intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và chất lượng thân cây một số giống keo lai tự nhiên mới chọn tạo tại một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là xác định được khả năng sinh trưởng, chất lượng thân cây của một số giống keo lai tự nhiên mới chọn tạo, tuổi từ 2 - 3 năm; Xác định được vùng trồng thích hợp nhất cho một số giống keo lai tự nhiên mới, có điều kiện hoàn cảnh tương tự. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và chất lượng thân cây một số giống keo lai tự nhiên mới chọn tạo tại một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP QUÁCH MẠNH TÙNG NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY MỘT SỐ GIỐNG KEO LAI TỰ NHIÊN MỚI CHỌN TẠO TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP QUÁCH MẠNH TÙNG NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY MỘT SỐ GIỐNG KEO LAI TỰ NHIÊN (Acacia mangium x A.auriculiformis) MỚI CHỌN TẠO TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ ĐÌNH KHẢ Hà Nội, 2012
  3. i LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học hệ chính quy tập chung khóa 18 B (2010 – 2012) tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS. TS. Lê Đình Khả, đã dành nhiều thời gian, công sức truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Viện cải thiện giống và phát triển Lâm sản, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ về tinh thần, vật chất và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố cắng, nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp.. Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2012 Tác giả Quách Mạnh Tùng
  4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn ………………………………………………………….……….............i Mục lục…………………………………………………………………….…….….ii Danh mục các từ viết tắt…………………………………………………..……..…iv Danh mục các bảng……………………………………………………………........v Danh mục các hình …………………………………………….………………...…vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 2 1.1. Giống lai và vai trò của giống lai trong sản xuất lâm nghiệp ............. 2 1.2. Những nghiên cứu về Keo lai .................................................................. 3 1.2.1. Nghiên cứu Keo lai trên thế giới ...................................................... 3 1.2.2. Nghiên cứu Keo lai trong nước ........................................................ 5 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 10 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 10 2.3. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 10 2.3.1. Khảo nghiệm tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ........................... 10 2.3.2. Khảo nghiệm tại Bình Thanh, tỉnh Hòa Bình ............................... 11 2.3.3. Khảo nghiệm tại Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế ......................... 11 2.4. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 14 2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 14 2.5.1 Phương pháp luận ............................................................................ 14 2.5.2. Bố trí thí nghiệm.............................................................................. 17 2.5.3. Thu thập số liệu ............................................................................... 17 2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 18 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 22 3.1. Sinh truởng một số dòng Keo lai tự nhiên mới tại các khu vực nghiên cứu . 22
  5. iii 3.1.1. Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Đông Triều, Quảng Ninh . 22 3.1.1.1. Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Đông Triều, Quảng Ninh tại giai đoạn 2 tuổi .................................................................... 22 3.1.1.2. Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Đông Triều, Quảng Ninh ở giai đoạn 3 tuổi ...................................................................... 27 3.1.2. Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế 32 3.1.2.1. Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế ở giai đoạn 2 tuổi........................................................................ 32 3.1.2.2. Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế ở giai đoạn 3 tuổi........................................................................ 36 3.1.3. Khảo nghiệm Keo lai mới chọn tại Bình Thanh, Hòa Bình ....... 41 3.2. Đánh giá chung về sinh trưởng, chất lượng của các dòng Keo lai mới chọn ở các vùng khảo nghiệm và tương tác kiểu gen hoàn cảnh ............... 45 3.2.4. Tương tác kiểu gen x hoàn cảnh ................................................... 47 KẾT LUẬN, TỒN TẠI ................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 D1,3 Đường kính tại 1,3 m 2 Hvn Chiều cao vút ngọn 3 V Thể tích thân cây 4 Dtt Độ thẳng thân 5 Dnc Độ nhỏ cành 6 TB Trung bình 7 Icl Chỉ tiêu chất lượng thân cây 8 V% Hệ số biến động 9 Sig Xác suất của F (Fisher) tính toán 10 Sed Sai tiêu chuẩn của trung bình mẫu 11 R Tương quan 12 L.sd Khoảng sai dị đảm bảo
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Đặc điểm khí hậu tại các khảo nghiệm Keo lai tự nhiên 13 2.2 Tính chất lý hóa đất ở các khu khảo nghiệm Keo lai 13 3.1 Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Đông Triều, Quảng 23 Ninh ở giai đoạn 2 tuổi 3.2 Chất lượng thân cây Keo lai mới tại Đông Triều, Quảng 25 Ninh ở giai đoạn 2 tuổi 3.3 Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Đông Triều, Quảng 27 Ninh ở giai đoạn 3 tuổi 3.4 Chất lượng thân cây Keo lai mới tại Đông Triều, Quảng 30 Ninh ở giai đoạn 3 tuổi 3.5 Sinh trưởng Keo lai tự nhiên tại Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế 32 ở giai đoạn 2 tuổi 3.6 Chất lượng thân cây Keo lai mới tại Phú Lộc, Thừa Thiên- 34 Huế ở giai đoạn 2 tuổi 3.7 Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới tại Phú Lộc, Thừa Thiên- 36 Huế ở giai đoạn 3 tuổi 3.8 Chất lượng thân cây Keo lai tự nhiên mới tại Phú Lộc, Thừa 38 Thiên-Huế ở giai đoạn 3 tuổi 3.9 Sinh trưởng Keo lai tự nhiên mới chọn tại Bình Thanh, Hòa 41 Bình 3.10 Chất lượng thân cây của một số dòng Keo lai mới tại Bình 43 Thanh, Hòa Bình 3.11 Tương quan giữa 3 vùng ở giai đoạn 2 tuổi 48 3.12 Tương quan giữa giai đoạn 2 tuổi và 3 tuổi cùng lập địa 49 3.13 Tương quan khác lập địa giai đoạn 3 tuổi 49
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu chọn lọc và khảo 2.1 16 nghiệm giống keo lai tự nhiên mới 3.1 Khảo nghiệm dòng vô tính Đông Triều, Quảng Ninh ở giai 26 đọan 3 tuổi 3.2 Khảo nghiệm dòng vô tính tại Đông Triều, Quảng Ninh ở 28 giai đọan 3 tuổi: K84 (trái) Keo tai tượng -KTT (phải) 3.3 Dòng Keo lai K79 tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ở giai đoạn 37 3 tuổi 3.4 Dòng Keo lai K66 tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ở giai đoạn 39 3 tuổi 3.5 Biểu đồ so sánh thể tích của dòng Keo lai K85 với giống BV10 ở 50 giai đoạn 1 tuổi và 3 tuổi tại Đông Triều 3.6 Biểu đồ so sánh thể tích của dòng Keo lai K85 với giống BV10 ở 50 giai đoạn 1 tuổi và 3 tuổi tại Phú Lộc 3.7 Biểu đồ so sánh thể tích của 3 dòng Keo lai mới (K84, K85, 51 K82) với BV10 ở giai đoạn 1 tuổi và 3 tuổi tại Đông Triều 3.8 Biểu đồ so sánh thể tích của 3 dòng Keo lai mới (K84, K85, 51 K82) với giống BV10 ở giai đoạn 1 tuổi và 3 tuổi tại Phú Lộc
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Keo lai tự nhiên có biên độ sinh thái rộng, thich ứng với nhiều điều kiện lập địa khác nhau, đặc biệt có thể sinh trưởng được trên các vùng đất nghèo dinh dưỡng mà một số loài cây khác khó sinh trưởng. Gỗ keo lai tự nhiên được dung làm nguyên liệu giấy, ván dăm, gỗ dán và cũng có thể sản xuất đồ mộc. Keo lai tự nhiên đã được GS. Lê Đình Khả (1999)[3] cùng các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng Phát hiện ở một số vùng tại Việt Nam, qua nghiên cứu so sánh với Keo tai tương và Keo lá tràm đã chọn được một số dòng vô tính có sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây tốt, tiềm năng bột giấy lớn, được Bộ NN&PTNT công nhận là giống Quốc gia và giống Tiến bộ kỹ thuật, đang là những giống cây trồng lâm nghiệp chính ở nước ta. Giống Keo lai tự nhiên mới là giống lai tự nhiên được Viện cải thiện giống và phát triển lâm sản chọn tạo tại Ba Vì trên cơ sở tái tổ hợp, chọn lọc sớm và khảo nghiệm sớm từ các giống Keo lai đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kĩ thuật trong các giai đoạn trước đây ( Lê Đình Khả, 2008). Tuy vậy, những giống Keo lai này mới qua khảo nghiệm sớm tại Bà Vì, nên đánh giá khả năng di truyền khi khảo nghiệm ở các nơi khác, với thời gian đủ lớn, chọn ra các dòng Keo lai mới có sinh trưởng nhanh và chất lượng thân cây tốt nhất, để phát triển vào sản xuất, là rất cần thiết. Từ năm 2009 bộ NN & PTNT đã cho phép thực hiện đề tài "Khảo nghiệm và nhân giống một số giống Keo lai và Bạch đàn lai tự nhiên mới cho một số vùng sinh thái chính ở Việt Nam" do GS. Lê Đình Khả làm chủ nhiệm. Đề tài luận văn “Nghiên cứu sinh trưởng và chất lượng thân cây một số giống keo lai tự nhiên (Acacia mangium x A.auriculiformis) mới chọn tạo tại một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ” của học viên là một phần trong đề tài nói trên.
  10. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giống lai và vai trò của giống lai trong sản xuất lâm nghiệp Giống lai tự nhiên là giống lai sinh ra một cách tự phát (spontaneous) giữa bất kỳ cây bố và cây mẹ nào có khả năng phù hợp di truyền và sinh lý để tạo ra cây lai. Khi lai tự nhiên thì bố mẹ là những kiểu gen (genotype) và những kiểu hình (phenotype) hết sức khác nhau, nên cây lai F 1 được tạo ra cũng hết sức đa dạng về tất cả các tính trạng có được ở bố mẹ. Mặt khác, không phải tất cả các cây lai đều có ưu thế lai. Cảm nhận chung là ưu thế lai thường không thể hiện trong một số lượng đáng kể cây rừng (van Buijtenen, 1969). Vì thế các cây lai tự nhiên (natural hybrids) là một nguồn thực liệu với nhiều kiểu biến dị hết sức phong phú cho chọn giống cây rừng và là một trong những nhân tố quan trọng của tiến hoá thực vật. Zobel và Talbert (1984) đã nhận định rằng điều hết sức quan trọng đối với các nhà di truyền và cải thiện giống cây rừng là nhận thức được lai giống ở cây rừng thường xuyên tồn tại trong tự nhiên. Mặc dầu các cây lai có thể đặt ra nhiều vấn đề về quan điểm phân loại song kết quả của lai giống có thể là vô giá cho các chương trình chọn giống, (Zobel B. and J. Talbert, 1984, dẫn từ Lê Đình Khả, 1999)[3]. Trong các giống lai hiện có của cây rừng thì Keo lai tự nhiên (Acacia mangium x A.auriculiformis), tên gọi tắt của giống lai tự nhiên, giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculifomis), là giống cây sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng lớn, khả năng cải tạo đất cao và có tiềm năng bột giấy lớn hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, đang được coi là giống cây trồng chính ở nhiều nơi trong nước, đặc biệt là ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ và một số tỉnh thuộc phía Bắc.
  11. 3 Keo lai ở nước ta đã được chọn tạo từ những năm 1990 trên cơ sở phát hiện các cây lai tự nhiên có sinh trưởng và chất lượng thân cây tốt nhất tại Ba Vì (Hà Nội) và Trảng Bom (Đồng Nai), qua nghiên cứu nhân giống, khảo nghiệm giống trên một số vùng sinh thái đó đã chọn được các dòng Keo lai có năng suất cao gấp 2-3 lần các loài bố mẹ là Keo tai tượng và Keo lá tràm (Lê Đình Khả, 1999[3]; Lê Đình Khả và cộng sự 2003)[5]. Đặc điểm chính của Keo lai tự nhiên không những có năng suất cao, chất lượng thân cây tốt, mà còn có hiệu suất bột giấy lớn, lượng nốt sần ở rễ cũng cao hơn rất nhiều so với các loài keo bố mẹ, vì thế là một trong những giống cây được trồng rộng rãi nhất hiện nay, cũng vì thế các giống Keo lai đã được phát hiện ở nước ta cuối những năm 1990. Mặc dầu năm 1993, đến năm 1995 Keo lai mới trồng được 160 ha, năm 1999 đã trồng được 390 ha, năm 2002 đã trồng 22.430ha. Diện tích trồng Keo lai trong cả nước đến cuối năm 2004 đã là 182.000 ha, năm 2006 đầu năm đã có 30 triệu cây con Keo lai được sản xuất (Lê Đình Khả, 2009)[19]. 1.2. Những nghiên cứu về Keo lai 1.2.1. Nghiên cứu Keo lai trên thế giới Keo lai được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này Tham (1976)[33] cũng coi đó là giống lai. Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977 Pedgley đã xác nhận là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Lê Đình Khả,1999)3. Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Griffin, 1988)27, ở Malaysia và Thái Lan (Kijkar, 1992)28. Ngoài
  12. 4 ra, từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umboh et al, 1993)34. Keo lai còn được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) tại Trạm nghiên cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1989)29 và khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu- Trung Quốc (Lê Đình Khả, 1999)3. Keo lai tự nhiên có thể xuất hiện với tỷ lệ 3 - 4cây/ha, hoặc với tỷ lệ 1 Keo lai : 500 Keo tai tượng. Còn trong vườn ươm Keo lá tràm (trong trường hợp này Keo lá tràm làm mẹ), tỷ lệ Keo lai có thể xuất hiện là 6,8 - 10,3 %, cá biệt có thể đến 22,5 % (Gan and Sim Boon Liang, 1991)26. Trong giai đoạn vườn ươm cây Keo lai hình thành lá giả (phylode) sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm (Rufelds, 1988 )30. Tính chất trung gian của Keo lai so với Keo tai tượng và Keo lá tràm còn được phát hiện ở các tính trạng khác như hoa tự, hoa và hạt (Bowen, 1981)24. Phân tích Peroxydase isozym của Keo lai và hai loài bố mẹ cho thấy Keo lai thể hiện tính trung gian giữa hai loài keo bố mẹ (Kiang Tao et al, 1989)29. Theo thông báo của Tham (1976)33 thì cây lai thường cao hơn cả hai loài bố mẹ, song vẫn giữ hình dáng kém hơn Keo lá tràm. Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp Pinso và Nasi (1991)31 thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng thấy sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queesland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi thì không
  13. 5 đồng đều so với trị số trung bình và còn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dầu một số cây xuất sắc có khá hơn. Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi (1991)31 thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, vv.. ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại. Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990)32. Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống bằng hom (Griffin, 1988)27 hoặc nuôi cấy mô bằng môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS) có thêm 6 - Benzyl amino purine (BAP) 0,5 mg/l và cho ra rễ trong phòng hoặc nền cát sông 100% với khả năng ra rễ đến 70% (Darus, 1991)25 và sau một năm cây mô có thể cao 1,09m. Sau công bố các nghiên cứu một cách toàn diện về Keo lai tự nhiên của GS. Lê Đình Khả, nhiều tác giả đã có nghiên cứu về Keo lai tự nhiên theo hướng tiếp tục nghiên cứu chọn giống và nhân giống chọn ra những giống Keo lại tự nhiên mới sinh trưởng về thể tích và chất lượng thân cây tốt hơn các giống cũ, từng bước tăng năng suất trồng rừng nước ta, đây cũng là hướng đi mà để tài kế thừa tiếp tục nghiên cứu. 1.2.2. Nghiên cứu Keo lai trong nước Keo lai tự nhiên ở nước ta tuy được phát hiện năm 1993, sau nước khác từ 15-20 năm (Lê Đình Khả và cs., 1993)[9], song đã được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ nhất lúc đó nên là giống lai đầu tiên được đưa vào sản xuất trên quy mô lớn. Những nghiên cứu về Keo lai đã được thực hiện ở nước ta là về hình thái giải phẫu, xác định kiểu gen, khả năng chịu hạn, tính chất cơ lý và hóa
  14. 6 học gỗ, tiềm năng bột giấy, độ bền và độ trắng của giấy, lượng nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai, khảo nghiệm giống trên các vùng sinh thái khác nhau, ảnh hưởng của bón phân và một số biện pháp thâm canh đến năng suất Keo lai, cũng như nhân giống bằng nuôi cấy mô (Lê Đình Khả và cs, 1999, 2001, 2003, Phạm Văn Tuấn và cs, 1995, Butcher, 1999, Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải, 2000, Nguyễn Ngọc Tân và cs, 1995, Đoàn Thị Mai và cs, 1998). Có thể nói Keo lai được coi là một trong những giống cây trồng lâm nghiệp chính nước ta. Các nghiên cứu sau này đã đi sâu giải quyết những vấn đề về lập biểu thể tích (Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2003)[22], về tiếp tục đánh giá khảo nghiệm giống và vai trò cải tạo đất của Keo lai (Đoàn Ngọc Dao, 2003, Lê Đình Khả, Đoàn Ngọc Dao, 2004)[8] đã thấy rằng Keo lai có khả năng cải tạo đất cao hơn các loài keo bố mẹ, độ phì và độ xốp của đất dưới tán rừng keo lai cũng cao hơn so với dưới tán rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm, vùng có năng suất Keo lai cao nhất là Đông Nam Bộ. Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô cho thấy tuy các dòng đều có những yêu cầu nhất định về nồng độ và thời gian khử trùng, song về cơ bản không thật sự khác biệt nhau, điều khác biệt chủ yếu là tỷ lệ ra chồi, tỷ lệ ra rễ cao nhất của các dòng này (Đoàn Thị Mai và cs, 1998, 2004)[15]. Nguyễn Trọng Bình (2004) [1] đã tiến hành lập biểu sinh trưởng, sản lượng và biểu sản phẩm tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài ở một số vùng trong cả nước. Kết quả cho thấy, tại các cấp đất, Keo lai đều có tăng trưởng bình quân đạt cực đại ở tuổi 7 và 8. So với bố mẹ Keo lai có tăng trưởng bình quân cao hơn từ 1,2 - 2 lần. Các giống Keo lai tự nhiên được Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia lúc đó là BV10, BV16 và BV32; các giống được công nhận Giống tiến bộ kỹ thuật là BV5, BV29 và BV33. TB3, TB6, TB12. Qua khảo nghiệm trong nhiều năm cho thấy giống BV10, BV16 là những giống cho
  15. 7 năng suất cao ở nhiều nơi. Do đó, những việc duy trì các dòng có ưu thế lai sẵn có và chọn lọc thêm các dòng lai mới để định hướng cho một chương trình chọn giống keo lai nhiệt đới kết hợp giữa các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng và tính chất gỗ là cần thiết. Sau này còn có các giống Keo lai tự nhiên do Viện cây nguyên liệu giấy chọn lọc (Huỳnh Đức Nhân và cs, 2005) và được Bộ NN&PTNT công nhận giống TBKT là KL2, KLTA3, KL20; Các giống Keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (trong đó có một số giống phối hợp với Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ) đã chọn lọc tiếp và được Bộ NN&PTNT công nhận giống Quốc gia là BV33, và giống TBKT là BV71, BV73, BV75, TB1, TB7 và TB11 (Lê Đình Khả và cs., 2005, Hà Huy Thịnh và cs, 2006). Các giống Keo lai được chọn lọc từ vườn giống FORTIP có năng suất cao và chống bệnh đã được Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự ( 2007) thực hiện tại vùng Đông Nam Bộ và được Bộ NN&PTNT công nhận giống TBKT là AH7 và AH1. Các nghiên cứu tiếp tục về các biện pháp thâm canh cũng thấy cách làm đất và lượng phân bón đã ảnh hưởng đến năng suất Keo lai (Đoàn Hoài Nam và Nguyễn Huy Sơn, 2005)[18]. Nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2005) cho thấy Keo lai trồng trên đất có độ sâu hơn 1 m sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với nơi đất nông, trồng keo lai có hiệu quả kinh tế khá cao, sinh trưởng của Keo lai cũng thay đổi ở các độ tuổi khác nhau, một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Keo lai, v.v,. Khả năng chống đổ gãy Keo lại tại Tuyên Quang cũng thay đổi theo các dòng vô tính, trong đó dòng BV16 có khả năng chống đổ gãy cao nhất (Trần Thị Quyên, 2007). Ngoài ra, ngay từ năm 1997 chúng ta đã tiến hành lai giống nhân tạo và đã tạo ra nhiều tổ hợp lai mới, trong đó có dòng vô tính thuộc tổ hợp lai
  16. 8 Am31Aa32 được ký hiệu là BV01 tương đương dòng BV10 và 6 cây lai tốt nhất được chọn lúc đó (Lê Đình Khả và CS, 2003) mà về sau Nguyễn Việt Cường (2006) đổi lại là MA1, tiếp tục khảo nghiệm và được công nhận giống Quốc gia (MA1, (MA), (M8), cùng hai giống khác như AM2, AM3 là giống TBKT. Quy trình trồng Keo lai tự nhiên của Bộ NN&PTNT (04 TCN-74-2006) quy định mật độ trồng Keo lai là 1100-1330 cây/ha, song thực tế sản xuất nhiều nơi trồng 1330-1660 cây/ha. Vì thế trong khảo nghiệm Keo lai đề tài nghiên cứu trồng thí nghiệm cho cả ba mật độ này. Bón phân cho Keo lai cũng được quy định là bón lót 200-300 g NPK/hố + 50 g vôi bột (nơi có độ pH,4,0), và rắc 15 g Diaphot hoặc 15 g Basudin/hố trước khi trồng 1 ngày để chống mối. Sau đó bón thúc 150-200 g NPK vào năm thứ 2. Kết quả nghiên cứu tại Đông Nam bộ cho thấy Keo lai có thể cho năng suất cao khi bón lót 200 g NPK +100 g lân vi sinh/hố và bón thúc 200 g NPK + 100 g phân vi sinh vào năm thứ 2, bón 200 g NPK = 150 g phân vi sinh vào năm thứ 3 đã làm tăng đáng kể năng suất Keo lai (Nguyễn Huy Sơn, 2006)[17]. Năm 2003 giống Keo lai của ta đã được Công ty RAPP nhập trồng tại Indonesia. Năm 2006 giống Keo lai của ta đã được Công ty Australia Great Southern Plantation nhập và trồng khảo nghiệm ở bang Northern Territory của Australia. Năm 2007 giống Keo lai của ta được Công ty Forestry Administrion của Campuchia nhập trồng 3000 ha. Năm 2008 Công ty Stora Enso của Thụy Điển cũng nhập giống Keo lai của ta để trồng ở Lào. Giống keo lai của ta đã là một giống có tiếng được trồng ở các nước trong vùng. Keo lai tự nhiên đã được trồng rộng rãi ở nước ta và cho năng suất cao tại vùng Đông Nam bộ, nam Tây Nguyên và vùng Trung bộ. Khi trồng ở miền Bắc một số giống vẫn có năng suất cao, song qua sử dụng cho thấy một số giống Keo lai khi trồng tại vùng Trung tâm miền Bắc có thể bị đổ gãy do gió
  17. 9 bão nên đã có những ý kiến khác nhau về trồng Keo lai ở vùng Trung tâm. (Lê Đình Khả, 2009)[19] Nghiên cứu chọn giống Keo lai tự nhiên mới là một hướng đi mới dựa trên cơ sở của tái tổ hợp di truyền, chọn lọc sớm (Lê Đình Khả, 2008) . Một số dòng Keo lai được chọn lọc sớm đã được Bộ NN & PTNT cho phép khảo nghiệm tại một số vùng sinh thái chính ở Việt Nam, nhằm chọn ra một số dòng Keo lai mới có sinh trưởng và chất lượng thân cây tốt hơn những giống cũ, góp phần tăng thêm nguồn giống và năng suất rừng trồng ở nước ta.
  18. 10 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được khả năng sinh trưởng, chất lượng thân cây của một số giống keo lai tự nhiên mới chọn tạo, tuổi từ 2 - 3 năm. - Xác định được vùng trồng thích hợp nhất cho một số giống keo lai tự nhiên mới, có điều kiện hoàn cảnh tương tự. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá sinh trưởng của một số giống Keo lai tự nhiên mới chọn tạo. - Đánh giá chất lượng thân cây của một số giống Keo lai tự nhiên mới chọn tạo. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Các khu khảo nghiệm Keo lai mới được tiến hành trên các địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái là: - Khu Đá Trắng, xã Tràng Lương (huyện Đồng Triều, Quảng Ninh) - Trạm thực nghiệm Bình Thanh (huyện Cao phong, Hòa Bình) - Thôn Bến Vân, xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) Đặc điểm khí hậu và đất đai của các địa điếm nghiên cứu được trình bày như dưới đây: 2.3.1. Khảo nghiệm tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Khảo nghiệm các giống Keo lai được xây dựng trền nền đất đồi thấp, tương đối phẳng, đất feralitic, phát triển trên sa thạch ở độ cao 45 m so với mặt nước biển, nằm trong vĩ độ 21o08' bắc, kinh độ 105o40' đông, tầng đất sâu >1 m, đã qua trồng Vải 20 năm, đất chua (pH = 3,5-3,9). Thực bì là Mua (Melastoma candidum), Chổi xể (Baeckea frutescens), Thành ngạnh (Cratoxylum formosum), v.v.
  19. 11 Số liệu khí hậu thu được tại trạm khí hậu gần nhất nơi khảo nghiệm cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm nơi đây là 2250 mm/năm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 là những tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm và gió giông lớn, nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC. 2.3.2. Khảo nghiệm tại Bình Thanh, tỉnh Hòa Bình Khảo nghiệm ở Trạm thực nghiệm Bình Thanh được tiến hành trên đất feralitic phát triển trên đá riolit, ở độ cao 120 m so với mặt nước biển, nằm trong vĩ độ 20o42' bắc, kinh độ 105o15' đông. Khu khảo nghiệm đã qua trồng Tre lấy măng nhiều năm, độ dốc dưới 150, thực bì chủ yếu là cây lau lách (Saccharum spontaneum), Mua (Melastoma candidum), cây phân xanh cộng sản...Tầng đất sâu (>1,0m), hàm lượng K2O tương đối cao, Do vậy điều kiện thực địa tại nơi đây ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưỏng của cây khảo nghiệm. Số liệu khí hậu thu được tại trạm khí hậu gần nhất nơi khảo nghiệm cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm nơi đây là 1910 mm/năm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 là những tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm, nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC. 2.3.3. Khảo nghiệm tại Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế Khu khảo nghiệm thôn Bến Vân (huyện Phú Lộc) là đất đồi thấp, độ dốc dưới 15o, thuộc nhóm đất đồi feralit phát triển sa diệp thạch ở độ cao 30 m so với mặt nước biển, nằm trong vĩ độ 16o21' bắc, kinh độ 107o41' đông. Đây là đất sau khai thác rừng Keo lai, thực bì là cây bụi thảm tươi như Tràm gió (Mleleuca cajuputi), Chổi xể (Baeckea frutescens), Thành ngạnh (Cratoxylum formosum), v.v. Đất có pHKCl = 3,7 - 3,9), nghèo dinh dưỡng, hàm lượng Kali tương đối cao, hàm lượng canxi và magiê thấp. Theo phân loại của Hội Khoa học đất Việt Nam (2000) thì đất có tỷ lệ sét vật lý 10-20% được cho là cát pha, mặt khác tỷ lệ cát là 75-82%, vì thế có thể coi đất ở khu khảo nghiệm là đất đồi cát-cát pha, có độ phì không cao, song có thành phần cơ giới nhẹ, do vậy cây vẫn sinh trưởng thuận lợi.
  20. 12 Theo số liệu khí hậu thu được tại trạm khí tượng Nam Đông – Thừa Thiên Huế cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm nơi đây là 2320 mm/năm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau, là những tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3oC. Mẫu đất được lấy từ địa điểm nghiên cứu theo phương pháp rải đều 5 điểm đại diện. Tại các tầng 0-10cm, 11-30cm, 31- 50cm, mỗi mẫu lấy khoảng 1kg. Các tầng tương ứng của 5 phẫu diện được trộn đều với nhau, lấy hai phần đối diện, sau đó lại tiếp tục trộn đều hai phần này rồi lấy tương tự như trên. Cứ tiếp tục như vậy đến khi còn 1kg. Mẫu đất ở các tầng được phân tích tại phòng phân tích đất thuộc trung tâm Sinh thái và môi trường rừng – Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Các đặc điểm đất đai tại khu vực xây dựng các khảo nghiệm giống Keo lai tự nhiên mới được xây dựng trên đất đồi điển hình có địa hình khá bẳng phẳng, độ dốc thấp thấp từ 50 – 70. Với nền thực bì chủ yếu là Sim, Mua, Tế Guột… Khu vực nghiên cứu tại Đông Triều, Quảng Ninh đất của khu vực khảo nghiệm thuộc nhóm đất feralit phát triển trên đá mẹ sa thạch. Khu vực Bình Thanh, Hòa Bình là loại đất Feralít vàng phát triển trên đá Riolit và khu khảo nghiệm tại Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế thuộc nhóm đất đồi feralit phát triển sa diệp thạch, đây là những loại đất này chủ yếu thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi. Các đặc điểm về đất đai của ba khu vực nghiên cứu thể hiện bảng 2.2, và cho thấy các thí nghiệm đều thuộc nhóm đất đồi điển hình có độ chua tương đối lớn, nghèo chất dinh dưỡng, thiếu lân, kali và canxi. Các đặc điểm này có ảnh hưởng không nhỏ tới đặc điểm của cây trồng. Kết quả phân tích tính chất đất đã cho thấy ba khu khảo nghiệm có điều kiện đất đai khá khác nhau. Tổng hợp về điều kiện khí hậu của các nơi khảo nghiệm (bảng 2.1), được lấy ở cấp huyện và theo số liệu của điều kiện khí hậu được lấy ở Trạm khí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0