Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Thành phần loài và đặc điểm phân bố nấm nội cộng sinh với loài Sao đen (Hoperata Odorata Roxb) tại tỉnh Đồng Nai
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài và xây dựng bảng tra về loài nội cộng sinh với Sao đen tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; xác định một số đặc điểm phân bố của nấm nội cộng sinh với cây Sao đen. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Thành phần loài và đặc điểm phân bố nấm nội cộng sinh với loài Sao đen (Hoperata Odorata Roxb) tại tỉnh Đồng Nai
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ PTNT Trêng §¹i häc l©m nghiÖp NGUYÔN THÞ HOµNG YÕN THµNH PHÇN LOµI Vµ §ÆC §IÓM PH¢N Bè NÊM NéI CéNG SINH VíI LOµI SAO §eN (Hopea Odorata Roxb) t¹i tØnh ®ång nai Chuyªn ngµnh: L©m häc M· sè: 60.62.60 Tãm t¾t luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Hµ T©y- 2007
- Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm Nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Thu. Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn đã đuợc bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp Nhà nước họp tại trường Đại học Lâm Nghiệp. Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2007. Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Trường Đại học Lâm Nghiệp.
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ PTNT Trêng §¹i häc l©m nghiÖp NGUYÔN THÞ HOµNG YÕN THµNH PHÇN LOµI Vµ §ÆC §IÓM PH¢N Bè NÊM NéI CéNG SINH VíI LOµI SAO §eN (Hopea Odorata Roxb) t¹i tØnh ®ång nai LuËn v¨n Th¹c sÜ khoa häc L©m nghiÖp Chuyªn ngµnh: L©m häc M· sè: 60.62.60 Ngêi híng dÉn khoa häc PGS. TS. ph¹m quang thu Hµ T©y- 2007
- i MỤC LỤC MỤC LỤC.........................................................................................................i MỘT SỐ KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ..........................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................viii LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ. .................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC ...................................3 1.1.1. Lịch sử hình thành tên gọi................................................…………3 1.1.2. Phân loại bào tử................................................................................4 1.1.3. Kỹ thuật tách bào tử, quan sát bào tử, đếm số lượng bào tử...........,6 1.1.4. Sự phát tán bào tử.............................................................................8 1.1.5. Sinh thái học nấm nội cộng sinh. .....................................................8 1.1.6. Ảnh hưởng của nấm nội cộng sinh đối với thực vật chủ. ................9 1.1.7. Những nghiên cứu về cây họ Dầu..................................................11 1.1.8. Phương thức sử dụng nấm nội cộng sinh .......................................12 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC ................................13 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................17 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................17 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................17 2.2.1. Điều tra thành phần loài nấm nội cộng sinh. .................................17
- ii 2.2.2. Một số đặc điểm phân bố nấm nội cộng sinh.................................17 2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................18 2.4. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................18 2.5. PHƯƠNG PHÁP ..................................................................................18 2.5.1. Điều tra thành phần nấm nội cộng sinh..........................................18 2.5.1.1. Thu thập mẫu ...........................................................................18 2.5.1.2. Phương pháp tách bào tử từ đất ...............................................19 2.5.1.3. Phân loại nấm nội cộng sinh....................................................19 2.5.1.4. Xây dựng danh mục thành phần loài. ......................................19 2.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố của nấm nội cộng sinh.......20 - Phân tích một số tính chất đất ................................................................ - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của nấm nội cộng sinh........................... CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....21 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU. .....................21 3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC THU THẬP MẪU....................22 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................23 4.1. THÀNH PHẦN NẤM NỘI CỘNG SINH VỚI CÂY SAO ĐEN. ......23 4.1.1. Xây dựng bảng tra các loài nấm nội cộng sinh ..............................23 4.1.2. Danh mục các loài..........................................................................26 4.1.3. Mô tả đặc điểm sinh học của bào tử nấm nội cộng ......................28 4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ NẤM NỘI CỘNG SINH...............41 4.2.1. Phân bố nấm nội cộng sinh theo loại rừng hỗn giao.................41 4.2.1.1. Phân bố số lượng bào tử nấm nội cộng sinh theo loại rừng hỗn giao...........................................................................................................41 4.2.1.1.Phân bố thành phần nấm nội cộng sinh theo loại rừng hỗn giao...................................………………………………………………43 4.2.2. Phân bố nấm nội cộng sinh theo tuổi cây……………………...45
- iii 4.2.2.1. Phân bố số lượng bào tử nấm nội cộng sinh theo tuổi cây……45 4.2.2.2. Phân bố thành phần nấm nội cộng sinh theo tuổi cây…………47 4.2.3. Phân bố nấm nội cộng sinh theo độ sâu tầng đất…………….48 4.2.3.1.Phân bố số lượng bào tử nấm nội cộng sinh theo độ sâu tầng đất………………………………………………………………………48 4.2.3.2. Phân bố thành phần nấm nội cộng sinh theo độ sâu tầng……… đất……………………………………………………………………… 53 4.2.4. Ứng dụng đặc điểm phân bố nấm nội cộng trong phát triển bền vững rừng sao đen ..................................................................................55 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.............................58 5.1. KẾT LUẬN...........................................................................................58 5.2. TỒN TẠI...............................................................................................59 5.3. KIẾN NGHỊ..........................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................60
- iv MỘT SỐ KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN STT KÍ HIỆU NỘI DUNG TRANG, MỤC 1 Acau. Acaulospora Bảng 4.3 2 Entr. Entrophospora Bảng 4.5 Bảng 4.7 3 Giga. Gigaspora 4 Glomus. Glomus 5 Scler. Sclerocytis 6 Glo. Glomites 7 VAM Nấm nội cộng sinh Tổng quan nghiên cứu 8 SĐ-KL Sao đen - Keo lai Biểu đồ 4.3 9 SĐ-Đ Sao đen - Điều 10 SĐ-X Sao đen - Xoài
- v DANH MỤC CÁC BẢNG STT TT Nội dung Trang Bảng 1 4.1 Bảng tra các loài nấm nội cộng sinh 23 2 Danh mục thành phần loài nấm nội cộng sinh và 4.2 26 tần suất xuất hiện 3 4.3 Số lượng bào tử theo loại rừng hỗn giao 41 4 4.4 Số lượng bào tử nấm nội cộng sinh theo tuổi cây 46 5 Phân bố thành phần chi theo tuổi cây nấm nội cộng 4.5 48 sinh theo tuổi cây 6 4.6 Số lượng bào tử theo độ sâu tầng đất 49 7 4.7 Ph©n bè thµnh phÇn loµi theo ®é s©u tÇng ®Êt 54
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Bào tử nấm Acaulospora appendicula...........................................28 Hình 4.2: Bào tử nấm Acaulospora edicate...................................................28 Hình 4.3: Bào tử nấm Acaulospora dilatata………………………………..29 Hình 4.4: Bào tử nấm Acaulospora lacunose ................................................29 Hình 4.5: Bào tử nấm Acaulospora myriocarpa............................................30 Hình 4.6: Bào tử nấm Acaulospora scrobiculata .........................................30 Hình 4.7: Bào tử nấm Acaulospora bireticulata............................................31 Hình 4.8: Bào tử nấm Acaulospora eligans..................................................31 Hình 4.9: Bào tử nấm Acaulospora rehmii ....................................................32 Hình 4.10: Bào tử nấm Acaulospora mellea..................................................32 Hình 4.11: Bào tử nấm Acaulospora excavata................................................33 Hình 4.12 Bào tử nấm Entrophospora colombiana.......................................33 Hình 4.13: Bào tử nấm Entrophospora schenckii..........................................34 Hình 4.14: Bào tử nấm Entrophospora infrequens........................................34 Hình 4.15: Bào tử nấm Gigaspora candida...................................................35 Hình 4.16: Bào tử nấm Gigaspora albida......................................................35 Hình 4.17: Bào tử nấm Gigaspora decipiens.................................................36 Hình 4.18: Bào tử nấm Glomus aggregatum .................................................36 Hình 4.19: Bào tử nấm Glomus ambisporum ................................................37 Hình 4.20: Bào tử nấm Glomus macrocarpus ..............................................37 Hình 4.21: Bào tử nấm Glomus australe .......................................................38 Hình 4.22: Bào tử nấm Glomus boreale ........................................................38 Hình 4.23: Bào tử nấm Glomus mosseae.......................................................39 Hình 4.24: Bào tử nấm Sclerocystis coccogena.............................................39
- vii Hình 4.25: Bào tử nấm Sclerocystis coremioides ..........................................40 Hình 4.26: Bào tử nấm Glomites rhyniensis………………………………..40 Hình 4.27: Số lượng bào tử nầm nội cộng sinh theo loại rừng hỗn giao.........42 Hình 4.28: Phân bố số lượng bào tử theo tuổi cây..........................................46 Hình 4.29: Phân bố số lượng bào tử theo độ sâu tầng đất loại rừng Sao đen – Keo lai.............................................................................................................49 Hình 4.30: Phân bố số lượng bào tử theo độ sâu tầng đất loại rừng Sao đen – Điều.................................................................................................................50 Hình 4.31: Phân bố số lượng bào tử theo độ sâu tầng đấtloại rừng Sao đen – Xoài.................................................................................................................51
- viii LỜI CẢM ƠN Tríc tiªn t«i xin tr©n träng c¶m ¬n Khoa Sau ®¹i häc, Phßng Nghiªn cøu B¶o vÖ Thùc vËt rõng – ViÖn Nghiªn cøu khoa häc L©m nghiÖp ViÖt Nam, ®· t¹o ®iÒu kiÖn tèt nhÊt cho t«i ®îc häc tËp vµ lµm ®Ò tµi tèt nghiÖp. Lêi c¶m ¬n s©u s¾c nhÊt xin dµnh cho thÇy híng dÉn khoa häc PGS. TS. Ph¹m Quang Thu ngêi ®· trùc tiÕp gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. Xin c¶m ¬n ®Õn c¸c thÇy c« ®· gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp. T«i còng xin göi lêi c¶m ¬n tíi c¸c b¹n ®ång nghÞªp bé m«n Vi sinh vËt – ViÖn N«ng ho¸ Thæ nhìng; c¸c c¸n bé Trung t©m Nghiªn cøu L©m NghiÖp Nam Bé; phßng Kü ThuËt khu b¶o tån Thiªn nhiªn vµ di tÝch VÜnh Cöu; phßng Kü thuËt c¸c l©m trêng; chi côc KiÓm l©m huyÖn VÜnh Cöu ®· gióp ®ì t«i thùc hiÖn ®Ò tµi nµy.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ. Cộng sinh là mối quan hệ phổ biến giữa nấm rễ và thực vật, 90% thực vật có quan hệ cộng sinh với nấm rễ [21]. Có bảy hình thức cộng sinh: Vesicular-Arbuscular Mcorrhizas (VAM); Ectomycorrhizas (ECM); Orchid mycorrhizas; Ericoid mycorrhizas; Ectendo mycorrhizas; Arbutoid mycorrhizas mycorrhizas; Monotropoid mycorrhizas [17] Trong đó, có hai hình thức cộng sinh được nghiên cứu chủ yếu là Vesicular-arbuscular mycorrhizas (nội cộng sinh) và Ectomycorrhizas (ngoại cộng sinh). Khoảng 60 -80% các loài thực vật trên thế giới có quan hệ cộng sinh với nấm nội cộng sinh [20]. Nấm nội cộng sinh gây ra rất ít thay đổi về hình thái rễ nhưng gây ra sự biến đổi lớn về sinh lý của cây chủ [32]. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh vai trò và hiệu quả to lớn mà nấm nội cộng sinh mang lại. Chúng có thể làm tăng khả năng hấp thu khoáng trong đất như lân, đồng, kẽm…Chúng cũng được công nhận làm giảm mức độ ”sốc“ của cây có nguyên nhân do đất nhiễm mặn, đất quá ẩm, nhiệt độ đất cao và nhiều nguyên nhân khác [16]. Vì vậy hình thức cộng sinh này đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Cây họ Dầu (Dipterocarps) trong đó có cây Sao đen đã được xác nhận rằng sự sinh trưởng và phát triển của chúng gắn liền với sự có mặt của nấm nội cộng sinh. Cây họ Dầu (Dipterocarps) đã tạo nên một họ thực vật độc đáo và đặc trưng của vùng nhiệt đới. Hiện nay các loài cây họ Dầu đang chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường gỗ trên thế giới nên rõ ràng chúng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều nước đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ là vùng phân bố chủ yếu của cây họ Dầu trong
- 2 đó gồm cả loài Sao đen. Tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh có diện tích cây Sao đen lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên diện tích rừng Sao đen nói riêng và rừng cây họ Dầu nói chung đang suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, Sao đen được xếp vào danh sách cây trồng chính trong chương trình 5 triệu hecta rừng của Chính phủ. Chương trình 5 triệu hecta rừng không chỉ tập trung vào trồng rừng sản xuất, rừng kinh tế mà mục tiêu đồng thời là môi trường sinh thái. Trên thế giới, nấm nội cộng sinh được nghiên cứu từ rất lâu và về rất nhiều lĩnh vực: phân loại; sinh học, ảnh hưởng của chúng đối với thực vật... Tuy nhiên nghiên cứu cụ thể nấm nội cộng sinh với loài Sao đen còn rất ít. Đối với Việt Nam, những nghiên cứu về nấm nội cộng sinh mới được chú ý thời gian gần đây và tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Những nghiên cứu về vấn đề này trong lâm nghiệp còn rất ít và chưa có một nghiên cứu nào về nấm nội cộng sinh với loài Sao đen được công bố. Từ những lí do trên những lí do nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành phần loài và đặc điểm phân bố nấm nội cộng sinh với loài Sao đen Hoperata Odorata Roxb tại tỉnh Đồng Nai”. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu này có thể tiến hành các nghiên cứu ứng dụng góp phần phát triển loài Sao đen và xây dựng một nền sản xuất lâm nghiệp bền vững.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC 1.1.1. Lịch sử hình thành tên gọi Năm 1885, Frank đưa ra khái niệm “mycorhiza” để chỉ sự cộng sinh đặc biệt giữa rễ cây và nấm ngoại cộng sinh. Trong một bài viết năm 1887, Frank đã chỉ ra sự khác biệt giữa nấm ngoại cộng sinh và nội cộng sinh, sự khác biệt này dùng để chỉ nấm cộng sinh với Ericaceous và Orchid. Sự cộng sinh này đã từng được gọi là “phycomycetous endomycorrihiza” để phân biệt với dạng cộng sinh của các nấm bậc cao với các loài trong họ Ericaceae và Orchidaceae. Tuy nhiên tên gọi này không tồn tại được lâu vì không có ý nghĩa hệ thống. Những nghiên cứu tiếp theo về cấu trúc đã dẫn đến sự thay đổi tên gọi loại hình cộng sinh này. Năm 1897, Janse đã gọi cấu trúc intramatrical của bào tử là “vesicules” (gọi là thể V). Năm 1905 Gallaud (1905) gọi những cấu trúc khác trong tế bào thường được quan sát thấy là “arbuscular” (gọi là thể A). Vì vậy tên gọi “vesicular-arbuscular mycorrhiza” được hình thành và tồn tại cho đến thời gian gần đây [26]. Vesicular- arbuscular mycorrhiza thường được viết tắt là VAM. Ngoài ra, trong một số bài báo, công trình khoa học còn sử dụng tên gọi “vesicular-arbuscular mycorrhiza fungi” để chỉ loại hình cộng sinh này[18]. Sau này, các nhà khoa học nhận ra không phải tất cả các nấm đều hình thành vesicules (thể V) và thể A là đặc điểm chung nhất của các chi [35]. Vấn đề này đặt ra yêu cầu loại hình cộng sinh này phải được đổi lại tên là
- 4 “arbuscular mycorrhiza” [26]. Những tranh luận xung quanh tên gọi của loại hình cộng sinh này vẫn tiếp diễn thời gian sau đó. Trong một khoá học năm 2005 về nấm nội cộng sinh tổ chức tại Lisboa tại Portugal [20] tên gọi “arbuscular mycorrhiza fungi” (AMF) được sử dụng để chỉ loại hình cộng sinh này. Hiện nay, trong các tài liệu mới được công bố, thuật ngữ “arbuscular mycorrhiza fungi” đều được các nhà khoa học thống nhất sử dụng thay thế cho thuật ngữ “vesicular-arbuscular mycorrhiza”. 1.1.2. Phân loại bào tử. Hiện nay, việc phân loại nấm nội cộng sinh có rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do tất cả các loài đều là vô tính, khó tồn tại trong môi trường nhân tạo, nhiều đặc điểm loài chồng chéo lên nhau, việc xác định đặc điểm thuộc sợi nấm và bào tử, thiếu khoá phân loại đầy đủ về loài và chi. Đầu tiên, việc phân loại dựa vào hình thái và đặc điểm cấu trúc của nấm. Màu sắc của bào tử biến đổi và được sử dụng làm cơ sở cho việc phân loại [17]. Khoảng đầu những năm 80, phương pháp kháng thể huỳnh quang cũng được đưa ra để phân loại nấm đất. Sử dụng phương pháp này đối với nội cộng sinh chỉ đạt được hiệu quả khi theo dõi chặt chẽ các giai đoạn của nấm và bào tử. Sau đó, phương pháp phân loại dựa trên cơ sở huyết thanh học (Aldwell và Hall 1987), điện di gen (Hepper 1987) và mức độ thay đổi axit béo (Bentivenga và Morton 1994) [26]. Ngày nay phương pháp DNA được các nhà khoa học đánh giá rất cao. Năm 1993, Simon đưa ra phương pháp huỳnh quang, phương pháp này có thể dùng để xác định sự xâm nhiễm của VAM trong rễ, nghiên cứu số lượng VAM và xác định VAM với cây chủ đặc trưng. Năm 2001 SchuBler sử dụng dữ liệu phân tử chứng minh mối liên hệ giữa nấm nội cộng sinh và giữa nấm nội cộng sinh và nấm khác. Thông thường việc phân loại nấm nội cộng sinh sẽ vẫn dựa chủ yếu vào các đặc điểm cấu
- 5 trúc. Phương pháp ADN và giải phẫu sẽ được dùng để đánh giá quan hệ ở mức cao hơn [26]. Một trong những cơ sở quan trọng để phân loại theo hình thái là bảng màu (Morton, 1992). Hiện nay, các tiêu chí dùng để phân loại bào tử gồm: Sự sắp xếp bào tử, hình dạng bào tử, kích thước bào tử, mầu sắc của bào tử (phát hiện qua bảng màu chuẩn), sự phát triển của bào tử, cầu trúc bề mặt bào tử (thông qua phản ứng nhuộm Melzer), cấu trúc thành bào tử, kiểu nảy mầm của bào tử. Các hệ thống phân loại ngày nay được sử dụng đều dựa trên cơ sở hệ thống phân loại của Morton và Benny xây dựng năm 1990. Để có được hệ thống phân loại này phải trải qua một thời gian dài với sự đóng góp của nhiều công trình nghiên cứu. Bắt đầu bằng việc hình thành chi Endogone năm 1908, tiếp đó chi Glomus mô tả lần đầu tiên do anh em Tulasne (1844). Năm 1849, Fries xây dựng nên họ Endogonaceae [26]. Tuy nhiên họ này tiếp tục bị thay đổi. Sau rất nhiều nghiên cứu, đây chính là thời điểm để hoàn thiện sự phân loại hoặc phương pháp nhận biết tất cả các loại bào tử của nấm nội cộng sinh. Gerdermann và Nicolson, hai nhà bệnh học thực vật bằng quá trình thử nghiệm đi đến quyết định sử dụng tên Latinh trong hệ thống phân loại. Moss, nhà giải phẫu thực vật và Bowen, nhà sinh thái học nỗ lực để đưa hệ thống mô tả chủ yếu dựa trên cấu trúc vách tế bào, màu sắc và đặc điểm tế bào chất (Moss và Bowen 1968). Vào đầu những năm 70, Gerdermann và Trappe (Gerdermann và Trappe) thấy Endogone có số lượng loài rất lớn cần phải xem xét lại. Họ chia Endogone senulato thành 7 chi gồm Endogone, Modicella, Glaziella (không phải cộng sinh) và 4 chi cộng sinh Glomus, Sclerocystics và hai chi mới là Gigaspora, Acaulospora. Sử dụng hệ thống phân loại của này, Viện nghiên cứu của Ấn Độ đã phân lập từ đất vườn ươm 4 chi nấm nội cộng sinh : Glomus, Sclerocystics, Gigaspora, Acaulospora và một chi không phải cộng sinh chi Endogone. Năm 1982, Trappe và Schenck . Năm 1987, Walker
- 6 cũng cộng nhận đưa 5 chi nấm nội cộng sinh ra khỏi Sclerocystics và gộp thành Scutellospora. Năm 1990 Morton và Benny đặt 5 chi của Walker vào 3 họ (Glomaceae, Gigasporaneae, Acaulosporaceae) và 2 bộ phụ (Glomineae, Gigasporineae), cả hai bộ phụ này được đặt trong một bộ mới là Glomales. Năm 1990, Schenck và Pezer đưa ra con số 148 loài nấm nội cộng sinh [34]. Sau đó, năm 2001 Morton và Benny công bố 2 họ nữa: Archacosporaceae và Paraglomaceae với 2 chi mới là Archacospora và Paraglomus [26]. Năm 1998, Trung tâm nghiên cứu nấm nội cộng sinh của Đài Loan (Arbuscular mycorrhizal fungal Collection center in Taiwan – ACT) đề nghị công nhận 2 chi mới là Glomites và Jimtrappea [35]. Hiện nay hệ thống phân loại của ACT thường được áp dụng đối với các nước châu Á. 1.1.3. Kỹ thuật tách bào tử, quan sát thể xâm nhiễm, đếm số lượng bào tử Một phần công việc cần thiết cho phân loại là tách bào tử từ đất. Thông thường có thể tách bào tử bằng sàng ướt và lọc, đây là phương pháp thường được sử dụng để lọc tuyến trùng từ đất và được Gerdermann cải biên cho phù hợp với nấm nội cộng sinh [21]. Phương pháp thường được sử dụng để tách bào tử từ đất là phương pháp sàng ướt (wet sieving) qua rây kết hợp với ly tâm trong thang nồng độ của sucrose (dịch 50%) [17]. Tách bào tử từ đất còn là khâu quan trọng để xác định số lượng bào tử có trong đất. Thông thường, số lượng bào tử nấm nội cộng sinh có trong đất thể hiên mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa thực vật và nấm nội cộng sinh. Việc xác định số lượng bào tử cũng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.. Phương pháp thông dụng nhất ngày nay có lẽ được dựa trên cơ sở phương pháp đường chéo của Newman (1966). Phương pháp này đầu tiên để áp dụng với mycorrhizas năm 1975 (Sparling và Tinker 1975), sau đó được dùng để so
- 7 sánh với các phương pháp xác định khác [26]. Ngày nay, máy đếm bào tử cũng được sử dụng dựa trên việc phân loại bào tử qua hình dạng và kích thước thay cho phương pháp đếm thủ công, tuy nhiên sai số lớn. Việc quan sát thể xâm nhiễm dựa trên cơ sở sử dụng Triphan Blue (0,05%) làm biến màu thể xâm nhiễm trong rễ của cây chủ. Trong phương pháp này, đầu tiên nấm rễ cộng sinh được đun nóng bằng KOH 10%, sau đó rửa bằng axít HCl, và biến màu bởi Tryphan blue. Thuốc màu sẽ ngấm sâu vào sợi nấm nhưng không ngấm sâu vào mô thực vật. Phương pháp này nhìn chung thích hợp với cây nông nghiệp một số loài khác. Năm 1980, Kormanik đã mô tả kỹ thuật sử dụng axít fuschin để làm sạch và biến đổi màu những mẫu rễ thực vật để có thể quan sát thể xâm nhiễm. Phương pháp này có hiệu quả hơn đối với thực vật có nhiều sắc tố trong rễ. Năm 1984, Brundrett và cộng sự phát triển một phương pháp khác với chlorazol black E, với kỹ thuật mới này có thể quan sát được những giai đoạn của VAM trong rễ cây chủ rõ ràng hơn những phương pháp trên. Vấn đề chung gặp phải khi áp dụng các phương pháp trên để quan sát mẫu là mẫu bị phá huỷ và tốn thời gian. Sự bắt màu và mức độ thay đổi màu khác nhau đối với các mẫu rễ khác nhau. Nhiều loài thuộc chi Gigaspora và Scutellospora biến đổi màu rất mạnh với Tryphan blue. Những loài này có khả năng biến màu rất mạnh cho dù chúng cộng sinh với bất kì loài thực vật nào Nhưng có loài như Acaulospora trapei có sự biến màu trung gian với Tryphan blue Thậm chí có một số loài của chi Glomus như G. leptoticum, G. maculosum,...hoặc Acaulospora myriocarpa không biến màu với tryphan blue Ames và cộng sự (1982) đã đưa ra kỹ thuật không phá vỡ cấu trúc và tiến đến đánh giá sự chuyển hoá hoạt động trong cấu trúc ở trong và bên ngoài rễ. Cơ sở của phương pháp này dựa trên sử dụng fluorescein diacetate (FDA) [1].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn