Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn tới phát triển sinh kế của người dân huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn; Đánh giá sinh kế của người dân và sự phụ thuộc của người dân vào rừng ngập mặn; Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đồng thời đảm bảo phát triển sinh kế của người dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn tới phát triển sinh kế của người dân huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- TRẦN NGỌC DIỆP NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TỚI PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN GIAO THỦY- TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------- TRẦN NGỌC DIỆP NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TỚI PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN GIAO THỦY- TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Anh Tuân Hà Nội, 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của loài người, là môi trường sinh thái và nguồn sinh kế của các cộng đồng sống gần rừng. Bên cạnh những giá trị kinh tế trực tiếp mà rừng đem lại như gỗ và lâm sản ngoài gỗ thì rừng ngập mặn còn có giá trị sinh thái như là môi trường sống của nhiều loài thủy sinh, cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản nước mặn, có vai trò chắn sóng, chắn gió giúp bảo vệ bờ biển, bảo vệ đất liền, nhà cửa, đất canh tác, hạn chế xâm mặn. Tuy nhiên, do nhận thức về rừng nhìn chung chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá đúng các giá trị dịch vụ môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chính vì thế hệ sinh thái rừng ngập mặn không được quản lý, bảo vệ và phát triển theo đúng vị thế và vai trò của nó, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo cho cuộc sống trước mắt, người dân ven rừng không ngừng chặt phá rừng để nuôi trồng thủy sản, khai thác quá mức các nguồn lợi từ rừng ... mà hậu quả từ việc mất rừng ngập mặn lại ảnh hưởng tiêu cực đến chính nguồn sinh kế của họ. Vấn đề đặt ra là phải nhận thức đầy đủ về vai trò và giá trị của rừng và giải quyết hài hòa được mối quan hệ giữa hệ sinh thái rừng ngập mặn với sự phát triển sinh kế của người dân vùng ven biển. Giao Thủy là một huyện miền biển của tỉnh Nam Định có hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân tại địa phương. Các hộ gia đình ở đây phần lớn tham gia vào các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; sinh kế của họ phụ thuộc vào tiềm năng và các nguồn lợi sẵn có của hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây. Để đảm bảo cuộc sống người dân liên tục khai thác các nguồn lợi từ RNM như lấy củi, nuôi ong lấy mật, phá rừng làm đầm nuôi tôm cua và các thủy sản khác .... một cách quá
- 2 mức. Trước thực trạng đó, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng ngập mặn tới chính đời sống của người dân từ đó góp phần ổn định và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn có sự tham gia của người dân, gián tiếp đảm bảo sự phát triển sinh kế cho người dân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn tới phát triển sinh kế của người dân huyện Giao Thủy – Nam Định”
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Rừng ngập mă ̣n 1.1.1 Rừng ngập mặn và phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam Rừng ngâ ̣p mă ̣n (RNM) là kiể u rừng phát triể n trên vùng đấ t lầ y, ngâ ̣p nước mă ̣n của vùng cửa sông, ven biể n, do ̣c theo các sông ngòi, kênh ra ̣ch có nước lơ ̣ do thủy triề u lên xuố ng hàng ngày. Viê ̣t Nam có bờ biể n dài khoảng 3.260 km và hê ̣ thố ng sông ngòi dày đă ̣c chở phù sa đổ ra cửa sông, ven biể n, ta ̣o ra nhiề u baĩ lầ y thuâ ̣n lơ ̣i cho sự hiǹ h thành các RNM. Theo nghiên cứu của Phan Nguyên Hồ ng (1991, 1993) RNM ở Viê ̣t Nam đươ ̣c chia thành 4 vùng chính như sau [12]: Vùng I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn; Vùng II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường; Vùng III: Ven biển Trung Bộ: Từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu; Vùng IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên. Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, RNM Việt Nam tính đến ngày 21/12/1999 là 156.608 ha trong đó ở miề n Bắ c (gồ m vùng Đông Bắ c, Đồ ng bằ ng sông Hồ ng, Bắ c Trung Bô ̣ và Nam Trung Bô ̣) là 46.811 ha chiế m 30,2%; ở Đông Nam Bô ̣ và thành phố Hồ Chí Minh là 26.092 ha chiế m 16,8 %; ở Đồ ng bằ ng sông Cửu Long là 82,387 ha chiế m 53% (hình 1.1). Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 59.732ha chiếm 38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876ha chiếm 61,95%.
- 4 §«ng B¾c 82,387ha 54% 22,969ha §ång b»ng B¾c Bé 15% B¾c Trung Bé Nam Trung Bé 20,842ha §«ng Nam Bé vµ 26,092ha Tp HCM 17% 13% §ång b»ng s«ng 700ha 2,300ha Cöu Long 0% 1% Hiǹ h 1. Phân bố diện tích rừng ngập mặn theo khu vực (Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng, 2001) 1.1.2. Đa dạng sinh học của RNM Đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM Việt Nam rất phong phú. Hệ thực vật chủ yếu gồm 37 loài cây ngập mặn thực thụ và 72 loài cây tham gia [13]. Các loài cây RNM được thống kế theo giá trị sử dụng gồm: 30 loài cung cấp gỗ, than, củi; 14 loài cung cấp tannin; 21 loài làm dược liệu và để nuôi ong; 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh và 1 loài có khả năng cung cấp dịch nhựa cho chế biến nước giải khát, đường, rượu. Nguồn lợi thủy sản của vùng RNM cũng rất phong phú. Số loài cá nước lợ vùng cửa sông, ven biển vùng RNM đã phát hiện là 516 loài. Ở cửa sông Hồng, theo thống kê có 129 loài với 54 loài có giá trị kinh tế; ở cửa sông ven biển Quảng Ninh đã phát hiện 193 loài với 86 loài có giá trị kinh tế (Vũ Trung Tạng, 2003); vùng nước lợ ở các cửa sông Gành Hào, Bồ Đề, Bảy Háp tỉnh Cà Mau đã phát hiện 69 loài với 40 loài có giá trị kinh tế (Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Cà Mau, 2003). Động vật đáy ở Quảng Ninh (Đông Bắc) đã phát hiện 400 loài, trong đó có 113 loài thân mềm (Mollusca) và 65 loài giáp xác (Crustaceae); ở đồng bằng Sông Hồng phát hiện 135 loài trong đó 55 loài thân mềm và 30 loài giáp xác.
- 5 Vùng RNM đã hình thành một số sân chim lớn như khu RAMSAR Xuân Thủy, Bạc Liêu, Đầm Dơi – mũi Cà Mau với nhiều loài quý hiếm như Cò lao xám (Mycteria cinerea), Cò quăm lớn (Thaumtibia gigantea), Cò nhạn (Grus antigone Sharp) hoặc Bồ nông chân xám (Pelecanus philippinesis), Giang Sen (Ibis leucocephalus), Cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), ... Các loài chim phát hiện ở khu RAMSAR Xuân Thủy là 215 loài trong đó có 53 loài di cư [12]. Các loài thú đã phát hiện được 28 loài, nhiều nhất là linh trưởng và có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và IUCN; Bò sát phát hiện được 54 loài với 11 loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và IUCN. Một nguồn thực phẩm quan trọng khác trong RNM cho các loài thủy sản, đặc biệt đối với tôm là các thực vật nổi (Phytoplanton) cũng rất phong phú, nhất là các loài tảo như tảo Silic. Vùng ven biển Nam Hà cũ phát hiện 120 loài thực vật nổi, trong đó tảo Silic chiếm 119 loài [12]. 1.1.3. Vai trò của RNM RNM có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên và môi trường cửa sông, ven biển phục vụ cho kinh tế - xã hội và cộng đồng [40]. RNM cung cấp một lượng gỗ lớn, củi, than cho các tỉnh đồng bằng ven biển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân. Số liệu thống kê từ năm 1936 – 1940, ở bán đảo Cà Mau RNM nơi đây đã cung cấp 1.035.000 stere củi; 72.903 tấn than gỗ và 10.040 m3 gỗ (Maurand, 1943). Ở khu RNM Cần Giờ năm 1963 trước khi rừng bị rải chất độc hóa học cũng đã khai thác 17.400 stere củi và 10.000 lá dừa nước (Viên Ngọc Nam, 2002) và năm 1992 lượng củi tỉa thưa cao nhất là 19.000 stere.
- 6 Trước 1985 nguồn tannin sử dụng trong quá trình thuộc da chủ yếu cung cấp từ vỏ các loài Đước đôi (Rhizophoza apiculata) ở miền Nam và Đước vòi (Rhizophora stylosa) ở miền Bắc. Nuôi ong được phát triển tại một số khu vực RNM ở miền Bắc như khu RAMSAR Xuân Thủy (Nam Định), RNM Tiền Hải, Thái Thụy (Thái Bình), hàng năm thu khoảng 20 – 50 tấn mật ong. RNM còn được khai thác dưới dạng du lịch sinh thái như khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Vườn quốc gia Đất Mũi, Khu dự trữ thiên nhiên Thạnh Phú (Bến Tre), Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), … Về mặt môi trường, hệ sinh thái RNM có vai trò to lớn trong việc cố định phù sa, lấn biển, chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của sóng, gió, bão, đặc biệt là các đai rừng phòng hộ ven biển ở miền Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy giá trị sử dụng gián tiếp (đa dạng sinh học, thủy sản, bảo vệ môi trường…) của hệ sinh thái RNM là rất to lớn so với giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi), chiếm từ 90 – 95% tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái RNM (N. Alger và Trí NH, 1998; Nguyễn Ngọc Bình, 2002). Vương Văn Quỳnh đã nhiều năm nghiên cứu về vai trò môi trường của rừng ngập mặn, các nghiên cứu của ông đã chỉ rõ vai trò to lớn của rừng ngập mặn trọng việc làm suy giảm động năng của sóng biển từ đó có tác dụng bảo vệ bờ biển và các công trình ven biển. 1.2. Sinh kế và tài nguyên rừng 1.2.1. Khái niệm sinh kế Hiện nay có nhiều khái niệm về sinh kế khác nhau, tuy nhiên sinh kế có thể được hiểu theo những cách chung nhất như sau: Theo nghĩa tiếng Hán, sinh là sinh sống, kế là cách thức, phương thức, biện pháp. Như vậy, sinh kế là cách để sống, làm thế nào để sống hay thường
- 7 được hiểu một cách nôm na, đơn giản: sinh kế là kế sinh nhai hay cách duy trì sự sống. Sinh kế gồm khả năng, tài sản (của cải dự trữ, tài nguyên, quyền chiếm hữu luật định và thực tế) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh kế có thể được mô tả như tổng hợp nguồn lực và năng lực liên quan đến các quyết định và hoạt động của con người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu cũng như mơ ước của mình (DFID, 2001). Một số tiêu chí bền vững trong sinh kế bao gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc[27]. Ta cũng có thể miêu tả một sinh kế như là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). 1.2.2. Sinh kế và tài nguyên rừng Sinh kế nông thôn và sự phát triển bền vững của sinh kế nông thôn trong những năm gần đây được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm đầu tư nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn và nâng cao cuộc sống của người dân đặc biệt là những vùng có người dân sống phụ thuộc vào rừng và tài nguyên tự nhiên của địa phương. Dự án CAMPFIRE (chương trình Cộng đồng Quản lý Các khu vực Tài nguyên bản địa) ở ZIMBAWE đã được phát triển như là một nỗ lực nhằm cung cấp cho các cộng đồng địa phương quyền tiếp cận, kiểm soát và chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên rừng trên đất đai của họ. Các mục tiêu liên
- 8 quan là tạo quyền cho các cộng đồng để thực hiện các quyết định về các tài nguyên, đảm bảo cho họ tiếp nhận một sự chia xẻ công bằng các lợi ích từ khai thác tài nguyên và tăng cường sự hỗ trợ định chế ở cấp cộng đồng. Các hoạt động của chương trình bao gồm việc lập kế hoạch săn bắn và quản lý lửa rừng của địa phương. Kiểm soát sự xâm nhập và các hoạt động khác liên quan đến động vật hoang dã và phân phối thu nhập. Ở một số nơi, CAMPFIRE đã tạo ra những thành công đáng kể, gia tăng thu nhập của các hộ gia đình và cộng đồng, giảm sự xâm nhập và các vấn đề nảy sinh từ những sự tương tác với tài nguyên rừng và tăng cường thái độ và phương thức bảo tồn của địa phương (IIDE, 1994; Murombedzi, 1992; Murphree, 1996; Scoones và Matose, 1993; Trích từ Hoàng Hữu Cải, 2006 [7] ) Theo Molnar (1983) động cơ để những người sử dụng tài nguyên đầu tư vào việc quản lý nếu như tài nguyên có thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu của những người sử dụng, nếu các lợi ích này có thể thu nhập nhanh chóng và đều đặn. Trường hợp này thấy rõ nhất trong một cuộc điều tra các hệ thống bản địa dựa trên nhóm sử dụng ở Nepal. Kết quả của cuộc điều tra cho thấy: các nhóm sử dụng này chỉ có khả năng quản lý tích cực khi tài nguyên đủ phong phú và cung cấp những lợi ích đáng kể. Nếu những người sử dụng cảm thấy rằng tài nguyên địa phương họ quá nghèo hay quá nhỏ để có thể tạo ra lượng bù đắp cho các nỗ lực cần thiết để bảo vệ và quản lý nó, họ không có động lực để đầu tư quản lý. Như vậy, rừng ở trạng thái sẵn sàng đi vào sản xuất có khả năng tạo động lực lớn hơn cho sự quản lý tập thể ở địa phương so với các lô trồng cây gỗ mới chỉ được tạo ra sau một vài năm (dẫn theo Hoàng Hữu Cải, 2006 [7] ). Ở Tây Bengal, chương trình các Ban Bảo vệ rừng thôn bản (VPC) đã được thực hiện thành công ở các khu vực có nhiều rừng Sal, tái sinh nhanh và sản xuất nhanh các lâm sản ngoài gỗ hơn là những nơi mà sự thu hoạch sản
- 9 phẩm phải tập chung vào các rừng trồng. Ngoài ra, việc quản lý nguồn tài nguyên có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn nếu tài nguyên gần với nhóm sử dụng và có thể được giám sát dễ dàng. Một yếu tố khác nữa là hệ thống quản lý tài nguyên phải dễ dàng áp dụng bởi các nhóm sử dụng (dẫn theo Hoàng Hữu Cải, 2006 [7]) Ở nước ta từ trong những năm gần đây có nhiều tổ chức quốc tế như Pháp, Đan mạch, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, EU, UNDP… thông qua loại hình ODA nhằm hỗ trợ phát triển các vùng nông thôn và cải thiện các nguồn sinh kế của người dân. Riêng trong 3 năm, từ năm 2002 - 2004 đã có nhiều dự án do các nước và tổ chức quốc tế đã tham gia hỗ trợ cho các vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống nhằm nâng cao đời sống và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo và nâng cao cuộc sống cho những người nông dân. Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách để phát triển nông thôn như: năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định xây dựng lại chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 nhằm cải thiện sinh kế nông thôn thông qua các biện pháp bền vững, tăng thu nhập từ rừng và tài nguyên sẵn có của địa phương cho người nghèo và những người sống tại địa phương [2]. Nhiều chương trình, dự án để phát triển lâm nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống của vùng dân cư ven rừng đã và đang được thực thi như dự án 661, chương trình nghiên cứu giáo dục đào tạo và phổ cập lâm nghiệp, chương trình quản lý rừng bền vững, chương trình bảo vệ, bảo tồn rừng và dịch vụ môi trường rừng. Đinh Đức Thuận và các cộng sự (2005) đã nêu rõ vai trò của rừng với nguồn sinh kế của các hộ gia đình (HGĐ) sống phụ thuộc vào rừng trong nghiên cứu “lâm nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn”. Đề tài phân tích ảnh hưởng của chính sách đến nguồn thu nhập của HGĐ từ đó đưa ra các giải
- 10 pháp để cung cấp các khuyến nghị cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại địa phương cho tiến trình hoạch định chính sách, làm thế nào để bảo vệ rừng và các sản phẩm từ từng có thể đóng góp một cách bền vững vào việc cải thiện cuộc sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng ở nước ta [27] Liên quan đến vai trò của RNM đối với việc phát triển sinh kế của người dân, Lal P. N (1990), đã tiến hành nghiên cứu đánh giá lợi ích kinh tế tại chỗ của HST RNM ở Fiji, bằng việc áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguồn thu nhập, phương pháp chi phí thay thế và trao đổi quyền sử dụng phi thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích ròng sinh kế của người dân địa phương trong sử dụng sản phẩm tại chỗ trong vùng RNM (rau, LSNG ...) hầu như tương đương với các sản phẩm thương mại (ví dụ như gỗ, than củi ...). Trong trường hợp có sử dụng kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì lợi ích ròng sinh kế tại chỗ lớn hơn rất nhiều [38]. Nguyễn Hoàng Trí và cộng sự (2002) đã tiến hành xây dựng khung phân tích để lượng giá tổng giá trị kinh tế của HST RNM Cần Giờ TP HCM nhằm làm rõ giá trị của khu dự trữ sinh quyển đối với lợi ích cộng đồng địa phương. Kết quả cho thấy tổng lợi ích ròng sử dụng trực tiếp từ RNM tăng lên đáng kể [42] Lê Thanh Bình (2003) đã nêu ra được sự đa dạng, phong phú của các loài động thưc vật vùng đất ngập mặn và nguy cơ suy giảm các loài động, thực vật này do các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư của người dân trong vùng từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập mặn có sự tham gia của cộng đồng dân cư trong vùng hay chính là đảm bảo bền vững các nguồn sinh kế của HGĐ trên đất ngập mặn [1]. Nói tóm lại, sinh kế thường gắn với các HGĐ, nguồn sinh kế của các HGĐ từ các phương thức sản xuất khác nhau nên mức độ đảm bảo sinh kế của các hộ bền vững ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết với các vùng
- 11 nông thôn trên đất ngập mặn thì sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có đặc điểm là nguồn thu nhập chính trong gia đình họ. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất lớn, nên tính rủi ro cao ảnh hưởng tới nguồn sinh kế của người dân. Ngoài các yếu tố về mặt xã hội, môi trường cũng ảnh hưởng đến sản xuất và nguồn sinh kế của các HGĐ vùng đất ngập mặn. Muốn đánh giá được nguồn sinh kế của các HGĐ có bền vững hay không cần phải đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu về các mặt kinh tế, xã hội, và môi trường.
- 12 Chương 2 MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn với việc phát triển sinh kế của người dân huyện Giao Thủy – Nam Định. Các mục tiêu cụ thể là: - Đánh giá một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn; - Đánh giá sinh kế của người dân và sự phụ thuộc của người dân vào rừng ngập mặn; - Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đồng thời đảm bảo phát triển sinh kế của người dân. 2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ sinh thái rừng ngập mặn và sinh kế của người dân huyện Giao Thủy – Nam Định. 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu: - Giới hạn về nội dung: Do thời gian có hạn nên tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sau: + Đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn chỉ nghiên cứu: đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ, tính đa dạng sinh học (đa dạng loài).
- 13 + Đối với sinh kế của người dân: chỉ tiến hành nghiên cứu sinh kế từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân hai xã Giao Thiện và Giao Xuân. + Đối với vai trò của rừng ngập mặn: xem xét vai trò trực tiếp của rừng như các thu nhập trực tiếp và vai trò gián tiếp đến nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ môi trường. - Giới hạn về không gian: + Nghiên cứu về RNM và sinh kế của đề tài chỉ tiến hành tại 2 xã Giao Thiện và Giao Xuân thuộc vùng đệm của VQG Xuân Thủy - Giới hạn về thời gian: Thời gian tiến hành trong 1 năm 2.3. Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung vào các nội dung sau đây: 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm của hệ sinh thái rừng ngập mặn: - Cấu trúc tổ thành: Mật độ, tổ thành - Tính đa dạng sinh học: đa dạng loài động, thực vật. 2.3.2.Hiện trạng kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu: - Đặc điểm kinh tế xã hội - Hiện trạng đất đai và sản xuất nông lâm nghiệp - Hệ thống sinh kế chính của người dân: + Sinh kế từ sản xuất lâm nghiệp: khai thác gỗ củi, khai thác thủy sản tự nhiên từ RNM, nuôi ong lấy mật... + Sinh kế từ sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi.
- 14 - Mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng ngập mặn: + Sự phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên rừng; + Vai trò gián tiếp của rừng ngập mặn đối với sinh kế - Thuận lợi, tồn tại, thách thức khi quản lý rừng ngập mặn trong quá trình phát triển sinh kế. 2.3.3. Đề xuất giải pháp góp phần bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đồng thời đảm bảo phát triển sinh kế cho người dân. Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1.Quan điểm và phương pháp luận Tài nguyên rừng và sinh kế là bộ phận không thể tách rời trong mối quan hệ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của các cộng đồng dân cư địa phương, những người sống dựa vào việc sử dụng tài nguyên rừng. Tài nguyên rừng không chỉ là nhân tố sản xuất quan trọng cho phát triển kinh tế mà còn là môi trường sống của các cộng đồng dân cư, do vậy cần hài hòa hóa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thông qua việc sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên. Vai trò của rừng được đánh giá thông qua giá trị của nó đối với đời sống của người dân từ góc độ trực tiếp (trong cơ cấu thu nhập kinh tế hộ) và từ góc độ gián tiếp (đến ảnh đến các hoạt động tạo thu nhập khác như nuôi tôm cá, v..). Quá trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo sơ đồ sau:
- 15 Xác định mục tiêu và nội dung nghiên cứu Điều tra hiện trạng kinh Điều tra một số đặc điểm tế xã hội và sinh kế lâm học của RNM Đánh giá vai trò của RNM đối với sinh kế Đề xuất giải phát phát triển sinh kế và quản lý RNM bền vững Hình 2.1: Các bước nghiên cứu đề tài 2.4.2. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu 2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu a) Thu thập số liệu thứ cấp - Các tài liệu cần thu thập + Các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; + Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, các báo cáo hàng năm của xã, huyện, tỉnh và Vườn quốc gia, chi cục kiểm lâm về dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu, báo cáo về công tác trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- 16 + Các tài liệu về vấn đề nghiên cứu, các dự án liên quan được thực hiện tại khu vực nghiên cứu. b) Thu thập số liệu ngoài thực địa Việc thu thập số liệu thực địa được tiến hành làm 2 đợt Đợt 1: Khảo sát sơ bộ thực địa Đi khảo sát sơ bộ toàn bộ huyện Giao Thủy về môi trường tự nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn và quan sát dân sinh để có cái nhìn tổng quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện, từ đó lựa chọn 2 xã phù hợp với nội dung nghiên cứu. Làm việc với một số phòng ban chức năng của UBND huyện và UBND 2 xã để tìm hiểu về tình hình tài nguyên RNM, điều kiện dân sinh - kinh tế xã hội - sinh kế của dân cư trong vùng. Đợt 2: Điều tra thực địa A, Điều tra lâm học: Sau khi khảo sát thực địa và lựa chọn được địa điểm phù hợp, tiến hành các bước điều tra lâm học để nắm được thực trạng rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu. Các bước tiến hành như sau: - Lập tuyến điều tra: dọc theo tuyến đường dọc sông Ba Lạt; Đối với rừng ngập mặn cây gỗ mọc dầy đặc rất khó tiếp cận, trong khi đó không được phát tuyến, nên tuyến điều tra sẽ tiếp cận các lối mòn hình thành do người dân đánh bắt thủy sản. Trên tuyến điều tra rộng 5m về hai phía, ghi nhận toàn bộ tên các loài cây xuất hiện trên tuyến. Ngoài ra tuyến điều tra còn được thực hiện dọc các đầm tôm, bờ đê vì đây là nơi tập trung nhiều thành phần loài thực vật nhất.
- 17 Tùy từng điều kiện lập địa mà RNM có những thành phần khác nhau vì vậy khi điều tra RNM ta tiến hành trên các điều kiện lập địa khác nhau (bãi triều đang bồi ngập triều thường xuyên, bãi triều ngập triều trung bình, bãi triều ngập triều cao, bãi triều ít khi ngập triều hoặc ta phân theo vùng nước mặn, nước lợ) Tại mỗi điều kiện lập địa, lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC) với diện tích mỗi OTC là 1000m2 (20mx50m). Các OTC được bố trí theo chiều từ biển vào đất liền. Các OTC được lập bằng thước dây, góc vuông được xác định theo định lý Phitago. Sau khi khép góc kiểm tra sai số thỏa mãn
- 18 độ học vấn, ngành nghề, các nguồn sinh kế, tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng, mức độ tác động vào rừng, hậu quả của việc chặt phá, khai thác rừng quá mức… của người dân; Phân loại hộ gia đình (HGĐ) nhằm đánh giá tình hình kinh tế HGĐ. Kết quả phân loại làm cơ sở cho việc phỏng vấn hộ gia đình để thuận lợi cho việc đánh giá mức độ phụ thuộc vào rừng của nhóm hộ trong quá trình phát triển sinh kế. Phân loại theo 4 mức độ: giàu, khá, trung bình và nghèo dựa vào tiêu chuẩn của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh đề ra áp dụng với từng địa phương và dựa trên hiểu biết, quan sát thực tế của người dân và sử dụng phiếu điều tra để phân loại theo tiêu chí người dân đưa ra. Phỏng vấn các nhóm hộ gia đình theo bảng hỏi: chọn 30 hộ thuộc cả 4 nhóm hộ để phỏng vấn + Nội dung: Phỏng vấn, trao đổi với người dân về: Tình hình chung của hộ: chủ hộ, nguồn lao động, trình độ học vấn. Sinh kế, nguồn thu nhập, hiện trạng sản xuất và phát triển sinh kế của họ. Nguyên nhân và các hình thức tác động vào rừng của hộ gia đình Hiểu biết của người dân về vai trò của RNM đối với môi trường và đa dạng sinh học Đánh giá chủ quan của họ về hiện trạng RNM, so sánh nguồn lợi do rừng đem lại hiện nay với những năm trước. Thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển sinh kế của người dân. Một số giải phát góp phần giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn với phát triển sinh kế của họ. Thảo luận nhóm nông dân, nhóm cán bộ quản lý nhằm đánh giá:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn