intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đa dạng thực vật tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk góp phần bổ sung và hoàn thiện dẫn liệu khoa học về hệ thực vật và tính đa dạng thực vật Tây Nguyên, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN LỢI NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN - TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN LỢI NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN - TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2010
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là 1 trong 14 trung tâm có hệ thực vật đa dạng và phong phú của thế giới. Tuy nhiên, do chiến tranh, sức ép gia tăng dân số, cùng với việc khai thác quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… đã làm suy giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Theo số liệu thống kê năm 1943, diện tích rừng của Việt Nam là 14,3 triệu ha tương ứng với độ phủ khoảng 43,0%, đến năm 1999 chỉ còn 9,3 triệu ha, tương ứng độ che phủ 28,0% và đến năm 2009 là 13.258.843 ha với độ che phủ rừng đã đạt 39,1% (nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố chi tiết trong Quyết định Số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010). Tuy nhiên, chất lượng rừng được giới chuyên gia, nhà khoa học ngành lâm nghiệp đánh giá là chưa tốt, bởi diện tích tăng lên chủ yếu là rừng trồng mà khả năng nuôi dưỡng và dự trữ các loài của rừng không cao. Bên cạnh đó, diện tích rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp còn chưa đầy 10% do tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người, cấu trúc rừng bị phá vỡ, làm mất nơi sống của nhiều loài động thực vật... Hệ lụy của các hoạt động đó là tính đa dạng sinh học bị suy giảm, nhiều loài động thực vật đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học (đa dạng gen, loài và hệ sinh thái) cũng như khả năng phòng hộ, giữ cân bằng môi trường sinh thái của rừng. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, việc thiết lập hệ thống các khu đặc dụng (các vườn quốc gia, khu bảo tồn…) là một giải pháp hiệu quả nhất và đã được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Chư Yang Sin là điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn, là một trong những điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học. Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập theo Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích bảo vệ các kiểu thảm thực vật, các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là các diện tích rừng nguyên sinh hiện còn trong vùng lõi, qua đó bảo vệ
  4. 2 các quần thể của các loài động thực vật quí hiếm, các loài đặc hữu và các loài đang bị đe doạ, đặc biệt là những loài đặc hữu có vùng phân bố hẹp, đồng thời bảo vệ và bảo tồn các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, về địa chất, về cảnh quan thiên nhiên. Cho đến nay, giới khoa học đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Tuy nhiên, kết quả thu được còn chưa đầy đủ và vẫn phải chỉnh sửa trong các báo cáo về thành phần loài thực vật, thiếu mẫu tiêu bản thực vật… Hơn thế, những nghiên cứu về tài nguyên thực vật, về dạng sống, về phân bố của các loài thực vật có giá trị… chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hiện trạng các loại đất loại rừng của Vườn đã có những biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó diện tích các loại thảm thực vật đã có sự thay đổi và sau một thời gian khá dài đã không có những điều tra kiểm kê lại... Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk” là cần thiết, nhằm tạo cơ sở dữ liệu khoa học cho việc xây dựng các chiến lược, dự án, kế hoạch bảo tồn phù hợp hơn nữa trong thời gian tới, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học Thuật ngữ “Đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay, có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “Đa dạng sinh học” - “biodiversity, biological diversity”, song khái niệm được dùng chung nhất được nêu trong Công ước về Đa dạng sinh học như sau: “Là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái”. [http://vea.gov.vn/VN/quanlymt/baotondadangsh]. Như vậy, khi nói đến độ phong phú của hệ thực vật và hệ động vật tức là chúng ta đã đề cập đến “Đa dạng sinh học”. Các dạng của đa dạng sinh học bao gồm: đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng văn hóa. 1.2. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Trên thế giới - Nghiên cứu về thực vật và thảm thực vật đã có từ lâu. Song, các nghiên cứu quan trọng tập trung nhiều ở thế kỷ XIX - XX. Tại Nga, các công trình nghiên cứu hệ thực vật cụ thể được tiến hành từ những năm 1928 - 1932. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Tolmachop A.I (1974), Malusep I. I (1969), Urxep (1974) đều tập trung vào việc xác định diện tích biểu hiện tối thiểu của hệ thực vật.
  6. 4 - Việc phân loại các hệ sinh thái được dựa vào nhiều quan điểm khác nhau tùy theo từng mục đích của mỗi tác giả. Các tác giả A. Aubresville (1949), A. F. Schimper (1903)... đã dựa vào cấu trúc và ngoại mạo để phân loại rừng. Cơ sở phân loại của quan điểm này là dựa vào đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác nhau của quần xã thực vật. - Các nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật phải kể đến hai công trình “Góp phần nghiên cứu địa lý thực vật Đông Dương” (1926) và “Giới thiệu hệ thực vật Đông Dương” của Gagnepain J. Tác giả xếp các loài của hệ thực vật Đông Dương thuộc 5 yếu tố địa lý khác nhau, cụ thể như sau: + Yếu tố Trung Quốc 33,8% + Yếu tố Xích Kim - Himalaya 18,5% + Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác 15,0% + Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương 11,9% + Yếu tố nhập nội và phân bố rộng 20,8% - Các nghiên cứu về dạng sống của thực vật trên thế giới được đề cập trong nhiều công trình. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Raunkiaer (1934) đã đưa ra phương pháp lập phổ dạng sống cho hệ thực vật hiện nay được sử dụng rộng rãi nhất. Khi phân biệt dạng sống của thực vật, trong hàng loạt dấu hiệu thích nghi Raunkiear chỉ chọn một dấu hiệu cho việc phân loại dạng sống của mình: Đó là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời kỳ không thuận lợi của năm. Ông đã chia ra năm nhóm dạng sống cơ bản: Cây có chồi trên đất (Phanerophytes), cây có chồi sát đất (Chamaephytes), cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes), cây chồi ẩn (Cryptophytes), cây chồi 1 năm (Therophytes). Raunkiaer cũng đã lập phổ dạng sống tiêu chuẩn cho 1.000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất dưới dạng: SN = 46 Ph + 9Ch + 26 H + 6Cr + 13Th.
  7. 5 Đây là cơ sở để so sánh phổ dạng sống của thảm thực vật ở các vùng khác nhau trên trái đất. Do đó, khi đã tổng hợp được khối lượng các kiểu dạng sống trong kiểu thảm thực vật, chúng ta có thể tính phần trăm của từng dạng sống trên phổ dạng sống của kiểu đó, tức SB để so sánh với SN. Thông thường, ở các vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Ch vào khoảng gần 20%, còn Hm, Cr và Th rất ít gần như không có. Trái lại trong vùng khô hạn thì Th và Cr có thể có tỉ lệ khá cao, còn Ph thì giảm xuống. 1.2.2. Tại Việt Nam Những nghiên cứu về tổ thành loài thực vật - Các công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam, trước hết phải kể đến công trình của tác giả Loureiro (1790), Pierre (1879 - 1907) và một tác phẩm quan trọng là “Thực vật chí đại cương Đông Dương” của Lecomte et al (1905-1952) bao gồm 7 tập, trong đó thống kê và mô tả hơn 7.000 loài thực vật ở Đông Dương. - Tác giả Pocs Tamas (1965) đã thống kê được 5.190 loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam và công bố loài của ngành rêu (Bryophyta) ở Việt Nam. - Tác giả Phạm Hoàng Hộ (1970 - 1972) trong tập “Cây cỏ Việt Nam” công bố 5.326 loài thực vật ở miền Nam Việt Nam. - Tác giả Thái Văn Trừng đã dựa trên “Thực vật chí đại cương Đông Dương” của Lecomte et al (1905-1952) đưa ra Hệ thực vật Việt Nam gồm 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ. - Tác giả Phan Kế Lộc (1973) trong công trình “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam” đã công bố 5.609 loài thực vật có mạch có ở miền Bắc Việt Nam.
  8. 6 - Năm 1984, các tác giả Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập thể nghiên cứu đã công bố “Danh lục thực vật Tây Nguyên” với 3.754 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận. - Tác giả Lê Trần Chấn (1990) đã công bố “Bản danh lục” gồm 1.261 loài thực vật bậc cao phân bố trên diện tích 15 km2 ở Lâm Sơn (Hà Sơn Bình). - Năm 1990, tác giả Nguyễn Tiến Bân đã công bố số liệu về thực vật hạt kín Việt Nam hiện biết là 8.500 loài, thuộc 2.050 chi. - Tác giả Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) ở 3 tập “Cây cỏ Việt Nam” đã công bố 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. - Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI) đã công bố tác phẩm “Cây gỗ rừng Việt Nam” gồm 7 tập (1971 - 1988). - Năm 1996, tác giả Phan Kế Lộc đã thống kê và công bố: Việt Nam có 10.361 loài, 2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế giới. Bao gồm: 9.628 loài, 2.010 chi, 291 họ cây hoang dại có mạch và 733 loài, 246 chi, 14 họ các loài cây trồng. - Năm 1997, tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn đã tổng hợp và chỉnh lý tên các loài thực vật theo Hệ thống phân loại của tác Brummitt (1992) đã công bố Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao. - Bên cạnh đó, Việt Nam còn rất nhiều các công trình điều tra ở các mức độ khác nhau tại các tỉnh, các vườn quốc gia hay các khu bảo tồn… đã được công bố khi xây dựng các dự án đầu tư, hay phục vụ các mục tiêu khác… mà trong điều kiện hạn chế về tài liệu nên chúng tôi chưa thống kê hết. Nhìn chung, các nghiên cứu của hệ thực vật gần đây thường quan tâm về thống kê loài, mà ít quan tâm đến việc xác định các yếu tố khác như vùng phân bố, mùa ra hoa kết quả, giá trị sử dụng…
  9. 7 Những nghiên cứu về cấu trúc thảm - Khi nói đến những nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam, trước hết phải kể đến hai công trình rất có giá trị đó là: “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1963 - 1978) - đã có tái bản và bổ sung năm 2001, trong đó tác giả đã chia rừng Việt Nam ra các kiểu, kiểu phụ, ưu hợp quần hợp. Công trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” của Trần Ngũ Phương (1970), tác giả chia rừng miền Bắc Việt Nam ra ba đai, 8 kiểu và các kiểu phụ. Đối với rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao ông không dùng kiểu mà dùng loại hình. - Tác giả Schmid đã công bố công trình “Thảm thực vật Nam Trung Bộ” (1974), trong cuốn này, tác giả đã dựa vào điều kiện khí hậu với chế độ thoát hơi nước khác nhau, các tiêu chuẩn phân biệt các quần xã, sự phân hoá khí hậu, thành phần thực vật đai cao. Tác giả phân các loài thuộc về hệ thực vật Malêzi ở đai thấp dưới 600 m, còn các loài thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa ở đai trên 1.200 m, từ 600 - 1.200 m được coi là đai chuyển tiếp. - Năm 1995, tác giả Nguyễn Vạn Thường trong khi xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc Trung Bộ đã chia 4 vùng sinh thái căn cứ vào độ cao so với mặt nước biển, cụ thể như sau: < 700 m nhiệt đới ẩm, < 700 m là vùng nhiệt đới ẩm có nửa mùa khô, < 700 m hơi khô không có mùa mưa rõ ràng và từ 800 - 1.500 m nhiệt đới ẩm. - Năm 1985, tác giả Phan Kế Lộc áp dụng thang phân loại của UNESCO (1973) để xây dựng thang phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau. Vấn đề nghiên cứu các hệ sinh thái, các kiểu thảm thực vật rừng cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học ở các cấp độ và
  10. 8 khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu trên mọi miền của đất nước. Những nghiên cứu về yếu tố địa lý - Hai tác giả Pocs Tamas (1965) và Lê Trần Chấn (1990) đã có những công trình ở lĩnh vực này. Pocs T. (1965) đã phân tích các yếu tố địa lý của hệ thực vật Bắc Việt Nam, bao gồm các yếu tố sau: Nhân tố đặc hữu 39,90% Đặc hữu Việt Nam 32,55% Đặc hữu Đông Dương 7,35% Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới 55,27% Từ Trung Quốc 12,89% Từ Ấn Độ và Himalaya 9,33% Từ Malaysia – Indonesia 25,69% Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36% Nhân tố khác 4,83% Ôn đới 3,27% Thế giới 1,56% Tổng: 100,00% Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08% - Năm 1972, tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn đã phân tích các yếu tố địa lý hệ thực vật Tây Nguyên. Tác giả Thái Văn Trừng (1978) đã đưa ra phổ các yếu tố địa lý khu hệ thực vật Việt Nam gồm: yếu tố đặc hữu 50%, yếu tố di cư 50%. Trong yếu tố di cư có yếu tố Malaysia - Indonesia 15%, yếu tố Vân Nam, Quý Châu, Hymalaya 10%, yếu tố Ấn Độ, Miến Điện 14% và các yếu tố khác 1%. - Năm 1999, tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn đã dựa trên thang phân loại của Pocs T.(1965) và Ngô Chính Dật (1993) trong việc xây dựng thang phân
  11. 9 loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng vào cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau: 1. Yếu tố toàn cầu 2. Yếu tố liên nhiệt đới 2.1.Yếu tố Á - Mỹ 2.2. Yếu tố Á - Phi - Mỹ 3. Yếu tố cổ nhiệt đới 3.1. Yếu tố Á - Úc 3.2. Yếu tố Á - Phi 4. Yếu tố nhiệt đới châu Á 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ 4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya 4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa 4.5. Yếu tố Đông Dương 5. Yếu tố ôn đới 5.1. Yếu tố Đông Á - Nam Mỹ 5.2. Yếu tố ôn đới Cổ thế giới 5.3. Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải 5.4. Yếu tố Đông Nam Á 6. Yếu tố đặc hữu Việt Nam 6.1. Cận đặc hữu 6.2. Yếu tố đặc hữu miền Bắc - Trung 7. Yếu tố cây trồng Những nghiên cứu về phổ dạng sống - Các nghiên cứu về phổ dạng sống cũng được tiến hành khi Pocs Tamas (1965) nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, ông đã xác định phổ dạng sống của hệ thực vật này là:
  12. 10 SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, H, Cr) +7,11 Th. - Tác giả Lê Trần Chấn (1990) xác định phổ dạng sống của hệ thực vật ở Lâm Sơn là: SB = 51,3 Ph + 13,7 Ch + 17,9 H+ 7,2 Cr + 9,9 Th. - Tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) đã công bố dạng sống của Vườn Quốc gia Bạch Mã như sau: SB = 75,71 Ph + 5,78 Ch + 4,83 Hm + 10,23 Cr + 3,45 Th. - Tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) đã lập được phổ dạng sống của Vườn Quốc gia Pù Mát như sau: SB = 78,88 Ph + 4,14 Ch + 5,76 Hm + 5,97 Cr + 5,25 Th. - Tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006) đã lập được phổ dạng sống của khu BTTN Na Hang, Tuyên Quang như sau: SB = 70,14 Ph + 4,33 Ch + 3,50 Hm + 11,98 Cr + 10,05 Th. Nhìn chung, các nghiên cứu về dạng sống thực vật ở Việt Nam chưa nhiều, song đều áp dụng phương pháp của Raunkiear (1934) vì phương pháp này dễ áp dụng trong thực tế. 1.2.3. Tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin Để có căn cứ khoa học và thực tiễn trong việc thành lập Vườn quốc gia Chư Yang Sin, công tác điều tra thực vật cũng đã được thực hiện từ năm 1989 đến năm 2003. Những giá trị về thực vật đã được tổng hợp và đánh giá trong hai báo cáo chuyên đề: - Báo cáo chuyên đề thảm thực vật rừng Vườn quốc gia Chư Yang Sin: đã xác định được quy mô, phân bố của 6 kiểu thảm chính, cụ thể như sau:
  13. 11 Bảng 1.1: Diện tích các kiểu thảm VQG Chư Yang Sin ĐVT: ha TT Kiểu thảm Diện tích 1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 1.566,02 1.1 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác RKTX mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau NR 1.021,53 1.2 Kiểu phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy 1.846,21 1.3 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rỏc thứ sinh 856,21 2 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 29.226,04 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác RKTX mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi 3.546,06 2.1 sau NR 2.2 Kiểu phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy 8.075,15 2.3 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh 2.552,51 3 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình 2.865,70 4 Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp 6.950,51 5 Thảm cây nông nghiệp 435,04 6 Đất khác 6,02 Tổng 58.947,00 - Báo cáo chuyên đề hệ thực vật rừng Vườn quốc gia Chư Yang Sin: đã công bố kết quả thống kê được 948 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 591 chi, 155 họ, số liệu cụ thể được thể hiện trên bảng 1.2. Bảng 1.2: Tổ thành hệ thực vật VQG Chư Yang Sin Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Thông đất (Lycopodiophyta) 2 4 7 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 13 20 35 Thông (Pinophyta) 5 10 17 Ngọc lan (Magnoliophyta) 134 476 888 - Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 116 360 644 - Lớp Hành (Liliopsida) 18 118 244 Tổng số 155 591 948 Tuy nhiên, kết quả về số lượng về các loài thực vật trên đây đã thay đổi rất nhiều theo báo cáo về đa dạng sinh học trong vài năm gần đây. Cũng từ đó đến nay diện tích các kiểu thảm thực vật, các giá trị về tài nguyên... chưa
  14. 12 được quan tâm nhiều, các đề tài khoa học thường tập trung vào động vật là chính dưới sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ như Bird life, VCF... Số lượng loài mới nhất mà Vườn đang sử dụng là 837 loài (tính cả những loài còn nghi vấn), bên cạnh đó việc thống kê số lượng loài còn có những sai sót. Các nghiên cứu về các yếu tố đa dạng khác của thực vật như: tài nguyên thực vật, yếu tố địa, phân bố của các loài có giá trị, cấu trúc thảm thực vật chưa nhiều, còn ở mức độ bước đầu và chưa có hàm lượng khoa học cao.
  15. 13 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu đa dạng thực vật tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk góp phần bổ sung và hoàn thiện dẫn liệu khoa học về hệ thực vật và tính đa dạng thực vật Tây Nguyên, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thực vật và thảm thực vật trong vườn Quốc gia Chư Yang Sin. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian 2 năm : 2009 - 2010. - Quy mô: Tất cả các kiểu thảm thực vật. Điều tra tối thiểu 1 ô tiêu chuẩn trên kiểu rừng. Số loài điều tra thực tế và có mẫu tối thiểu là 600 loài. - Địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk. 2.4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đề tài tiến hành triển khai nghiên cứu các nội dung cụ thể sau: 2.4.1. Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài 2.4.1.1. Đa dạng về số lượng taxon 2.4.1.2. Đa dạng ở mức độ ngành 2.4.1.3. Đa dạng ở mức độ họ 2.4.1.4. Đa dạng ở mức độ chi 2.4.2. Nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống 2.4.3. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm 2.4.4. Giá trị tài nguyên thực vật
  16. 14 2.4.5. Nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật 2.4.6. Nghiên cứu phân bố của một số loài thực vật có giá trị 2.4.7. Đề xuất giải pháp bảo vệ một số loài thực vật có giá trị 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Sử dụng phương pháp kế thừa: thu thập, tổng hợp và phân tích tất cả các tài liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu đa dạng thực vật của Vườn quốc gia Chư Yang Sin như: + Bản đồ số địa hình nền VN 2000, bản đồ hiện trạng rừng mới nhất, bản đồ quy hoạch, bản đồ giao thông, bản đồ đất, bản đồ lượng mưa… + Ảnh Sport 5, độ phân giải 2,5x2,5 m, chụp tháng 5 năm 2009 và được xử lý ở cấp độ 3 (trực ảnh). + Các công trình nghiên cứu có liên quan khác tại Vườn như: Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk, Thành phần cây hạt trần (Gymnospermae) tại vườn quốc gia Chư Yang Sin - Đăk Lăk… + Danh lục thực vật hiện đang được VQG Chư Yang Sin sử dụng. 2.5.2. Phương pháp điều tra thực địa Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn. Tuyến điều tra: dựa trên bản đồ thảm thực vật và hiện trạng rừng của Vườn để xác định các hướng tuyến điều tra. Tuyến điều tra được thiết kế đi vuông góc với đường đồng mức (theo hướng từ chân núi lên sườn núi và đỉnh núi) hoặc song song với đường đồng mức và đảm bảo phải đi qua được tất cả các kiểu rừng. Các tuyến điều tra tạo thành lát cắt ngang đại diện cho các đai cao khác nhau trong Vườn. Chiều dài của tuyến trung bình tối thiểu là 1,5 km. Tổng số tuyến đã điều tra là 8, tổng chiều dài các tuyến là 52,5 km.
  17. 15 Ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn được bố trí dọc theo hai bên tuyến điều tra và được lập theo phương pháp điển hình. Số lượng ô tối thiểu cho một kiểu rừng là 1 ô. Diện tích ô tiêu chuẩn là 2.000 m2 (40x50m) để điều tra cây gỗ. Tại 4 góc ô tiêu chuẩn lập 4 ô dạng bản có kích thước là 25 m2 (5x5m) để thu thập dữ liệu về cây tái sinh. Tổng số ô tiêu chuẩn đã lập là 11 ô. Thu thập số liệu: - Thu thập số liệu nghiên cứu về thành phần loài thực vật: dọc theo tuyến điều tra, ghi chép và thu mẫu tiêu bản tất cả các loài xuất hiện ở hai bên tuyến trong phạm vi 10 m. Phương pháp thu và xử lý mẫu tiêu bản theo Nguyễn Nghĩa Thìn - 2007, Các phương pháp nghiên cứu thực vật [26]. Số liệu thu thập thực địa được ghi chép theo mẫu Biểu 01. Thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn: trong ô tiêu chuẩn 2.000 m2 đo chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao dưới cành (HDC), đường kính tán lá (DTL), đường kính ngang ngực của tất cả các cây có D1,3 ≥ 6 cm và H ≥ 5 m. Các chỉ tiêu đo đếm được ghi riêng cho từng cây theo mẫu Biểu 2. Biểu 01: Điều tra thực vật theo tuyến Số hiệu tuyến……………….. Người điều tra…………… Bắt đầu từ………. đến……… Ngày điều tra……………. Chiều dài tuyến……………... TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Tên địa phương Dạng sống Công dụng 01 02 Biểu 2: Các chỉ số đo đếm cho cây gỗ Tên địa HVN D1,3 HDC DTL TT Tên Việt Nam Tên Khoa học phương/công (m) (cm) (m) (m) dụng 01 02
  18. 16 Trong ô dạng bản 25 m2 đo chiều cao vút ngọn của các cây gỗ tái sinh có D1,3 < 6 cm. Ghi chép số liệu cho từng loài cây theo 8 cấp chiều cao: Cấp I (< 0,6 m), cấp II (0,6 - 1,0 m), cấp III (1,1 - 1,5 m), cấp IV (1,6 - 2,0 m), cấp V (2,1 - 3,0 m), cấp VI (3,1 - 5,0 m) và cấp VII (> 5,0 m). Bên cạnh đó còn phải theo chất lượng: khỏe, yếu, trung bình và nguồn gốc: hạt và chồi. Số liệu được ghi theo mẫu biểu: Biểu 2: Các chỉ số đo đếm cho cây gỗ Loài Cấp chiều cao (m) ≤ 0.5 0.6-1.0 1.1-1.5 1.6-2.0 2.1-3.0 3.1-5.0 >5.0 Cây Chất TT Tổng N.gốc N.gốc N.gốc N.gốc N.gốc N.gốc N.gốc Tái Lượng sinh H Ch H Ch H Ch H Ch H Ch H Ch H Ch Khoẻ 1 Trắc Yếu Những loài cây chưa biết tên khoa học thu thập tiêu bản để giám định tên. Phương pháp thu thập tiêu bản và xử lý mẫu theo các phương pháp thông thường đang được áp dụng hiện nay. Phân loại kiểu thảm thực vật theo Thái Văn Trừng (1978, 2001) [28,29]. Độ nhiều của thảm tươi, cây bụi xác định theo tiêu chuẩn của Drude trong Biện pháp kỹ thuật điều tra ô định vị nghiên cứu sinh thái - Ban hành theo Quyết định số 67/ĐTQHR/TCHC-QĐ, ngày 05 tháng 03 năm 2007 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng [30], cụ thể như sau: Soc : Độ che phủ: 91 - 100% mặt đất Cop1 : Độ che phủ: < 30% mặt đất Cop2 : Độ che phủ: 30  60% mặt đất Cop3 : Độ che phủ: 61  90% mặt đất Bản đồ phân bố của một số loài có giá trị bảo tồn và kinh tế được xây dựng theo phương pháp điểm. Bằng cách sử dụng máy GPS - 60CSX để định
  19. 17 vị tọa độ của những cây cần xây dựng bản đồ phân bố, sau đó đưa vào máy vi tính và chồng xếp với các lớp bản đồ như địa hình, thủy văn, hiện trang, các loại ranh giới, giao thông... cùng hệ tọa độ. 2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu Xây dựng bản đồ thảm thực vật rừng dựa trên cơ sở chồng xếp các loài bản bản đồ như: bản đồ hiện trạng (được xây dựng bằng phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh Sport 5 - năm 2010) + lượng mưa + đai cao + đất. Sau đó căn cứ tiêu chí phân loại thảm của tác giả Thái Văn Trừng [28, 29] để phân thành các loại thảm. Diện tích và phân bố của các loại thảm được tính toán trực tiếp từ bản đồ. Tên loài cây được xác định theo: Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ toàn tập, Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II, III, [3,4], Vietnam Forest Trees - Jica - 2009, Tên cây rừng Việt Nam - 2000 [9]. Lập danh lục thực vật dựa theo nguyên tắc xếp vần ABC đối với các họ, chi, loài và được căn cứ theo Hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Các loài thực vật quý hiếm được xác định theo “Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật” năm 2007 [5], Danh lục đỏ Việt Nam năm 2007 (IUCN), “Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Phụ lục trong Công ước Cites ban hành kèm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN - Phần H: Thực vật - Plants/Flora, ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Giá trị tài nguyên thực vật được xác định theo các nhóm tài nguyên quy định trong “Tên cây rừng Việt Nam – 2000” [9]: Cây cho gỗ, cây cảnh, cây cho quả, cây cho tinh dầu, cây thuốc, cây thực phẩm, cây làm rau ăn, cây thức ăn gia súc... bằng cách tra cứu theo: Tên cây rừng Việt Nam - 2000 [9], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi - 2009 [20], Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II, III - Nguyễn Tiến Bân [3, 4]…
  20. 18 Dạng sống của thực vật được xác định theo: Raunkiaer C. (1934) - Thái Văn Trừng - 2000, tham khảo các thông tin về dạng sống đã được xác định theo: Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ toàn tập [14], Tên cây rừng Việt Nam - 2000, Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II và III [3,4], kinh nghiệm nhận biết thực vật trong điều tra thực địa... Dạng sống theo Thái Văn Trừng năm 2000 được mô phỏng theo hình 2.1. Hình 2.1: Sơ đồ dạng sống của thực vật - Thái Văn Trừng 2000 Xây dựng danh lục thực vật dựa trên cơ sở bảng danh lục của Vườn hiện nay (bỏ các loài thiếu tên khoa học), sau đó kết hợp với so sánh và bổ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2