intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Phân loại một số trạng thái rừng phục vụ cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk. Nghiên cứu đặc điểm liên quan đến nguy cơ cháy của một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk. Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy ở Đăk Lăk. Nghiên cứu xác định hệ số điều chỉnh cấp nguy cơ cháy cho một số trạng thái rừng ở Đăk Lăk. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Phân loại một số trạng thái rừng phục vụ cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở tỉnh Đăk Lăk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ------------------- NGUYỄN PHÚC THỌ “ PHÂN LOẠI MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở TỈNH ĐĂK LĂK” LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ------------------- NGUYỄN PHÚC THỌ “ PHÂN LOẠI MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở TỈNH ĐĂK LĂK” Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VƯƠNG VĂN QUỲNH Hà Nội, 2010
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cháy rừng là một thảm họa thiên tai gây tổn thất to lớn, nhanh chóng về kinh tế và môi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ các giống loài trong vùng bị cháy, thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO2, NO v.v… Cháy rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu trái đất và các thiên tai hiện nay. Mặc dù công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ngày càng hiện đại, nhưng cháy rừng vẫn không ngừng xảy ra, thậm chí ngay cả ở những nước phát triển nhất. Đấu tranh với cháy rừng đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. Việt Nam hiện có 13,258 triệu ha rừng, trong đó có tới hơn 6 triệu ha các trạng thái rừng dễ cháy như rừng tràm, rừng khộp, rừng thông, rừng bạch đàn, rừng tre trúc v.v… (Cục kiểm lâm, 2009). Vào mùa khô, với xu hướng gia tăng nóng hạn của khí hậu toàn cầu và diễn biến thời tiết phức tạp trong khu vực như hiện nay thì hầu hết các trạng thái rừng trên đều dễ dàng bắt lửa và cháy lớn. Vì vậy, cháy rừng thường xảy ra rất nghiêm trọng. Theo thống kê của Cục kiểm lâm trong vòng 10 năm qua (2001- 2010) trên cả nước đã xẩy ra 7.405 vụ cháy rừng làm thiệt hại 49.438,02 ha rừng, bình quân mỗi năm rừng bị cháy tới hàng nghìn ha, thậm chí gây ra chết người. Chỉ riêng năm 2002 - năm khô hạn nghiêm trọng, cả nước đã có 1.100 vụ cháy rừng, tổng diện tích rừng bị cháy là 15.556,9 ha. Riêng vụ cháy rừng ở Vườn Quốc gia U Minh thượng ( tỉnh Kiên Giang) ngày 24 tháng 3 làm thiệt hại 2.712 ha rừng tràm tự nhiên và vụ cháy rừng ở Vườn Quốc gia U Minh hạ ( tỉnh Cà Mau) ngày 11 tháng 4 năm 2002 làm thiệt hại 2.703 ha rừng tràm tái sinh tự nhiên lâu năm và rừng tràm trên 10 tuổi.
  4. 2 Rừng là tài sản quốc gia, là nguồn sống của người dân và là yếu tố quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Vì vậy, cháy rừng với quy mô và mức độ thiệt hại nghiêm trọng đã trở thành mối quan tâm không chỉ của những người làm lâm nghiệp hay những người sống gần rừng, có cuộc sống gắn bó với rừng mà của cả những nhà khoa học, những nhà quản lý của các ngành các cấp và nhân dân cả nước. Trước thực tiễn đó một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu xây dựng những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả cho các địa phương. Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, đề tài này hướng vào nghiên cứu “ Phân loại một số trạng thái rừng phục vụ cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở tỉnh Đăk Lăk” – một trong những tỉnh trọng điểm cháy rừng và còn ít được nghiên cứu ở nước ta.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xẩy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, nhiều khi nó là những thảm hoạ khôn lường, gây thiệt hại to lớn về người và tài nguyên rừng cũng như tài sản của người dân sống gần rừng ... Vì vậy, nghiên cứu phòng cháy, chữa cháy rừng và giảm thiểu những thiệt hại do nó gây ra đã được đặt ra như một yêu cầu cấp bách của thực tiễn với hoạt động nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng, đã được tiến hành từ nghiên cứu định tính đến những nghiên cứu định lượng, nhằm tìm hiểu bản chất của hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố gây ra cháy với nhau và với môi trường xung quanh. Từ đó đề ra những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, với sự phức tạp về trạng thái rừng cũng như các điều kiện tự nhiên khác mà quy luật ảnh hưởng của các nhân tố đến cháy rừng và giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cũng không hoàn toàn giống nhau ở các địa phương. Vì vậy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia thường phải tiến hành nghiên cứu trong điều kiện cụ thể của mình để xây dựng được những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả nhất. Có thể điểm lại một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như sau: 1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng trên thế giới được bắt đầu vào thế kỷ 20, thời kỳ đầu chủ yếu tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nga, Đức, Thuỵ điển, Canada, Pháp, Úc v.v... sau đó là ở hầu hết các nước có hoạt động lâm nghiệp. Có thể chia 5 lĩnh vực chính của nghiên cứu phòng cháy, chữa cháy rừng: bản chất của cháy rừng, phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, phương pháp chữa cháy rừng và phương tiện chữa cháy rừng. - Nghiên cứu bản chất của cháy rừng
  6. 4 Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hoá các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xẩy ra khi có mặt đồng thời của 3 yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy: nguồn nhiệt (lửa), ôxy và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown, 1979; Chandler, 1983) [22, 23]. Vì vậy, về bản chất, những biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy. Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng: (1)-Cháy dưới tán cây, hay cháy mặt đất rừng, là trường hợp chỉ cháy một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất; (2)-Cháy tán rừng (ngọn cây) là trường hợp lửa lan tràn nhanh từ tán cây này sang tán cây khác; (3)-Cháy ngầm là trường hợp xẩy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới mặt đất, trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Mối liên hệ giữa 3 loại cháy rừng được thể hiện ở hình sau. Ch¸y t¸n Ch¸y t¸n Ch¸y t¸n l-ít nhanh æn ®Þnh Ban chØ huy PCCCR Ban chØ huy huyÖn PCCCR huyÖn Ch¸y d-íi t¸n Ch¸yH¹t d-íi KiÓmt¸n H¹t KiÓm Ch¸y d-íil©m t¸n l-ít nhanh (ch¸yl©m mÆt ®Êt) C¸c Tr¹m æn ®Þnhquan C¸c Tr¹m tr¾c khÝ t-îng quan CBan chØ huy Ban tr¾c chØ huykhÝ Ban chØtØnh PCCCR huy t-îng PCCCR huyÖn CBan chØ huy ChiPCCCR côc KiÓmhuyÖnl©m H¹t KiÓm l©m H¹t KiÓm Phßng QLBVR - l©m PCCCR C¸c Ch¸y Tr¹m tØnh ngÇmquan C¸cphËn Tr¹m Chi Bé dùquan b¸o tr¾ccôc khÝ KiÓm t-îng tr¾c khÝ t-îng ¸Bé N«ng nghiÖp Banl©m CBan chØ huy chØ huy & CBan chØ PTNT huy - Ban chØ Phßng PCCCR PCCCR tØnh Nguồn: Phạm Ngọc Hưng, PCCCR 2001 tØnh QLBVR - Bé ®¹o TW PCCCR Chi côc huyÖn KiÓm CôcChiKiÓm côc KiÓm L©m - Hình 1.1. Sơ đồ chuyển phËn dù H¹tl©m hoá b¸o KiÓm giữa các loại cháy rừngl©m BC§ ¸Bé QLBVR N«ng - V¨n phßng Phßng l©m Phßng QLBVR - T¦ PCCCR nghiÖp Bé phËn & dù b¸o C¸c Tr¹m Bé phËn dù b¸o PTNT - Ban Phßng th«ng tin ¸Bé N«ng quan tr¾c khÝ ¸Bé N«ng tuyªn truyÒn chØ ®¹o nghiÖp & TWPTNT nghiÖp PCCCR t-îng Côc cYÕu&tèPTNT thêi tiÕt -CBan Ban chØchØ ®¹o huy Sù - Ban chØ ®¹o §iÒu §é NhiÖt TW KiÓm PCCCR PCCCR L©m - Côc tØnh TW PCCCR Côc thiÕu kiÖn Èm ®é
  7. 5 Trong một đám cháy rừng có thể xẩy ra một hoặc đồng thời 2, 3 loại cháy rừng trên. Tuỳ theo loại cháy rừng mà người ta đưa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau (Brown A.A, 1979; Gromovist R, 1993) [22, 24]. Kết quả của các nghiên cứu cũng chỉ ra 3 nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, trạng thái rừng, và hoạt động kinh tế xã hội của con người (Belop,1982) [ dẫn theo Vương Văn Quỳnh, 2003]. Thời tiết, đặc biệt là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy dưới rừng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Trạng thái rừng ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hoá học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy, qua đó ảnh hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy. Hoạt động kinh tế xã hội của con người như nương rẫy, săn bắn, du lịch v.v.. ảnh hưởng đến mật độ và phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy. Phần lớn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng đều được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của của 3 nguyên nhân trên đây trong hoàn cảnh cụ thể của địa phương (Richmond R.R, 1976) [25]. - Nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện thời tiết, mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí với độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày của lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí (MiBbach K, 1972; Belop, 1982; Chandler, 1983)[23]. Ở một số nước, khi dự báo nguy cơ cháy rừng ngoài yếu tố khí tượng người ta còn căn cứ vào một số yếu tố khác, chẳng hạn ở Đức và Mỹ người ta sử dụng thêm độ ẩm của vật liệu cháy (Brown, 1979) [22], ở Pháp người ta tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm vật
  8. 6 liệu cháy, ở Trung Quốc người ta bổ sung thêm cả tốc độ gió, số ngày không mưa và lượng bốc hơi v.v… Ngoài ra, cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí tượng để dự báo nguy cơ cháy rừng, chẳng hạn ở Thuỵ điển và một số nước ở bán đảo Scandinavia người ta sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày, trong khi đó ở Nga và một số nước khác lại dùng nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc 13 giờ. Những năm gần đây, ở Trung Quốc người ta đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng, trong đó có cả những yếu tố kinh tế xã hội, và nguy cơ cháy rừng được tính theo tổng số điểm của các yếu tố. Mặc dù có những nét giống nhau, nhưng cho đến nay vẫn không có phương pháp dự báo cháy rừng chung cho cả thế giới, ở mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phương người ta vẫn nghiên cứu xây dựng phương pháp riêng. Ngoài ra, vẫn còn rất ít phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng có tính đến yếu tố kinh tế, xã hội và trạng thái rừng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của phòng cháy, chữa cháy rừng ngay cả ở những nước phát triển. - Nghiên cứu về công trình phòng cháy, chữa cháy rừng Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả cao của các loại băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng (Gromovist R, 1993)[24]. Người ta đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng vào băng xanh cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng. Người ta cũng đã nghiên cứu hiệu lực của các hệ thống cảnh báo cháy rừng như chòi canh, tuyến tuần tra, điểm đặt biển báo nguy cơ cháy rừng. Nhìn chung thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của nhiều kiểu công trình phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Những thông số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh theo ý
  9. 7 kiến các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi trạng thái rừng và điều kiện địa lý, vật lý địa phương. - Nghiên cứu về biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng Thế giới nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng chủ yếu hướng vào làm suy giảm các thành phần của tam giác cháy: (1)- Giảm nguồn nhiệt (nguồn lửa) bằng cách dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách đám cháy với phần rừng còn lại. (2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô khi chúng còn ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất, hoặc đốt có điều khiển theo hướng ngược với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám cháy. (3)- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn cách vật liệu cháy với ôxy trong không khí (nước, đất, cát, bọt CO2, khí CCl4, hỗn hợp C2H5Br với CO2 v.v…). - Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng Những phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng đã được nghiên cứu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là phương tiện dự báo và phát hiện đám cháy, thông tin về cháy rừng, và phương tiện dập lửa trong các đám cháy. Các phương pháp dự báo đã được mô hình hoá và xây dựng thành những phần mềm làm giảm nhẹ khối lượng công việc và tăng độ chính xác của dự báo nguy cơ cháy rừng. Việc ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích được những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính xác khả năng xuất hiện cháy rừng, phát hiện sớm đám cháy trên những vùng rộng lớn. Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng,
  10. 8 nguy cơ cháy rừng và biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay được truyền qua nhiều kênh khác nhau đến các lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và cộng đồng dân cư như hệ thống biển báo, thư tín, đài phát thanh, báo địa phương và trung ương, vô tuyến truyền hình, các mạng máy tính v.v… Những phương tiện dập tắt các đám cháy được nghiên cứu theo cả hướng phát triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các loại phương tiện cơ giới như cưa xăng, máy kéo, máy gạt đất, máy đào rãnh, máy phun nước, máy phun bọt chữa cháy, máy bay rải chất chữa cháy và bom dập lửa v.v… Mặc dù các phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phát triển ở mức cao, song những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất khủng khiếp ngay cả ở những nước phát triển có hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng hiện đại như Mỹ, Úc, Nga v.v… Trong nhiều trường hợp việc khống chế các đám cháy vẫn không hiệu quả. Người ta cho rằng, ngăn chặn nguồn lửa để không xẩy ra cháy vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, đã có những nghiên cứu về đặc điểm xã hội của cháy rừng và những giải pháp xã hội cho phòng cháy, chữa cháy rừng (Cooper, 1991) [ dẫn theo Bế Minh Châu, 2001]. Hiện nay, các giải pháp xã hội phòng cháy, chữa cháy rừng chủ yếu được tập trung vào tuyên truyền, giáo dục tác hại của cháy rừng, nghĩa vụ của công dân trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, những hình phạt đối với người gây cháy rừng. Trong thực tế còn rất ít những nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế và chính sách quản lý sử dụng tài nguyên, chính sách chia sẻ lợi ích, những quy định của cộng đồng, những phong tục, tập quán, những nhận thức và kiến thức của người dân đến cháy rừng. Cũng còn rất ít những nghiên cứu về nguyên nhân cháy rừng do hậu quả sinh thái của sự phát triển kinh tế xã hội gây nên, và về những giải pháp lồng ghép hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng với hoạt động phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường khác. Đây sẽ
  11. 9 là những căn cứ quan trọng để xây dựng giải pháp kinh tế - xã hội cho phòng cháy, chữa cháy rừng. 1.2. Việt Nam - Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng Dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được bắt đằu từ năm 1981. Tuy nhiên trong thời gian đầu người ta chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo của Nesterop. Đây là phương pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng được xác định theo giá trị P bằng tổng các tích số giữa nhiệt độ và độ thiếu hụt bão hoà của không khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3mm. Đến năm 1985 nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng đã cho thấy phương pháp của Nesterop sẽ có độ chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 5mm. Ngoài ra, trên cơ sở phát hiện liên hệ chặt giữa số ngày khô hạn liên tục H (số ngày liên tục có lượng mưa dưới 5mm) với chỉ số P, Phạm Ngọc Hưng cũng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày khô hạn liên tục [10]. Ông xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy rừng căn cứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các mùa khí hậu trong năm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở Miền Bắc Việt Nam, Bế Minh Châu (2001) [3] đã khẳng định phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu P và H có độ chính xác thấp ở những vùng có sự luân phiên thường xuyên của các khối không khí biển và lục địa hoặc vào các thời gian chuyển mùa. Trong những trường hợp như vậy, thì mức độ liên hệ của chỉ số P hoặc H với độ ẩm vật liệu dưới rừng và tần suất xuất hiện của cháy rừng rất thấp. Từ 1989-1991 Dự án tăng cường khả năng phòng cháy, chữa cháy rừng cho Việt Nam của UNDP đã nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu khí tượng tổng hợp P của Nesterop nhưng thêm yếu tố gió (Cooper, 1991) [ dẫn theo Bế Minh Châu,2001]. Chỉ tiêu P của
  12. 10 Nesterop sẽ được nhân với hệ số là 1.0, 1.5, 2.0, và 3.0 nếu có tốc độ gió tương ứng là 0-4, 5-15, 16-25, và lớn hơn 25 km/giờ. Tuy nhiên, đến nay chỉ tiêu này vẫn chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm. Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng của từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố: nhiệt độ không khí trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm không khí trung bình, vận tốc gió trung bình, số vụ cháy rừng trung bình, lượng người vào rừng trung bình. Tác giả đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng tháng trong cả mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, vì căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình Tiến chỉ thay đổi theo thời gian của lịch mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày. Vì vậy, nó mang ý nghĩa của phương pháp xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo nguy cơ cháy rừng. Trong hội thảo "Sinh khí hậu phục vụ quản lý bảo vệ rừng và giảm nhẹ thiên tai" tổ chức tại Trường đại học lâm nghiệp, nhóm cán bộ của trường đã giới thiệu phần mềm dự báo lửa rừng. Mục đích của nó là tự động hoá việc cập nhật thông tin, dự báo và tư vấn về giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Phần mềm đã được đánh giá như một sáng kiến có giá trị trong dự báo lửa rừng Việt Nam. Hiện nay phần mềm đã được Cục Kiểm lâm ứng dụng kết hợp với viễn thám nên đã phát huy hiệu quả trong việc dự báo nguy cơ cháy rừng cho những vùng rộng lớn ở nước ta. - Nghiên cứu về các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng cũng như những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng. Mặc dù trong các quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng có đề cập đến những tiêu chuẩn của các công trình phòng cháy, chữa
  13. 11 cháy rừng, những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng, song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tư liệu của nước ngoài, chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam. - Nghiên cứu biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng Các nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ở Việt Nam chủ yếu hướng vào thử nghiệm và phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh (1993) đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng thông non 2 tuổi tại Đà Lạt. Theo tác giả ở rừng thông non nhất thiết phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, không cao quá 0.5 m có thể gây cháy tán cây. Phan Thanh Ngọ thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng thông 8 tuổi ở Đà lạt (Phan Thanh Ngọ, 1995). Tác giả cho rằng với rừng thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả cho rằng có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phương khác, trong đó có rừng khộp ở Đắc Lắc và Gia Lai. Ngoài ra, đã có một số tác giả đề cập đến giải pháp xã hội cho phòng cháy, chữa cháy rừng (Lê Đăng Giảng, 1974; Đặng Vũ Cẩn, 1992; Phạm Ngọc Hưng, 1994) [9]. Các tác giả đã khẳng định rằng việc tuyên truyền về tác hại của cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng, quy định về dùng lửa trong dọn đất canh tác, săn bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân v.v... sẽ là những giải pháp xã hội quan trọng trong phòng cháy, chữa cháy rừng. - Những nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng tại tỉnh Đăk Lăk
  14. 12 Hiện chưa có hoặc có rất ít công trình nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng tại tỉnh Đăk Lăk. Những thông tin thu được chưa hệ thống, chỉ phản ảnh tản mạn một số đặc điểm của cháy rừng và không đủ làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả. Có thể nhận thấy tồn tại của nghiên cứu phòng cháy, chữa cháy rừng tại tỉnh Đăk Lăk như sau: - Chưa xác định được quy luật liên hệ định lượng giữa diễn biến thời tiết với độ ẩm những vật liệu cháy đặc thù và khả năng bén lửa của chúng trong mỗi trạng thái rừng để có căn cứ xây dựng phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng cho địa phương. - Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về hiệu lực của các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng như băng trắng, băng xanh cản lửa, hồ đập chứa nước, biển báo, chòi canh v.v… để có cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình phòng cháy, chữa cháy rừng phù hợp với điều kiện cụ thể của rừng tại tỉnh Đăk Lăk. - Chưa đánh giá được tác động sinh thái của những hoạt động phát triển kinh tế xã hội tới xu hướng gia tăng cháy rừng trong khu vực để có căn cứ khoa học cho những giải pháp lồng ghép hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác. - Chưa có những nghiên cứu sâu về phân vùng trọng điểm cháy rừng để tập trung được lực lượng và phương tiện hợp lý cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. - Chưa nghiên cứu một cách đầy đủ đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển các đám cháy, những yếu vật lý ảnh hưởng đến hình thành và phát triển các đám cháy để có căn cứ cho xây dựng những biện pháp và lựa chọn phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
  15. 13 - Chưa nghiên cứu khả năng ứng dụng kỹ thuật hiện đại của viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, kỹ thuật tin học và truyền thông để hỗ trợ trong việc dự báo, phát hiện sớm các đám cháy và thông tin phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng. - Chưa nghiên cứu và thử nghiệm được hiệu lực của nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng như biện pháp đốt trước, dập lửa thủ công, sử dụng nước, đất, cát, và các chất hoá học khác để có căn cứ cho việc lựa chọn biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng thích hợp với địa phương. - Chưa nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội như thể chế và chính sách, hoạt động sản xuất, tác động thị trường, mức sống kinh tế, cấu trúc và quan hệ cộng đồng, nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng v.v... đến nguy cơ cháy rừng và hiệu quả của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để làm căn cứ xây dựng những giải pháp kinh tế xã hội cho phòng cháy, chữa cháy rừng. - Chưa nghiên cứu đầy đủ đặc điểm hoàn cảnh môi trường sinh thái sau cháy rừng và quy luật diễn thế của các thảm thực vật, chưa thử nghiệm các giải pháp phục hồi rừng để lựa chọn được những giải pháp tốt nhất cho khắc phục hậu quả cháy rừng ở địa phương. Trên đây cũng là những nguyên nhân làm cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng chưa hiệu quả và cần được giải quyết trong tương lai. - Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về “ Phân loại một số trạng thái rừng phục vụ cảnh báo nguy cơ cháy” tại tỉnh Đăk Lăk. Vì vậy, khi xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng ở Đăk Lăk người ta chưa khẳng định rõ được loài cây nào trong vùng có nguy cơ cháy cao để chú trọng đầu tư trong phòng cháy, chữa cháy rừng điều này đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng của các địa phương.
  16. 14 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nâng cao độ tin cậy của thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng tỉnh Đăk Lăk. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm phân bố của một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk. - Xác định được đặc điểm liên quan đến nguy cơ cháy của một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk. - Phân loại được một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk theo nguy cơ cháy. - Xác định được hệ số điều chỉnh cấp nguy cơ cháy cho một số trạng thái rừng tại tỉnh Đăk Lăk. - Xây dựng được bản đồ phân bố các loại rừng phục vụ công tác dự báo nguy cơ cháy rừng ở Đăk Lăk 2.2. Phạm vi và giới hạn của đề tài Cháy rừng là một hiện tượng diễn ra phức tạp dưới ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố. Nghiên cứu phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều nội dung, đòi hỏi đầu tư công sức và kinh phí lớn. Trong khuôn khổ luận văn này với những hạn chế nhất định về thời gian và điều kiện nghiên cứu chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu “ Phân loại một số trạng thái rừng phục vụ cảnh báo
  17. 15 nguy cơ cháy rừng tỉnh Đăk Lăk”. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương. 2.3. Nội dung nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk. - Nghiên cứu đặc điểm liên quan đến nguy cơ cháy của một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk. - Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy ở Đăk Lăk. - Nghiên cứu xác định hệ số điều chỉnh cấp nguy cơ cháy cho một số trạng thái rừng ở Đăk Lăk. - Xây dựng bản đồ phân bố các loại rừng phục vụ công tác dự báo nguy cơ cháy rừng ở Đăk Lăk. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp luận Kết quả nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hoá các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xẩy ra khi có mặt đồng thời của 3 yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy: nguồn nhiệt (lửa), ôxy và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown, 1979; Belop, 1982; Chandler, 1983) [22,23]. Nguồn lửa là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cháy rừng. Theo những kết luận của nhiều công trình nghiên cứu thì nguồn lửa dẫn đến cháy rừng ở Việt Nam phần lớn là do con người (Bế Minh Châu, 2001;
  18. 16 Phạm Ngọc Hưng, 1988; Phan Thanh Ngọ, 1996; Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Viết Phổ, 1996). Những hoạt động phổ biến nhất của con người có thể tạo nguồn lửa gây cháy rừng là đốt rẫy, săn thú, bắt ong, đốt than, tảo mộ, nấu ăn, dọn thực bì trồng rừng, du lịch, tàn lửa của ô tô v.v… Ở những nơi càng đông dân, hoạt động kinh tế xã hội càng nhộn nhịp, trình độ dân trí càng thấp, mâu thuẫn xã hội càng cao v.v… thì tần suất cháy rừng càng cao. Tuy nhiên, cho đến nay vì ảnh hưởng xã hội đến cháy rừng là vấn đề tương đối phức tạp và ít được nghiên cứu nên trong phần lớn các nghiên cứu về “ Phân loại một số trạng thái rừng” vẫn chưa đề cập được đến yếu tố kinh tế xã hội. Ngoài ra với khu vực nghiên cứu, điều kiện kinh tế xã hội đang có sự thay đổi không ngừng dưới ảnh hưởng của việc thực hiện các chương trình và dự án phát triển, và sự tuyên truyền giáo dục của Nhà nước. Ô xy là yếu tố không thể thiếu được để duy trì quá trình cháy rừng. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên lượng ô xy của khí quyển ở mọi nơi thường xuyên duy trì ở mức 21% và đủ để cung cấp cho hình thành và phát triển các đám cháy rừng. Vật liệu cháy và những tính chất của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cháy rừng. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì những tính chất của vật liệu quyết định đến khả năng bắt lửa và duy trì cháy rừng là độ ẩm, thành phần hoá học (tinh dầu, chất tro), kích thước, khối lượng và phân bố không gian v.v… Độ ẩm vật liệu là yếu tố dễ thay đổi nhất dưới ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm không khí và tốc độ gió v.v… Các yếu tố này thay đổi sẽ làm cho cân bằng nước giữa vật liệu cháy với khí quyển thay đổi và ảnh hưởng đến độ ẩm vật liệu. Sự khác biệt về thời tiết khí hậu trong lãnh thổ chủ yếu do sự khác biệt về điều kiện địa hình, kinh độ, vĩ độ và điều kiện
  19. 17 thổ nhưỡng gây nên. Đây là những nhân tố liên quan mật thiết với 3 nhân tố hình thành khí hậu là bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Vì vậy, khi phân loại một số trạng thái rừng theo nguy cơ cháy phục vụ cảnh báo nguy cơ cháy rừng người ta phải căn cứ vào quy luật ảnh hưởng của các yếu tố trên đến cháy rừng và đặc điểm biến đổi của chúng trong khu vực. Thành phần hoá học, kích thước, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy phụ thuộc chặt chẽ vào trạng thái rừng. Kết quả nghiên cứu lâm học cho thấy trong một hoàn cảnh khí hậu và thổ nhưỡng mỗi trạng thái rừng thường có những đặc điểm nhất định về cấu trúc hình thái và sinh thái khác nhau, trong đó có những đặc điểm về vật liệu cháy dưới rừng. Tính chất vật liệu cháy cũng như đặc điểm về khối lượng, kích thước và phân bố không gian của nó được quyết định bởi đặc điểm sinh học của cây rừng, tình trạng sinh trưởng, phát triển và sự phân bố của chúng theo không gian trong hệ sinh thái. Các trạng thái rừng có đặc điểm vật liệu cháy khác nhau sẽ có nguy cơ cháy rừng khác nhau. Trong thực tế một số kiểu trạng thái rừng rất dễ cháy như rừng thông, rừng khộp, rừng mới phục hồi v.v…, nhưng lại có một số trạng thái rừng khác rất ít bị cháy như rừng tự nhiên thường xanh, rừng trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa đã ở giai đoạn đã khép tán v.v… Vì vậy, khi phân loại một số trạng thái rừng theo nguy cơ cháy phục vụ cảnh báo nguy cơ cháy rừng người ta thường nghiên cứu mối quan hệ về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu; đặc điểm cấu trúc rừng và đặc điểm vật liệu cháy; đặc điểm thời tiết, độ ẩm đất rừng; tốc độ bốc hơi và tốc độ cháy của vật liệu.
  20. 18 Thu Bản đồ phân bố các trạng Đặc điểm liên quan nguy Tình trạng cháy của một thập thái rừng phổ biến ở Đăk cơ cháy của một số trạng số trạng thái rừng thông Lăk thái rừng phổ biến. tin Phân loại rừng theo nguy cơ cháy rừng Xử lý thông tin - Đặc điểm phân bố của một số Hệ số hiệu chỉnh cấp dự trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk báo nguy cơ cháy rừng theo loại rừng Hình thành kết quả của - Bản đồ phân bố các loại rừng phục vụ công đề tài tác dự báo nguy cơ cháy rừng ở Đăk Lăk Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu của đề tài. Căn cứ vào kết quả phân tích đề tài đã xác định sơ đồ nghiên cứu như trên (Hình 2.1). 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số trạng thái rừng phổ biến ở Đăk Lăk. Đặc điểm phân bố một số trạng thái rừng phổ biến của Đăk Lăk được nghiên cứu qua việc kế thừa bản đồ phân bố hiện trạng rừng năm 2008 của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0