Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng và bảo tồn thực vật ở Nghệ An
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý quản lý tài nguyên thực vật tại huyện Tương Dương, Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng và bảo tồn thực vật ở Nghệ An
- Bé Gi¸o Dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp --------------------- VY THANH TÙNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN THỰC VẬT Ở NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
- Bé Gi¸o Dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp --------------------- VY THANH TÙNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN THỰC VẬT Ở NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN SÂM Hà Nội, 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên vô cùng phong phú và quý giá của quốc gia. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế là cung cấp gỗ củi, mà ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn đến các giá trị về sinh thái và môi trường của rừng. Rừng giữ vai trò điều tiết khí quyển, nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ và cải tạo đất, là nơi cư trú của các loài động thực vật. Tuy nhiên, rừng hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số và chất lượng, đặc biệt là rừng nhiệt đới và nước ta không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tương Dương là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Có diện tích rộng lớn, tài nguyên rừng phong phú, độ che phủ của rừng trên 56%, là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao, nằm trọn trong Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An, là bộ phận quan trọng của hai khu rừng đặc dụng đó là: Vườn Quốc gia Pù Mát và khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, với tính đa đạng sinh học đặc trưng của vùng địa lý sinh học Bắc trung bộ (Bắc Trường Sơn). Là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, đời sống kinh tế của đại bộ phận dân tộc thiểu số nơi đây còn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng và sản xuất nương rẫy với trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, công nghệ khai thác sử dụng truyền thống lạc hậu, thêm vào đó, nhu cầu về lâm sản ở địa phương và các khu vực lân cận ngày càng tăng, gia tăng động lực khai thác lâm sản thương mại nên đã gây suy giảm mạnh về cả số lượng, chất lượng tài nguyên rừng địa phương, suy giảm đa đạng sinh học, tổn hại môi trường kéo theo những hậu quả về thiên tai, lũ lụt. Trong những nỗ lực về bảo tồn đa đạng sinh học nói riêng và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội nói chung, các dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xây dựng và thực hiện, bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định. Nhưng về công tác quản lý nhà nước, việc thực hiện Pháp
- 2 luật về bảo vệ và phát triển rừng song song với những chủ trương chính sách lâm nghiệp ở Tương Dương nói riêng và các địa phương miền núi cả nước nói chung còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế. Trong nhiều nguyên nhân của việc thực hiện kém hiệu quả này phải kể đến đó là: Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng chưa đầy đủ, chồng chéo, khó áp dụng vào thực tế cuộc sống; trình độ cán bộ chuyên trách thực hiện còn thấp, chưa đồng đều, năng lực vận dụng luật và kiến thức khoa học lâm nghiệp còn yếu, đã có nhiều cách làm chưa thực hiện triệt để các quy định của pháp luật trong việc xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng cả mức độ hành chính và hình sự, mà vẫn đề cốt lõi của nó là việc giám định loài thực vật, xác định đối tượng bị xâm hại, mức độ xâm hại, từ đó áp dụng các quy định nhà nước để xử lý đúng người, đúng tội, không để lọt người vi phạm và xử lý oan người vô tội. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với công tác thực thi pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng nói chung là đánh giá được thực trạng sử dụng và bảo tồn tài nguyên Thực vật, đồng thời xây dựng được khóa tra cho những loài thực vật có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn làm cơ sở cho công tác quản lý rừng bền vững tại địa phương. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng và bảo tồn tài nguyên Thực vật tại Nghệ An” Trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại huyện Tương Dương, một địa phương trung tâm của khu vực, có diện tích rừng lớn nhất trong tỉnh, đối tượng nghiên cứu tập trung vào các loài thực vật bậc cao, có giá trị lấy gỗ, đang được khai thác, sử dụng.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau. Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong mộtquần xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái" 1.1.2 Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vâ ̣t di truyề n. (Điều 3, Luật Đa dạng sinh học, năm 2008).
- 4 1.2. Lược sử nghiên cứu đa dạng thực vật và bảo tồn thực vật 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật 1.2.1.1. Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên những công trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX – XX như: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977) .. Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I cho rằng “ Chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hoá mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 – 2000 loài. Các nhà sinh vật học Nga tập trung các nghiên cứu vào việc xác định diện tích biểu hiện tối thiểu để có thể kiểm kê được đầy đủ nhất số loài của từng hệ thực vật cụ thể. Việc xác định diện tích biểu hiện gồm các giai đoạn sau: 1. Kiểm kê số loài trên diện tích hạn chế nhất định. 2. Mở rộng dần ra vùng đồng nhất và điều kiện địa lý tự nhiên để thấy mức độ tăng số lượng loài. 3. Khi số loài tăng không đáng kể thì xác định đó là diện tích biểu hiện tối thiểu. 1.2.1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ 8030’ Bắc đến 230 Nam. Sự khác biệt lớn về khí hậu và địa hình giữa các miền, tạo ra tính đa dạng về môi trường tự nhiên và ĐDSH. Các hệ sinh thái rất đa dạng: từ rừng mưa thường xạnh cận
- 5 nhiệt đới ở phía Bắc cho tới rừng khộp nhiệt đới ở phía Nam, tới rừng ngập mặn và các hệ sinh thái gập nước ven biển. Đến nay đã thống kê được gần 13.000 loài thực vật. Nhiều nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều loài đặc hữu có giá trị khoa học và thực tiễn lớn. Ngoài những tác phẩm nổi tiếng của Loureiro (1790), của Pierre (1879 – 1907), từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện nhiều công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam. Một trong những công trình nổi tiếng, đó là bộ “Thực vật trí Đông Dương” do H. Lecomte chủ biên (1907 – 1952). Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Thái Văn Trừng (1978) cũng đã dựa vào công trình này để thống kê hệ thực vật Việt Nam và biết được có 7004 loài, 1850 chi, 289 họ. Riêng miền Bắc Pócs Tamás (1965) thống kê được 5190 loài, Phan Kế Lộc (1969) thống kê và bổ sung, nâng số loài ở miền Bắc lên 1660 chi và 140 họ. Trong đó có 5069 loài thực vật hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại. Gần đây, Aubréville khởi xướng và chủ biên bộ “Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam” (1960 – 1997) cùng với nhiều tác giả khác đến nay đã công bố 29 tập nhỏ, gồm 74 họ cây có mạch (chưa đầy 20% tổng số họ đã có). Ngoài ra còn có công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên từ năm 1969 – 1976, “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” của phạm Hoàng Hộ giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu, còn lại 5246 loài thực vật có mạch. Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7 tập “ Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh hoạ. Đến năm 1996, công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Năm 1997, Giáo sư Võ Văn Chi đã công bố Từ điển cây thuốc Việt Nam; Cây cỏ có ích, năm 1999; Từ điển thực vật thông dụng, 2 tập, năm 2003- 2004
- 6 Trong thời gian gần đây, các nhà thực vật Nga và Việt Nam đã hệ thống lại hệ thực vật Việt Nam đăng trên Kỷ yếu “Cây có mạch của thực vật Việt Nam – Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora” tập 1 – 2 (1996) và Tạp chí Sinh học số 4 chuyên đề (1994 và 1995). Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993), đây là bộ sách khá đầy đủ và dễ sử dụng, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam, và là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam. Từ năm 1995 – 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng một số tác giả khác đã công bố một số bài báo đa dạng thành phần loài ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La, Khu Bảo tồn Na Hang của Tuyên Quang, vùng núi cao Sa Pa – Phan Si Pan, Vùng ven biển Nam Trung Bộ, Vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Bà, Bến En, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cát Tiên…Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã công bố cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn trong cả nước. 1.2.1.3. Nghiên cứu đa đạng thực vật ở Tương Dương Năm 2004, Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An (SFNC): ALA/VIE/94/92, trong lộ trình xây dựng Vườn quốc gia Pù Mát đã tiến hành nghiên cứu “ Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát” Do Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn chủ trì, đã đánh giá toàn toàn diện và chi tiết hệ thống tài nguyên thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát về cả tính đa dạng thảm thực vật, hệ thực vật, đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật, những kiến thức bản địa liên quan đến khai thác, sử dụng thực vất và những yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng thực vật Vườn quốc gia Pù Mát. Quá trình nghiên cứu được thực hiện ở vùng lõi và vùng đệm, trong đó diện tích thuộc huyện Tương Dương chiếm 1/3 tổng diện tích nghiên cứu và cũng là bộ phận đại diện cao cho tài nguyên thực vật phía nam sông Lam, Tương Dương.
- 7 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu. 2.1.1. Mục tiêu chung. Đề tài nhằm góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý quản lý tài nguyên Thực vật tại huyện Tương Dương, Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể. - Đánh giá được thực trạng sử dụng và bảo tồn Thực vật tại huyện Tương Dương. - Xây dựng được bảng tra các loài thực vật có giá trị kinh tế và bảo tồn cao tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên Thực vật tại địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. 2.2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ Thực vật bậc cao tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu về đa dạng sinh học tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An - Điều tra, đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và bảo tồn Thực vật tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. - Điều tra, đánh giá tình hình vi phạm lâm luật từ năm 2003 đến năm 2009 tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
- 8 - Lập danh lục những loài cây gỗ gỗ có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn, đồng thời bị khai thác và xử lý bởi các cơ quan chức năng. - Nghiên cứu sâu về hình thái, phân bố và thực trạng sử dụng, bảo tồn các loài cây gỗ có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn tại huyên Tương Dương, tỉnh Nghệ An, đồng thời lập khóa tra sơ bộ cho các loài cây trên. - Nghiên cứu nguyên nhân gây suy giãm tài nguyên rừng tại địa phương và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên Thực vật tại khu vực nghiên cứu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa tài liệu, những công trình nghiên cứu về Thực vật ở huyện Tương Dương trong đó trọng tâm là vườn quốc gia Pù Mát và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật trên địa phận Tương Dương thuộc bộ phận của hai khu rừng đặc dụng này. Ngoài ra, việc kế thừa tài liệu nghiên cứu còn phục vụ việc so mẫu tiêu bản, giám định loài thực vật trên cơ sở mẫu vật thu thập và tên địa phương do người dân cung cấp qua phỏng vấn. Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, tổng hợp số liệu về công tác quản lý nhà nước và kết quả xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ở Hạt Kiểm lâm Tương Dương từ năm 2003 đến năm 2009. - Phân tích đặc điểm tài nguyên rừng Tương Dương: sự phong phú, tỷ lệ các kiểu trạng thái, đặc điểm sở hữu và những thuận lợi, thách thức trong công tác quán lý. - Phân tích sự phân bố tài nguyên rừng, các trạng thái rừng theo địa phương, thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội lên tài nguyên rừng, nhận định xu hướng biến đổi và những định hướng quản lý. - Biểu tổng hợp tình hình vi phạm về quản lý thực vật rừng.
- 9 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số vụ vi phạm(vụ) Tổng số gỗ tịch thu (m3) - Phân theo hành vi Khai thác Mua bán, vận chuyển Cất giữ, chế biến Các vi phạm khác - Phân theo loại lâm sản Gỗ thông thường Gỗ quý hiếm Gỗ nhóm I đến nhóm III Gỗ nhóm IV đến nhóm VIII - Phân tích xu hướng khai thác sử dụng, những nguyên nhân gia tăng khai thác rừng trái phép, sự tác động của các biện pháp quản lý, liên hệ với sự thay đổi của hiện trạng rừng toàn huyện, nhận định được xu hướng biến đổi của các hoạt động khai thác sử dụng. - Biểu tổng hợp tình hình cháy rừng qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số vụ cháy Tổng diện tích Phân theo trạng thái Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng phục hồi Phân theo đối tượng : Rừng gỗ Rừng nứa+giang Rừng hỗn giao
- 10 - Phân tích tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện, những thiệt hại, nguyên nhân cháy, sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, xác định xu hướng biến đổi nhằm đề xuất các giái pháp quản lý lửa rừng hiệu quả. - Phân tích nhu cầu sản xuất nương rẫy, phân bố rẫy, các đặc điểm sản xuất nương rẫy từng địa phương, dân tộc, những nguy cơ gây suy giảm tài nguyên rừng, xu hướng phát triển nương rẫy và những định hướng quản lý trong thời gian tới. - Phân tích những kinh nghiệm khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở địa phương, sử ảnh hưởng của hoạt động này đến sự suy giảm đa dạng sinh học và những hướng đi nhằm khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ để phát triển kinh tế bền vững, giảm áp lực lên khai thác lâm sản. - Phân tích xu hướng trồng rừng, các đặc điểm của hoạt động trổng rừng địa phương, những hiệu quả mang lại và những tác động làm suy giảm đa dạng sinh học và giá trị rừng tự nhiên từ việc trồng rừng ở Tương Dương. - Phân tích quy mô và biến động của dịch vụ khai thác, chế biến và kinh doanh lâm sản, mỗi liên hệ với sự biến đổi tài nguyên rừng, những định hướng quản lý để giảm thiểu các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh gỗ bất hợp pháp. - Biểu tổng hợp nhu cầu gỗ toàn huyện Tương Dương qua các năm. Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số nhu cầu Phân mục đích Làm nhà ở cá nhân Làm công trình cộng đồng Vật liệu xây dựng cơ bản Phân theo chủng loại Gỗ quý hiếm Gỗ thông thường
- 11 - Phân tích nhu cầu và xu hướng nhu cầu sử dụng gỗ ở địa phương, từ đó nhận định áp lực và xu hướng khai thác gỗ, đề xuất những giải pháp quản lý việc khai thác sử dụng gỗ trên địa bàn, - Khả năng đáp ứng của việc khai thác gỗ hợp pháp, những bất cập trong quy định của pháp luật về khai thác gỗ của hộ gia đình và cộng đồng dân cư, những khó khăn trong quản lý và những giải pháp giảm thiểu khai thác rừng bất hợp pháp. Ngoài ra, số liệu tổng hợp còn được xử lý, tổng hợp trên các bản đồ: - Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng. 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn người dân địa phương. Đề tài tiến hành phỏng vấn 100 hộ gia đình sống trong khu vực có rừng, tập trung ở vườn quốc gia Pù Mát và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, các khu vực còn tập trung nhiều rừng và các vùng trọng điểm về hoạt động khai thác, chế biến lấm sản trên địa bàn huyện Tương Dương. Phỏng vấn cán bộ nghiên cứu, nhà quản lý về tình hình khai thác, vi phạm, nghiên cứu và quản lý tài nguyên rừng tại địa phương. Các địa phương phỏng vấn: - Cán bộ xã Tam Quang, người dân Bản Tùng Hương, xã Tam Quang (Vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát). - Cản bộ xã Nga My, người dân bản Na Ka, xã Nga My (Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống). - Cán bộ xã Hữu Khuông, người dân bản Con Phen, xã Hữu Khuông. - Cán bộ xã Lưu Kiền, Người dân bản Xóng Cong, xã Lưu Kiền. Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA). Kết quả phỏng vấn được ghi chép vào phiếu điều tra, nhằm củng cố thông tin về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thực vật, đánh giá tình
- 12 hình nguy cấp của các loài thực vật cho gỗ ở địa phương, qua đó, thu thập thông tin về phân bố, đặc điểm nhận biết và các công dụng khác của các loài thực vật cho gỗ trên địa bàn phục vụ cho quá trình điều tra thực địa. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU I. Người cung cấp thông tin. - Cán bộ quản lý nhà nước. - Họ và tên:……………………………...… - Cán bộ thôn bản. - Địa chỉ:………………………………...… - Người dân địa phương. Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. - Người kinh doanh lâm sản. II. Thông tin thu thập về thực vật. 1. Các loài cây được khai thác lấy gỗ (xếp theo mức độ sử dụng giảm dần): Tên địa Tên phổ Đặc tính chủ Công dụng TT Ghi chú phương thuông yếu khác 1 2 2. Các tuyến, khu vực cón có nhiều loài có thế khai thác lấy gỗ: 3. Các tuyến, khu vực đã và đang khai thác lấy gỗ: III. Các hình thức chế biến sử dụng và kinh doanh gỗ địa phương. - Xây dựng nhà cửa, vật liệu xây dựng khác. - Đóng đồ nội thất sử dụng tại chỗ. - Sản xuất hàng hóa tiêu thụ bên ngoài địa phương. - Bán gỗ tròn, gỗ xẻ chưa qua chế biến. - Các hình thức khác:………………………………. IV. Xu hướng sử dụng. V. Các nguyên nhân suy giảm diện tích và chất lượng rừng. VI. Một số đề nghị về chính sách, giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.
- 13 2.4.3. Phương pháp điều tra Thực địa - Điều tra sơ thám: Mục đích là để nắm được điều kiện địa hình và tài nguyên thực vật khu vực nghiên cứu. - Điều tra tuyến: Để thu phát hiện và thu thập mẫu vật thực vật, chúng tôi chọn 4 tuyến đều tra như sau: + Tuyến Bản Tùng Hương – Vườn Quốc gia Pù Mát (xã Tam Quang). + Tuyến Bản Na Ka – Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (xã Nga My). + Tuyến bản Xóng Con – Khe Nậm Khiên (xã Lưu Kiền). + Tuyến bản Con Phen – Pù Xàn (xã Hữu Khuông). Trên các tuyến chúng tối tiến hành ghi chép và thu thập mẫu tiêu bản thực vật, chụp ảnh phục vụ nội dung mô tả, giám định loài và xây dựng khóa tra. - Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm: + Ép và sấy mẫu + Phân loại mẫu + Giám định tên khoa học - Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật: + Lập danh sách loài + Đánh giá tính đa dạng thực vật 2.4.4. Lập danh lục Thực vật Lập danh lục loài theo quan điểm hệ thống phân loại của Taktahkjan năm 2009. Phân tích kinh nghiệm sử dũng gỗ ở địa phương, xu hướng sử dụng gỗ ở địa phương và mỗi liên hệ giữa thực trạng sử dụng với diễn biến suy giảm chất lượng tài nguyên rừng ở địa phương, những nhận định về xu hướng sử dụng trong thời gian tới và những giải pháp quản lý.
- 14 2.4.5. Đánh giá giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị bảo tồn tài nguyên thực vật theo Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 32/NĐ- CP. Ngoài ra chứng tôi sử dụng kết quả phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ kiểm lâm trên địa bàn huyện về mức độ đa dạng ngoài thực địa (phân bố hiện tại), mức độ ưa thích của từng loài loại gỗ người dân muốn sử dụng. Chỉ tiêu và thang bậc đánh giá như sau: + Giá trị kinh tế: Chúng tôi sử dụng nhóm gỗ để phân chia - Nhóm 1-2: Thang điểm 3 - Nhóm 3-4: Thang điểm 2 - Từ nhóm 5 trở lên: Thang điểm 1 + Giá trị bảo tồn (theo sách đỏ VN 2007, và Nghị đinh 32/NĐ-CP): - Nhóm nguy cấp (EN) (cùng nhóm IA, IIA): Thang điểm 3 - Nhóm sẽ nguy cấp (VU): Thang điểm 2 - Các nhóm còn lại: Thang điểm 1 Trong các loài được ghi nhận tại huyện Tương Dương được người dân sử dụng không có loài nào thuộc nhóm rất nguy cấp (CR). + Mức độ đa dạng ngoài tự nhiên tại huyện Tương Dương (dựa vào kết quả phỏng vấn của người dân địa phương, cán bộ kiểm lâm và qua điều tra thực tế) - Dễ gặp: Thang điểm 1 - Ít gặp: Thang điểm 2 - Rất ít gặp: Thang điểm 3: + Mức độ ưa thích sử dụng của người dân: - Rất ưa thích: Thang điểm 3 - Ưa thích vừa: Thang điểm 2 - Ít ưa thích: Thang điểm 1
- 15 Sau khi đánh giá, lập danh sách các loài có giá trị kinh tế, bảo tồn cao tại khu vực nghiên cứu. Tùy thuộc danh sách dài, ngắn mà chúng tôi lựa chọn danh sách số loài có tổng điểm cao nhất để tiến hành mô tả chi tiết và đánh giá tổng thể các đặc điểm và tình hình sử dụng, bảo tồn tại địa phương. Các nội dung bao gồm - Tên Địa phương. - Tên khoa học. - Đặc điểm sinh thái học và sinh thái học. - Phân bố - Tình trạng sử dụng và bảo tồn tại địa phương - Ảnh minh họa về hình thái. 2.4.6 . Lập khoá tra Thực vật Lập khoá tra nhanh các loài cây gỗ quan trọng tại khu vực nghiên cứu theo phương pháp bảng tra và số hoá (Greesink et al Nguyễn Nghĩa Thìn 1997, Nguyễn Tiến Bân 1997, Hoàng Văn Sâm 2004).
- 16 Chương 3 ĐẶT ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên. 3.1.1. Vị trí địa lý. - Huyện Tương Dương nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 270.844 ha, các Thành phố Vinh (trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội Tỉnh Nghệ An) 200km; cách Thủ đô Hà Nội 500 km. có chung 479 km đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào. Địa giới hành chính: - Phía Đông Nam: Giáp huyện Con Cuông. - Phía Đông: Giáp huyện Quỳ Châu. - Phìa Bắc: Giáp huyện Quế Phong. - Phia Tây: Giáp huyện Kỳ Sơn. - Phía Bắc và phía Nam: Giáp huyện Tỉnh Khăm Muộn (Lào). Hình 3.1. Lược đồ hành chính Tỉnh Nghệ An, năm 2010.
- 17 3.1.2. Địa hình, sông ngòi, chế độ khí hậu, thủy văn. - Huyện Tương Dương nằm ở phía Bắc trung tâm Địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông Lam, với hai nhánh thượng lưu từ Lào chạy về qua huyện Kỳ Sơn, chia huyện thành 3 phần và các hệ thống suối lớn, có độ dốc cao, đổ vào Sông Lam như: Suối Nậm khiên từ Nậm Khiên (Kỳ Sơn) đổ vào sông Nậm Mộ tại Lưu Kiền; Suối Cánh Tráp từ Tam Hợp (Giáp Lào) đổ vào Sông Lam tại Tam Thái, Khe Huội Nguyên từ Nga My, qua Yên Hòa, Yên Thắng đổ về Sông Lam tại Tam Đình và nhiều khe suối nhỏ khác. - Địa hình huyện Tương Dương rất phức tạp, các đỉnh núi cao tập trung ở phía Tây Nam (Bờ Nam Sông Lam), thuộc dải Trường Sơn, là dải núi có độ cao giông núi trên 1000 m, như: Đỉnh Pù Lòn (Tam Đình) 1.550m; Đỉnh Pù Lồm (Lượng Minh) 1345m từ các hệ thống núi này có các thung lũng dốc trải xuống tạo thành giông núi có độ dốc cao và tạo thành các đỉnh núi có độ cao thấp hơn; Ở phía Đông Bắc (Bờ Bắc Sông Lam), địa hình thấp hơn, với nhiều dải núi, đỉnh núi cao từ 600 đến 1000m. - Tương Dương nằm trong vành đai Nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt, chịu ảnh hướng bởi hai hệ thống gió mùa: Gió mùa Đông Bắc tạo nên mùa Đông lạnh và gió mùa Tây Nam tạo nên mùa Hè khô nóng. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. - Nhiệt độ trung bình: 23,60C - Nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là: 42,7 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,70C vào tháng 7. - Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất là: 1,7 0C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 170C vào tháng 1. - Tổng số giờ nắng trong năm là: 1500 -1700 giờ.
- 18 - Lượng mưa trung bình năm là: 1791mm, năm cao nhất là 2287mm, năm thấp nhất là 1190mm, số ngày mưa trung bình là 140 ngày/năm. - Lượng mưa tập trung vào tháng 5, 8, 9, 10 với trung bình khoảng 93 ngày mưa, tổng lượng mưa đạt 1059mm; Lũ lụt thường xuyên xẩy ra theo chu kỳ một năm 2 lần (tháng 5, 8) với nhiều hiện tượng khí hậu tiêu cực như: lũ quét, lũ ống, sạt lở đất gây nhiều thiệt hại về tài nguyên rừng và kinh tế xã hội địa phương. - Những tháng còn lại, lượng mưa chỉ đạt 30% lượng mưa, lượng mưa phân bố không đều, dẫn đến hạn hán với trung bình 40 ngày mưa với tổng lượng mưa là 209mm 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng. Tùy thuộc vào các kiểu địa hình, đất đai ở Tương Dương có sự khác nhau. Có 3 loại đất chính sau: - Kiểu địa hình núi đất xen kẽ núi đá: ở độc cao 500-1000m, độ dốc 20- 350, gồm có: + Đá: Nền cấu tạo cơ bản bởi đá xâm nhập, thành phần chủ yếu là Granit hạt vừa và hạt lớn, Granit hạt mica và Granit có boxit. + Đá Feralit có màu vàng nâu chiếm đại bộ phận. + Đã Feralit có màu nâu đỏ phát triển trên sản phẩm phong hóa của núi đá vôi, thành phần cơ giới trung bình đến trung bình nặng, phân bố rải rác tại các lưu vực khe suối ở phía Bắc Sông Nậm Nơn (Nhánh phía bắc của sông Lam). - Kiểu địa hình thung lũng: Dọc các Khe suối lớn, có độ cao từ 200- 450m, độ dốc trung bình từ 20 – 300, gồm có đất Feralit, sản phẩm tụ dốc, có tầng đất dày phát triển trên đá phiến thạch và sa thạch. - Kiểu địa hình núi đá vôi: Phân bố ở các xã dọc Quốc lộ 7A, dưới chân dải núi Trường Sơn như: Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Thạch Giám, Xã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn