Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Thành phần loài thú và ảnh hưởng của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo tồn các loài thú Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, Tỉnh Quảng Trị
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá và xây dựng danh lục thú rừng cho Khu BTTN Bắc Hướng Hoá; đánh giá tính đa dạng và ước tính độ phong phú các loài thú tại khu vực nghiên cứu; tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đến nguồn tài nguyên thú rừng ở Khu BTTN Bắc Hướng Hoá; xác định các loài thú bị khai thác, buôn bán ghi trong Nghị Định 32/NĐ-CP/2006, Danh lục Đỏ IUCN (2006) và Sách Đỏ Việt Nam (2000); đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Thành phần loài thú và ảnh hưởng của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo tồn các loài thú Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, Tỉnh Quảng Trị
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt Trêng ®¹i häc l©m nghiÖp NGÔ KIM THÁI THµNH PHÇN LOµI THó Vµ ¶NH H¦ëng cña céng ®ång d©n c ®èi víi c«ng t¸c b¶o tån c¸c loµi thó khu b¶o tån thiªn nhiªn b¾c híng ho¸ Chuyªn ngµnh: L©m häc M· sè: 60.62.60 LuËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Ngêi híng dÉn khoa häc: tiÕn sÜ ph¹m träng ¶nh Hµ t©y – 2007
- 1 MỞ ĐẦU Từ lâu, động vật hoang dã giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái tự nhiên và nhiều mặt trong đời sống con người. Là nguồn gốc của tất cả các loài động vật chăn nuôi hiện nay, nó chứa đựng tiềm tàng nguồn gen quý giá mà chúng ta có thể tuyển chọn, lai tạo chúng thành những loài vật nuôi có tính kháng bệnh cao, năng suất cao, lại thích nghi với điều kiện khí hậu của từng địa phương. Động vật hoang dã là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, là tiềm năng thật sự nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lý... Nhưng chúng lại bị tác động mạnh mẽ của con người vào nhiều mục đích khác nhau và với tình trạng rừng vẫn ngày càng bị giảm sút chất lượng và diện tích đã làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên quý giá này. Nhiều loài trở nên rất hiếm, một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngay trên vùng đất mà chúng đã sinh ra và tồn tại trong một thời gian dài. Nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường nói chung, động vật hoang dã nói riêng là một trong những vấn đề bức xúc và nóng bỏng nhất hiện nay. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được các tổ chức quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao. Trong đó có khu hệ thú (Mammalia) với 289 loài và phân loài đã được ghi nhận [15]. Để bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật một cách bền vững, Việt Nam đã thành lập được 30 vườn quốc gia, 56 khu bảo tồn thiên nhiên và 37 khu bảo vệ cảnh quan với diện tích khoảng 2.541.000 km2 [5]. Đây là những biện pháp tích cực, nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Khu BTTN Bắc Hướng Hoá được thành lập theo quyết định số: 479/QĐ-UBND ngày 14/03/2007 “Về việc phê duyệt dự án quy hoạch và đầu
- 2 tư khu BTTN Bắc Hướng Hoá huyện Hướng Hoá”. Đây là khu BTTN thứ hai được thiết lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Về đa dạng sinh học, các kết quả khảo sát bước đầu của tổ chức Birdlife quốc tế chương trình Việt Nam cho thấy đây là điểm nóng về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của các loài động thực vật có ý nghĩa bảo tồn quốc tế. Thú lớn và linh trưởng có các loài: Sao la, Bò tót, Mang lớn, Vọoc Hà Tĩnh, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn… Các loài chim đặc hữu đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và quốc tế có: Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Hồng hoàng, Niệc nâu, Gà so Trung Bộ... Tuy có giá trị đa dạng sinh học cao, nhưng các nghiên cứu để đánh giá các giá trị này hiện vẫn đang được thực hiện rất hạn chế. Các thông tin và tư liệu đánh giá về giá trị đa dạng sinh học ở đây cũng còn rất ít, trong đó kể cả các nghiên cứu liên quan khu hệ thú và nguồn tài nguyên rừng. Đặc biệt, công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các loài thú nói riêng liên quan chặt chẽ với đời sống kinh tế-xã hội của cộng đồng dân cư trong vùng. Vì thế, điều tra tìm hiểu mối quan hệ giữa cộng đồng với đa dạng sinh học nói chung và với các loài thú nói riêng, tình hình săn bắt buôn bán thú trong khu BTTN Bắc Hướng Hoá để đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng là một việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thành phần loài thú và ảnh hưởng của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo tồn các loài thú Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, Tỉnh Quảng Trị ". Mục tiêu và nội dung nghiên cứu *Mục tiêu nghiên cứu: - Điều tra, đánh giá và xây dựng danh lục thú rừng cho Khu BTTN Bắc Hướng Hoá.
- 3 - Đánh giá tính đa dạng và ước tính độ phong phú các loài thú tại khu vực nghiên cứu. - Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đến nguồn tài nguyên thú rừng ở Khu BTTN Bắc Hướng Hoá. - Xác định các loài thú bị khai thác, buôn bán ghi trong Nghị Định 32/NĐ-CP/2006, Danh lục Đỏ IUCN (2006) và Sách Đỏ Việt Nam (2000). - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn. *Nội dung nghiên cứu: - Điều tra, tổng hợp và phân tích thành phần loài thú, lập danh lục thú tại địa điểm nghiên cứu. - Xác định giá trị bảo tồn thông qua đánh giá các loài quý, hiếm, đặc hữu của khu vực nghiên cứu. - Xác định sự phân bố loài theo sinh cảnh, theo vùng địa lý và ước tính mức độ phong phú của các loài thú ở khu vực nghiên cứu. - Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng và buôn bán các loài động vật hoang dã ở Khu BTTN Bắc Hướng Hoá và một số khu rừng đặc dụng lân cận - Xác định mục đích, thị trường và mạng lưới buôn bán động vật hoang dã - Xác định yếu tố tác động chính đến khu hệ thú ở Khu BTTN Bắc Hướng Hoá. - Tổng hợp, phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài *Ý nghĩa khoa học - Đề tài tập trung nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các thông tin, nhằm khẳng định, phát hiện đầy đủ hơn các giá trị và tiềm năng tài nguyên thú cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng đối với công tác bảo tồn
- 4 trong phạm vi khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cả vùng Bắc Trung Bộ và toàn quốc. - Có một danh lục đầu tiên đầy đủ hơn về các loài thú cho khu BTTN Bắc Hướng Hoá - Xác định được hiện trạng tài nguyên thú tại khu BTTN Bắc Hướng hoá - Đánh giá được giá trị bảo tồn, số lượng các loài thú quý hiếm, đặc hữu hiện có tại khu BTTN Bắc Hướng Hoá. - Xác định được hiện trạng khai thác, sử dụng và buôn bán các loài thú tại vùng lõi và vùng đệm khu BTTN Bắc Hướng Hoá. *Ý nghĩa thực tiễn - Đây sẽ là nghiên cứu đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị về lĩnh vực này. Hy vọng các kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý các cấp xây dựng kế hoạch bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quy hoạch xây dựng khu BTTN Bắc Hướng Hóa - Lựa chọn và đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên hợp lý để thu hút cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời gắn kết sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển sản xuất bền vững ở địa phương. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên học tập, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học và quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên .
- 5 Chương 1 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÚ Ở BẮC VIỆT NAM VÀ QUẢNG TRỊ 1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú ở Bắc Việt Nam Ở nước ta, từ lâu đời thú đã được nhân dân ta sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, xuất khẩu..., chính vì vậy mà các công trình nghiên cứu về thú ở nước ta bắt đầu khá sớm. Trong khoảng thời gian từ năm 1724 – 1784, Lê Quý Đôn đã viết các cuốn sách “ Vân đài loại ngữ” và “Phủ biên tạp lục”, trong đó ông thống kê nguồn lợi động vật của một số địa phương. Tiếp theo đó là nhiều công trình khác như “Đại nam nhất thống chí” của nhà bác học triều Nguyễn (1874) thống kê các loài thú phổ biến ở nhiều tỉnh trong cả nước. Brousmiches (1887) đã ghi nhận nhiều loài thú ăn thịt như Cáo - Vulpes vulpes, Rái cá thường - Lutra lutra, Mèo rừng - Prionailurus bengalensis, Hổ - Panthera tigris, Báo hoa mai - Panthera pardus, trong tài liệu "Nhìn chung về lịch sử tự nhiên của Bắc bộ”. Heude (1894), ghi nhận loài Sơn dương - Capricornis maritimus phân bố ở miền bắc Việt Nam. Billet (1896), các mô tả loài Hươu sao - Cervus nippon, Thỏ rừng - Lepus sinensis và tê tê - Manis pentadactyla thu được ở tỉnh Cao Bằng. Pousargues (1898), ghi nhận loài Voọc đen - Pithecus francoisi có ở vùng biên giới phía Bắc và Trung bộ. Ménégaux (1906) mô tả thêm 2 loài thú ăn thịt mới: Chồn bạc má bắc - Melogale moschata và loài Cầy hương - Viverricula indica. Boutan (1906) trong sách "Mười năm nghiên cứu động vật" đã ghi nhận thêm 2 loài thú ăn thịt mới: Cầy móc cua - Herpestes urva, Rái cá vuốt bé -
- 6 Aonyx cinerea, các loài thú móng guốc và khỉ hầu, Hươu sao - Cervus nippon, Hươu xạ - Moschus berezovskii, Nai - Cervus unicolor, Lợn rừng - Sus scrofa, Hoẵng - Muntiacus muntjak, Khỉ vàng - Macaca mulatta, Khỉ đuôi lợn - M. nemestrina, Khỉ mốc - M. assamensis, Thỏ rừng - Lepus nigricolis cũng được ghi nhận. Osgood (1932) đã tổng hợp nhiều tài liệu về thú do các đoàn nghiên cứu thú Đông Nam Á Kelley -Roosevelts và của Delacour, Stevens, đã ghi nhận 172 loài và phân loài thú ở Việt Nam. Đây là một công trình khoa học tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu thú ở nước ta và Đông Dương. Từ năm 1962 - 1966, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà Nước đã tổ chức nghiên cứu liên hợp động vật - ký sinh trùng, côn trùng gồm nhiều cơ quan phối hợp: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà Nước, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội , Trường Đại học Y khoa, Trường Đại học Nông Nghiệp I , Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng. Đoàn nghiên cứu do Ban Sinh vật-Địa - Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước chủ trì đã tiến hành điều tra , khảo sát tổng hợp về động vật trên 12 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả của các đợt khảo sát được Đặng Huy Huỳnh và cs tổng kết và ghi nhận 169 loài thú thuộc 32 họ và 11 bộ, trong đó, có 85 loài thú hoang dã phân bố ở vùng Đông Bắc Việt Nam[11]. Lê Hiền Hào (1973) đã giới thiệu một số đặc điểm sinh học và phân bố của những loài thú kinh tế miền Bắc Việt Nam trong cuốn “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”[9]. Công trình nghiên cứu của Cao Văn Sung và cs (1980). Về những loài gặm nhấm ở Việt Nam đã ghi nhận 64 loài, thuộc 23 giống, 7 họ[24]. Đào Văn Tiến (1985) đã ghi nhận 129 loài thuộc 32 họ, 11 bộ trong “Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam”[25]. Đáng chú ý có 8 loài lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam và 10 loài lần đầu tiên ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam.
- 7 Từ đầu năm 1980 đến nay, các dự án nghiên cứu thành lập các VQG, khu BTTN mới bắt đầu triển khai mạnh. Nhiều kết quả nghiên cứu thú trong các các khu BTTN và VQG lần lượt được công bố. Dang Huy Huynh et al.,(1996), đã ghi nhận 31 loài thú thuộc 17 họ và 9 bộ ở VQG Cát Bà . Năm 2001, trong “Báo cáo Điều tra hiện trạng đa dạng sinh học rừng đặc dụng Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn”, các tác giả đã ghi nhận 69 loài thú thuộc 27 họ và 8 bộ Nguyễn Xuân Đặng và cs (2006) đã ghi nhận ở VQG Tam Đảo có 77 loài thuộc 24 họ và 8 bộ. Trong thời kỳ này, các nhà nghiên cứu thú Việt Nam đã xuất bản 3 cuốn danh lục thú Việt Nam: Sokolov V.E., Kuznetxov G.V., Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh,(1986) xuất bản cuốn "Khu hệ và sinh thái chim thú Việt Nam" bằng tiếng Nga. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên (1994) đã xuất bản “Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” [12]Trong danh lục này đã ghi nhận 223 loài thú thuộc 37 họ, 12 bộ. Lê Vũ Khôi (2000) đã xuất bản cuốn“Danh lục các loài thú ở Việt Nam”[15] ghi nhận 289 loài và phân loài thuộc 40 họ, 14 bộ. Trịnh Việt Cường (2001) kết quả điều tra thành phần các loài thú ở VQG Pù Mát, sơ bộ thống kê được 50 loài thú thuộc 20 họ của 7 bộ, trong đó có 24 loài quí hiếm. Lê Trọng Trãi và cs (2004) [20] đã ghi nhận ở vườn quốc gia Ba Bể có 55 loài thú thuộc 25 họ bà 8 bộ; ở khu BTTN Nà Hang đã ghi nhận 83 loài thú thuộc 23 họ và 8 bộ[26].
- 8 Vùng Bắc Trung Bộ là khu vực có địa hình đa dạng hiểm trở, đặc biệt các vùng dọc biên giới Việt-Lào, đã tạo nên đa dạng các hệ sinh thái từ miền đồng bằng ven biển đến các vùng gò đồi, núi đá có nhiều hang động nổi tiếng như động Phong Nha (VQG Phong Nha Kẻ Bàng) đó là nền tảng tạo thành tính ĐDSH cao. Các hệ sinh thái ở Bắc Trung Bộ luôn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về thú đã được tiến hành trong vùng. Điều đặc biệt trong 2 năm (1992 và 1994), các nhà khoa học đã phát hiện được ba loài thú lớn, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng núi Hà Tĩnh, đó là Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) phát hiện tại Khu BTTN Vũ Quang- Hà Tĩnh năm 1992 và loài Mang lớn hay còn gọi là Mang bầm (Megamuntiacus vuquangensis) cũng được tìm thấy ở khu BTTN Vũ Quang- Hà Tĩnh, nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối cùng trên thế giới, loài Gà lam đuôi trắng hay còn gọi là Gà lừng (Lophura hatinhensis). Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, 1999 trong báo cáo “Primates in Phong Nha Ke Bang area: The status overview and recomendations for further survey and monitoring” gửi cho WWF Việt Nam đã cho biết vùng Phong Nha Kẻ Bàng là trung tâm Linh trưởng quan trọng của Việt Nam. Ít nhất đã ghi nhận được 11 trên tổng số 25 loài và phân loài Linh trưởng có ở Việt Nam. Chưa có một vùng nào có số loài và phân loài Linh trưởng cao như vậy. Averianov A.O, Abranov A.V, Tikhonov A.N. (2000) đã phát hiện loài thỏ vằn Nesolagus timminsi loài thú mới cho khoa học trên cơ sở một bộ xương thu thập được tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Phạm Nhật và các cộng sự (2001) kết quả điều tra khu hệ thú ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã xác định có mặt của 98 loài thú, thuộc 24 họ, 9 bộ ,
- 9 trong đó đã phát hiện thêm hai loài / phân loài mới cho khu vực là Thỏ vằn (Nesolagus timinsi) và Voọc đen tuyền (Trachypithecus francosi ebenus). 1.2. Tình hình nghiên cứu thú tại Quảng Trị và Bắc Hướng Hóa: Điều tra ĐDSH nói chung và thú nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị không nhiều và chỉ mới bắt đầu thực hiện gần đây, khi Quảng Trị bắt đầu hình thành các khu rừng đặc dụng. Báo cáo điều tra đa dạng sinh học thú tại Khu BTTN Đakrông của tác giả Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Mạnh Hà năm 2005 ghi nhận được 67 loài thú thuộc 25 họ và 10 bộ [7]. Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị của UBND tỉnh Quảng Trị năm 2006 đã ghi nhận tại khu BTTN Bắc Hướng Hoá có 42 loài thú thuộc 17 họ và 6 bộ [27]. Kết quả điều tra của Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Xuân nghĩa từ năm 2004-2007 ghi nhận tại địa bàn tỉnh Quảng Trị có 54 loài thú lớn, thuộc 20 họ và 7 bộ, trong đó ở khu BTTN Bắc Hướng Hoá là 47 loài, ở khu BTTN Đakrông là 49 loài và ở khu BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại là 25 loài [3]. Mới đây trong chuyến khảo sát điều tra về dơi và thú nhỏ của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - tháng 04/2007 của Nguyễn Trường Sơn và nnk, đã ghi nhận có 11 loài dơi thuộc 5 họ trong đó có một loài quý hiếm là Dơi muỗi sọ nhỏ Pipistrellus paterculus.[21]
- 10 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên: 2.1.1. Vị trí địa lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm trong vùng sinh thái Trung Trường Sơn chuyển tiếp giữa Nam và Bắc Trường Sơn, có ranh giới phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào( chiều dài khoảng 6km), phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình( chiều dài khoảng 20km), phía Nam giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh, phía Đông giáp với 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Tổng diện tích tự nhiên của khu BTTN Bắc Hướng Hóa là 25.200 ha, trong đó điện tích đất có rừng là 22.537 ha (Nguồn:Kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2006 của UBND tỉnh Quảng Trị) Ranh giới của khu BTTN bắc Hướng Hóa nằm trên địa bàn 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh và Hướng Phùng thuộc huyện Hướng Hóa. 2.1.2. Địa hình Địa hình khu vực nghiên cứu là vùng núi thấp ở phía nam của giải Trường Sơn Bắc với dãy núi cao trên 1000 m chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc lớn phổ biến từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao điển hình như: Động Sa Mù (1550m) gần đỉnh đèo Sa Mù và Động Voi Mẹp(1771m) ở phía đông nam khu bảo tồn. Trong khu vực ngoài đồi, núi đất chiếm đa số còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng Đông-Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung tâm xã Hướng Việt có dãy núi đá vôi chạy theo hướng Bắc-Nam.
- 11 2.1.3. Địa chất Khu vực nghiên cứu nằm trên hệ địa máng-uốn nếp Caledon Việt Lào ở Bắc Trung Bộ, giới hạn bởi đứt gãy sâu Sông Mã ở phía bắc và đứt gãy sâu Tam Kỳ-Hiệp Đức ở phía nam. Các phức hệ địa máng phát triển từ kỷ Cambri (có thể từ Sini) cho đến cuối Silur hoặc đầu Đevon. Trên chúng đã hình thành các lớp phủ nền trẻ Epicaledon Paleozoi giữa-muộn, cũng như các võng chồng hoạt hoá-tạo núi trong Mesozoi-Kainozoi. Hầu hết các núi trung bình được cấu tạo bởi đá Granit phân bố khá phổ biến trong vùng. Các núi thấp được cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên tuổi Ocdovic-Silur gồm có cát kết Mica, cát kết phân phiến, bột kết và sét kết phân phiến bị biến chất yếu ở dạng Xirixit. Ngoài đá Granit nêu trên là các đá biến chất yếu tuổi Cambri-Ordovic hạ bao gồm phiến thạch kết tinh, phiến thạch Xirixit, Pyrit, cát kết bị quarzit hoá (Theo bản đồ địa chất Việt Nam). 2.1.4. Đất đai Trong phạm vi khu vực nghiên cứu có các loại đất sau: - Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn. - Đất Feralit vàng nhạt vùng đồi phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô. - Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô. - Đất Feralit vàng nhạt núi thấp phát triển trên đá hỗn hợp. - Đất Feralit vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính chua. - Đất Feralit mùn vàng đỏ núi phát triển trên đá phún xuất tính chua. - Đất phù sa sông suối.
- 12 2.1.5. Thời tiết khí hậu Khu BTTN Bắc Hướng Hoá nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Ba tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 9, 10 và 11. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này mùa khô đến sớm hơn và mùa mưa cũng đến sớm hơn. Số liệu khi hậu thời tiết được tông hợp ở bảng 2.1. B¶ng 2.1. YÕu tè khÝ hËu thêi tiÕt ë Híng Ho¸ tõ n¨m 2000 – 2005 NhiÖt ®é TB Lîng ma TB §é Èm TB Sè giê n¾ng Th¸ng (0C) (mm) (%) TB ( giê) 1 18,0 114 88 119 2 18,5 56 89 103 3 23,1 58 86 159 4 26,1 71 85 175 5 28,2 157,4 78 240 6 29,3 150 75 232 7 29,4 73 73 252 8 28,9 124 75 216 9 28,1 375 83 183 10 25,1 754 87 133 11 20,5 665 89 102 12 19,0 321 89 90 TB 24,5 239,41 83 167 800 600 Lîng ma TB 400 (mm) 200 §é Èm TB (%) 0 Sè giê n¾ng TB 18,0 18,5 23,1 26,1 28,2 29,3 29,4 28,9 28,1 25,1 20,5 19,0 ( giê) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hình2.1: Đồ thị khí hậu và thời tiết ( Nguồn:Trung tâm khí tượng thuỷ văn Đông Hà)
- 13 Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 24oC - 25oC tương đương với tổng nhiệt năm khoảng 8300 - 8500oC. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ở vùng có độ cao < 400m nhiệt độ xuống dưới 22oC, còn trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở Khe Sanh vào tháng 12 và tháng 1. Ngược lại mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây Nam nên rất nóng và khô. Có tới 3 - 4 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 6 hoặc tháng 7 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC. Nhiệt độ cao nhất lên tới 39 - 40oC. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rất thấp, có khi chỉ đạt dưới 30%. Chế độ mưa ẩm Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới 2400 - 2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yêú trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa toàn năm. Mưa ít bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa trung bình của tháng 5 ở Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm. Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 80-85%, trong mùa mưa độ ẩm lớn hơn 90%. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt Gió Tây Nam khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, hoạt động của gió Tây Nam thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39oC và độ ẩm tối thấp xuống dưới 30%. Sạt lở đất: Đây là vùng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc, các công trình giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lở đất,
- 14 đôi khi lũ quét cục bộ trong những tháng mùa mưa. Nhìn chung đây là một trong những vùng khí hậu ít thuận lợi ở nước ta. 2.1.6. Thuỷ văn Do có địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn, dốc đổ ra biển theo hướng đông hoặc đông bắc. Trong vùng nghiên cứu có các hệ thống sông chính sau: Phía đông bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển Đông ở Cửa Tùng. Phía tây bắc và nam là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng chảy qua Lào vào sông Mê Kông. Phía đông nam, bao gồm bắc Động Sa Mù và đông Động Voi Mẹp là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt. Phía nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị (Thạch Hãn). Nơi đây có công trình thủy điện Rào Quán đang xây dựng. 2.1.7. Thảm và khu hệ thực vật a.Thảm thực vật rừng: Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi các kiểu rừng kín thường xanh. Ở độ cao dưới 600 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và từ 600m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Nhưng trải qua quá trình tác động lâu dài của con người như đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản và ảnh hưởng của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hoá học đã làm thay đổi nhiều diện mạo của rừng thường xanh ở khu vực Bắc Hướng Hóa. Thảm thực vật nguyên sinh Phạm vi nghiên cứu nằm ở phía bắc và tây bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, nơi đây có nhánh tây đường Hồ Chí Minh đi qua, khu vực nghiên cứu là
- 15 rừng nguyên sinh rất ít bị tác động kể từ năm 1975 trở lại đây. Thảm thực vật tại đây phản ánh sâu sắc yếu tố địa hình, địa chất và hoạt động của con người. Phần mô tả thảm chỉ khái quát những đặc trưng hình thái, ghi nhận những cấu trúc ban đầu trong tổ thành của hệ thực vật. + Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (phân bố dưới 600m) ++ Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất chiếm phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu, hầu như không bị tác động (kể từ năm 1975 trở lại đây), thành phần thực vật có tính đa dạng cao. Trong tổ thành có sự tham gia của rất nhiều họ thực vật nhiệt đới ẩm, cây lá rộng xanh quanh năm, cây to, tán lớn, tròn. Đặc trưng về tầng tán: thể hiện rõ sự phân tầng; rừng này thường thấy có 5 tầng. Tầng 1 (Tầng vượt tán/tầng nhô): Trên khu vực núi đất trong tầng vượt tán có chiều cao 20-25m đôi chỗ có thể có cây cao trên 25m. Tầng 2 (Tầng ưu thế sinh thái): Thường cây gỗ có chiều cao tương đối đồng đều 10-15m, tán tròn tạo ra một màn có độ che phủ cao đạt tới 50-60%. Cây gỗ có đường kính trung bình 30-40cm; Tầng này là sự đan xen, có tính đa dạng cao của các họ thực vật nhiệt đới ẩm, lá rộng thường xanh. Tầng 3 (Tầng dưới tán/tầng cây bụi và gỗ nhỏ): Có chiều cao 7-10m. Thường gặp các cây tái sinh của hai tầng trên và những loài cây gỗ nhỏ. Tầng 4 (Tầng cây bụi): có chiều cao 3-5m thường là các cây bụi chịu rợp sống dưới tán. Tầng 5 (Tầng thảm tươi/tầng cỏ quyết). ++ Kiểu phụ thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi.
- 16 Do đặc trưng về lập địa: thường các dãy núi đá vôi có thành rất dốc, có chỗ vách đá dựng đứng, chóp nhọn, tầng đất mặt rất mỏng hay không có, phần chân thoải. Rừng trên núi đá vôi có độ che phủ thấp, không tạo được một màn khép tán liên tục như kiểu rừng trên núi đất. Về mặt cấu trúc tầng tán: Vẫn thể hiện 5 tầng; Nhưng điều khác biệt cơ bản của kiểu phụ thảm thực vật trên núi đá vôi so với kiểu phụ trên núi đất là thành phần hệ thực vật. Ưu thế trong các tầng của kiểu thảm này là những loài chịu khô, phát triển trên nền đá vôi với những loài đặc trưng không gặp trên vùng núi đất. + Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp (phân bố từ độ cao 600m trở lên) Khu vực Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, kiểu thảm thực vật thường xanh á nhiệt đới núi thấp phân bố từ độ cao 600m trở lên chỉ gặp trên núi đất (khu vực núi đá vôi ít, không có các đỉnh cao). Kiểu thảm này có diện tích khá, phần lớn giữ được tính tự nhiên ít bị tác động. Về cấu trúc tầng không đồng nhất ở các khu vực: vùng thung lũng, nơi bằng có dạng điển hình 5 tầng gần giống với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất, cũng thể hiện rõ 5 tầng. Nhưng ở những triền núi dốc hay ở các đỉnh dông, đỉnh núi, do bị bào mòn tầng đất mặt mỏng (có nhiều đá lộ đầu), yếu tố ánh sáng mạnh cộng với tác động của gió đã ảnh hưởng mạnh tới hệ thực vật: Không có cây to cao, nên ít thấy cây vượt tán, như thế rừng chỉ thấy rõ 4 tầng. Các đỉnh cao, các chóp núi thường có gió liên tục, cường độ, mật độ ánh sáng phân bố đều, cộng với tầng đất mặt rất mỏng chỉ thích hợp cho một số loài ưa lạnh, chịu gió, phát triển được trên tầng đất nghèo dinh dưỡng, nên thành phần thực vật nghèo nàn; Tầng tán đơn giản, chỉ thấy rõ 3 tầng. Tầng đất mặt rất mỏng, gió thường xuyên, lại có mù luôn xuất hiện nên chỉ thấy rải rác có cây bụi.
- 17 Thảm thực vật thứ sinh Nhìn chung cả đai thấp dưới 600m và đai cao 600m trở lên có thể nơi nhiều, nơi ít nhưng không tránh khỏi sự tác động của con người, sự tác động mạnh mẽ nhất là canh tác nương rẫy, thể hiện rõ ở đai thấp dưới 600m, tiếp đến là khai thác gỗ và lâm sản khác. Ở đai cao từ 600m trở lên ít bị tác động bởi canh tác nương rẫy. Một số nơi thảm thực vật nguyên sinh bị hủy diệt do chất độc hóa học (trước năm 1975) và một số nơi khác là những căn cứ quân sự (Nơi đóng quân, hầm hào, lô cốt). Đó là nguyên dân dẫn đến thảm thực vật nguyên sinh bị mất đi. Cây gỗ, cây bụi, cây thảo tái sinh phát triển trở lại tạo nên các thảm thực vật thứ sinh. Tùy thuộc vào mức độ tác động nhiều hay ít, diễn ra một hay nhiều lần, thời gian phục hồi của thảm thực vật thứ sinh diễn ra dài hay ngắn mà thảm thực vật thứ sinh có những nét đặc trưng khác nhau về ngoại mạo, về cấu trúc, về thành phần hệ thực vật, cũng như tính đa dạng thực vật. Đương nhiên các thảm thực vật thứ sinh không thể có tính đa dạng sinh học cao so với thảm thực vật nguyên sinh. + Rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy Phần lớn phân bố từ độ cao 600m trở xuống. Khác với vùng núi phía Bắc và các vùng khác; Tại khu vực Bắc Hướng Hóa chỉ có dân tộc Vân Kiều số lượng không nhiều; sống ở các khu vực thấp ven suối; nương rẫy canh tác cũng không xa bản. Trình độ dân trí thấp, chưa biết sản xuất hàng hóa: Canh tác nương rẫy chỉ là lúa, ngô nhằm giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ nên rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy không nhiều, vùng thấp quanh khu vực bản làng. Những khu vực sau canh tác nương rẫy, được bỏ hoang từ 8 – 10 năm, rừng thứ sinh hình thành. Cấu trúc và thành phần hệ thực vật cũng như hình thái ngoại mạo khác biệt rõ rệt so với rừng nguyên sinh. Thường không có tầng tán rõ rệt.
- 18 Tầng 1 (Tầng ưu thế sinh thái) Tầng này với các cây gỗ ưa sáng phát triển trở lại từ chồi hay hạt, cùng tuổi có chiều cao dao động từ 8 -10m, đường kính dao động từ 10 – 15cm. Tầng 2 (Tầng gỗ nhỏ cây bụi). Có chiều cao 5 - 7m. Tầng 3 (Tầng cây bụi dưới tán). Tầng 4 (Tầng cỏ quyết) Nét đặc trưng của rừng thứ sinh sau nương rẫy là hệ dây leo nói chung, dây leo gỗ nói riêng rất ít. Tầng cỏ quyết đơn điệu, nghèo nàn, độ phủ tầng này rất thấp. Tầng bì sinh (Phong lan, dương xỉ sống bám) hầu như không có; có lẽ do độ ẩm thấp và chưa đủ thời gian cho những loài bì sinh, dương xỉ hay Phong lan phát triển trở lại. + Trảng cây bụi, cỏ cao Kiểu thảm này có diện tích đáng kể trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Phân bố ở đai thấp dưới 600m và trên 600m. Thảm này cần có những nghiên cứu sâu nguyên nhân hình thành kiểu thảm này, đặc biệt là những diện tích bị rải chất diệt cỏ (trước 1975). Qua khảo sát tại một số khu vực chúng tôi thấy có 4 nguyên nhân: 1. Phát nương làm rẫy 2. Cháy rừng 3. Chất độc hóa học (trước 1975) 4. Xây dựng cứ điểm quân sự trong chiến tranh Bốn nguyên nhân trên đã làm mất đi thảm thực vật nguyên sinh: Ở đai thấp (dưới 600m) là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, đai cao (từ 600m trở lên) là rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp; Diễn thế rừng thứ sinh diễn ra khi đất nương rẫy được bỏ hoang, đất sau cháy rừng và những diện tích rừng bị hủy diệt do chất độc hóa học của Mỹ rải xuống (trước 1975).
- 19 Nguyên nhân làm mất thảm thực vật nguyên sinh là khác nhau nhưng thảm thực vật thứ sinh: Trảng cây bụi, cỏ cao có những đặc trưng hình thái và cấu trúc ngoại mạo giống nhau ở cả đai cao và đai thấp. + Trảng thứ sinh tre nứa (Trúc sặt) phân bố ở độ cao 600m trở lên Ở độ cao 700 – 1200m có một diện tích khá nhiều Trảng thứ sinh Trúc sặt (Arundiunria peteloti). Cây cao từ 3 - 5m có mật độ khá dầy, mọc tản (không hình thành bụi cụm) ưu thế tuyệt đối 60 – 70% độ che phủ. Kiểu trảng thứ sinh này rất đặc trưng , thường phân bố ở độ cao từ 800 – 1500m gặp ở Ba Vì, Tam Đảo, Phan Xi Phăng. Có lẽ do một tác động nào đó (cháy rừng, chất độc hóa học) làm cho thảm thực vật rừng ẩm thường xanh á nhiệt đới núi thấp bị mất đi. Loài Trúc sặt (Arundinaria petelotii) – một loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) ưa sáng thân ngầm lan nhanh, phát triển mạnh, ưu thế tuyệt đối nhờ sức cạnh tranh đã chiếm lĩnh nhanh chóng diện tích rừng nguyên sinh á nhiệt đới núi thấp bị mất. Cây gỗ, cây bụi, tái sinh phát triển chậm, sức cạnh tranh kém cũng bị loại, tạo nên kiểu trảng thứ sinh Trúc sặt gần như thuần loài, dầy đặc, độc đáo ổn định. + Trảng cỏ cây bụi thấp Trên những vùng đất bằng chân núi, gần khu vực bản làng, những diện tích canh tác nương rẫy diễn ra nhiều năm, đất bạc màu, tầng đất mỏng do bị xói mòn. Đây cũng là nơi chăn thả, kiếm ăn của gia súc, sự giẫm đạp, tác động thường ngày của gia súc đã hạn chế sinh trưởng của cây. Nên tại những khu vực này chỉ còn những loài cây bụi cỏ thấp phát triển được trên nền đất thoái hóa nghèo dinh dưỡng. Tùy theo mức độ thoái hóa của tầng đất mặt và mức độ tác động ít nhiều của gia súc mà thành phần cây bụi, cây thảo là loài này hay loài khác và ưu thế thuộc về cây bụi hay cây thảo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn