích nuôi cá và số lượng cá nuôi của hộ gia đình.............................. 45 Bảng 4.6 Tổng hợp trình độ học vấn theo nhóm dân tộc và giới tính ....................... 47 Bảng 4.7 Tổng hợp độ tuổi (lao động) theo nhóm dân tộc và giới tính ..................... 48 Bảng 4.8 Các loại tài sản cho sản xuất và sinh hoạt trong gia đình ........................... 49 Bảng 4.9 Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) của các nhóm hộ dân ........................... 51 Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình (%) từ các nguồn sinh kế ..................... 52 Bảng 4.11 Cơ cấu sử dụng diện tích đất canh tác của các hộ gia đình ...................... 56 Bảng 4.12 Tình hình sử dụng tài nguyên đất của các hộ gia đình ............................. 57 Bảng 4.13 Số hộ tham gia vào các tổ chức đoàn thể tại địa phương ......................... 59 Bảng 4.14 Cơ cấu thu nhập (%) từ các sản phẩm rừng của nhóm hộ ........................ 60 Bảng 4.15 Mức độ quan hệ tương quan giữa các nguồn thu nhập............................. 61 Bảng 4.16 Tóm tắt xếp hạng về tầm quan trọng của các loại lâm sản ....................... 64 Bảng 4.17 Mức độ quan hệ tương quan giữa các nguồn thu nhập............................. 70 Bảng 4.18a Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) của các nhóm hộ dân ....................... 71 Bảng 4.18b Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) của các nhóm tôn giáo .................... 72 Bảng 4.19 Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) theo số lao động/hộ ........................... 73 Bảng 4.20 Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) theo vốn vay tín dụng ....................... 74 Bảng 4.21a Đầu tư và thu nhập từ trồng Điều và Xoài của các hộ ............................ 76 Bảng 4.21b Đầu tư và thu nhập từ trồng lúa nước và cây ngắn ngày ........................ 76 Bảng 4.22a Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ khai thác lâm sản .................. 80
  10. viii Bảng 4.22b Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ trồng trọt .......................... 80 Bảng 4.22c Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ chăn nuôi .............................. 82 Bảng 4.22d Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ tiểu thủ công nghiệp ............ 83 Bảng 4.22e Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ buôn bán dịch vụ .................. 84 Bảng 4.23 Tổng hợp những khó khăn của các hộ gia đình xã Mã Đà ....................... 88 Bảng 4.24 Xếp hạng thứ bậc các yếu tố cấu thành khung sinh kế ............................. 89
  11. ix DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1 Lược đồ khung sinh kế bền vững của DFID (1998) .................................7 Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1998) ...............................8 Hình 4.1 Cơ cấu thu nhập bình quân chung theo nhóm sinh kế ...........................54 Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập theo nhóm sinh kế của hai nhóm hộ dân ......................55 Hình 4.3 Biểu diễn quan hệ hàm số giữa thu nhập và đầu tư của hộ ...................76 Hình 4.4 Khung sinh kế của nhóm hộ người Kinh và người dân tộc ....................90
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở nghiên cứu và sự cần thiết của đề tài Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang là một vấn đề toàn cầu. Tác động của chúng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên đời sống của người dân ở các cấp độ khác nhau, từ khu vực cho đến từng cộng đồng và từng nông hộ. Thật vậy, hầu hết người nghèo ở mọi nơi đều có cuộc sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và các tiến trình chức năng của hệ sinh thái. Người dân trong các cộng đồng địa phương vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân của sự xuống cấp cơ sở tài nguyên mà họ phụ thuộc, điều này đặc biệt đúng đối với người nghèo trong các cộng đồng đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Chính vì thế, kinh tế hộ và cuộc sống của họ có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một biến động nào từ tài nguyên thiên nhiên. Trong việc nghiên cứu sinh kế của các cộng đồng nông thôn, Ủy ban phát triển quốc tế (DFID, 1999) cung cấp một khuôn khổ phân tích, trong đó nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau. Các khía cạnh này thống nhất với nhận định của Lê Trọng Cúc (2003) [3]. Theo đó, nghèo đói và sự bấp bênh về sinh kế xảy ra ở vùng cao không chỉ là do việc thiếu nguồn tài chính mà còn do nhiều nguyên nhân khác, đấy là: sự chia cắt của địa hình, sự khác biệt về ngôn ngữ, sự thiếu thông tin từ bên ngoài, thiếu kỹ thuật, bùng nổ dân số, thiếu nguồn nhân lực được đào tạo và sự tham gia một cách bị động vào các chương trình phát triển, thiếu khả năng lập kế hoạch phát triển và sử dụng sai lầm tài nguyên thiên nhiên (Bùi Dung Thể và cộng sự, 2004). Ngoài ra, việc thiếu đi tính rõ ràng về quyền sở hữu tài sản của cá nhân và cộng đồng ở các khu vực nông thôn cũng là nguyên nhân chính gây ra sự bấp bênh về sinh kế. Những cá nhân không có sự đảm bảo về quyền tiếp cận đến nguồn tài nguyên thì ít khuyến khích họ quản lý đất đai một cách bền vững cho các lợi ích tương lai. Họ không đủ tư cách để vay vốn, không
  13. 2 thể tiếp cận các dịch vụ khuyến nông và không có khả năng tiếp cận thị trường cho việc bán sản phẩm của họ (dẫn từ Nguyễn Thị Kim Tài, 2006 [12]). Trước thực trạng này, Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh các nỗ lực cải thiện sinh kế của người nghèo trên cơ sở duy trì các tiến trình chức năng và sức sản xuất của đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên khác. Do đó, có thể giả thiết rằng, sự hiểu biết cách thức mà người dân nhìn nhận và đánh giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên trong việc tạo ra sinh kế là tiền đề để nghiên cứu các động cơ của các nỗ lực quản lý bền vững cơ sở tài nguyên của họ [11]. Từ sau thời điểm “Đổi mới” (1986), nhà nước ta đã ban hành và triển khai hàng loạt chính sách nhằm tăng cường quyền tiếp cận và sở hữu tài nguyên thiên nhiên của người dân trên cả nước nói chung và các cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng nói riêng. Luật Đất đai (1993, 1998, 2003), luật Bảo vệ và phát triển rừng (1992 và 2004) đã hỗ trợ đắc lực cho người dân trong việc tự đưa ra những quyết định trên mảnh đất của mình. Đó là quyền được chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế, cho thuê, quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng, dùng đất góp vốn liên doanh, được đền bù thành quả lao động và kết quả đầu tư theo giá thị trường và hiện trạng sản xuất trong trường hợp bị thu hồi đất, được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách về tài chính và tín dụng; về khuyến khích đầu tư; về định canh định cư; về y tế giáo dục; … nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người dân địa phương có được những nguồn lực để tạo ra một sinh kế bền vững. Cùng với các chính sách trên, chính sách về giao đất khoán rừng (theo Nghị định 01, 02, và 163; Quyết định 327 và 661 của Chính phủ) cho các tổ chức và cá nhân đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong việc cải thiện đời sống của người dân có cuộc sống phụ thuộc vào rừng và tăng độ che phủ rừng trên toàn quốc. Kết quả đạt được từ việc thực hiện những chính sách này đã góp phần đáng kể vào chiến lược phát triển bền vững vùng nông thôn trên phương diện quốc gia.
  14. 3 Cùng với xu hướng này, nhiều nghiên cứu và chương trình về việc cải thiện đời sống của người dân liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp cũng được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, các chương trình nghiên cứu còn nhấn mạnh việc tạo động lực khuyến khích những người sử dụng trực tiếp các lợi ích (sản phẩm và dịch vụ) mà tài nguyên rừng cung cấp để họ theo đuổi các phương thức quản lý bền vững. Những kết quả từ các nghiên cứu và chương trình đều có một nhận định chung rằng: khi người dân có được một sinh kế bền vững thì họ sẽ không còn tác động vào tài nguyên rừng, và đến một lúc nào đó họ sẽ thấy được sự cần thiết phải có những biện pháp để quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên này cho việc tạo ra một sinh kế mới [1]. Ở huyện Vĩnh Cửu, cũng đã có một số nghiên cứu và chương trình được triển khai với nhiều nội dung khác nhau. Các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ tìm kiếm những giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, hoặc phân tích mức độ tham gia của người dân trong các chương trình dự án. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu phân tích hệ thống sinh kế của người dân; và cũng chưa có nghiên cứu nào tiến hành tìm hiểu cách thức mà người dân nhìn nhận và đánh giá các giá trị của tài nguyên rừng trong việc tạo ra sinh kế của họ. Theo số liệu điều tra, trên địa bàn xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu hiện có 1.725 hộ dân đang sinh sống. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và rừng trồng chia bình quân theo hộ trên toàn xã là 1,53 ha/hộ và chia bình quân theo khẩu là 0,33 ha/ khẩu. Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã là 21.527,4 ha. Vì lẽ đó, nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu đời sống của đa phần người dân ở đây. Do thiếu đất để sản xuất, cộng với những tập quán sinh sống vốn phụ thuộc vào rừng. Điều đó đã dẫn đến tình trạng một bộ phận lớn các hộ dân ở đây vẫn thường xuyên can thiệp bất hợp pháp vào tài nguyên rừng để khai thác lâm sản nhằm thỏa mãn những nhu cầu của gia đình họ. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, rừng trong khu vực sẽ bị suy thoái dần và mất đi những giá trị quý báu của nó trong tương lai.
  15. 4 Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học hiện nay, để đảm bảo thành công trong quản lý rừng bền vững thì sự tham gia của các cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng là rất quan trọng. Như vậy, việc nghiên cứu phát triển kinh kế hộ của cộng đồng địa phương, để hiểu rõ hơn về nhu cầu đời sống có phụ thuộc đến tài nguyên rừng được xem như một yêu cầu tất yếu. Kết quả của việc nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên lâu dài có sự tham gia tích cực của người dân sinh sống trong khu vực. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” được đặt ra để tìm hiểu sâu những vấn đề nêu trên bằng cách triển khai một nghiên cứu điển hình tại xã Mã Đà, thuộc Khu BTTN và DT Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Tại đây, vì những lý do mang tính lịch sử mà người dân đã có cuộc sống phụ thuộc vào rừng, tuy nhiên kể từ khi chuyển thành Khu BTTN mà trọng trách bảo tồn đặt lên hàng đầu thì vấn đề có thể đã thay đổi. Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm hiểu cách nhìn nhận của người dân trong việc nhận ra và đánh giá về giá trị tài nguyên rừng, từ đó tạo ra cơ sở ban đầu cho các nhóm hộ dân sống trong khu vực có những giải pháp cho sinh kế không chỉ dựa vào tài nguyên rừng. Điều này sẽ tạo ra những động lực khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào việc quản lý bền vững cơ sở tài nguyên cho sinh kế của họ. Hy vọng rằng, những kết quả thu được từ đề tài này cũng có thể đóng góp thêm tư liệu giúp các nhà chuyên môn, các nhà chức trách có những tham khảo cần thiết trong tiến trình nghiên cứu và thiết kế các hệ thống quản lý nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cộng đồng nông thôn có được một đời sống bền vững dựa vào cách thức sử dụng và hoạt động quản lý tài nguyên rừng của họ.
  16. 5 2. Câu hỏi cho nghiên cứu Để làm rõ vấn đề khoa học, đề tài đưa ra một số câu hỏi cho nghiên cứu như sau: (1) Người dân địa phương đã và đang phụ thuộc như thế nào vào các nguồn tài nguyên cho cuộc sống của họ? Họ sử dụng trực tiếp các nguồn tài nguyên nào? Ít sử dụng các nguồn nào? Và không can thiệp gì đến nguồn tài nguyên nào? (2) Những khó khăn và thách thức nào có thể xảy ra đối với các nhóm hộ người trong việc phát triển kinh tế gia đình của họ? Có những giải pháp hay chiến lược nào để cải thiện sinh kế mà vẫn bảo vệ được tài nguyên rừng? Đây cũng chính là các trọng tâm của luận văn và là vấn đề nghiên cứu mà đề tài này đã đặt ra.
  17. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm về sinh kế và khuôn mẫu của sinh kế bền vững Sinh kế, dưới góc độ cách tiếp cận của người nghèo thực tế luôn đa dạng và phức tạp. Thường những gia đình khác nhau sẽ thực hiện phương thức sinh kế khác nhau để tăng thu nhập, giảm nghèo và tăng chất lượng cuộc sống. Các phương thức sinh kế của người dân thường bao gồm một lượng thay đổi các hoạt động khác nhau như: trồng trọt, làm vườn, khai thái tài nguyên, chăn nuôi, buôn bán, … vốn thường ít được các nhà nghiên cứu quan sát thấy nếu chỉ dùng các cuộc nghiên cứu truyền thống. Một khung chương trình hữu hiệu dùng để phân tích sinh kế được phát triển bởi DFID (1998)(dẫn theo Nguyễn Thị Kim Tài, 2006). Trong khung này, sinh kế gồm có năng lực, tài sản (bao gồm cả tài nguyên vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết mà con người dùng để kiếm sống. Sinh kế của người dân được chia thành năm loại tài sản (xem thêm hình 1.1). Thứ nhất là tài sản tự nhiên gồm đất đai, rừng cây, nguồn nước và đồng cỏ. Thứ hai là tài sản vật chất gồm: (i) tài sản tư nhân được sử dụng để gia tăng sức sản xuất của lao động và đất đai như gia súc, công cụ, máy móc; (ii) tài sản công cộng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế (như đường sá, nguồn điện) và xã hội (như trường học, trạm y tế). Thứ ba là tài sản bằng tiền gồm nguồn tài chính mà con người có được như tiền tiết kiệm, nguồn tín dụng và vốn có thể chuyển thành tiền. Thứ tư là nguồn nhân lực gồm tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và kỹ năng làm việc. Thứ năm là tài sản xã hội gồm tập hợp các mối quan hệ xã hội mà người dân có thể dựa vào đó để mở rộng các phương thức sinh sống như quan hệ dòng tộc, thân hữu, quan hệ chủ và người làm công, quan hệ tương hỗ, thành viên của các tổ chức quần chúng và các đảm bảo khác [11].
  18. 7 Lƣợc đồ sinh kế bền vững H = tài sản nhân lực S = tài sản/vốn xã hội N = tài sản tự nhiên P = tài sản vật chất F = tài sản/vốn tài chính Đầu ra sinh kế bền vững: Tài sản tạo sinh kế tăng thu nhập; Sự Bối cảnh H tăng phúc S N Sự chuyển Các lợi; giảm với những ảnh đổi cấu phương tổn yếu tố gây F hưởng thức sinh thương; tổn thương P trúc và và kế cải thiện tiếp các tiến an ninh cận trình lương thực; sử dụng bền vững tài Hình 1.1: Lược đồ khung sinh kế bền vững của DFID (1998) nguyên Theo Champers R. (1999), phương thức sinh kế chú trọng vào quản lý tài nguyên, phân phối lại tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sinh kế, giá cả và tiêu dùng, ngăn cản các hoạt động phá hoại và khuyến khích sự phát triển của hệ thống tương trợ xã hội nhằm giúp người nghèo trong những thời điểm khó khăn. Thuật ngữ “sinh kế” đề cập đến khả năng kiếm sống, bao gồm cả việc tiếp cận các nguồn lực sẵn có và không sẵn có. Hầu hết phương thức sinh kế của người nghèo đều dựa vào các hoạt động tạo thu nhập khác nhau, các nguồn thức ăn và an ninh khác nhau. Một sinh kế bền vững đề cập đến một cuộc sống có đảm bảo
  19. 8 các nhu cầu cơ bản và có khả năng hạn chế hoặc khả năng chống lại các tác động gây sốc và các nguy cơ có thể xảy ra (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Tài, 2006 [12]). Bối cảnh, Tài Định chế: Chiến Kết điều kiện nguyên tiến trình lược sinh quả: đời và xu và tổ sống cho sinh kế hướng kế chức bền vững Đời sống Chính sách Tích sản Định Lịch sữ Con người Thâm canh Số ngày chế và Chính trị Tự nhiên Quảng canh công tổ chức Kinh tế Kinh tế/ Độc canh Giảm nghèo Thương Tài chính Đa canh Chất lượng mại Vật lý Đa dạng hóa cuộc sống Khí hậu Xã hội Khai thác/hái Thích Sinh thái lượm ứng/giảm nông Sản xuất tổn thương nghiệp Di cư Tính bền Dân số vững Phân hóa xã hội Phân tích Phân tích Phân tích Phân tích Phân tích bối cảnh nguồn lực định chế sinh kế tính bền vững Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1998) Nhìn chung, sinh kế được xem là bền vững khi chúng: (a) chống lại tác động của các cú sốc hay áp lực từ bên ngoài; (b) không phụ thuộc vào trợ giúp
  20. 9 bên ngoài (hoặc nếu có, bản thân sự trợ giúp cũng cần bền vững về kinh tế và tổ chức); (c) đảm bảo sự sản xuất và tái sản xuất dài hạn của tài nguyên thiên nhiên; và (d) không bỏ qua và đánh giá thấp các lựa chọn sinh kế khác nhau của những nhóm/thành phần khác nhau trong cộng đồng (DFID, 1998; dẫn theo Nguyễn Thị Kim Tài, 2006). Nói cách khác, sinh kế bền vững là khả năng của con người trong việc kiếm sống và nâng cao chất lượng cuộc sống mà không làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của người khác, dù cho ở hiện tại hay trong tương lai [12]. 1.2 Tài nguyên rừng và sinh kế của ngƣời dân Theo phát biểu của Subinay Nandy (Hội nghị tư vấn quốc tế xây dựng Kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường 2006-2010, Hà Nội, 2005): “Sinh kế của hầu hết người nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước và đất đai”... Sự sống của con người phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này. Thật vậy, tài nguyên rừng cung cấp một vài dạng tài sản cho người dân và chúng có vai trò rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp đất trong trường hợp người dân thiếu đất, rừng cũng là nơi cung cấp cho họ các nguồn năng lượng, lương thực, thuốc chữa bệnh cũng như các vật liệu để làm nhà, đóng thuyền và vật liệu khác (Sato, 2000). Sato còn cho rằng, người dân sống dựa vào rừng ở hai khía cạnh. Thứ nhất là phụ thuộc vào thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có được bằng việc bán các sản phẩm từ rừng (hiểu đơn giản là tiền); và thứ hai là sự phụ thuộc vào sinh kế, được tính toán bằng các loại sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày (trích từ Trần Đức Viên và các cộng sự, 2005 [15]). Đối với nhân loại nói chung và các cộng đồng sống trong và gần rừng nói riêng, tài nguyên rừng là một trong những nguồn thu nhập và sinh kế của họ. Ngoài ra, rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân. Theo Guha (1989), sự phụ thuộc của người dân vùng núi vào tài nguyên rừng đã được thể chế hóa thông qua rất nhiều thể chế xã hội và văn hóa. Thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2