Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh thái nấm Linh Chi tại vườn Quốc gia Ba Vì
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mô tả các loài nấm Linh Chi, xác định thành phần loài nấm Linh Chi tại VQG Ba Vì; xác định được đặc điểm phân bố sinh thái của nấm Linh Chi tại VQG Ba Vì; đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nấm Linh Chi ở VQG Ba Vì.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh thái nấm Linh Chi tại vườn Quốc gia Ba Vì
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ VŨ TUẤN DƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI NẤM LINH CHI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ VŨ TUẤN DƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI NẤM LINH CHI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã Số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. TRẦN VĂN MÃO Hà Nội, 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh thái nấm Linh Chi tại vườn Quốc gia Ba Vì” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của bản thân. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Chương Mỹ, ngày 20 tháng 9 năm 2014 Tác giả Vũ Tuấn Dương
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện làm luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý bảo vệ rừng tại Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình quý báu của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, Ban lãnh đạo vườn quốc gia Ba Vì, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này cho tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân: Khoa Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo; GS.TS Trần Văn Mão, giáo viên hướng dẫn khoa học của luận văn đã định hướng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn; Lãnh đạo vườn, Phòng khoa học hợp tác quốc tế của vườn quốc gia Ba Vì và cá nhân ông Nguyễn Phi Truyền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn. Do còn nhiều hạn chế về trang thiết bị và điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Chương Mỹ, ngày 20 tháng 9 năm 2014 Tác giả Vũ Tuấn Dương
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 3 1.1 Trên thế giới .................................................................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam................................................................................................... 10 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 18 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 18 2.2. Đối tượng, giới hạn phạm vi và thời gian nghiên cứu .......................................... 18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 18 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 18 2.2.3. Thời gian nghiên cứu.................................................................................... 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 19 2.3.1. Mô tả các loài, xác định thành phần loài nấm Linh Chi tại VQG Ba Vì ................ 19 2.3.2. Nghiên cứu phân bố sinh tháicủa nấm Linh Chi tại VQG Ba Vì ......................... 19 2.3.3. Tìm hiểu các hiểm họa và đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nấm Linh Chi ở VQG Ba Vì. ................................................................... 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19 2.4.1. Thu thập số liệu ........................................................................................... 19 2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu .......................................................................... 23 Chương3.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘIKHU VỰC NGHIÊN CỨU. 26 3.1. Đặc điểm huyện Ba Vì .............................................................................. 26 3.1.1 Về dân số: ................................................................................................ 26 3.1.2.Về hành chính: ........................................................................................ 26 3.1.3.Về giao thông: ......................................................................................... 26 3.1.4.Về lịch sử ................................................................................................ 27 3.2.Đặc điểm Vườn Quốc gia Ba Vì ................................................................ 27 3.2.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................ 27
- iv 3.2.2. Địa hình .................................................................................................. 28 3.2.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn ................................................................... 29 3.2.4. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 31 3.2.5. Đặc điểm hệ sinh thái, các kiểu rừng, trạng thái rừng vườn quốc gia Ba Vì............. ......................................................................................................... 32 3.2.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 37 3.2.7. Hoạt động du lịch .................................................................................. 38 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 40 4.1. Danh lục các loài nấm Linh Chi tại VQG Ba Vì ...................................... 40 4.2.Sự phân bố nấm Linh Chi theo các yếu tố ................................................. 43 4.2.1. Sự phân bố nấm Linh Chi theo các nhân tố phi sinh vật ....................... 43 4.2.2. Sự phân bố nấm Linh Chi theo các nhân tố sinh vật ............................. 50 4.2.3. Ảnh hưởng của các sinh vật khác đến sự phân bố nấm Linh Chi............. 56 4.2.4. Diễn thế quần xã của nấm Linh Chi ....................................................... 58 4.3.Đặc điểm một số loài nấm Linh Chi có giá trị tại khu vực nghiên cứu .... 60 4.3.1.Nấm Linh chi lưỡi cây Ganoderma applanatum ..................................... 60 4.3.2.Nấm linh chi đen Ganoderma atrum ....................................................... 61 4.3.4.Nấm linh chi xếp lớp Ganoderma lobatum ............................................. 63 4.3.5.Nấm linh chi đỏ Ganoderma lucidum ..................................................... 64 4.3.6.Nấm linh chi giả mô đen Amauroderma niger........................................ 65 4.3.7.Nấm Linh chi lỗ vàng Ganoderma oroflavum ........................................ 66 4.3.8.Nấm linh chi giả tán nhăn Amauroderma rude ....................................... 67 4.3.9.Nấm linh chi tán tròn Ganoderma rotundatum ....................................... 68 4.3.10.Nấm linh chi nhiệt đới Ganoderma tropicum ....................................... 69 4.4. Một số biện pháp bảo tồn Nấm Linh Chi tại VQG Ba Vì. ....................... 70 4.4.1. Những loài nấm cần được bảo vệ........................................................... 70 4.4.2. Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Linh chi ............. 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 74 1. Kết luận ........................................................................................................ 74 2. Tồn tại .......................................................................................................... 74 3. Kiến nghị ...................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa DL Dược liệu GS. TS Giáo sư. Tiến sỹ KU Kháng u Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài IUCN nguyên thiên nhiên PGG Phân giải gỗ QĐ-TTg Quyết định- Thủ tướng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TNR Tài nguyên rừng UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc VQG Vườn quốc gia
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Thành phần hoá học của nấm Linh Chi 11 1.2 Thành phần các chất có hoạt tính của nấm Linh chi 12 2.1 Mô tả đặc điểm các OTC chọn nghiên cứu 22 3.1 Khí hậu khu vực Ba Vì 30 3.2 Hiện trạng thảm thực vật rừng vườn Quốc gia Ba Vì 32 4.1 Danh lục các loài nấm Linh Chi ở vườn Quốc gia Ba Vì 40 4.2 Những loài nấm Linh Chi ở VQG Ba Vì phân bố trên thế giới 42 4.3 Phân bố số loài theo đai độ cao 44 4.4 Phân bố số cá thể các loài nấm theo đai độ cao 45 4.5 Phân bố nấm Linh Chi theo các tháng 48 4.6 Phân bố số thể quả nấm Linh Chi theo các trạng thái rừng 50 4.7 Phân bố số loài nấm Linh Chi theo các trạng thái rừng 51 Danh lục những loài nấm Linh Chi ở VQG Ba Vì cần được bảo 4.8 69 tồn và những công dụng hữu ích của nó
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ các tuyến điều tra và vị trí các OTC 21 3.1 Bản đồ hiện trạng động thực vật VQG Ba Vì 27 3.2 Sơ đồ khí hậu Ba Vì theo Gaussen- Walter (1963) 31 4.1 Tỷ lệ các loài nấm Linh Chi phân bố theo vị trí địa lý 43 4.2 Phân bố số loài theo các đai độ cao 44 4.3 Phân bố số thể quả theo các đai độ cao 45 4.4 Sự xuất hiện nấm Linh Chi theo các tháng 48 4.5 Phân bố nấm Linh Chi theo các trạng thái rừng 51 4.6 Phân bố số loài nấm Linh Chi theo các trạng thái rừng 52 4.7 + 4.8 Tổ mối và Mối trong rừng 55 4.9 + 4.10 Một số loài mọt đục hỗ trợ nấm Linh Chi xâm nhập 56 4.11 - 4.13 Nấm biến dạng khi bị thương 57 4.14-4.23 10 loại nấm Linh Chi có công dụng được mô tả 59 - 68
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Linh Chi là một quần thể nấm thuộc họ Linh Chi Ganodermataceae, bộ nấm Lỗ (Polyporales) lớp nấm Tán Agaricomycetes ngành nấm Đảm Basidiomycota, có tác dụng quan trọng trong kinh tế, xã hội và môi trường. Theo thống kê của Trịnh Tam Kiệt, tác giả của cuốn “Danh mục nấm lớn ở Việt Nam 1980 – 2001” số loài nấm lớn Việt Nam là khoảng 22000 loài trong đó có khoảng 1000 loài là nấm mục gỗ, 700 loài có giá trị làm thuốc.[11] Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, dân số tăng nhanh, rừng núi bị tàn phá, đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ và lâm sản trái phép, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm làm cho tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng dẫn tới nhiều loài nấm bị suy giảm hoặc tuyệt chủng trong đó có nấm lớn và đặc biệt một số loài thuộc bộ nấm dùng làm thuốc chữa bệnh trong đó có nấm Linh Chi. Về phân loại nấm, những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi" mà Paul M. Kirk, Paul F. Cannon, J.A. Stalpers biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm" (Dictionary of the Fungi) xuất bản lần thứ 10 năm 2008 và đã được Trung tâm Thông tin Quốc tế (NCBI, National Center for Biotechnical Information ) công bố năm 2012 [35,43]. Về đặc điểm sinh thái, ngoài sự phân bố nấm theo các nhân tố phi sinh vật như địa lý, địa hình nhất là độ cao so mặt biển, hầu hết các nhà khoa học đều nhận định rằng nấm Lỗ nói chung và nấm Linh Chi nói riêng có liên quan mật thiết với các nhân tố sinh vật như loài cây chủ, tinh hình sinh trưởng phát triển của cây chủ, loại hình rừng, trạng thái rừng các loài côn trùng và động vật, nhất là mọi tác động của con người.
- 2 Hầu hết các nhà nấm học đều cho rằng muốn phát hiện các loài mới, muốn tìm các giá trị của nấm Lớn nói chung, nấm Linh Chi nói riệng chỉ có thể nghiên cứu ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam ( He Shanghui, 2010 ) [43] Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao và 3000 loài động vật có xương sống đã được mô tả, trong đó có những loài đặc hữu. Cấu trúc địa chất độc đáo, địa lý thủy văn đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, những kiểu sinh thái khác nhau… đã góp phần tạo nên sự đa dạng của khu hệ nấm Việt Nam.(Trinh Tam Kiệt,2005[36] VGQ Ba Vì nằm trên vùng từ 21 độ 01' đến 21 độ 07' vĩ độ Bắc và 105 độ 16' đến 105 độ 25' kinh độ Đông, diện tích 11.077,5 ha. Vườn có 3 kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới ( từ cote 400 m đến cotes 900m); rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới (từ cotes 900m trở lên) và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp ( dưới cotes 400m). Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1201 loài thực vật bậc cao thuộc 160 họ, 649 chi. Tại VQG Ba Vì đã có một số nghiên cứu về nấm như nghiên cứu về nấm như nghiên cứu về đa dạng sinh học nấm mục gỗ, giá trị sử dụng của chúng và đề xuất phương hướng bảo tồn. Một số nghiên cứu về về đặc điểm sinh học, sinh thái học và khả năng làm thuốc của một số loài nấm mục gỗ tại đây. Hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về phân loại, đặc điểm sinh thái và bảo tồn nấm Linh Chi. Với những lý do trên, với mục tiêu đi sâu nghiên cứu các loài nấm Linh Chi, xác lập các giá trị để bảo vệ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý báu đó nhằm đưa ra các giải pháp bảo tồn, tác giả đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh thái nấm Linh Chi tại vườn Quốc gia Ba Vì"
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới Con người nhận thức và lợi dụng nấm đã có lịch sử 6000 năm. Về phân loại nấm được hình thành khoảng gấn 300 năm. Năm 1729 Michell lần đầu tiên quan sát nấm bằng kính hiển vi, đưa ra khóa phân loại. Năm 1772 trong cuốn “ Hệ thống tự nhiên” Lineaus đưa ra 10 chi nấm. Trong một thời kỳ dài người ta đưa thuyết 2 giới, nấm được xếp vào giới Thực vật. Các nhà nấm học hiện đại hướng theo quan điểm nấm là một giới riêng (Kingdom Fungi). Trong giới nấm chia thành 2 ngành, nấm nhầy và nấm thật. Về mặt lịch sử các nhà nấm học đã xây dựng rất nhiều hệ thống phân loại theo các quan điểm khác nhau. Trong đó có mấy hệ thống phân loại có ảnh hưởng lớn là: Bergey (1950) phân nấm ra các lớp nấm Nhầy, nấm Túi, nấm Đảm và nấm Bất toàn. Whitake (1969) lại phân nấm ra làm 3 giới phụ: nấm Nhầy, nấm Hai lông roi và nấm Một lông roi, về sau mới chia ra ngành phụ nấm Lông roi, ngành phụ nấm Túi, ngành phụ nấm Đảm. (Ainsworth,1971,1973). Theo hệ thống phân loại của Magulis (1974) ngoài nấm Nhầy ra chúng bao gồm cả Địa y, chia nấm ra các ngành nấm Tiếp hợp, ngành nấm Túi, ngành nấm Đảm, ngành nấm Bất toàn và ngành nấm Địa y. Alexopoulos (1979) chia giới nấm ra ngành nấm Nhầy và ngành nấm Thật. Ngành nấm Thật được chia ra ngành nấm Lông roi, ngành Không lông roi ( bao gồm ngành nấm Tiếp hợp, ngành phụ nấm Túi, ngành phụ nấm Đảm, ngành phụ nấm Bất toàn)…Nguyên nhân sự phân loại khác nhau là khi các tác giả nghiên cứu mối quan hệ thân thuộc, tiêu chuẩn đánh giá một số tác dụng không như nhau. Một hệ thống phân loại lý tưởng là nên theo xu thế quan hệ thân thuộc tự nhiên và tiến hóa. Trong thời gian dài cho đến năm 2000, phần lớn trong các hệ thống vẫn chưa có hệ thống phân loại hợp lý được nhiều người công nhận, nhưng phần lớn cho rằng
- 4 hai hệ thống của Ainsworth và Alexopoulos là khá toàn diện, phản ánh được nội dung tiến triển mới và được nhiều người tiếp thu. Ngành nấm Thật được chia ra 5 ngành phụ, 18 lớp, 68 bộ.(Zhao,1998) [ 29] Nghiên cứu hệ thống phân loại nấm Lớn cũng đã có khoảng 200 năm lịch sử, sớm nhất là nhà nấm học Nam Phi nổi tiếng Persoon ( học tập và công tác ở Đức và Pháp) có trước tác chủ yếu là : Synopsis Methodica Fungorum (1801 ) và nhà nấm học Thuỵ Điển Fries có tác phẩm nổi tiếng là Systema Mycologic(1821-1832), rất nhiều loài nấm được Persoon và Fries đặt tên.(Zhao,1998) [40] Thời kỳ đó việc phân loại đều dựa vào đặc trưng hình thái bên ngoài và không phải là phương pháp phân loại tự nhiên. Người sử dụng kính hiển vi để phân loại sớm nhất là Patouillard với tác phẩm quan trọng là Essai taxonomique sur les families et les genres des Hyménomycétes,1900. Hệ thống phân loại hiện đại mới được hình thành khoảng 30-50 năm nay. Chủ yếu là dựa vào đặc điểm hiển vi. Gần 20 năm nay mới bắt đầu quan sát thông qua kính hiển vi điện tử (TEM) và có những cống hiến lớn cho hệ thống phân loại nấm lớn. Gần 10 năm lại đây phương pháp ứng dụng sinh học phân tử đã bắt đầu, nhất là mấy năm nay các nhà khoa học đã sử dụng phân tích thứ tự DNA,RNA và trở thành một lợi khí nghiên cứu mối quan hệ họ hàng các loài nấm. Ứng dụng phân tích sinh học phân tử so với sử dụng kính hiển vi là phương pháp chủ yếu nghiên cứu hệ thống phân loại nấm (Zhu, 2005) [46] Sinh học hiện đại đã dùng kỹ thuật cao, phân lập nuôi dưỡng đã tìm hiểu bản chất của sinh vật, như dùng kính hiển vi điện tử quan sát kết cấu siêu hiển vi, đã phát hiện được nhiều chi mới. Những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi" mà Paul M. Kirk, Paul F. Cannon, J.A. Stalpers biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm"
- 5 (Dictionary of the Fungi) xuất bản lần thứ 10 năm 2008. Chủ yếu là nâng ngành phụ nấm Đảm ( Basidiomycotina) thành ngành chính (Basidiomycota).[35] Về thành phần loài chủ yếu là nghiên cứu, phân loại theo hệ thống phân loại mới của NCBI năm 2012. Nhiều tài liệu đã đề cập khá tỷ mỷ về phương pháp thu thập ảnh mẫu. Nghiên cứu hệ thống phân loại nấm lớn cũng đã có khoảng 200 năm lịch sử, sớm nhất là nhà nấm học Nam Phi nổi tiếng Persoon, có trước tác là: Synopsis Methodica Fugorum (1801) và nhà nấm học Thuỵ Điển Fries có tác phẩm nổi tiếng là Systema Mycologicum (1821-1832); rất nhiều loài nấm được Persoon và Fries đặt tên.(Zhao,1998) [ 46] Ryvarden (1976-1987), Ryvarden & Johansen (1980) và Gilbertson & Ryvarden ( 1986-1987) đều thừa nhận nấm Linh Chi cũng như các sinh vật khác đã thể hiện tính đa dạng. Phân loại là một thế giới khách quan, nhằm 2 mục đích: (1) phát hiện tài nguyên loài khác nhau một cách chính xác, để lợi dụng tài nguyên đó; (2) nghiên cứu hệ thống phân loại tự nhiên chứng minh mối quan hệ tiến hoá, giữa quần thể với quần thể, giữa loài với loài, đồng thời có thể bổ sung tài nguyên. Những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi" mà Paul M.Kirk, Paul F. Cannon, J.A.Stalpers biên soạn trong cuốn "Từ điển nấm" (Dictionnary of the Fugi) xuất bẩn lần thứ 10 năm 2008. Chủ yếu là nâng ngành phụ nấm Đảm ( Basidiomycotina) thành ngành chính (Basidiomycota). Từ năm 2004 đến năm 2007, khu rừng chủ yếu ở Quảng Tây điều tra sơ bộ giám định được 136 loài, trong đó có 84 loài nấm mới chiếm 61,8%, phân tích thành phần loài nấm lỗ có 15 họ, 50 chi, 136 loài. Loài ưu thế là Polyporaceac chiếm 45,6%, chi ưu thế là Polyporus 8%; thành phần địa lý các chi có Nhiệt đới, Á nhiệt đới 25,9%, trong đó thành phần địa lý loài Nhiệt đới
- 6 38,2%. Khi phân tích khu hệ, quan hệ đảo Hải Nam và Quảng Tây khá gần nhau, chứng tỏ chúng có mối quan hệ khá thân thuộc. Trong cuốn " Từ điển nấm học" xuất bản lần thứ 8, thừa nhận nấm Linh Chi phải được xếp thành bộ riêng ( Ganodermatales) và xếp thành 2 họ riêng : họ nấm Linh Chi (Ganodermataceae) và họ Linh Chi bào tử mào gà (Hadowiaceae) (Hawksworth et al. 1995). Nhưng trong cuốn xuất bản lần thứ 9 và 10 vẫn thừa nhận nấm Linh Chi vẫn thuộc bộ nấm Lỗ ( Aphyllophorales) Hiện nay nhiều nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapor đều chế biến Linh Chi thành thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Về đặc điểm sinh thái học nấm Linh Chi không nhiều, căn cứ vào điều kiện nhiệt độ và lượng mưa, phân bố các loài nấm Linh Chi có thể chia ra 4 loại: (1) Loại nhiệt đới và Á nhiệt đới, những vùng này thích hợp với điều kiện nước ta nói chung và Ba Vì nói riêng. Đặc điểm của các vùng này là nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thời kỳ mưa kéo dài; đặc trưng của những loài này là nấm Linh Chi nhiệt đới ( Ganoderma tropicum) nấm Linh Chi ưa nóng (G.calidophyllum). Những vùng ôn đới, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, hay ở những khu vực đỉnh cao của Ba Vì thường mọc các loài nấm Linh Chi ( G. lucidum) và nấm Linh Chi tím ( G. sinense).Loài nấm lưỡi cây ( G. applanatum) phân bố rất rộng ở tất cả các độ cao phân bố vùng nhiệt đới và ôn đới. Về nghiên cứu thành phần hóa học và công dụng, tổng hợp nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Polysaccharide có nguồn gốc từ Linh chi dùng điều trị ung thư đã được công nhận sáng chế (patent) ở Nhật. Năm 1976, công ty Kureha Chemical Industry sản xuất chế phẩm trích từ Linh chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982, công ty Teikoko Chemical Industry sản xuất sản phẩm từ Linh chi có gốc glucoprotein làm chất ức chế neoplasm. Bằng
- 7 sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al. (1977), sản xuất từ Linh chi chất mucopolysaccharid dùng chống ung thư. Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giải phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan. Hiện nay, đã tìm thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic. Trong đó ganodosteron được xem là chất kích thích hoạt động của gan và bảo vệ gan. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều hòa huyết áp, ức chế vón cục tiểu cầu, ức chế sinh tổng hợp cholesterol trong máu. Theo B. K. Kim, H. W. Kim & E. C. Choi (1994), thì dịch chiết nước và methanol của quả thể Linh chi ức chế sự nhân lên của virus. Hiệu quả còn nhận thấy trên tế bào lympho T của người nhiễm HIV-1. Phân đoạn hỗn hợp methanol (A) kháng virus rất mạnh. Các phân đoạn khác, như hexan (B), etyl acetat (C), trung tính (E), kiềm (G)... đều có tác dụng kháng virus tốt. [31] Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh chi, còn phát hiện thấy có rất nhiều nguyên tố (khoảng 40), trong đó phải kể đến germanium. Germanium có liên quan chặt chẽ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển vận oxy vào mô, đặc biệt là giảm bớt đau đớn cho người bệnh bị ung thư ở giai đoạn cuối. [31] Các thầy thuốc đã dùng Linh chi trong các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng bệnh về gan, và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể. Theo Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Mục thì Linh chi có tác dụng bổ tâm khí, chữa các chứng nhói ngực. Hiện nay, Linh chi được để giảm áp huyết, kích thích sự làm việc của gan, tẩy máu, và giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ. Trong một mức độ nào đó, Linh chi có tác dụng giải độc trong cơ thể. [6] - Công dụng của nấm Linh Chi
- 8 Theo các tài liệu cổ và những nghiên cứu khoa học gần đây, có thể tóm tắt tác dụng chủ yếu của Linh chi như sau: + Đối với hệ tim mạch: Nấm Linh chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh chi làm hạ huyết áp, dùng lâu thì huyết áp ổn định. Với người suy nhược, huyết áp thấp, nấm Linh chi có tác dụng nâng huyết áp nhờ vào khả năng cải thiện, chuyển hóa dinh dưỡng. Nấm Linh chi làm giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, dùng tốt với những người bị xơ mỡ động mạch. Nấm Linh chi làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu nên dùng được với những trường hợp co thắt mạch vành, nhờ vậy mà giảm được cơn đau thắt tim. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm đó chứng tỏ Linh chi có tác dụng cải thiện công năng tim mạch, tăng lưu lượng máu tim và động mạch vành, tăng tuần hoàn mao mạch tim [7]. +Đối với các bệnh hô hấp: Nấm Linh chi được dùng để điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, hiệu quả có thể đạt tới 80%. +Đối với các bệnh gan mật: Linh chi có tác dụng tốt tới các bệnh gan mạn tính nhờ vào tác dụng nâng cao chức năng gan. Theo các nghiên cứu của PGS. TS. Trịnh Xuân Hậu (ĐH Khoa Học Tự Nhiên - ĐH Quốc Gia Hà Nội) và TS. Lê Xuân Thám (Trung tâm Kỹ thuật Hạt nhân TP.HCM), nấm Linh chi nuôi trồng tại Việt Nam có tác dụng bảo vệ phóng xạ khá tốt trên thực nghiệm.Với bệnh tiểu đường: Linh chi có khả năng ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường do trợ giúp quá trình tạo glycogen, tăng cường oxy hóa axít béo, giảm tiêu hao glucose [25]. +Đối với bệnh thấp khớp:
- 9 Bác sĩ Wilkinson (Anh) cho biết nấm Linh chi tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị viêm khớp nhờ các tác nhân chống viêm tên là ftriturpinoids, có tác dụng tương tự corticoid [37]. +Đối với bệnh ung thư: Các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan đã thực hiện nhiều công trình chứng minh nấm Linh chi có đặc tính tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư dạ dày, tử cung,... của Trung tâm điều trị ung thư (Tokyo - Nhật Bản), tỷ lệ người bệnh dùng nấm Linh chi sống thêm 5 năm cao hơn những người không dùng nấm [40]. Gần đây một số đề tài nghiên cứu khoa học về nấm Linh chi còn nêu ra một số tác dụng đặc biệt quý báu của nấm Linh chi đối với một số bệnh nan y như ngăn ngừa và làm hạn chế sự phát triển của khối u, ức chế một số vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa bệnh đái đường. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, người ta đã dùng Linh chi để phụ với các loại thuốc trị ung thư. Bác sĩ Fukumi Morishige, một chuyên gia giải phẫu tim đang nghiên cứu công dụng của Linh chi trong việc trị bệnh ung thư tại viện Linus Pauling Institute of Science & Medicine - Hoa Kỳ cho biết là dùng Linh chi chung với sinh tố C liều lượng lớn (megadose) có tác dụng mạnh hơn vì sinh tố C giúp cho việc hấp thụ dược tính của Linh chi. Tuy nhiên những thông tin trên còn phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi. Nhưng có một thực tế là những người cao tuổi có sử dụng nấm Linh chi đều cho biết là có cải thiện trí nhớ, ăn ngủ được và có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Viện nghiên cứu Nippon Menard (Nhật Bản) đã tìm hiểu sâu tác dụng của Linh chi trong lĩnh vực làm đẹp và nhận thấy, tinh chất có trong Linh chi ngăn cản sự tích tụ của các sản phẩm cặn bã, dư thừa của quá trình chuyển
- 10 hóa. Nó cũng kìm hãm sự co ngắn của telomere (thước đo của sự lão hóa gene), nhờ vậy mà kéo dài sự sống của tế bào. Tinh chất có trong Linh chi cũng góp phần hồi phục làn da bị tổn thương bởi các tia UV và gốc tự do, thúc đẩy quá trình cung cấp năng lượng, kích hoạt sự phân bào và hình thành tế bào mới [38]. 1.2. Ở Việt Nam Việt Nam là một nước nhiệt đới, địa hình phức tạp, khí hậu và thảm thực vật đa dạng, do đó số loài sinh vật rất phong phú. Hiện nay đã phát hiện hơn 11.000 loài thực vật có mạch dẫn, 1.000 loài rêu, 2.500 loài tảo, 1250 loài nấm lớn, 276 loài động vật, 828 loài chim, 258 loài bò sát, 82 loài lưỡng thê và 3.109 loài cá nước ngọt và cá nước lợ, 1.340 loài côn trùng. Từ lâu nhân dân ta đã biết dùng nấm nói chung và nấm Linh Chi nói riêng làm thực phẩm và dược phẩm. Nhà bác học Lê Qúy Đôn (1726 – 1784) trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ” và “Kiều văn tiểu lục” đã đánh giá Linh Chi là sản vật qúy hiếm của đất rừng Đại Nam. Từ thế kỷ XIX về trước hầu như không có công trình nào nghiên cứu về nấm lớn tại Việt Nam và phải đến tận những năm cuối thế kỷ XIX, Palouilard. N.T(1890-1928) nhà nấm học người Pháp đã tiến hành nghiên cứu khu hệ nấm lớn Việt Nam đã đưa danh lục gần 200 loài nấm lớn; ông đã mô tả đặc điểm, phân bố và vị trí phân loại của các loài nấm trong sinh giới. Đây là tài liệu đầu tiên về khu hệ nấm lớn miền Bắc nước ta. Tác giả gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, nên số liệu chưa nhiều về mặt phân loại và định loại của một số loài nấm đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thỏa đáng. Một số công trình nghiên cứu về phân loại nấm của tác giả nước ngoài nghiên cứu ở Việt Nam như: Roger(1953), Ulihg(1982), Hodge(1982), Parmasto(1986) và nhiều tác giả trong nước được công bố. Sau năm 1954 các nhà thực vật học cũng như các
- 11 nhà nấm học đã bắt đầu nghiên cứu về nấm, nói chung các công trình mang tính tổng quát này đầu tiên phải kể đến " Khu hệ nấm lớn miền Bắc" của Trịnh Tam Kiệt (1981) đi sâu vào bản chất sinh học, sinh lý của nấm là công trình "Một số vấn đề về nấm học" của Bùi Xuân Đồng(1977), "Khoa học bệnh cây" của Đường Hồng Dật(1979), " Đặc điểm sinh học của một số loài nấm phá hoại gỗ" của Trần Văn Mão(1984), " Nấm lớn Cúc Phương" của Trần Văn Mão và cộng sự (2004). Các tác giả đi sâu vào nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nấm mục gỗ. Các công trình nghiên cứu của Văn Mỹ Dung, Phạm Quang Thu về nấm ăn và nấm dược liệu thu hái được nhiều thành quả góp phần đáng kể trong công tác nghiên cứu tình đa dạng sinh học, sinh thái học của nấm. Trong thời kỳ Pháp thuộc, những nghiên cứu về nấm của Việt Nam nói chung và nấm lớn nói riêng được thực hiện đầu tiên từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bởi các tác giả nước ngoài như Patouillard N. (1890, 1897, 1907, 1909, 1913, 1915, 1917, 1920, 1923, 1927, 1928), Hariot P. & Patouillard N. (1914), Heim R. & Maleneon G. (1918)... Ở Miền Nam Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (1953), Joly P. (1968), cũng bước đầu công bố một số loài nấm. Từ ngày đất nước thống nhất, các nghiên cứu về nấm cũng được tiếp tục tiến hành bởi một số tác giả nước ngoài như Joly P. & Perreau J. (1977), Pfister D. H. (1977), Parmasto E. (1986); các tác giả trong nước như Trịnh Tam Kiệt (1977, 1981, 1996, 1998, 2001, 2005, 2008, 2010), Ngô Anh (1978, 1999, 2003), Phan Huy Dục (1991, 1996), Lê Xuân Thám và Hoàng Thị Mỹ Linh (2001), Trịnh Tam Kiệt và các tác giả khác (2001), Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Thị Tam Bảo (2004, 2005, 2006, 2008), Trịnh Tam Kiệt và Phan Văn Hợp (2008), Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt (2008). Ngoài ra còn có các công bố chung giữa các tác giả nước ngoài và Việt Nam của H. Dörfelt, T. T. Kiet
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn