Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Phân loại lập địa cho vùng trồng cao su tại tỉnh Sơn La
lượt xem 4
download
Nội dung chính của đề tài là xác định ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Xây dựng được bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Phân loại lập địa cho vùng trồng cao su tại tỉnh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------- NGUYỄN HUY THUẤN PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU TẠI TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Lâm học Mã ngành: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG BẢO Hà Nội - 2012
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập công khai, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học và bảo vệ cho học vị nào. Tác giả Nguyễn Huy Thuấn
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học lâm nghiệp trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Ban lãnh đạo và cán bộ công ty CP cao su Sơn La ; khoa Sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp; và đặc biệt là thầy giáo TS. Trần Quang Bảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận văn, song do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2012 Tác giả Nguyễn Huy Thuấn
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan...............................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt........................................................................................... vii Danh mục các bảng ................................................................................................ viiii Danh mục các hình ................................................................................................ viiiii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................3 1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3 1.1.1. Các nghiên cứu về phân hạng, đánh giá đất và thích hợp cây trồng .......3 1.1.2. Tình hình phát triển cao su trên thế giới ..................................................9 1.2. Trong nước .........................................................................................................12 1.2.1. Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam................................................12 1.2.2. Những nghiên cứu về lập địa và phân chia điều kiện lập địa .................13 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....18 2.1 . Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................18 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................18 2.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................18 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18 2.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................................18 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................19 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................20 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ..............................24 3.1. Đặc điểm tự nhiên ..............................................................................................24 3.1.1. Địa lý ......................................................................................................24
- iv 3.1.2. Khí hậu thời tiết ......................................................................................24 3.1.3. Địa hình ..................................................................................................26 3.1.4. Khoáng sản .............................................................................................26 3.1.5. Nguồn nước.............................................................................................27 3.1.6. Thổ nhưỡng .............................................................................................27 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................28 3.2.1. Kinh tế .....................................................................................................28 3.2.2. Xã hội ......................................................................................................29 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................30 4.1. Xác định ngưỡng phân vùng thích hợp của một số nhân tố sinh thái cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La .......................................................................................30 4.1.1. Độ cao tuyệt đối ......................................................................................31 4.1.2. Độ dốc .....................................................................................................32 4.1.3. Độ dầy tầng đất ......................................................................................32 4.1.4. Nhiệt độ ...................................................................................................33 4.1.4. Lượng mưa ..............................................................................................34 4.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su ........................................35 4.2.1. Độ cao tuyệt đối ......................................................................................35 4.2.2. Độ dốc .....................................................................................................37 4.2.3. Độ dầy tầng đất ......................................................................................39 4.2.4. Nhiệt độ ...................................................................................................42 4.3. Xây dựng bản đồ phân vùng lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La .......................................................................................................................46 4.3.1. Bản đồ chuyên đề phân vùng độ cao tuyệt đối tỉnh Sơn La theo mục tiêu trồng rừng cao su ......................................................................................................47 4.3.2. Bản đồ chuyên đề phân vùng độ dốc tỉnh Sơn La theo mục tiêu trồng rừng cao su ................................................................................................................48
- v 4.3.3. Bản đồ chuyên đề phân vùng bề dầy tầng đất tỉnh Sơn La theo mục tiêu trồng rừng cao su ......................................................................................................49 4.3.4. Bản đồ chuyên đề phân vùng nhiệt độ tỉnh Sơn La theo mục tiêu trồng rừng cao su ................................................................................................................50 4.3.4. Bản đồ chuyên đề phân vùng lượng mưa tỉnh Sơn La theo mục tiêu trồng rừng cao su ................................................................................................................51 4.3.5. Bản đồ chuyên đề phân vùng thích hợp trồng rừng cao su tỉnh Sơn La .....52 4.4. Đánh giá tính thích hợp của bản đồ phân vùng thích hợp trồng rừng cao su ở Sơn La .......................................................................................................................56 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................61 Kết luận .....................................................................................................................61 Tồn tại .......................................................................................................................62 Khuyến nghị ..............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ĐKLĐ Điều kiện lập địa 2 CS Cao su 3 SL Sản lượng 4 PPNC Phương pháp nghiên cứu 5 CN Công nghiệp 6 LT Lâm trường 7 OTC Ô tiêu chuẩn 8 SKH Sinh khí hậu 9 ST - PT Sinh trưởng và phát triển 10 KT - XH Kinh tế - xã hội
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 4.1 Phân mức độ dầy tầng đất thích phục vụ trồng rừng cao su 33 4.2 Phân ngưỡng nhiệt độ bình quân năm (0C) cho trồng rừng cao su 34 4.3 Phân cấp độ cao tuyệt đối theo 3 mức thích hợp 36 4.4 Bảng phân cấp độ dốc theo 3 mức độ phù hợp 38 4.5 Bảng phân cấp độ dầy tầng đất theo 3 mức thích hợp 40 4.6 Bảng phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo 3 cấp mức độ thích hợp 42 4.7 Bảng phân lượng mưa theo 3 cấp mức độ thích hợp 44 4.8 Phân cấp mức thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La 54 4.9 Diện tích trồng cây cao su tại tỉnh Sơn La 56 4.10 Đặc điểm sinh trưởng cây cao su ở các vùng thích hợp khác nhau 58
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ cao tuyệt đối 36 4.2 Phân cấp độ cao tuyệt đối theo từng huyện 37 4.3 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dốc 38 4.4 Phân cấp độ dốc theo từng huyện 39 4.5 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dầy tầng đất 40 4.6 Phân cấp độ dầy tầng đất theo từng huyện 41 4.7 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của nhiệt độ bình quân năm 43 4.8 Phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo từng huyện 43 4.9 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của lượng mưa 45 4.10 Phân cấp lượng mưa bình quân năm theo từng huyện 45 4.11 Bản đồ phân vùng độ cao thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La 47 4.12 Bản đồ phân vùng độ dốc thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La 48 Bản đồ phân vùng độ dầy tầng đất thích hợp trồng cao su tại tỉnh 4.13 49 Sơn La 4.14 Bản đồ phân vùng nhiệt độ thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La 50 4.15 Bản đồ phân vùng lượng mưa thích hợp trồng cao su tại tỉnh 51 Bản đồ tổng hợp phân vùng lập địa thích hợp cho trồng cây cao su 4.16 53 tại tỉnh Sơn La 4.17 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La 54 4.18 Phân cấp thích hợp trồng cao su cho từng huyện 55
- ix 4.19 Cây cao su trồng năm 2008 tại Tông Lanh, Thuận Châu 57 Cây cao su trồng năm 2008 giáp vùng lòng hồ thủy điện Sơn La 4.20 57 của đội cao su Mường Sại, Quỳnh Nhai Phân hóa sinh trưởng chiều cao cây cao su tại các vùng lập địa khác 4.21 58 nhau 4.22 Cây cao su trồng năm 2008 tại Ít Ong, huyện Mường La 59 4.23 Cây cao su trồng năm 2008 tại Mường Bon, huyện Mai Sơn 60
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, độ che phủ rừng ngày càng giảm đến mức báo động bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có thói quen, tập tục canh tác lạc hậu, nạn chặt phá rừng làm nương rẫy trồng các cây ngắn ngày… Bên cạnh đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cũng hết sức khó khăn. Địa phương cũng đã tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm nhiều loài cây trồng nhằm xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, nhưng hiệu quả mang lại còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc lựa chọn được một loài cây trồng, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường và bảo vệ đầu nguồn thủy điện Sơn La, vừa tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Với nhiệm vụ đó, cây cao su đã được tỉnh Sơn La và Tập đoàn CN cao su Việt Nam đưa vào trồng thành rừng công nghiệp từ tháng 7 năm 2007, với diện tích trồng năm đầu là 70 ha. Quá trình sinh trưởng và thích ứng của cây cao su tại vùng đất mới đã có kết quan trọng: Cây cao su hoàn toàn có thể sinh trưởng trên vùng đất Sơn La điều này càng được khẳng định khi diện tích trồng thử nghiệm 70ha của tập đoàn CN cao su Việt Nam đã sống sót qua đợt rét hại lịch sử 38 ngày đầu năm 2008. Cho đến nay Công ty CP cao su Sơn La đã trồng được 6.300 ha cây cao su. Cây cao su sinh trưởng và phát triển đạt quy trình do Tập đoàn CN cao su Việt Nam quy định, dự kiến sẽ đưa vào khi thác năm 2015. Từ đó cho thấy tiềm năng phát triển loại cây này trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong thực tiễn trồng rừng sản xuất, bên cạnh những thành công thì vẫn có một số nơi bị thất bại, do đó việc gây trồng ở điều kiện lập địa nào cho phù hợp với đặc tính của loài cây (đất nào cây ấy) để đạt được năng suất và hiệu quả cao là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù đã bước đầu khẳng định được khả năng thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu tại Sơn La nhưng do cây cao
- 2 su là loài cây thích hợp với khí hậu nóng, địa hình và thổ nhưỡng phù hợp nên việc nghiên cứu kỹ lưỡng điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu là rất cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển cây cao su tại Sơn La. Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự định hướng nghiên cứu của thầy giáo hướng dẫn tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Phân loại lập địa cho vùng trồng cao su tại tỉnh Sơn La”. Kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và phát triển rừng trồng cao su bền vững ở địa bàn tỉnh Sơn La.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về phân hạng, đánh giá đất và thích hợp cây trồng Phân hạng và đánh giá đất là một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và rất gần gũi với các nhà quy hoạch và người sử dụng đất. Trong hoàn cảnh hiện nay, dân số ngày một tăng nhanh, diện tích đất đai bình quân đầu người ngày một giảm kết hợp với tình trạng đang suy thoái dần những vùng đất canh tác thích hợp là những vấn đề mang tính nóng bỏng không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Để giải quyết, các nhà tổ chức quốc tế cùng các nhà khoa học nhiều quốc gia tiến hành điều tra và đánh giá tài nguyên đất không chỉ trên quy mô quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình phát triển và tối ưu hóa sử dụng đất đai ở mức độ quốc tế. Trong nông nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, các tính chất quan trọng liên quan năng suất cây trồng như: Độ pH, hàm lượng chất hữu cơ, các chất dễ tiêu N, P, K, v.v. Cách phân hạng thường dựa vào phương pháp cho điểm theo thang 10 điểm hoặc 50, 100 điểm [15]. Trong Lâm nghiệp các yếu tố phân hạng đất thường là loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ pH, thực bì chỉ thị cho độ phì hoặc mức độ thoái hóa đất [15]. Điều quan trọng trong phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về năng suất cây trồng để từ đó tìm hiểu mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai. Việc phân hạng đất và đánh giá đất đai đã được thực hiện từ khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Từ những năm 1950, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Tùy vào trình độ phát triển của từng quốc gia riêng lẻ, phương pháp đánh giá đất đai đã
- 4 được nhiều nhà khoa học và các tổ chức Quốc tế quan tâm. Ngày nay công việc này càng cần thiết hơn và đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách và người sử dụng [5]. Tùy theo mục đích cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ đề gia nội dung, phương pháp đánh giá đất của mình [23]. Ở Mỹ, đánh giá đất đai được thực hiện với các phương pháp là: - Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn và phân hạng cho từng cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa mì là đối tượng chính. - Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh, trong đó lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc 100%) để làm mốc so sánh với đất khác [5]. Trong quá trình phân hạng, đánh giá đất đai ở Mỹ đã đưa ra các khái niệm là: + Phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation Land Suitability Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) xuất bản năm 1951. Phân loại này dựa vào độ phì của đất để đánh giá, nó bao gồm 6 lớp (classes) bắt đầu từ lớp có thể canh tác được (arable) đến lớp có thể trồng trọt một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (non arable). Trong phân loại này, nhiều đặc điểm đất đai và một số chỉ tiêu kinh tế định lượng cũng được đề cập nhưng giới hạn ở phạm vi thủy lợi. + Tiềm năng đất đai (Land Capability) do Clingebiel và Naontgomery thuộc Vụ bảo tồn đất đai - Bộ Nông nghiệp cũng đưa ra (năm 1964) trong công tác đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ. Trong đánh giá này các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units) được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chung là các hạn chế của lớp phủ thổ
- 5 nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị. Hệ thống đánh giá đất đai này mang tính sơ lược, gắn đất với hiện trạng sử dụng đất hay còn gọi là “Loại hình sử dụng đất”. Ở Liên Xô và các nước Đông Âu dựa vào thuyết phát sinh đất của V.V Docuchaev, trong đó chỉ ra việc hình thành đất là một quá trình phức tạp do tác động của 5 yếu tố tự nhiên là: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thời gian và sinh vật [5]. - Những thập niên 1960, việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện bao gồm ba bước là: 1) so sánh các hệ thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên (đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng); 2) đánh giá tiềm năng sản xuất của đất đai và 3) đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá tiềm năng sản xuất hiện tại của đất). - Tuy nhiên phương pháp này mới chỉ thuần túy quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai mà chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai. Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đất đai và cây trồng, các mối quan hệ này được biểu thị dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng % hoặc điểm. Ở nhiều nước Châu Âu việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 2 hướng là: - Phân hạng định tính: Dựa trên các kết quả nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất đai. - Phân hạng định lượng: Dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố kinh tế để xác định sức sản xuất thực tế của đất đai [5]. Những năm 1970 nhiều quốc gia ở Châu Âu đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai của họ, kết quả là các nhà nghiên cứu nhận thấy
- 6 rằng cần phải có một nỗ lực quốc tế để đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa vào việc đánh giá đất đai. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO: Được hệ thống do 2 Ủy ban nghiên cứu ở Hà Lan và FAO - Roma thực hiện vào năm 1972, được công bố đầu tiên vào năm 1976 và được chỉnh lý vào năm 1983, trong đó: Đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai là: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có. Đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét một cách toàn diện các yếu tố đất đai với cây trồng để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp. Đã đưa ra một số nội dung hoặc khái niệm được xác định cụ thể như sau: - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hóa… Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng đất sử dụng đất thường áp dụng trên qui mô lớn, trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Thí dụ: Ở Mỹ đã sử dụng các yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như không thay đổi được là: độ dốc, độ dày tầng đất và khí hậu để phân chia đất đai toàn quốc thành 8 nhóm với các yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Trong đó nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có ít yếu tố hạn chế nhất, nhóm VIII là nhóm có nhiều yếu tố hạn chế nhất trong sử dụng. Yếu tố hạn chế được thể hiện chủ yếu qua chữ viết tắt như xói mòn là e, dư thừa nước là v.v.v.[15]. - Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability): Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn
- 7 vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai [15]. Hệ thống đánh giá được thể hiện theo 4 cấp: - Phân thành 2 cấp lớn: Kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S- Suitable) hay không thích hợp (Viết tắt là N- Not suitable) với điều kiện đất đai. - Mức độ thích hợp (S) phân chia thành 3 mức: + Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện canh tác. + Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất. + Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt, hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể. Nhìn chung quá trình đánh giá đất đai của FAO được tiến hành thông qua một số bước sau: - Xác định mục tiêu sử dụng. - Thu thập thông tin liên quan. - Đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất. - Xem xét môi trường tác động của tự nhiên, kinh tế xã hội. - Xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp. Ngoài những tài liệu cơ bản của FAO về đánh giá đất đai, FAO cũng đưa ra những hướng dẫn khác nhau về đánh giá đất đai cho các đối tượng riêng biệt như: - Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Guieline for land Evaluation for Rainfed Agriculture - FAO, 1983) [24].
- 8 - Đánh giá đất đai cho trồng trọt cỏ quảng canh (Land Evaluation for extensive grazing - FAO, 1990) [25]. - Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (Land Evaluation and farming system analysis for land planning - FAO, 1992) [26]. Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm đất đai với sinh trưởng của cây trồng. Với các kết quả nghiên cứu đã đạt được, nhiều nhà khoa học đã cho rằng: Đối với các vùng ôn đới, phản ứng của đất, hàm lượng CaCO3 và các chât BaZơ khác, thành phần cấp hạt và điện thế ôxy hóa khử (Eh) của đất là những yếu tố quan trọng nhất. Quan điểm này đã xem xét các yếu tố hóa học đất quan trọng hơn yếu tố vật lý. Đối với vùng nhiệt đới thì các tác giả cho rằng: Các yếu tố có khả năng giữ nước, độ sâu của đất và độ thoáng khí là những yếu tố giữ vai trò chủ đạo. Điều này có nghĩa là: Yếu tố vật lý đất quan trọng hơn yếu tố hóa học đất. Các kết quả này dựa trên các nghiên cứu về đất đồi núi và đất nông nghiệp. Thời gian gần đây, Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Conggo, Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất, cân bằng nước, sự phân hủy thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng [23]. Phân hạng đất, đánh giá đất trong những năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu cụ thể song mới chỉ nghiên cứu cho từng đối tượng cây trồng cụ thể. Ở vùng ôn đới các nghiên cứu đã đề cập về ảnh hưởng của rừng tự nhiên, rừng trồng đến độ phì đất. Nghiên cứu về rừng mưa nhiệt đới ở Australia, Week (1970) đã khẳng định sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào
- 9 các yếu tố là: Đá mẹ, độ ẩm của đất, thành phần cơ giới, CaCO3, hàm lượng mùn và đạm. 1.1.2. Tình hình phát triển cao su trên thế giới Khi cây cao su (Hevea brasiliensis) được xem là lọai cây công nghiệp quan trọng thì diện tích cây cao su đã dần vượt ra xa vùng nguyên quán phân bố từ vĩ tuyến 150 nam đến vĩ tuyến 60 bắc (Brazin: Acre, Mato Grosso, Rondonio và Parana; một phần của Polivia và Peru) và đã được trồng trên nhiều vùng có điều kiện khí hậu khác xa so với vùng nguyên quán như ở Assam (Ấn Độ) 200 B, Vân nam (Trung Quốc) 22 – 23,50B. Hiện nay có 24 quốc gia trồng cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ La Tinh, tổng diện tích toàn thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á chiếm 93%, Châu Phi 5%, Mỹ La Tinh quê hương của cây cao su chưa đến 2% diện tích cao su thế giới [9]. Việc mở rộng diện tích cao su vùng Nam Mỹ gặp khó khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Hầu hết diện tích cao su của các nước đều nằm trong vùng truyền thống. Hiện nay, nhiều nước đang mở rộng diện tích cao su ra ngoài vùng truyền thống như một công cụ để bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập của người dân. Một số nước đứng đầu trong nghiên cứu và phát triển cao su là: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc,... Trong các năm qua nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8 triệu tấn năm 2005. Nhu cầu này được dự báo sẽ còn tiếp tục tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian dài, có thể đạt đến 10 triệu tấn năm 2010 và đến 15 triệu tấn năm 2035. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, các nước trồng cao su đều tập trung mở rộng diện tích, đặc biệt ở các vùng có điều kiện sinh thái ít thuận lợi (vĩ độ cao, độ cao lớn, đất kém…) và nâng cao năng suất trên đơn vị diện
- 10 tích đất thông qua con đường cải tiến giống và phát triển các tiến bộ kỹ thuật nông học đi kèm. Phương hướng cải tiến giống được tất cả các Viện cao su trên thế giới tập trung đẩy mạnh nghiên cứu. Ngày nay, bên cạnh mục tiêu tạo tuyển giống năng suất mủ cao, chống chịu bệnh hại và thích nghi môi trường, năng suất gỗ cũng trở thành tiêu chí quan trọng trong chọn tạo giống cao su vì nhu cầu gỗ cao su để thay cho gỗ rừng ngày càng cao. Để đáp ứng mục tiêu trên, Malaysia đã đặt mục tiêu tạo tuyển giống cao su đạt năng suất 3,5 tấn mủ/ha/năm bình quân chu kỳ và năng suất gỗ toàn cây đạt 1,5 m3/cây vào cuối kỳ kinh doanh. Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB) cũng đề xướng chương trình hợp tác giữa các Viện Cao su để phát triển giống đạt năng suất trên 3 tấn mủ/ha. Indonesia là nước trồng cao su lớn nhất thế giới hiện nay, năm 1940 Indonesia đã trồng được 1.350.000 ha cao su trong đó 640.000ha là đại điền và 790.000ha là tiểu điền. Năm 1995 sản lượng cao su thiên nhiên đạt 1.456.000 tấn. Cao su tiểu điền Indonesia có đặc điểm cây bắt đầu cạo mủ vào năm thứ 8, sản lượng cao nhất vào năm tuổi thứ 16 với năng suất tối đa là 1,35 tấn/ha. Cao su đại điền bắt đầu cạo vào năm tuổi thứ 7, đạt sản lượng cao nhất vào năm tuổi thứ 12. Indonesia thành lập các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như; NES (Nuclear Estate Sch emes - Kế hoạch đại điền hạt nhân) nhằm hỗ trợ sự phát triển diện tích canh tác mới của cây cao su cho thành phần nông dân nghèo không có đất, tổ chức này ký hợp đồng với nhà nước và sử dụng đại điền làm hạt nhân để hỗ trợ sự phát triển tiểu điền xung quanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trồng và chăm sóc vườn cây cho tới khi khai thác. Thái Lan di nhập cao su từ Java, Indonesia vào trồng tại tỉnh Trang, vùng Tây - Nam vào năm 1899, từ đó cây cao su lan sang phía Nam và phía Đông nước này, tính từ năm 1966 đến năm 1993 diện tích cao su Thái Lan đã tăng thêm 880.000ha với các vườn cây trồng các giống cao sản như
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn