intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại Khu BTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các loài chim, thú quan trọng để thực hiện giám sát đa dạng sinh học các loài này tại khu vực nghiên cứu; xác định được bộ chỉ số giám sát cho các loài chim, thú quan trọng; xác định hệ thống các tuyến giám sát các loài chim, thú quan trọng tại khu vực nghiên cứu; xây dựng kế hoạch giám sát đa dạng sinh học các loài chim, thú quan trọng; đề xuất các giải pháp công tác giám sát các loài động vật quan trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại Khu BTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngà y thá ng năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Hà
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đồng Thanh Hải, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp, phòng đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyễn rừng đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo Ban quản lý dự án KfW7 Trung ương và các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn Ông Quý – Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến và các cán bộ phòng khoa học, các cán bộ làm việc tại Khu bảo tồn, Ban lãnh đạo và nhân dân các xã Thượng Tiến, Kim Tiến, Quý Hòa... đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đi thực địa và thực hiện đề tài này tại địa phương. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Hà
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... v Danh mục bảng .......................................................................................................... vi Danh mục hình ..........................................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3 1.1. Trên Thế giới .................................................................................................... 3 1.2. Giám sát đa dạng sinh học ở Việt Nam ............................................................ 4 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ....................................... 5 1.3.1. Sự cần thiết của giám sát đánh giá đa dạng sinh học...................................... 5 1.3.2. Phân tích xác định nhu cầu giám sát đánh giá ĐDSH ...................................... 6 1.3.3. Một số nguyên tắc định hướng điều tra, giám sát đa dạng sinh học ................. 6 1.3.4. Nội dung của điều tra giám sát đa dạng sinh học.............................................. 9 1.3.5. Phương pháp xác định nhu cầu giám sát, đánh giá ĐDSH ............................. 10 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 12 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 12 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 12 2.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 12 2.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 12 2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 12 2.4. Các phương pháp giám sát đánh giá ............................................................... 13 Chương 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 21 3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................... 21 3.1.1. Quyết định thành lập ....................................................................................... 21
  4. iv 3.1.2. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới .................................................................. 21 3.1.3. Địa hình, địa thế .............................................................................................. 22 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................................ 23 3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng ....................................................................................... 24 3.1.6. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất................................................................... 25 3.1.7. Tài nguyên rừng .............................................................................................. 25 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 26 3.2.1. Dân số, dân tộc ................................................................................................ 26 3.2.2 Về kinh tế ......................................................................................................... 26 3.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 27 3.2.4. Văn hóa xã hội ................................................................................................ 27 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29 4.1. Thành phần các loài chim, thú quan trọng được ghi nhận ở Khu bảo tồn Thượng Tiến .......................................................................................................... 29 4.2. Danh sách các loài chim, thú quan trọng được lựa chọn giám sát ................. 32 4.3. xây dựng bộ chỉ số giám sát ........................................................................... 42 4.3.1. Bộ chỉ số giám sát và các tiêu chí giám sát ................................................. 42 4.3.2. Bộ chỉ số giám sát đe dọa tác động vào môi trường sống của các loài chim, thú ............................................................................................................................ 444 4.4. Hệ thống tuyến giám sát các loài chim, thú quan trọng tại Thượng Tiến ...... 45 4.5. Xây dựng kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng cho KBTTN ...... 52 4.6. Đề xuất các giải pháp cho kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng trong KBTTN ......................................................................................................... 55 4.6.1. Hiện trạng công tác quản lý ............................................................................ 55 4.6.2. Đề xuất giải pháp cho xây dựng kế hoạch giám sát ........................................ 56 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 59 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 59 5.2. Khuyến nghị .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BQL Ban quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã CITES nguy cấp. CR Rất nguy cấp (Critically Endangered) ĐDSH Đa dạng sinh học EN Nguy cấp (Endangered) IB Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIB Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. IPGRI Viện tài nguyên Di truyền Quốc Tế Danh Lục đỏ các loài có nguy cơ bị diệt vong của Hiệp hội Bảo vệ IUCN Thiên nhiên thế giới KBTTN Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên TN LC Ít quan tâm (Least Concern) NĐ 32 Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ NE Chưa đánh giá NT Sắp bị đe dọa (Near Threatened) SĐVN SÁCH ĐỏViệt Nam TCN Trước công nguyên TNTN Tài nguyên thiên nhiên UNCED Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển bền vững UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc UNESC chương trình phát triển Giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp O Quốc VQG Vườn quốc gia VU Sắp nguy cấp (Vulnerable) WWF Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên
  6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt Tên bảng Trang 2.1 Phiếu giám sát các loài thú theo tuyến 17 2.2 Phiếu giám sát các loài chim theo tuyến 17 2.3 Phiếu ghi nhận các tác động của con người 18 3.1 Diện tích các loại đất 25 4.1 Danh sách các loài thú quý hiếm ở KBTTN Thượng Tiến 29 4.2 Danh sách các loài chim quý hiếm ở KBTTN Thượng Tiến 30 4.3 Danh sách các loài động vật quan trọng theo tiêu chí giám sát 33 4.4 Các chỉ thị giám sát và chỉ số giám sát 42 4.5 Bảng chứng cứ tác động và các mô tả chi tiết 44 4.6 Các khu vực lựa chọn thực hiện kế hoạch giám sát 46
  7. vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Stt Tên hình Trang 3.1 Bản đồ quy hoạch Khu BTTN Thượng Tiến 22 4.1 Khỉ vàng 40 4.2 Sóc bụng đỏ 40 4.3 Khỉ mốc 40 4.4 Sóc đen 41 4.5 Gà lôi trắng 41 4.6 Chích chòe lửa 41 4.7 Bản đồ các tuyến giám sát KBTTN Thượng Tiến 47 4.8 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBTTN Thượng tiến 56
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm đối với sự phát triển ở Việt Nam và trên thế giới, là một trong những chiến lược quan trọng để duy trì nền kinh tế phát triển bền vững đa dạng và đồng thời duy trì các lợi ích về xã hội môi trường. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học tại Việt Nam ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Sự mất mát về đa dạng sinh học hiện nay là rất đáng lo ngại, nhiều loài động thực vật quý hiếm bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Các hoạt động quản lý, sử dụng và bảo tồn bền vững đa dạng sinh học rừng còn được hiểu là quản lý, sử dụng rừng bền vững, trong đó giám sát đa dạng sinh học rừng là một hoạt động cần thiết để có cơ sở đưa ra các chính sách và các hoạt động bảo tồn hợp lý. Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của đa dạng sinh học, năm 1992 Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học. Năm 2014, Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được xây dựng và phê duyệt triển khai. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình nằm ở vùng sinh thái Tây Bắc Việt Nam nơi có nhiều hệ sinh thái đặc biệt và cũng là vùng phân bố quan trọng của nhiều loài động, thực vật quan trọng của Việt Nam. Theo kết quả điều tra đa dạng sinh học của Đỗ Tước, Võ Quý và cs (2012) kết quả đã ghi nhận được năm kiểu quần xã thực vật chính, bao gồm cả các quần xã thực vật tự nhiên ít bị tác động, bị tác động nhiều và cả quần xã thực vật được hình thành do con người tạo ra. Đây cũng là các quần xã thực vật đặc trưng nhất hình thành nên thảm thực vật của khu bảo tồn. Kết quả của đợt điều tra đã thống kê được được 648 loài thuộc 397 chi, 144 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mặt. Trong số đó, có 39 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, SÁCH ĐỏViệt Nam, Danh Lục Đỏ IUCN (2011).
  9. 2 Kết quả điều tra về thú đã ghi nhận được 59 loài, thuộc 21 họ, và 8 Bộ. Trong số các loài thú ghi nhận được, có 23 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP; 18 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam và 36 loài trong Danh Lục đỏ của IUCN. Điều tra về chim ghi nhận được 128 loài, thuộc 37 họ, 13 bộ. Trong số đó, chỉ có một loài trong Sách Đỏ Việt Nam và 1 loài trong nghị định 32/2006/NĐ-CP cùng với nhiều loài có giá trị bảo tồn khác. Điều tra về bò sát và ếch nhái đã ghi nhận được 53 loài thuộc 14 họ, 4 bộ. Trong số đó, có 18 loài bò sát thuộc 7 họ, 2 bộ; và 35 loài loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ. Trong số các loài bò sát và ếch nhái ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, có 11 loài quý hiếm nằm trong nghị định 32/2006/NĐ-CP, Sách Đỏ Việt Nam và Danh Lục đỏ IUCN. Như vậy, KBTTN Thượng Tiến được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn do thiếu các cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học như tình trạng quần thể, xu hướng biến đổi quần thể, cũng như các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu các mối đe dọa và quản lý đa dạng sinh học hữu hiệu hơn. Xuất phát từ những lý do trên việc thực hiện đề tài: “Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại Khu BTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình”, là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc thực hiện các giải giám sát đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.
  10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên Thế giới Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) xuất hiện từ giữa những năm 1980, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và phong phú của sự sống trên trái đất. Thuật ngữ này hiện nay đang được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu trong các lĩnh vực khoa học và văn hóa đời sống. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã thúc đẩy ý tưởng về một công ước toàn cầu về ĐDSH vào năm 1981, và vào năm 1987 Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã kêu gọi một sự hợp tác quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Các cuộc họp trù bị đã thành lập Ủy ban hợp tác liên chính phủ để chuẩn bị cho Công ước ĐDSH và vào tháng 5 năm 1992, bản thảo cuối cùng của công ước RIO đã được chuẩn bị xong. Chiến lược ĐDSH toàn cầu đã được Viện Tài nguyên Thế giới, Hiệp hội quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) và Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) công bố năm 1992. Hiệp định Quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học (CBD) đã được 179 nước trên thế giới thông qua, trong đó có Việt Nam. Tài nguyên đa dạng sinh học đang hút sự quan tâm của toàn nhân loại bởi giá trị và tầm quan trọng của nó. Thế giới sinh học trải qua hàng triệu năm phát triển để được như ngày nay với khoảng 10 – 100 triệu loài sinh sống, trong đó khoảng 1,7 triệu loài đã được định tên (Hawksworth và Ritchie 1998) đang bị tàn phá nghiêm trọng. Khoảng 20% số loài đã bị biến mất trong vòng 30 năm qua và 50% hoặc hơn nữa sẽ ra đi vào cuối thế kỷ 21 (Myers, 1993; Sharma, 2004). Nguyên nhân suy thoái gây nên bởi con người do sự tàn phá các khu vực sinh sống tự nhiên, canh tác, khai thác bừa bãi, ô nhiễm, du nhập ồ ạt cây trồng và vật nuôi vv... Nghiên cứu đánh giá giám sát tài nguyên đa dạng sinh học là một hoạt động hết sức cần thiết nhằm tạo nên cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, hoạch định
  11. 4 chính sách và kế hoạch phát triển sử dụng bền vững tài nguyên. Khái niệm giám sát đánh giá đa dạng sinh học có thể hiểu với 2 hoạt động như sau: Thứ nhất: là phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học (biodiversity measurement alpha, beeta và gamma) (IVI- Importance Value Index; H- Shannon - Weiner’s Index, Cd- Simpson’s index, vv...). Thứ hai: là đánh giá giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học (biodiversity valueing) bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử dụng, giá trị địa phương và toàn cầu (Vermeulen và Izabella, 2002). 1.2. Giám sát đa dạng sinh học ở Việt Nam Cho đến nay, Việt Nam đã và đang xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học Quốc gia, tuy nhiên trong hai thập kỷ qua đã có một số hoạt động giám sát đa dạng sinh học được thực hiện ở một số khu rừng đặc dụng, vùng đệm liền kề và các khu vực có rừng phòng hộ. Hầu hết các hoạt động giám sát đa dạng sinh học này đều mang tính chất thí điểm với mục tiêu chủ yếu nhằm theo dõi các nguy cơ đe dọa, xu hướng chung của các loài và xu hướng của các loài bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu, sự thay đổi đối với môi trường sống, hệ sinh thái và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động giám sát đa dạng sinh học đã được thực hiện từ trước tới nay chủ yếu do các dự án nước ngoài hỗ trợ, thực hiện riêng lẻ ở các khu vực khác nhau và khác nhau cả về quan điểm cũng như tính ứng dụng. Các hoạt động giám sát này được thực hiện rất rời rạc, không có tính liên kết với nhau và với các chương trình điều tra giám sát rừng khác. Hoạt động giám sát đa dạng sinh học thường kết thúc hoặc bị gián đoạn khi nguồn tài trợ từ bên ngoài không còn. Hiện nay đã có rất nhiều chương trình giám sát rừng quốc gia được thực hiện ở trong nước như chương trình đánh giá, giám sát và điều tra rừng quốc gia, chương trình thống kê và điều tra rừng quốc gia, chương trình theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp… Tuy nhiên, các chương trình giám sát rừng này hiện vẫn chưa kết hợp dữ liệu hiện có về giám sát ĐDSH từ các cơ quan quản lý; không xây dựng mối liên kết nào giữa các cơ quan quản lý với các chương trình kiểm kê và giám sát cấp quốc
  12. 5 gia. Do đó, các cơ quan quản lý không nắm bắt được các diễn biến về ĐDSH để có giải pháp quản lý hợp lý. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các hoạt động giám sát đa dạng sinh học chưa được quan tâm là phương thức quản lý tài nguyên ở Việt Nam hiện còn rất thụ động. Thông thường, khi có giấy phép, lâm sản sẽ được khai thác để bán và khi rừng tự nhiên không còn sản phẩm để khai thác, rừng sẽ được trồng mới hoặc để tái sinh tự nhiên. Phần lớn rừng đều không có chiến lược quản lý lâu dài cũng như không có mục tiêu quản lý rừng cụ thể. Nguyên nhân khác là chưa có cơ sở dữ liệu để lưu trữ, phân tích các chỉ số và dữ liệu đa dạng sinh học một cách lâu dài và có hệ thống; các chỉ số về đa dạng sinh học được thu thập rời rạc, không có định hướng. Điều này khiến các thông tin về đa dạng sinh học không đóng góp nhiều cho việc lập kế hoạch và kết quả là giám sát đa dạng sinh học chưa được quan tâm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.3.1. Sự cần thiết của giám sát đánh giá đa dạng sinh học Tính đa dạng sinh học không phải lúc nào cũng cố định trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Theo sự biến đổi của thời gian, khí hậu, sự canh tranh phát triển trong các quần xã, diễn thế tự nhiên, di cư cùng với sự tác động của con người... đã làm cho tính đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn luôn thay đổi. Vì vậy, điều tra, giám sát đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn. Đa dạng sinh học được hiểu một cách đơn giản là sự da dạng về nguồn gen, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái. Giám sát đa dạng sinh học là những chu trình thu thập số liệu về đa dạng sinh học thông qua các chỉ số để xác định hiện trạng và những xu hướng thay đổi đa dạng sinh học nhằm mục đích đưa ra các quyết định quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Các đợt điều tra giám sát đa dạng sinh học theo định kỳ sẽ cung cấp những tài liệu cơ sở để chúng ta đánh giá những thay đổi trong khu bảo tồn do những tác động tiêu cực hoặc do các hoạt động quản lý gây nên. Mặt khác, các tài liệu điều tra giám sát sẽ giúp chúng ta đánh giá sự tiến bộ (hiệu quả) của các hoạt động quản lý.
  13. 6 Tóm lại, các cuộc điều tra, giám sát đa dạng sinh học sẽ cho ta những tài liệu về: số lượng loài trong khu bảo tồn (độ phong phú của loài); phân bố của các loài, nhóm loài đặc trưng cho các dạng sinh cảnh (tổ thành loài). Việc điều tra giám sát thường xuyên theo định kỳ sẽ giúp các nhà điều tra xây dựng danh lục kiểm kê của các loài trong khu bảo tồn. Từ đó chúng ta có thể so sánh kết quả kiểm kê này với các đợt kiểm kê trước đây hoặc với kết quả kiểm kê ở các khu bảo tồn khác (nếu quy trình kiểm kê không bị thay đổi). Ngoài ra hoạt động giám sát, đánh giá đa dạng sinh học còn nhằm mục đích: xác định các vùng ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển nguồn gen động, thực vật; theo dõi tác động của quản lý đất đai cũng như biến đổi môi trường đến đa dạng sinh học. 1.3.2. Phân tích xác định nhu cầu giám sát đánh giá ĐDSH Để hoạt động điều tra giám sát đa dạng sinh học có kết quả, cần phải xây dựng kế hoạch làm sao đảm bảo việc quản lý có định hướng và thường xuyên, thích ứng với tình trạng thay đổi của khu bảo tồn. Muốn thiết lập một kế hoạch như vậy cần phải có sự hiểu biết khá cặn kẽ về các loài, các sinh cảnh có trong khu bảo tồn trên các phương diện: vị trí, phân bố, các yếu tố đe doạ, mức độ đe doạ và diễn biến tình trạng của chúng qua các năm; tình hình kinh tế, xã hội và các áp lực bên ngoài đến nguồn tài nguyên. Những thông tin nêu trên sẽ giúp chúng ta quyết định loài nào, sinh cảnh nào hoặc mối đe doạ nào cần được chú ý đặc biệt và những hoạt động quản lý nào là cấp thiết nhất. 1.3.3. Một số nguyên tắc định hướng điều tra, giám sát đa dạng sinh học 1. Có một số nhóm thông tin cần thiết góp phần quyết định định hướng bảo tồn, ví dụ mối tương quan loài về sinh học, sinh thái, kinh tế: - Mối tương quan loài và diện tích: đây chính là việc xác định sự giàu có về loài trong một vùng nhất định để đánh giá kích thước quần thể tối thiểu trong các khu bảo tồn. - Các loài có vai trò quyết định (Keystone species): các loài đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì cấu trúc và sự toàn vẹn của hệ sinh thái.
  14. 7 - Loài chỉ thị của hệ sinh thái (indicator species): là những loài mà sự đa dạng của chúng có liên quan với sự đa dạng của một hay nhiều loài khác. - Các cấp bậc phân loại: Loài hay cấp phân loại trên loài cũng được dùng để so sánh các lập địa hay các hệ sinh thái về sự đa dạng và tình trạng bảo tồn. Gần đây đã phát triển nhiều phưong pháp để xác định vùng ưu tiên bảo tồn, không chỉ dựa vào sự giàu có về loài mà còn cả sự khác biệt về phân loại của các loài quan tâm. Các vùng có các loài xa nhau về phân loại sẽ được ưu tiên hơn là vùng có các loài gần nhau về phân loại. - Các nhóm chức năng (Functional group): là nhóm các loài có cùng chức năng và cấu tạo hình thái giống nhau trong một hệ sinh thái. Ví dụ: các loài dây leo có thể được coi là một nhóm mà không nhất thiết phải chia ra thành các loài khác biệt nhau. - Các loài có giá trị kinh tế: mặc dù có nhiều chỉ tiêu đánh giá song khi quyết định bảo tồn, giá trị kinh tế của loài lại thường được coi trọng hơn. Tuy vậy, đôi khi các giá trị khác (đặc sản, cây thuốc, giải trí, du lịch...) cũng có ý nghĩa không kém. 2. Sự sinh trưởng và phát triển của một quần thể sinh vật thường tuân theo một quy luật nhất định. Rõ ràng nhất là sự tăng trưởng của quần thể sinh vật luôn phụ thuộc vào sức chống chịu với điều kiện môi trường sống và cạnh tranh nội tại ngay trong quần thể. Vì vậy mật độ của quần thể có thể biến đổi theo thời gian. Sự biến đổi đó thực tế có thể theo chiều hướng tiến triển hoặc suy thoái và do nhiều nguyên nhân. Những dấu hiệu biểu hiện thực trạng của quần thể, cụ thể hơn là mức độ suy giảm của quần thể sinh vật tại một vùng có thể được xem là các chỉ báo cần thiết cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. 3. Xác định các sinh cảnh Một khu bảo tồn thường có nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. Các cuộc khảo sát giống nhau cần phải tiến hành độc lập ở những vị trí được chọn ngẫu nhiên tại một dạng sinh cảnh. Sau đó, các kết quả điều tra được ở mỗi dạng sinh cảnh được
  15. 8 tổng hợp để có một kết quả kiểm kê chung và biết được các hướng biến đổi của quần thể hoặc thậm chí về mật độ quần thể cho toàn khu bảo tồn. Trong phân loại sinh cảnh của khu bảo tồn, Bản đồ là yếu tố cần thiết. Bản đồ càng chi tiết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Trước hết chúng ta phải chuyển tải các thông tin đã được ghi trong luận chứng vào bản đồ (kể cả các thông tin ghi trong bản đồ của khu bảo tồn đã được làm trước đây, có thể cả những thông tin mà chúng ta thu thập được). Các thông tin này gồm: vị trí của các sinh cảnh chính, sự có mặt của các loài quan trọng, những nơi đang bị đe doạ nhất,... Các thông tin chuyển tải vào bản đồ phải thật chính xác và theo quy định của chương trình giám sát đã thiết kế. 4. Chọn loài giám sát Do có nhiều loài động vật, thực vật trong KBTTN nên không thể điều tra giám sát toàn bộ các loài, vì vậy cần phải chọn một số loài tiêu biểu; đó gọi là những loài chỉ thị. Vì các KBTTN không giống nhau nên cần tìm ra các loài chỉ thị tốt cho mỗi khu và đòi hỏi phải đúng phương pháp cho chương trình giám sát. Đó là một giai đoạn quan trọng bởi vì khi một chương trình điều tra giám sát đã được thiết lập thì việc thay đổi sẽ gây ra lãng phí lớn vì không sử dụng được các số liệu thu thập trước đây. Khi chọn loài chỉ thị cần lưu ý: - Chọn những loài động vật hoặc thực vật dễ dàng quan sát hoặc bẫy bắt. Không nên chọn loài động vật thường ẩn trốn trong các bụi rậm hoặc chỉ ra chỗ trống vào ban đêm. Các loài thực vật chọn làm chỉ thị nên là những loài được người dân chú ý khai thác, vì sự hiện diện của loài này có thể chỉ thị tốt cho sự tác động của con người vào khu bảo tồn. Thực vật thường được chọn làm loài chỉ thị bởi chúng dễ sưu tầm và đánh dấu hơn so với động vật. - Không nên chọn các loài hiếm hoặc rất hiếm vì những loài đó thường khó quan sát và sự hiếm của loài đã làm mất đi vai trò chỉ thị. Tuy nhiên, các loài rất hiếm thường là những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng vì vậy việc bảo vệ loài là rất quan trọng, mặt khác chính nhờ sự có mặt của loài đó mà khu bảo tồn được thành lập. Đối với các loài này, người ta thường xây dựng chương trình giám sát riêng để
  16. 9 bổ sung cho các chương trình giám sát của các loài chỉ thị chứ không dùng để làm loài giám sát. - Không chọn các loài quá phong phú và thường gặp vì chúng thường phổ biến do sự có mặt của con người. Các loài này không phải là các loài chỉ thị tốt cho tình trạng khu bảo tồn. - Trong giám sát đa dạng sinh học, người ta thường chọn một số loài mà có thể chỉ thị đại diện cho tất cả các sinh cảnh của khu bảo tồn. Có thể chọn các loài ăn chuyên mà không chọn các loài ăn các loại thức ăn thông thường. Loài thông thường đề cập ở đây là các loài động vật ăn nhiều loại thức ăn và sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. Quần thể của chúng thường không thay đổi khi một sinh cảnh hay một nguồn thức ăn đặc biệt nào đó thay đổi. Do vậy việc lựa chọn các loài ăn chuyên làm các loài chỉ thị giúp chúng ta biết được tình trạng của sinh cảnh mà chúng sử dụng. - Có thể chọn một nhóm loài làm nhóm chỉ thị và nhóm loài này thường có chung các nhu cầu. Ví dụ: các loài chim sử dụng các bụi, cây thấp để làm tổ và kiếm ăn (nhóm chim dưới tán rừng) có thể là loài chỉ thị tốt vì có thể bắt chúng bằng lưới mờ; các loài bò sát nhỏ, các loài ếch nhái sống trên mặt đất có thể là nhóm chỉ thị vì có thể bắt được chúng bằng bẫy hố để thu thập số liệu. - Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học như: hoạt động của con người, điều kiện bất lợi về khí hậu (lũ lụt, hạn hán,...) cũng được xem là các vấn đề cần được chú ý trong giám sát, đánh giá đa dạng sinh học. 1.3.4. Nội dung của điều tra giám sát đa dạng sinh học Chương trình điều tra, giám sát đa dạng sinh học cho mỗi KBTTN được thiết kế khác nhau tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của KBTTN đó: 1. Nếu đó là khu vực được xây dựng chủ yếu để bảo vệ các hệ sinh thái cần thiết cho rất nhiều loài thực vật và động vật tiêu biểu của Việt Nam thì nội dung của hoạt động điều tra giám sát là: - Xác định và khoanh vẽ trên bản đồ các sinh cảnh chính đã tạo nên toàn bộ hệ sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên đó.
  17. 10 - Xác định các loài chỉ thị (hoặc loài chính) đại diện cho mỗi dạng sinh cảnh. - Giám sát dài hạn các loài chỉ thị đó để theo dõi sự biến đổi của các quần thể và xác định những mối đe doạ nghiêm trọng nhất. - Tìm ra các giải pháp hoặc các kiến nghị để giảm mối đe doạ nói trên. Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của mối đe doạ đó. 2. Nếu khu vực được xây dựng chủ yếu để bảo vệ một hoặc vài loài động, thực vật quan trọng có nguy cơ diệt vong nào đó thì nội dung điều tra giám sát quan trọng nhất là: - Xác định hiện trạng quần thể loài. - Xác định các mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với quần thể. - Giám sát các xu hướng thay đổi lâu dài kích thước quần thể. - Tìm ra biện pháp và đề ra các kiến nghị làm giảm các mối đe doạ. - Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của các mối đe doạ. 3. Nếu khu vực đó được xây dựng chủ yếu để bảo vệ các tài nguyên sinh vật quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân cư gần đó thì nội dung điều tra giám sát quan trọng nhất là: - Xác định các nguồn tài nguyên có trong khu vực mà đời sống của cộng đồng dân cư gần đó lệ thuộc vào chúng. - Xác định các mối đe doạ tiềm tàng đối với nguồn tài nguyên đó, tìm ra biện pháp để giảm các mối đe doạ đó, giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của các mối đe doạ đó. Có thể nói rằng nội dung của hoạt động giám sát đánh giá ĐDSH phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng loại khu bảo tồn. Trong thực tế, có những chương trình giám sát đánh giá với mục tiêu có tính tổng hợp bao gồm tất cả các mục tiêu nói trên. 1.3.5. Phương pháp xác định nhu cầu giám sát, đánh giá ĐDSH Hiện nay việc xác định vấn đề, nhu cầu cần thiết phải giám sát, đánh giá đa dạng sinh học thường đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp đánh giá, phân tích có sự tham gia với các phương pháp đánh giá, phân tích kỹ thuật truyền thống. Vận dụng phương pháp phân tích có sự tham gia (các bên liên quan, cộng đồng...) để xác
  18. 11 định các vấn đề cần thiết phải giám sát, đánh giá trong bảo tồn đa dạng sinh học (quan sát thực tế, đánh giá nhanh tình hình, thảo luận...). Khi xác định được nhu cầu cần giám sát đánh giá trong bảo tồn đa dạng sinh học tại một khu bảo tồn cụ thể, cần thiết phải thảo luận, lựa chọn vấn đề dựa vào điều kiện cụ thể và chức năng, nhiệm vụ của từng loại khu bảo tồn như đã nêu, hoặc cũng có thể dựa trên kết quả phân tích chiến lược, chính sách...Việc xác định vấn đề nhu cầu cần giám sát đánh giá trong bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng để xác định các mục đích, mục tiêu của chương trình giám sát, đánh giá đa dạng sinh học.
  19. 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các loài động vật quan trọng (chỉ bao gồm các loài thú và chim) sống phân bố tại KBTTN Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi thời gian: Từ ngày 15/7/2015 đến đến ngày 30/8/2015 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu tổng quát Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn và nâng cao hiệu quả quản lý, kế hoạch phát triển sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. 2.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các loài chim, thú quan trọng để thực hiện giám sát đa dạng sinh học các loài này tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được bộ chỉ số giám sát cho các loài chim, thú quan trọng. - Xác định hệ thống các tuyến giám sát các loài chim, thú quan trọng tại khu vực nghiên cứu. - Xây dựng kế hoạch giám sát đa dạng sinh học các loài chim, thú quan trọng. - Đề xuất các giải pháp công tác giám sát các loài động vật quan trọng. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Xác định các loài chim, thú quan trọng có giá trị trong khu bảo tồn để thực hiện giám sát đa dạng sinh học. 2.3.2. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số giám sát các loài chim, thú quan trọng tại Khu bảo tồn. 2.3.3. Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tuyến giám sát các loài chim, thú quan trọng. 2.3.4. Xây dựng kế hoạch giám sát đa dạng sinh học các loài chim, thú quan trọng. 2.3.5. Đề xuất một số giải pháp cho công tác giám sát các loài chim, thú.
  20. 13 2.4. Các phương pháp giám sát đánh giá 2.4.1. Phương pháp thu thập, rà soát và đánh giá tài liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu liên quan tại huyện Kim Bôi, huyện Lạc Sơn, Ban quản lý KBTTN, ủy ban xã Thượng Tiến, Kim Tiến, Quý Hòa, hạ; các tổ chức bảo tồn trong nước và Quốc tế liên quan đến nội dung đề tài, các tài liệu thu thập bao gồm: - Thu thập tài liệu nghiên cứu điều kiện tự nhiên, lập địa,…tại KBTTN - Thu thập tài liệu nghiên cứu về động thực vật, báo cáo nghiên cứu về động vật trong tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập tài liệu về dân sinh kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập các loại bản đồ về thảm thực vật, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ tiểu khu, bản đồ ranh giới, bản đồ tài nguyên rừng. - Báo cáo về các chương trình giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học của KBTTN Thượng Tiến. Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu tiến hành xem xét, rà soát và đánh giá theo các nội dung liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu. Các thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng giúp thiết kế các tuyến điều tra thực địa, xác định các loài chim, thú quan trọng cần giám sát ví dụ: như khu vực điều tra, số lượng tuyến điều tra, thời gian điều tra … 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn Trước khi đi điều tra ngoài thực địa, đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn các thợ săn, các cán bộ kiểm lâm địa bàn và các hộ dân sống tại các thôn bản trong KBTTN để xác định một số thông tin về thành phần loài. Kết quả phỏng vấn được ghi chép theo mẫu biểu đã chuẩn bị sẵn (Phụ lục 01). Các bước phỏng vấn bao gồm: Bước 1: Lựa chọn đối tượng và địa điểm phỏng vấn Người dân địa phương có kinh nghiệm đi rừng, thợ săn, cán bộ kiểm lâm địa bàn và các hộ dân sống tại các thôn bản trong KBTTN có hiểu biết tốt về các loài chim, thú được lựa chọn phỏng vấn để xác định sơ bộ về sự có mặt của các loài cũng như những vùng phân bố quan trọng, tập tính, sinh cảnh ưa thích của chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2