Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được tính đa dạng sinh học về thành phần loài, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha; đề xuất được các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật có hiệu quả tài nguyên thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Hùng Chiến
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Nhà trường, Ban quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha, chính quyên địa phương nơi thực tập và bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, cho phép tôi lòng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban lãnh đạo, cán bộ của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha và bà con nhân dân các xã Xuân Nha, Chiềng Xuân, Tân Xuân huyện Vân Hồ, xã Chiềng Sơn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Hoàng Văn Sâm người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp đúng thời hạn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, đề tài chỉ mới phần nào đánh giá được tính đa dạng vê thành phần loài, số loài thực vật quý hiếm, giá trị sử dụng của tài nguyên thực vật của Khu bảo tôn thiên nhiên Xuân và đề xuất được một số giải pháp bảo tồn hê thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Do vậy, chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 10 năm 2015 Học Viên Nguyễn Hùng Chiên
- iii MỤC LỤC Trang Tên trang bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CAC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4 1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học .................................................... 4 1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật ............................................ 5 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật................................................................ 5 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 11 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 11 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 11 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 2.4.1. Công tác chuẩn bị ........................................................................... 12 2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp ..................................................................... 12 2.4.3. Xử lý nội nghiệp ............................................................................. 17 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ............................... 21 3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 21 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới ................................................................. 21 3.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 21 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn ........................................................... 24
- iv 3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng ....................................................................... 25 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 26 3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư................................................. 26 3.2.2. Kinh tế và đời sống ........................................................................ 27 3.2.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 30 3.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ....................................... 31 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 33 4.1. Tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha ............. 33 4.1.1. Đa dạng về thành phần loài ............................................................ 33 4.1.2. Đa dạng về giá trị sử dụng ............................................................. 38 4.1.3. Đa dạng các loài cây quý hiếm đang bị đe dọa .............................. 42 4.2. Hiện trạng phân bố thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha ..................................................................................................... 48 4.2.1. Đặc điểm phân bố của các loài quý hiếm tại Xuân Nha ................ 48 4.2.2. Hiện trạng phân bố của một số loài thực vật quý hiếm quan trọng tại khu vực ................................................................................................ 54 4.3. Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha ........................................................................................... 64 4.3.1. Các nguyên nhân trực tiếp.............................................................. 65 4.3.2. Các nguyên nhân gián tiếp ............................................................. 72 4.4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu ......... 76 4.4.1. Giải pháp đối với vùng lõi.............................................................. 76 4.4.2. Giải pháp đối với vùng đệm ngoài ................................................. 80 KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 84 1. Kết luận .................................................................................................... 84 2. Tồn tại ...................................................................................................... 85 3. Khuyến nghị............................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CAC TỪ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu QLBVR Quản lý bảo vệ rừng SĐH Sau đại học UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TT Tên bảng Trang 2.1 Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật 19 3.1 Tình hình dân số các xã trong vùng Khu bảo tồn 27 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp 4 xã trong Khu bảo tồn 28 4.1 Đa dạng taxon 33 4.2 Biểu so sánh hệ thực vật Xuân Nha và các khu vực lân cận 34 4.3 Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu bảo tồn Xuân Nha 35 4.4 Phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan 35 4.5 Mười họ đa dạng nhất trong Khu bảo tồn Xuân Nha 36 4.6 Các chi đa dạng nhất 38 4.7 Nhóm công dụng hệ thực vật Khu bảo tồn Xuân Nha 39 4.8 Danh sách thực vật quý hiếm Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha 42 4.9 Tổng hợp số loài quý hiếm theo các phân hạng 47 4.10 Số vụ vi phạm khai thác, buôn bán vận chuyển gỗ trái pháp luật 48 từ năm 2010 đến năm 2014 4.11 Số vụ phá rừng làm nương rẫy từ năm 2010 đến năm 2014 66 4.12 Đặc điểm phân bố các loài thực vật quý hiếm tại Xuân Nha 67
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Pơ mu – Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas 55 4.2 Đỉnh tùng - Cephalotaxus manii Hook.f. 57 4.3 Bách xanh đá tại Khu bảo tồn Xuân Nha 57 4.4 Thông Xuân Nha 59 4.5 Nghiến - Burretiodendron hsienmu Chun et How. 60 4.6 Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lamb 62 4.7 Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora Thunb. 64 4.8 Khai thác gỗ Nghiến trong Khu bảo tồn 67 4.9 : Phá rừng làm nương rẫy của đồng bảo dân tộc Mông 68 4.10 Cháy rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha 69 4.11 Tạm giữ phương tiện buôn bán vận chuyển gỗ và cây thuốc 71
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng Xuân Nha là một trong 86 Khu bảo tồn thiên nhiên được ghi nhận trong Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha nằm trên địa giới hành chính 3 xã: Xuân Nha (cũ), Chiềng Sơn và Lóng Sập. Khu bảo tồn có tọa độ địa lý là: 200 34’ đến 200 54’ Vĩ độ Bắc; 1040 28’ đến 1040 50’ Kinh độ Đông. Tháng 11 năm 2002, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La thành lập theo Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La. Hiện nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha nằm trên địa giới hành chính 4 xã: Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ), xã Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu), cách thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu 30 km về phía Tây Nam. Diện tích quy hoạch rừng đặc dụng Xuân Nha giai đoạn 2013 - 2020 là 18.267 ha. Vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha khoảng 35.200 ha, thuộc địa bàn 5 xã: Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân, Chiềng Sơn và Lóng Sập. Đây là vùng triển khai các hoạt động ổn định kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn của Khu bảo tồn. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha là khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây Bắc, có giá trị bảo tồn cao bởi còn lưu trữ được nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Khu vực này có diện tích rừng tập trung khá lớn, đa dạng về các hệ sinh thái và sinh cảnh với nhiều kiểu rừng, rất có giá trị về bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học. Đồng thời tài nguyên cũng rất phong phú về các mặt sử dụng như cho gỗ, dầu béo, tinh dầu thơm, cây thuốc,
- 2 nguyên vật liệu,… và là nơi cư trú lý tưởng cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển. Về mặt không gian, Xuân Nha tiếp giáp nhiều vùng địa lý (phía Bắc giáp xã Mường Sang, Đông Sang huyện Mộc Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình, phía Tây giáp nước CHDCND Lào). Về địa hình, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha phần nhiều là các dông núi của hệ thống núi khởi đầu của dãy Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc cao và bị chia cắt mạnh. Độ cao trung bình trên 1.100m so với mặt nước biển, đỉnh cao nhất là Pha Luông (1.886m), thấp nhất là các đồi thấp từ 500 - 600m. Về khí hậu, Xuân Nha có lượng mưa bình quân 1.700 - 2.000mm mỗi năm. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4-9 với nhiệt độ từ 25-35 độ. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ thấp, có khi xuống đến 3-5 độ, thường có sương mù, ẩm ướt, thỉnh thoảng có sương muối lạnh giá. Với sự đa dạng cả về mặt không gian, địa hình và khí hậu đã tạo nên cho Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Xuân Nha cũng đã xác định được nhiều loài động, thực vật đang bị đe dọa, có tên trong sách đỏ của Việt Nam. Về thực vật có Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sến mật (Madhuca pasquieri), Trầm hương (Aquilaria crassna), Thông 5 lá Pà cò (Pinus kwangtungensis), Giổi xương (Paramichelia baillonii), Thông Xuân Nha (Pinus cernua)... Về động vật Sơn dương (Capriconis milneedwardsii), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Ursus malayanus), Khỉ mặt đỏ (Macaca actoides), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Cầy vằn bắc (Chlotogale owstoni), Cầy gấm (Prionodon pardicolor)...
- 3 Ngoài ra, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha còn có các kiểu thảm thực vật đặc trưng như rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín cây lá rộng, lá kim ẩm ôn đới núi trung bình. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn diện tích rừng không còn nguyên vẹn. Rừng nguyên sinh ít bị tác động chỉ tồn tại từng vùng nhỏ ở những nơi cao, xa xôi, hiểm trở hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối sâu, sườn núi đá. Tình trạng khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ vẫn tồn tại dẫn đến nhiều hệ sinh thái bị tàn phá, nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Mặc dù vậy, cho tới nay nghiên cứu một cách tổng thể về hệ thực vật, thảm thực vật cũng như giá trị của các loài thực vật, các hiện trạng về mặt quản lý, đời sống xã hội của người dân tại khu vực để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm quản lý, bảo tồn tài nguyên thực vật của khu bảo tồn còn rất ít. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La”
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học Những năm gần đây, việc nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nhận thức được tính đa dạng sinh học trở lên hết sức quan trọng trên toàn thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người ngày càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết về thế giới tự nhiên con người lại càng khai thác tận diệt tài nguyên, vì thế, nguồn đa dạng sinh học ngày càng suy giảm. Theo Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) định nghĩa như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Trong Chương trình hành động Đa dạng sinh học Việt Nam có nêu ra một khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống trên hành tinh, gồm tổng số loài động vật và thực vật, tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên, định nghĩa trên dễ nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng; và còn một điểm chưa rõ là định nghĩa trên chỉ nói đến hai nhân tố là động vật và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác như nấm và vi sinh vật.
- 5 Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông thường nhất, ngắn gọn và đầy đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992): “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”. Định nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật 1.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới có từ lâu, song những công trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ 19 - 20 như: Thực vật chí đại cương Đông Dương của Lecomte và cộng sự (1907-1952), Thực vật chí Malaixia (1948- 1972), Thực vật chí Hải Nam (1972-1977), Thực vật chí Vân Nam (1979- 1997), Thực vật chí Trung Hoa (1994-2010), Thực vật chí Hồng Kông (2007- 2009), Thực vật chí Thái Lan (1970-1999), Thực vật chí Đài Loan. Ở Nga, từ 1928 - 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Các nhà sinh vật học Nga tập trung nghiên cứu vào việc xác định diện tích biểu hiện tối thiểu để có thể kiểm kê đầy đủ nhất số loài của từng hệ thực vật cụ thể. Takhtajan, Viện sỹ thực vật, Acmenia, đã đóng góp lớn cho khoa học phân loại thực vật, trong cuốn “Diversity and Classification of Flowering Plant” (1997), đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật hạt kín trên thế giới khoảng 260.000 loài vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ, thuộc 16 phân lớp và 2 lớp. Trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 11 phân lớp, 175 bộ, 458 họ, 10.500 chi không dưới 195.000 loài và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3.000 chi, khoảng 65.000 loài.
- 6 1.2.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ lâu. Song việc điều tra nghiên cứu thực vật có tính quy mô lớn ở nước ta mới chỉ bắt đầu vào thời Pháp thuộc. Các công trình nghiên cứu về thực vật có giá trị đều do các tác giả nước ngoài thực hiện như: “Thực vật chí Nam Bộ” của Loureiro (1790), “Thực vật rừng Nam Bộ” của Pierre (1879-1907). Các nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việc thống kê và mô tả số lượng loài thực vật ở Việt Nam. Nổi bật hơn cả là công trình “Thực vật chí đại cương Đông Dương”, gồm 7 tập chính và 1 tập bổ sung, đã được công bố từ năm 1907 tới 1952 bởi nhà thực vật người Pháp Lecomte chủ biên cùng cộng sự. Trong công trình này, các tác giả đã thống kê, mô tả cho 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch của Đông Dương trong đó có Việt Nam. Đây là bộ sách có ý nghĩa lớn đối với các nhà thực vật học, hiện nay bộ sách này vẫn còn có giá trị với những người nghiên cứu thực vật Đông Dương nói chung và hệ thực vật Việt Nam nói riêng. Tiếp theo phải kể đến là bộ “Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam” do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960-2001) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 31 tập nhỏ gồm 75 họ cây có mạch, nghĩa là chưa đầy 21% tổng số họ đã có. Tuy nhiên con số này còn ít so với số loài thực vật có ở 3 nước Đông Dương. Trên cơ sở bộ thực vật chí đại cương Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ. Ngành Hạt kín có 6.366 loài (90,89%), 1.727 chi (93,35%) và 239 họ (82,70%). Ngành Hạt trần có 39 loài (0,56%), 18 chi (0,97%), 8 họ (2,77%) và còn lại là nhóm Quyết thực vật. Trong ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm có 4.822 loài (75,75%), 1.346 chi (77,94%), 198 họ (82,85%) và lớp Một lá mầm có 1.544 loài (24,25%), 381 chi (22,06%), 41 họ (17,15%).
- 7 Gần đây, đáng chú ý phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) xuất bản tại Canada, bao gồm 3 tập (6 quyển), đã thống kê, mô tả được 10.419 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Trong 5 năm gần đây (1999-2003), tác giả đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản tại Việt Nam. Bộ sách gồm 3 quyển, đã thống kê mô tả 11.611 loài thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành. Phan Kế Lộc (1973) “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”. Tác giả đã thống kê được 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ (Lê Trần Chấn, 1999). Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập thể các tác giả đã xuất bản tập “Danh lục Thực vật Tây Nguyên” công bố 3.754 loài thực vật bậc cao có mạch (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004). Trong công trình “Thực vật ở đảo Phú Quốc” năm 1985, tác giả Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 929 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 112 loài cây trồng, 817 loài có phân bố tự nhiên và ghi nhận thêm 19 loài mới cho Việt Nam, không kể nấm. Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn cho xuất bản cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”. Tác giả đã khái quát thành các phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật nói chung cho các vùng và cung cấp một số thông tin về tình hình đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 10.580 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.342 chi, 334 họ, 6 ngành. Trong đó, ngành Hạt kín có 9.812 loài, 2.175 chi và 296 họ. Năm 1998, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời cho xuất bản cuốn “Đa dạng thực vật vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan”, đã thống kê được 2.024 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành. Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, Lê Trần Chấn đã thống kê được ở Việt Nam có 10.192 loài, 2.298 chi và 285 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Khuyết
- 8 lá thông (Psilotophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 54 loài, 4 chi, 2 họ; ngành Thuỷ phỉ (Isoetophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 632 loài, 138 chi, 28 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 52 loài, 22 chi, 8 họ; ngành Hạt kín có 9.450 loài, 2.131 chi, 244 họ. Gần đây (2001-2005), tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên cơ sở tập hợp các mẫu tiêu bản thực vật cùng với các tài liệu đã có, đã xuất bản bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Bộ sách đã thống kê được đầy đủ nhất các loài thực vật có ở Việt Nam với tên khoa học cập nhật nhất. Trong tài liệu này, đã công bố 11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi 327 họ. Trong đó, ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 53 loài, 5 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 696 loài, 136 chi, 29 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 69 loài, 22 chi, 9 họ; ngành Hạt kín (Angiospermae) có 10.417 loài, 2.270 chi, 284 họ. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật tại các Vườn Quốc gia (VQG), Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam cho đến đến nay đã có nhiều công trình. Điển hình phải kể tới các nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Bá Thụ ở VQG Cúc Phương (1995), Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG Pù Mát (2004), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự ở VQG Bạch Mã (2003), Lê Thị Huyên ở VQG Cát Bà (1998), Trần Minh Hợi ở VQG Xuân Sơn (2005). Năm 1995, trong Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp với đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương” tác giả Nguyễn Bá Thụ đã thống kê được trên diện tích 222 km2 có
- 9 1.944 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao và đã bổ sung thêm 270 loài thực vật cho hệ thực vật Cúc Phương so với danh lục thực vật năm 1971. Trong số đó có 127 loài, 74 chi, 31 họ thuộc ngành Rêu (Bryophyta). Đồng thời tác giả đã phân tích khá đầy đủ sự đa dạng về dạng sống, yếu tố địa lý, thành phần cũng như cấu trúc rừng. 1.2.1.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha Các nghiên cứu về thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha còn rất ít. Năm 2003, Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển rừng thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu khả thi lập dự án điều chỉnh, bổ sung đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha tỉnh Sơn La. Tác giả Nguyễn Văn Huy - Trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra báo cáo chuyên đề “Đặc điểm tài nguyên thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”. Báo cáo chỉ ra 6 kiểu thảm thực vật trong Khu bảo tồn gồm: - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp gồm: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp bị tác động nhẹ trên sườn và đỉnh núi thấp; rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ trên sườn đỉnh núi đá vôi; rừng thưa trên sườn, đỉnh núi đá; rừng thứ sinh phục hồi sau cháy rừng và nương rẫy; rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác. - Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp. Trong đó có kiểu phụ rừng kín cây lá rộng, lá kim ẩm ôn đới núi vừa (ở độ cao 1.700-1.860m). - Kiểu rừng trồng: Chủ yếu là các loài Tre luồng và cây ăn quả. - Kiểu trảng cây bụi, cỏ cao gồm: trảng cây bụi nguyên sinh trên núi đá và trảng cây bụi thứ sinh trên núi đá, núi đất. - Kiểu trảng cỏ cây bụi thấp. - Kiểu cây trồng nương rẫy, đồng ruộng.
- 10 Năm 2012, được sự hỗ trợ của Dự án Phát triển Lâm nghiệp Hòa Bình, Sơn La (KFW7), Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học đã thực hiện điều tra đánh giá đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn Xuân Nha. Tác giả Lê Trần Chấn đã đưa ra kết quả như sau: - Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha có các kiểu thảm thực vật phân bố trên 3 vành đai độ cao: + Vành đai nhiệt đới
- 11 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Hệ thực vật bậc cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. - Nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Cung cấp cơ sở khoa học nhằm quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được tính đa dạng sinh học về thành phần loài, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. - Đề xuất được các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật có hiệu quả tài nguyên thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi thực hiện 4 nội dung sau: + Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài, giá trị bảo tồn và công dụng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu. + Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu một số loài thực vật có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. + Đánh giá các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. + Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn hiệu quả tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- 12 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Công tác chuẩn bị - Thu thập các tài liệu, công trình nghiên cứu về thực vật làm tài liệu tham khảo khi thực hiện đề tài. - Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng thực vật rừng, bản đồ quy hoạch rừng đặc dụng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Kế thừa các công trình, các báo cáo nghiên cứu khoa học, báo cáo điều tra đánh giá đa dạng sinh học, đa dạng thực vật của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha trong những năm trước đây kể cả các văn bản, các cuộc hội nghị, hội thảo, bài báo… - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho công tác điều tra ngoại nghiệp như: Thước dây, kẹp tiêu bản, địa bàn, máy định vị GPS, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành, máy đo chiều cao cây, máy ảnh… 2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp 2.4.2.1. Phương pháp điều tra trên tuyến Căn cứ bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng của Khu bảo tồn để xác định tuyến điều tra. Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh cảnh. Thống kê và ghi chép các loài thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người tác động lên thảm thực vật. Điều tra các thông số theo biểu sau:
- 13 Biểu 01: Biểu điều tra theo tuyến Địa hình: ………………….……… Ngày điều tra:………………..……… Dạng sinh cảnh: ……………..…… Người điều tra: ……………………… Độ dài tuyến: ………………..… Tọa độ:.................................................... STT Tên loài Dạng sống Ghi chú Do thời gian có hạn nên tôi thực hiện điều tra trên 03 tuyến: - Tuyến 1: Từ bản Co Phương, xã Chiềng Sơn đi đỉnh Pha Luông, tuyến có độ dài 5.000m, thuộc tiểu khu 1006. Dạng sinh cảnh chính trên tuyến 1 như sau: Rừng non tái sinh trên núi đất, rừng trung bình trên núi đá, rừng giàu núi đá và núi đất độ cao trên 1.200m. - Tuyến 2: Từ bản Khò Hồng, xã Chiềng Xuân đi đỉnh Pha Luông, tuyến có độ dài 6.000m, đi qua các tiểu khu 1001B, 1003B, 1005. Các kiểu sinh cảnh trên tuyến 2 gồm: Rừng non phục hồi sau nương rẫy, rừng giàu trên núi đất và rừng nguyên sinh ít bị tác động. - Tuyến 3: Từ bản A Lang, xã Tân Xuân đi đỉnh Pha Luông tuyến có độ dài 4.500m, thuộc tiểu khu 1010. Sinh cảnh trên tuyến 3 chủ yếu là rừng giàu và rừng nguyên sinh ít bị tác động. 2.4.2.2. Phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn Vị trí lập OTC: Lựa chọn vị trí lập OTC phải có tính đại diện và điển hình cho từng đai cao, trạng thái rừng, từng kiểu thảm thực vật khác nhau và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn