intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số biện pháp quản lý các loài bướm đêm (Heterocera) tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được sự đa dạng phong phú và đưa ra được biện pháp quản lý loài bướm đêm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số biện pháp quản lý các loài bướm đêm (Heterocera) tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

  1. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng đào tạo sau đại học cũng như của thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp, Sở NN&PTNT, Chi cu ̣c Kiểm lâm tỉnh Sơn La, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo TS. Lê Bảo Thanh người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ Kiểm lâm của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha đã ta ̣o mo ̣i điề u kiêṇ cho tôi trong quá triǹ h thu thâ ̣p số liêụ ngoa ̣i nghiê ̣p. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Hoàng Long
  2. ii MỤC LỤC Trang Trang phục bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình .......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Nghiên cứu về bướm đêm tại nước ngoài .............................................. 3 1.2. Nghiên cứu bướm đêm tại Việt Nam ..................................................... 5 1.3. Nghiên cứu tại khu Bảo tồn Xuân Nha .................................................. 6 Chương 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 7 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 7 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7 2.3. Nội dung điều tra nghiên cứu ................................................................. 7 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 7 2.4.1. Phương pháp thu thập, đánh giá thông tin, kế thừa tài liệu ............ 7 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................ 8 2.4.3. Phương pháp định danh và phân tích số liệu ................................ 10 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI .............................. 12 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 12 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 12 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 12 3.2. Kinh tế - Xã hội .................................................................................... 14
  3. iii 3.2.1. Dân số, lao động............................................................................ 14 3.2.2. Sản xuất nông nghiệp .................................................................... 15 3.2.3. Sản xuất lâm nghiệp ...................................................................... 16 3.2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông ............................................................. 16 3.3. Văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục ........................................................... 17 3.3.1. Văn hóa – xã hội ........................................................................... 17 3.3.2. Y tế, giáo dục ................................................................................ 17 3.4. Quốc phòng an ninh ............................................................................. 18 3.5. Tài nguyên rừng ................................................................................... 19 3.5. 1. Hiện trạng tài nguyên rừng .......................................................... 19 3.5.2. Đa dạng sinh học và phân bố khu hệ động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu .................................................................................................... 22 3.5.3. Đánh giá tình hình xâm hại rừng của con người và các loài sinh vật ngoại lai ............................................................................................. 26 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27 4.1. Thành phần các loài bướm đêm ........................................................... 27 4.2. Đa dạng thành phần loài, giống theo họ .............................................. 31 4.3. Mức độ bắt gặp và mức độ xu quang bướm đêm theo đèn .................. 33 4.3.1 Mức độ bắt gặp............................................................................... 33 4.3.2. Mức độ bắt gặp loài theo đèn ........................................................ 34 4.3.2. Mức độ xu quang theo đèn ............................................................ 38 4.4. Đa dạng bướm đêm tại điểm đặt đèn ................................................... 40 4.5. Biến động các loài bướm đêm theo thời gian ...................................... 42 4.5.1. Biến động họ theo tháng điều tra .................................................. 42 4.5.2. Biến động họ theo thời gian trong ngày....................................... 44 4.6. Dẫn liệu về sinh học, sinh thái một số loài bướm ................................ 46 4.6.1. Dẫn liệu đặc điểm chung của họ ................................................... 46
  4. iv 4.6.2. Dẫn liệu sinh thái, hình thái một số loài ....................................... 51 4.7. Thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý .............................................. 59 4.7.1. Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học ....................................... 59 4.7.2. Giải pháp quản lý bướm đêm ........................................................ 63 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ........................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PHST Phục hồi sinh thái UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Dân số, lao động, nhân khẩu KBTTN Xuân Nha 14 3.2 Diện tích, năng suất các loại cây trồng chính 15 3.3 Hiện trạng rừng đặc dụng Xuân Nha, phân theo xã năm 2013 20 3.4 Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Xuân Nha 22 3.5 Thành phần loài thực vật của KBTTN Xuân Nha với một số 23 Vườn quốc gia và KBTTN khu vực phía Bắc 3.6 Những họ có số loài nhiều nhất của hệ thực vật Xuân Nha 24 3.7 Đa dạng khu hệ động vật KBTTN Xuân Nha 25 4.1 Danh lục các loài bướm đêm tại KBTTN Xuân Nha 27 4.2 Thành phần loài theo họ giống 31 4.3 Bắt gặp các loài bướm đêm từng loại đèn tại Xuân Nha 33 4.4 Các loài bướm đêm bắt gặp tại một đèn loại đèn 35 4.5 Các loài bướm đêm bắt gặp tại cả 3 loại đèn 36 4.6 Mức độ xu quang các loài theo đèn 38 4.7 Bắt gặp bướm đêm theo sinh cảnh 40 4.8 Biến động họ bướm đêm theo tháng điều tra 42 4.9 Sự xuất hiện loài của các họ vào đèn theo thời gian 45
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Tỷ lệ % loài bướm đêm theo họ 32 4.2 Tỷ lệ % giống bướm đêm theo họ 32 4.3 Tỷ lệ % độ bắt gặp bướm đêm theo từng loại đèn 33 4.4 Tỷ lệ các loài bướm đêm xu quang theo đèn 34 4.5 Tỷ lệ % mức độ xu quang các loại đèn khác nhau 39 4.6 Tỷ lệ % loài theo sinh cảnh 41 4.7 Tỷ lệ % loài xuất hiện theo tháng 43 4.8 Tỷ lệ số loài các xuất hiện theo thời gian 45
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tự nhiên không có một lớp sinh vật hay động vật nào có thể so sánh với lớp Côn trùng về mức độ phong phú đến kỳ lạ về thành phần loài. Các nhà khoa học ước tính lớp Côn trùng có tới 8 – 10 triệu loài với khoảng một triệu loài đã được biết chúng có mặt ở khắp nơi và can dự vào mọi quá trình sống trên hành tinh của chúng ta, trong đó có đời sống con người chúng vừa là bạn vừa là thù, Côn trùng là một phần không thể thiếu và không thể tách rời với đời sống con người và sự sống trên trái đất. Các loài Bướm hoạt động vào ban đêm (Heterocera) thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) chúng chiếm phần đa tổng số loài Bướm hiện nay. Đặc điểm của chính của các loài này là hoạt động chính vào ban đêm (kiếm ăn, giao phối, sinh sản…) về ban ngày thường trú ẩn trong các lùm cây. Thức ăn chính của sâu non và sâu trưởng thành của nhóm chủ yếu lá cây trong đó có cây nông nghiệp như Ngô, Sắn, Dâu tằm… nhưng cũng có loài ăn nấm mục trên gỗ, cánh kiến, nhựa, thịt, quả (Ngài chích hút Othreis fullonia) nhưng đây chiếm tỉ lệ nhỏ, biên cạnh còn một số loài chỉ có chức năng sinh sản không cần ăn chúng sống dựa vào chất béo tích trữ ở giai đoạn sâu non (Bướm Khế). Trong hệ sinh thái tự nhiên nói chung và KBTTN Xuân Nha nói riêng các loài bướm đêm có vai trò hết sức quan trọng chúng là một phần không thể thiếu trong chuỗi thức ăn giúp cân bằng hệ sinh thái, chúng là nguồn thức ăn chính của một số loài chim (Chào mào, Chim sẻ, chích chòe…), thú ăn thịt (Thằn lằn, tắc kè, thạch sùng) không chỉ thế bướm đêm có số lượng loài lớn là một phần tăng đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng. Vậy nghiên cứu về bướm đêm là cần thiết không chỉ có ý nghĩ về mặt sinh thái, khoa học mà còn có ý nghĩ thực tiễn. Như chúng ta đã biết sâu non của một số loài bướm đêm và cả sâu trưởng thành có nguồn thức ăn chính là
  9. 2 các loài cây nông nghiệp như sâu non của một số loài thuộc họ Geometridae đục thân cây lúa làm cho cây bị chết úa cho năng xuất thấp, một số loài khác như loài Ngài chích hút thức ăn chính lai là chích hút quả cây. Nếu với số lượng quần thể nhỏ thì không có ảnh hưởng quá nhiều nhưng với số lượng cá thể đông, quần thể lớn có khả năng phát triển thành dịch thì đây chính là mối nguy hại. Vì vậy công tác kiểm soát, quản lý, dự tính dự báo khả năng phát dịch là vấn đề cần thiết, nhưng để có thể thực hiện được các vấn đề trên thì cần có những nghiên cứu cụ thể nhằm nắm bắt được đặc điểm chính như thành phần loài, đặc điểm của các cá thể và quần thể, thức ăn, tập tính, sinh hóa… làm cơ sở khoa học. KBTTN Xuân nha được thành lập vào năm 2002 theo quyết định số 3440/QĐ -UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La, nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, người dân sống trong KBT chủ yếu là người dân tộc Thái, Mông nguồn sống chủ yếu dựa vào Rừng và canh tác Nông nghiệp mà cây trồng và sản phẩm từ đây là nguồn thức ăn chính của sâu non bướm đêm. Hiện nay tại khu bảo tồn mới chỉ có một khóa luận về Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) nhưng mới chỉ tập trung vào các loài Bướm ngày chưa có một chút thông tin nào về bướm đêm. Để góp phần bổ sung thông tin về dữ liệu bướm đêm cho KBT và có một số cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý hợp lý nên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số biện pháp quản lý các loài bướm đêm (Heterocera) tại KBTTN Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La”
  10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về bướm đêm tại nước ngoài Các loài bướm đêm (Heterocera) hay còn gọi là Ngài đêm, là nhóm có số lượng loài lớn chiếm khoảng 9/10 tổng số loài trong bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Hiện nay trên thế giới có khoảng 112000 loài thuộc bộ Cánh vảy trong đó Bướm ngày khoảng 10% còn lại là bướm đêm. Các loài bướm đêm có đặc điểm hình thái bên ngoài biến đổi rất lớn nên rất khó để mô tả, đa số các loài bướm đêm hoạt động vào ban đêm, có màu sắc cơ thể hơi tối, một số ít loài hoạt động vào ban ngày. Côn trùng hoạt động ban đêm là những loài hoạt động chủ yếu về đêm khi này chúng bắt đầu hoạt động chính của mình trong nhóm này có rất nhiều loài thuộc nhiều bộ và họ khác nhau như một số loài bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Giai đoạn những năm đầu thế kỷ 20, công trình nghiên cứu về Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có công trình nghiên cứu của J.de Joannis mang tên “Lepidopteres du Tonkin” xuất bản ở Paris năm 1930. Tác giả đã thống kê được 1798 loài thuộc 746 giống và 45 họ trong đó phần đa là bướm đêm. Năm 1920 – 1940, các nhà thu thập mẫu côn trùng nghiệp dư đã xuất bản một số tài liệu về phân loài bướm gồm 53 tập ở Niderlan. Năm 1955, viện khoa học Liên Xô (cũ) xuất bản sách tra cứu sâu hại rừng. Năm 1962, nhà xuất bản báo tạp chí và tài liệu Nông nghiệp Mastscova đã xuất bản cuốn phân loại trứng, sâu non và nhộng sâu hại rừng của A.I.hinski. Năm 1965, ở Trung Quốc có xuất bản cuốn phân loại côn trùng của Charles-Brues.A.L Melander thuộc đại học tổng hợp Harvard.
  11. 4 Trong một số tài liệu đều có đề cập đến việc phân loại và phân biệt các loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy, nhưng đó mới chỉ đề cập đến các họ cơ bản, một số loài chưa thật phù hợp với Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu đề cập đến nhận biết các loài côn trùng như: - Mô tả một số loài Ngài và Bướm của Manfred koch (7/1953); - Mô tả các loài côn trùng thường gặp của giáo sư Wolfgang Dierl (Đức,1959); - Mô tả các loài côn trùng thường gặp của giáo sư Gottricd Amannr. Gần đây, những năm 1970-1978 Donaldi:Borror và Richard E White cho xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn về lĩnh vực côn trùng Bắc Mỹ thuộc Mexico”. Trong đó cũng đề cập đến phân loại và nhận biết các họ trong bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Do số lượng loài côn trùng rất phong phú hầu như khắp địa cầu, tới các giới hạn của thực vật hiểm họa (Spitzberg). Độ cao phân bố có thể lên tới 5000m (Hymalaya). Số lượng các loài giảm xuống ở các vùng lạnh và tăng lên đáng kể ở các vùng nóng ẩm và ẩm. “Quần thể các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc” của Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc (2005). Đã xác định được 24 loài Bướm đêm với 5 họ. Cũng một cuốn sách nữa là “Côn trùng rừng” của Lý Thành Đức được xuất bản vào năm 1992 đã mô tả rất chi tiết về hình thái của các họ côn trùng với 1368 loài trong đó riêng về bướm đêm (Heterocera) có 46 họ với 386 loài. Tập tranh về côn trùng thiên địch của Phòng Nghiên cứu động vật, Viện Khoa học Trung Quốc. Với 600 ảnh về các loài côn trùng được xuất bản vào tháng 12 năm 2004 đã mô tả hình thái và đặc điểm của các họ côn trùng với bướm đêm thì đã mô tả được đặc điểm chung của 16 họ và 50 loài
  12. 5 Cuốn sách tiếng anh mang tên “Butterfilies and moths” của David Carter đã xuất bản năm 1992 và được tái bản vào năm 2002 đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái sinh thái vùng phân bố của bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) trong đó riêng bướm đêm (Moths) có 22 họ hơn 200 loài được mô tả. Tại Trung quốc, Đinh Kiến Vân và cs đã thông kê được 173 loài côn trùng có tính xu quang, trong đó côn trùng bộ Cánh vẩy có 110 loài, bộ Cánh cứng 45 loài, bộ Cánh không đều có 9 loài, bộ cánh đều có 6 loài, bộ Cánh thẳng, bộ Cánh lưới, bộ Chuồn chuồn và bộ Gián có 1 loài. 1.2. Nghiên cứu bướm đêm tại Việt Nam Tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về các loài bướm có tính xu quang còn ít, hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về chúng. Các kết quả nghiên cứu về bướm đêm chủ yếu được các nhà khoa học thông kê cùng với các loài côn trùng khác, với các mục đích khác nhau. Ở Việt Nam còn tồn tại các khu rừng tự nhiên, có số lượng phong phú về chủng loài của bộ Lepidoptera, các nhà khoa học trên thế giới và khu vực châu Á cũng như Việt Nam, đã có nhiều đoàn nghiên cứu đi sâu vào điều tra khảo sát giám định các loài côn trùng, như đoàn nghiên cứu tổng hợp mang tên “Mission pavie” đã tiến hành khảo sát ở Đông Dương trong vòng 16 năm (1879-1895) đã xác định được 8 bộ, 85 họ và 1040 loài. Năm 1921, Vitalisde salvara đã cho ra đời cuốn sách về “Khu hệ côn trùng đông dương” công bố với 3612 loài. Về bộ Cánh vảy có công trình của Jde Joannis “Lepidopteres heteroceres dutondin” xuất bản tại Paris năm 1930. Trong đó tác giả đã thống kê được 1789 loài thuộc 746 giống của 45 họ Những tài liệu chi tiết cụ thể về phân loại côn trùng về bướm đêm thì chưa có, mà chỉ được thể hiện ở giáo trình chung như “Côn trùng Lâm Nghiệp” (1989) của Trần Quốc Loanh, “Côn trùng rừng” (1997) của Trần
  13. 6 Công Loanh và Nguyễn Thế Nhã với 11 họ ngài đêm và một số loài hại nông nghiệp chính. Tuy vậy việc định tên khoa học cho các mẫu vật côn trùng chủ yếu dựa vào các tài liệu nước ngoài, cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia. Tất cả các tài liệu trên đã giúp tôi trong việc tham khảo và lựa chọn để thực hiện đề tài này. 1.3. Nghiên cứu tại khu Bảo tồn Xuân Nha Nghiên cứu về côn trùng nói chung bộ Cánh vẩy nói riêng tại khu Bảo tồn Xuân Nha mới chỉ có khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Lam Hồng năm 2010 viết về bộ Cánh vảy (Lepidoptera) các loài Bướm ngày (Rhopalocera) đã liệt kê được 63 loài trong nhóm này với 7 họ. Cho đến nay chưa có nghiên cứu về bướm đêm tại KBTTN Xuân Nha.
  14. 7 Chương 2 MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được sự đa dạng phong phú và đưa ra được biện pháp quản lý loài bướm đêm tại KBTTN Xuân nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Các loài bướm đêm thu bắt được bằng bẫy ánh sáng; Địa điểm: KBTTN Xuân nha, Vân hồ, Mộc châu; Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2014 đến tháng 8/2014. 2.3. Nội dung điều tra nghiên cứu 1. Xác định được thành phần loài bướm đêm tại khu vực nghiên cứu; 2. Đánh giá tính đa dạng theo họ bướm đêm; + Theo sinh cảnh + Theo thời gian (tháng nghiên cứu, Khoảng thời gian) 3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động của bướm đêm; + Số loài theo họ bướm đêm xuất hiện theo loại đèn + Mức độ xu quang các loài theo họ vào đèn 4. Mô tả hình thái, phân loại, nhận xét đặc tính sinh học để của một số loài chủ yếu; 5. Đề xuất biện pháp quản lý bướm đêm. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập, đánh giá thông tin, kế thừa tài liệu Kế thừa các tài liệu về quá trình hình thành và xây dựng KBTTN Xuân Nha, kết quả điều tra khu hệ động thực vật bổ sung trong thời gian gần đây, thu thập bản đồ hiện trạng, địa hình của KBT.
  15. 8 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa 2.4.2.1. Thiết lập các tuyến khảo sát và các điểm điều tra 1, Xác định sinh cảnh trong khu vực Điều tra Khu hệ Bướm đêm tại khu vực do điều kiện điều tra ban đêm vì vậy cần có nguồn điện cho đèn vì vây đề tài được thực hiện đặt đèn tại nơi có sẵn nguồn điện tại nhà dân hay trung tâm vườn trạm kiểm lâm nơi tiếp giáp gần nhất với những sinh cảnh cần điều tra nên để có thể so sánh được thành phần loài xuất hiện tại các dạng sinh cảnh cụ thể gồm 3 địa điểm như sau: Sinh cảnh 01: Khu dân cư tiếp giáp với khu vực trồng và canh tác Nông nghiệp (Nhà tiếp giáp và sát đồng ruộng để có thể kéo dây đèn đặt tại nơi canh tác trồng lúa, ngô); Sinh cảnh 02: Khu dân cư tiếp giáp với khu vực rừng tự nhiên (Nhà tiếp giáp hoặc gần rừng tự nhiên có thể đưa đèn đặt vào bìa rừng tại đây chủ yếu cây bụi và cây gỗ lớn cây tái sinh); Sinh cảnh 03: Trung tâm khu dân cư (Đặt đèn tại nhà dân cư nơi chủ yếu là trồng rau và các cây ăn quả). 2, Thiết lập các tuyến khảo sát và điểm điều tra Qua quá trình khảo sát và xác định được sinh cảnh chủ yếu tại khu vực điều tra. Và để xác định được thành phần loài và so sánh được các loài bướm đêm tại nhiều sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu tôi thực hiện lập tuyến điều tra đi qua nhiều sinh cảnh khác nhau. Tôi đã lựa chon được 4 tuyến đại diện cho 3 sinh cảnh trên: Khu vực xã Chiềng Sơn (Huyện Mộc Châu) có 1 tuyến điều tra, xã Chiềng Xuân (Huyện Vân Hồ) có 1 tuyến điều tra, xã Xuân Nha (Huyện Vân hồ) có 2 tuyến điều tra, thông tin cụ thể từng tuyến như sau: - Tuyến 1: Tại xã Chiềng Sơn xuất phát từ UBND xã tới bản Khò Hồng sau đó tới bản Pha Luông với chiều dài 2 km sinh cảnh chủ yếu là: Trảng cỏ cây bụi, khu vực dân cư sinh sống và canh tác nông nghiệp. Bố trí 2 điểm điều tra; - Tuyến 2: Tại xã Chiềng Xuân xuất phát từ bản Khò Hồng tới bản Chiềng Hin với chiều dài 6 km đi qua hầu hết các sinh cảnh nhưng chủ yếu là rừng lá rộng. Bố trí 5 điểm điều tra;
  16. 9 - Tuyến 3: Tại xã Xuân Nha xuất phát từ bản Thín tới Tây Tà Lào chiều dài 4 km cũng đi qua hầu hết các sinh cảnh. Bố trí 4 điểm điều tra; - Tuyến 4: Cũng tại xã Xuân Nha xuất phát từ Bản Ngà tới bản Cọc Mốc chiều dài 6,5 km sinh cảnh chủ yếu ở đây là rừng tre nứa. Bố trí 5 điểm điều tra; Tổng 4 tuyến điều tra lập được 16 điểm điều tra để đặt đèn. Sau khi đã xác định được điểm điều tra trên tuyến, để có dữ liệu cho công tác xử lý so sánh đa dạng bướm đêm tôi ghi lại đặc điểm của điểm điều tra cụ thể là: - Loại sinh cảnh - Địa hình (Độ cao, hướng phơi, độ dốc). 2.4.2.2. Tiến hành điều tra 1, Điều tra thu thập mẫu vật Để điều tra thu thập mẫu vật về đêm, dựa vào đặc tính xu quang của loài bị thu hút bởi ánh sáng tôi sử dụng bẫy đèn được bố trí đặt ở điểm điều tra để thu hút và bắt. Cụ thể tôi sử dụng các loại đèn sau: + Đèn tử ngoại: Do Italy sản xuất trọng lượng 8,6 kg công xuất tiêu thụ 65w, dùng điện 220v tần số 50Hz, gồm 2 bóng phát ánh sáng tím; + Đèn neon: Phát ánh sáng đỏ công xuất tiêu thụ là 60w, sử dụng điện 220v tần số 50Hz; + Đèn compact: Phát ánh sáng trắng công xuất tiêu thụ 60w, sử dụng điện 220v với tần số 50Hz; Các đèn được đặt cách mặt đất 1,5m, khoảng cách đèn cách đèn là 50 m để đảm bảo giảm sự ảnh hưởng giữa các đèn, cùng một dạng sinh cảnh và thời gian điều tra. 2, Cách thu bắt mẫu vật Vì mức độ xu quang của các loài bướm đêm không giống nhau khi chúng tới đèn vì vậy để bắt mẫu vật đã sử dụng hai phương pháp sau: + Sử dụng màn trắng căng sau đèn để thu bắt; + Với một số loài khác không đậu thì sử dụng vợt để bắt.
  17. 10 3, Xử lý và bảo quản mẫu vật Sau khi bắt được mẫu giết bằng cách dùng tay bóp vào phần ngực còn các cá thể to dung kim tiêm bơm thuốc độc cho tới chết rồi cho vào bao gói (Bao gói được làm bằng giấy). Sau đó xử lý mẫu vật khi còn tươi bằng cách dùng kim để có định mẫu vật lên miếng gỗ mềm hoặc miếng xốp rồi đem phơi khô cho vào hộp đựng mẫu (Trong hộp có băng phiến tránh mối mọt kiến). Nhưng hầu hết các loài bướm đêm có cơ thể to và nhiều mỡ rất dễ gây hư hỏng, ngoài ra còn các loài có kích thước cơ thể quá nhỏ không thể xử lý mẫu vì vậy sử dụng máy ảnh để chụp và ghi lại mã số ảnh ngày điều tra. 4. Điều tra thành phần loài và mức độ xu quang Thời gian thực hiện của đề tài là từ 18h tới 6h sáng ngày hôm sau với 3 loại đèn được đặt cùng thời gian và địa điểm giống nhau. Số lượng cá thể, tên loài, địa điểm, loại đèn bắt được sẽ được ghi vào bảng sau. Bảng 2.1. Điều tra bướm đêm Số hiệu tuyến:……… Loại đèn :………….. Số hiệu điểm: ……… Ngày điều tra:………. Tên Số lượng cá thể bay vào đèn Mức độ xu quang STT loài 18 - 21h 21 - 0h 0 - 3h 3-6h Để có thể biết được mức độ xu quang và so sánh được khả năng thu hút bướm đêm của các loại đèn khác nhau tôi chia làm 2 nhóm mức độ là: + Các loài xu quang mạnh: thường bay thẳng tới đèn song song với tia sáng thường va chạm vào đèn. + Các loài xu quang yếu là các loài thường bay tới đèn với hình zích zắc, hoặc hình vòng tròn thời gian tới đèn chậm. 2.4.3. Phương pháp định danh và phân tích số liệu 2.4.3.1. Định danh loài - Sau khi có mẫu vật tôi sử dụng các loại tài liệu sau để định danh các loài bướm đêm:
  18. 11 + Bảo tàng côn trùng[10]. + Hình ảnh các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc[9]. + Côn trùng rừng Hồ Nam. [11]. + Sâu bệnh cây rừng Vân Nam. [12]. + Tập tranh phòng trừ sâu bệnh hại thực vật. [13]. +Tập tranh về côn trùng thiên địch. [14]. + Tập tranh sinh thái 600 loài côn trung Trung quốc. [15] + Butterflies and Moths[22] 2.4.2.2.Sử lý số liệu Theo giáo trình điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại của Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh và Trần Văn Mão,[6] đề tài đã sử dụng công thức sau để xử lý số liệu và được nhập vào phân mềm excel để tính: + Tỷ lệ có xuất hiện loài theo loại đèn tại điểm điều tra Trong đó: P% Tỷ lệ có loài bướm đêm xuất hiện n: Số điểm đặt đèn bắt gặp bướm đêm N: Tổng số điểm đặt đèn điều tra Sử dụng chỉ số P% để xác định mức độ bắt gặp bướm đêm theo điểm đặt đèn với từng loại đèn. Loài thường gặp P%>50 Loài ít gặp 25
  19. 12 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý KBTTN Xuân Nha nằm trong địa bàn huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ, bao gồm các xã Chiềng Sơn, Xuân Nha, Tân Xuân, Chiềng Xuân, Lóng Sập. Có tọa độ địa lý là: 20034’ đến 20054’ Vĩ độ Bắc; 104028’ đến 104050’ Kinh độ Đông. Ranh giới khu rừng đặc dụng nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa thuộc địa phận huyện Mộc Châu, cách thành phố Sơn La 120 km. + Phía Bắc giáp xã Mường Sang, Vân Hồ, Lóng Luông, huyện Mộc Châu; + Phía Tây giáp nước CHDCND Lào; + Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; + Phía Đông giáp KBT Hang Kia Pà Cò, tỉnh Hoà Bình. 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên 3.1.2.1. Địa hình, địa thế KBTTN Xuân Nha có địa thế hiểm trở, độ dốc cao, địa hình bị chia cắt mạnh, đỉnh núi cao nhất trong KBT là đỉnh Pha Luông cao 1969m. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên sự đa dạng về các loài động, thực vật và đây có thể được coi là khu vực điển hình đại diện cho những đặc thù của khu hệ động thực vật hoang dã thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam. 3.1.2.2. Khí hậu - Nhiệt độ: Chia hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 20 - 250C. Độ ẩm không khí trung bình 80 - 85%. Từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau nhiệt độ thường thấp hơn 200C. Mùa đông nhiệt độ xuống dưới 130C và cá biệt có khi xuống tới 3- 50C.
  20. 13 - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.700-2.000mm. Mưa to thường tập trung vào mùa nóng. Mùa mưa thường gây ra ngập úng cục bộ trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút xuống sông suối ngầm. - Gió: Hướng gió thịnh hành của KBT là Đông Bắc, Đông Nam. Hằng năm và các tháng 4 - 8 đôi khi có gió Tây nam khô nóng xuất hiện hiện mỗi đợt 2 - 4 ngày với tốc độ gió 10 - 15 m/g. - Sương mù: Tháng 1 và 2, mùa lạnh thường có sương mù. 3.1.2.3. Thủy văn Khu vực có 3 hệ thống suối lớn là: Suối Quanh, Suối Con chảy ra Sông Mã và Suối Sập chảy về Yên Châu và đổ ra Sông Đà. Ngoài ra có nhiều suối ngầm, suối cụt, các mó nước, hang nước. Hệ thống suối có nước quanh năm. 3.1.2.4. Đất đai Trong KBTTN Xuân Nha có 6 loại đất chính: - Đất Feralit màu vàng sẫm phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình (Phân bố ở độ cao 700 - 1.700m); - Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên sản phẩm đá vôi hoặc đá vôi biến chất, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (Phân bố ở độ cao 700 - 1.700m); - Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình (Phân bố ở độ cao 700 – 1.700m); - Đất Feralit màu vàng nhạt hoặc vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, phấn sa, đá cát, sa thạch, sỏi cuội kết, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ thường ở vùng đồi núi thấp (Phân bố ở độ cao 300 – 1.000m); - Đất Feralit màu vàng xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản; - Đất dốc tụ phân bố ven chân núi, ven sông, suối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2