Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về thuê môi trường rừng cho mục đích du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng đối với rừng đặc dụng; xây dựng phương án tính giá cho thuê môi trường rừng đặc dụng với mục đích du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng phương án khung cho thuê môi trường rừng đặc dụng với mục đích du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng tại 2 khu du lịch Ao vua và Khoang Xanh – Suối tiên;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp & PTNT Trêng ®¹i häc l©m nghiÖp ---------------- ®ç thanh hïng X©y dùng ph¬ng ¸n cho thuª m«I trêng rõng ®Æc dông ®Ó ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸I t¹i vên quèc gia ba v× LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp Hµ néi - 2008
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp & PTNT Trêng ®¹i häc l©m nghiÖp ---------------- ®ç thanh hïng X©y dùng ph¬ng ¸n cho thuª m«I trêng rõng ®Æc dông ®Ó ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸I t¹i vên quèc gia ba v× Chuyªn ngµnh L©m Häc M· sè: 60.62.60 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp Ngêi híng dÉn: TS. Lª träng hïng Hµ néi - 2008
- ii MỤC LỤC Mục Trang Lời cảm ơn……………………………………………………………………........ i MỤC LỤC……………………………………………………………………….....ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU...........................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Những nghiên cứu nước ngoài .....................................................................4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cho thuê rừng trên thế giới.....................4 1.1.2.Kinh nghiệm của một số nước cụ thể về thuê rừng .........................6 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................17 1.2.1.Hành lang pháp lý cho việc thuê môi trường rừng........................17 1.2.2.Các nghiên cứu trong nước về cho thuê rừng ................................19 1.3. Một số cơ sở lý luận về giá trị của rừng và định giá rừng ......................24 1.3.1.Tổng quan về tài sản và giá trị môi trường rừng đặc dụng ..........24 1.3.2. Khái niệm và tính năng cơ bản của môi trường rừng đặc dụng .26 1.3.3. Dịch vụ cảnh quan rừng ..................................................................28 1.3.4. Đánh giá kinh tế môi trường rừng đặc dụng, ý nghĩa và mục đích của định giá tài sản.....................................................................................29 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP........................32 NGHIÊN CỨU ...................................................................................................32 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................32 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................32 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................32 2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................33 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu..........................................................33 2.4.2. Xác định giá thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch bằng phương pháp thu lợi/thu nhập.........................................................33 Chương 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................40 3.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Ba vì ...............................................40 3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................40 3.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................41 3.1.3. Đặc điểm khí hậu..............................................................................41 3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng ...............................................................43 3.2. Điều kiện tự nhiên Kinh tế xã hội..............................................................44 3.2.1. Điều kiện xã hội của Vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm .............44 3.2.2. Điều kiện kinh tế của vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì.................46
- iii 3.2.3. Thực trạng sản xuất và thu nhập của cư dân vùng đệm..............48 3.3. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu ...............................................48 3.3.1. Đặc điểm cơ bản của khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên ......48 3.3.2. Đặc điểm cơ bản của khu du lịch Ao vua.......................................54 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................61 4.1. Kết quả khảo sát và tính các phương án giá cho thuê rừng với mục đích du lịch ..........................................................................................................61 4.1.1. Khu du lịch Ao Vua .........................................................................61 4.1.2. Khu du lịch Khoang Xanh- Suối Tiên............................................63 4.1.3. Các phương án xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng kinh doanh du lịch tại khu du lịch Ao Vua và Khoang Xanh ........................65 4.2. Đề xuất phương án thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng của ( phương án chung) ...70 4.2.1. Cơ sở xây dựng phương án .............................................................70 4.2.2. Nôi dung phương án.........................................................................72 4.3. Phương án cho thuê rừng tại khu Khoang Xanh- Suối Tiên .................75 4.4. Phương án cho thuê rừng tại khu Ao Vua...............................................82 4.6. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................89 Chương V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................90 5.1. Kết luận ........................................................................................................90 5.2. Khuyến nghị.................................................................................................92 6.Tài liệu tham khảo...............................................................................................93 7. NhËn xÐt cña 2 ph¶n biÖn ................................................................................ 98
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DL : Du lịch DLST : Du lịch sinh thái EVM : Phương pháp giá trị mong đợi GDP : Tổng sản phẩm quốc nội MTR : Môi trường rừng NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NPV : Giá trị hiện tại của thu nhập dòng PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng SX : Sản xuất TP : Thành phẩm UBNN : Ủy ban nhân dân WTP : Chi trả tự nguyện R : Giá trị môi trường
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đối tượng Thuê rừng ........................................................................... 20 Bảng 1.2. Phương pháp định giá rừng ................................................................. 22 Bảng 1.3. Phương pháp định giá rừng ................................................................. 23 Bảng 3.1. Thu nhập của các hộ vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì theo cơ cấu ngành nghề năm 2006........................................................................... 47 Bảng 3.2. Hiện trạng đất và tài nguyên Khoang Xanh Suối tiên......................... 52 Bảng 3.3. Hiện trạng đất và tài nguyên Ao Vua .................................................. 58 Bảng 4.1. Doanh thu của các hoạt động du lịch tại khu DL Ao Vua 3 năm (2005- 2007) ..................................................................................................... 61 Bảng 4.2. Chi phí của các hoạt động du lịch tại khu DL Ao Vua 3 năm ............ 62 Bảng 4.3. Lợi nhuận của các hoạt động du lịch tại khu DL Ao Vua 3 năm (2005- 2007) ..................................................................................................... 63 Bảng 4.4. Doanh thu của các hoạt động du lịch khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên qua 3 năm (2005-2007) ................................................................ 63 Bảng 4.5. Chi phí của các hoạt động tại khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên... 64 Bảng 4.6. Lợi nhuận của các hoạt động tại khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên qua 3 năm (2005-2007) ........................................................................ 65 Bảng 4.7. Xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng dựa trên lợi nhuận của khu du lịch Ao Vua............................................................................... 66 Bảng 4.8. Xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng dựa trên tổng doanh thu của khu du lịch Ao Vua ........................................................................ 66 Bảng 4.9. Xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng dựa trên doanh thu từ vé của khu du lịch Ao Vua ........................................................................ 67 Bảng 4.10. Tổng hợp xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng của 3 phương án khu du lịch Ao Vua.......................................................................... 67 Bảng 4.11. Xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng dựa trên lợi nhuận của khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên.................................................... 68 Bảng 4.12. Xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng dựa trên tổng doanh thu của khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên ............................................. 68 Bảng 4.13. Xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng dựa trên doanh thu từ vé của khu du lịch Khoang Xanh-Suối Tiên ............................................. 69 Bảng 4.14. Tổng hợp xác định giá thuê môi trường rừng đặc dụng của 3 phương án Khoang Xanh-Suối Tiên .................................................................. 69
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Toàn cảnh Vườn quốc gia Ba Vì nhìn từ hướng Đông........................ 43 Hình 3.2. Tỷ lệ hộ khá, trung bình và nghèo ....................................................... 45 Hình 3.3. Thu nhập của các hộ vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì theo cơ cấu ngành nghề năm 2006..........................................................................47 Hình 3.4. Thác đập tràn khu du lịch Khoang Xanh Suối tên............................... 49 Hình 3.5. Thác Ao Vua khu du lịch Ao Vua ....................................................... 55
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới ngày nay đang ở thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, sự nối tiếp của thế kỷ 20 với bao biến động sâu sắc cho loài người, sự tàn phá của hai cuộc đại chiến thế giới, sau đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp ở các nước phát triển, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong thập niên cuối thế kỷ trước đã đưa đến cho con người với nhiều thành tựu trong khoa học, kinh tế xã hội rất lớn lao. Cùng với kết quả của khoa học kỹ thuật mà con người đạt được, là những hậu quả của sự phát triển đó để lại như: môi trường bị ô nhiễm nặng nề, thủng tầng ôzôn, thiên tai xảy ra liên miên, hạn hán, lũ lụt, động đất, nạn cháy rừng... bệnh dịch hoành hành, hàng vạn người chết, tiêu tốn nhiều tỷ đôla. Từ đó đã đặt ra nhiệm vụ rất lớn cho con người là vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn rừng. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bởi vì Rừng là mái nhà của thế giới, nếu mái nhà đó bị tàn phá thì sẽ có biết bao điều tệ hại xảy ra cho các dân tộc sống trong mái nhà chung đó. Môi trường sống là vấn đề mang tính toàn cầu của tất cả quốc gia trên thế giới, vì sự sống còn của hành tinh chúng ta. Trong những năm gần đây song song với việc đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể thì nhu cầu du lịch càng ngày càng được phát triển. Vấn đề du lịch có quan hệ chặt chẽ với môi trường thiên nhiên. Vì vậy nếu vấn đề du lịch không được định hướng đúng đắn và được quản lý chặt chẽ thì môi trường thiên nhiên sẽ bị xâm hại nặng nề, trong đó có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ... Trên thực tế chúng ta đang trả giá bằng những thiên tai lũ lụt hạn hán đã ảnh hưởng không ít tới nền kinh tế quốc dân.
- 2 Vì vậy định hướng và quản lý các hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch gắn với thiên nhiên đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến việc thuê rừng, Theo Nghị định số 23/2006NĐ-CP ngày 03 tháng 3năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng.Theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, thuê rừng là một trong những giải pháp để sử dụng rừng có hiệu quả góp phần ổn định cuộc sống của người dân trong nghề rừng. Việc cho thuê rừng cơ bản tập trung vào rừng đặc dụng nhưng cũng cần có các giải pháp khuyến khích thuê rừng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất [10]. Trên thế giới, việc cho thuê rừng đó diễn ra từ lâu. Ở nước ta đây là một vấn đề cũng rất mới mẻ. Có một số cơ sở đang hình thành các phương án cho thuê rừng và khu vực cảnh quan như Vườn quốc gia Ba Vì, Bến En... Tuy nhiên, các cơ sở này gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các phương án cho thuê vì nhiều lý do nhưng trong đó lý do cơ bản là thiếu cơ sở và phương pháp xác định giá cho thuê các tài nguyên này. Bên cạnh đó, các phương án quản lý, khung pháp chế về việc cho thuê rừng và tài nguyên rừng vẫn là những câu hỏi mở cần có các định hướng của các cấp quản lý và ngành lâm nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc cho thuê rừng là một đòi hỏi cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và công tác quản lý trong ngành lâm nghiệp. Vườn quốc gia Ba Vì được được thành lập từ ngày 16-01-1991 khi Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đồng Sĩ Nguyên đã ký quyết định số 17/CP về việc thành lập và phê chuẩn Luận chứng kinh tế kỹ thuật Rừng cấm quốc gia Ba Vì thuộc UBND Thành phố Hà nội trực tiếp quản lý.
- 3 Qua 17 năm xây dựng và phát triển, Vườn quốc gia Ba Vì từng bước đi vào ổn định về mặt tổ chức, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình nghiên cứu về điều tra cơ bản, về bảo tồn nguồn gen cây rừng, các dự án phát triển kinh tế vùng đệm, đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ. Hiện tại Vườn đã thu được những kết quả nhất định như: rừng được bảo vệ và phát triển tốt, cảnh quan môi trường ngày càng được cải thiện. Đặc biệt một số dự án có ý nghĩa khoa học sâu sắc đã và đang được thực hiện khá thành công. Vườn quốc gia Ba Vì phối hợp cùng UBND huyện Ba Vì lập phương án giá cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái (DLST) và giáo dục hướng nghiệp, môi trường kết hợp bảo vệ phát triển rừng áp dụng cho các đối tượng đang nhận khoán QLBVR có nhu cầu kết hợp hoạt động DLST. Tuy nhiên việc định giá rừng đặc dụng và môi trường cảnh quan du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn. Với những lý do trên, việc tiến hành đề tài: “Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội ” là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn của Vườn quốc gia Ba Vì, đồng thời góp phần sử dụng tốt nguồn tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- 4 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cho thuê rừng trên thế giới Thuê rừng và đất rừng là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển lâm nghiệp ở các quốc gia trên thế giới và thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp. Việc cho thuê rừng và đất rừng thường được thực hiện giữa hai chủ thể là Chính phủ (cho thuê) và tư nhân (đi thuê), đây là một cách để duy trì sự kiểm soát tài nguyên rừng và đất rừng ở một mức độ nhất định hơn là để tư nhân hoá toàn bộ tài sản quốc gia. Những kinh nghiệm về thuê rừng và đất rừng của nhiều quốc gia trên thế giới được đề cập đến trong tham luận của Adrian Whiteman (1998) tại hội thảo “Leasing of Publicly owned forests: learning from international experiences”. Trong tham luận này, tác giả đã có luận bàn về mục đích của các quốc gia khi đưa ra chính sách này; các khía cạnh kinh tế của chính sách cho thuê rừng như làm thế nào xác định được giá cho thuê; các khía cạnh thể chế của việc cho thuê; các nhân tố kinh tế và tài chính chủ yếu cần được cân nhắc khi thiết lập các phương án cho thuê... - Các mục đích của chính sách: (1) Cải thiện tình hình tài chính của Chính phủ từ sự loại bỏ các tài sản công cộng. Đối với ngành lâm nghiệp, áp dụng đối với những tài sản rừng không có lợi ích phi thương mại đáng kể (các lợi ích chiến lược quốc gia, các lợi ích xã hội hay môi trường) hoặc những tài sản rừng có đem lại những lợi ích đó trong tương lai nhưng phải được bảo đảm hợp lý bằng một khung pháp lý đủ mạnh. (2) Tăng hiệu quả của ngành lâm nghiệp thông qua việc tiếp nhận những kỹ năng quản lý và đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân. (3) Phát triển công nghiệp nội địa trên nền tảng tài sản thuộc sở hữu công cộng. (4) Hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng địa phương.
- 5 - Những hình thức: (1) Cho thuê thương mại hoàn toàn: Người đi thuê có quyền sử dụng đất và các tài sản có liên quan trên đất trong một chu kỳ nhất định; giá thuê được xác định là giá thị trường; (2) Hợp đồng hoặc giấy phép khai thác gỗ; (3) Chuyển nhượng rừng; (4) Thoả thuận quản lý rừng. Theo tác giả, việc lựa chọn hình thức nào là phù hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể cần quan tâm đến nhân tố sau: - Loại rừng và mức độ phức tạp đòi hỏi của công tác quản lý - Lượng thu nhập mà Chính phủ mong muốn đạt được từ việc cho thuê… - Năng lực thể chế của quản lý hành chính lâm nghiệp để kiểm soát việc cho thuê - Sức mạnh của các thước đo khác, chẳng hạn như khung điều chỉnh pháp lý chung cho thành phần kinh tế tư nhân… - Các khía cạnh kinh tế của thuê rừng: Ở đây chủ yếu liên quan đến vấn đề định giá rừng cho thuê, có hai kỹ thuật được sử dụng để xác định giá trị của rừng trồng thuộc sở hữu công cộng là: Sử dụng giá thị trường của rừng trồng có khả năng so sánh mà được mua hoặc bán gần đây để phân tích nhằm đưa ra giá định hướng. Kỹ thuật này thường đòi hỏi phải có một bộ cơ sở dữ liệu đồ sộ về giá bán rừng trồng, đây là một điều không tưởng đối với nhiều quốc gia. Tính toán giá trị thặng dư của các khoản thu nhập mong đợi trong tương lai và chi phí từ mỗi rừng trồng (đã được chiết khấu), còn gọi là phương pháp giá trị mong đợi (the expectation value method – EVM). Việc tính toán giá trị mong đợi của rừng trồng đòi hỏi phải đáp ứng đủ 4 loại thông tin sau: Lợi tức dự kiến thu được từ rừng trồng (dựa trên kích thước, chủng loại, chất lượng gỗ); giá bán gỗ tương ứng; các chi phí quản lý rừng trong tương lai; tỷ lệ lãi suất chiết khấu cho thu nhập và chi phí.
- 6 Nhìn chung, đây là những kinh nghiệm cần nghiên cứu vận dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chính sách cho thuê rừng của nước ta cũng cần phải được nghiên cứu đầy đủ các nội dung sau: Mục đích của chính sách thuê rừng hiện tại và tương lai; Các khía cạnh kinh tế của chính sách cho thuê rừng như làm thế nào xác định được giá cho thuê; Các khía cạnh thể chế của việc cho thuê; Các nhân tố xã hội, môi trường; 1.1.2.Kinh nghiệm của một số nước cụ thể về thuê rừng a. Thuê rừng ở Nam Phi Chính phủ Nam Phi có nắm giữ một diện tích chủ yếu là đất rừng, với tổng tài sản bao gồm 892.000 ha rừng và đất rừng. Trong diện tích nhà nước nắm giữ, có sự đa dạng rất lớn về rừng và đất rừng bao gồm: rừng trồng thương mại, đất có rừng khác; rừng bản xứ/địa; các diện tích rừng được bảo hộ (bản xứ) một cách hợp pháp; đất trống. Đất này được sở hữu một phần bởi nhà nước và một phần được nắm giữ bởi đại diện các cộng đồng địa phương; trong đó một số cũng đã có sẵn các quyền sử dụng đất rừng này cho các mục đích khác nhau. Chính phủ Nam phi đang lập kế hoạch để rút lui khỏi sự liên quan trực tiếp trong lĩnh vực lâm nghiệp và hiện tại đang xem xét và cân nhắc các sự lựa chọn để thu hút lĩnh vực tư nhân vào trong sự quản lý nguồn tài nguyên này. Để nắm giữ một số kiểm soát về tài nguyên rừng, Chính phủ Nam phi đang đề xuất cho thuê đất rừng đối với lĩnh vực tư nhân hơn là tư nhân hoá toàn bộ tài sản này (đối với mục đích của tài liệu này, việc cho thuê đã được định nghĩa bởi tác giả bao hàm cả phạm vi/hình ảnh rộng của sự sắp xếp giữa lĩnh vực nhà nước và lĩnh vực tư nhân, bao gồm: các hoạt động cho thuê đất thương mại; các giấy phép khai thác; các chứng chỉ về chuyển nhượng và các
- 7 thoả thuận về quản lý rừng). Tài liệu này đã được chuẩn bị để hỗ trợ cho các Nước và Cục Lâm nghiệp Nam Phi (DWAF) đánh giá các phương án của các hợp đồng thuê rừng đó. Cục này xem xét các phương án thuê rừng khác nhau sẵn có cho chính phủ và soạn thảo các kinh nghiệm từ các quốc gia khác mà có liên quan đến lĩnh vực tư nhân trong việc quản lý rừng sở hữu Nhà nước. Phần 2 và phần 3 của tài liệu này thảo luận các mục tiêu mà các nước khác nhau đã theo đuổi với các chính sách của họ nhằm khuyến khích sự liên quan nhiều hơn của lĩnh vực tư nhân vào trong lĩnh vực lâm nghiệp và các phương án điển hình sẵn có đối với các chính phủ. Phần 4 thảo luận về các khía cạnh kinh tế của thuê rừng chẳng hạn như phương pháp xác định giá trị của các hợp đồng thuê rừng. Phần 5 thảo luận về các khía cạnh về thể chế của việc thuê rừng chẳng hạn phương pháp/cách mà các khoản chi nên được kết cấu và nên được tập hợp, và sự giám sát của sự sắp xếp của việc cho thuê. Phần cuối cùng trình bày các nhân tố tài chính và kinh tế chủ yếu nên được xem xét khi thiết lập các hoạt động thuê rừng. b. Các kinh nghiệm về tư nhân hoá tại Vương Quốc Anh và Niu Zê Lân Cả Vương Quốc Anh và New Zealand đã tư nhân hoá phần lớn tài nguyên rừng sở hữu nhà nước của 2 nước này từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên, các cách tiếp cận được dùng cho việc tư nhân hoá có sự khác nhau giữa 2 quốc gia này. Trong trường hợp Vương quốc Anh, tư nhân hoá được giới thiệu đầu tiên vào năm 1979, nhưng việc bán rừng sở hữu Nhà nước chỉ bắt đầu vào cuối những năm 1980. Các khoảnh rừng được lựa chọn kỹ lưỡng để bán là được chọn chủ yếu từ những nơi sự chuyển nhượng (bán) của nó có thể hợp lý hoá sự quản lý của tài sản rừng của Nhà nước này. Tuy nhiên, các mục đích cho các khoản thu nhập từ việc bán rừng và diện tích được bán mỗi năm cũng được thiết lập bởi Chính phủ (150 triệu bảng và 100,000 ha vào năm 2000). Rừng được bán bằng hình thức đấu thầu có sự cạnh tranh hoặc bằng đàm phán, vào tháng 3/1997 Hội đồng/Uỷ ban Lâm nghiệp đã bán 66.000ha
- 8 (ngoài tổng số 900.000ha trước khi các cuộc bán đấu giá bắt đầu) và thu về 75 triệu bảng. Loại rừng đã được bán chủ yếu là các diện tích rừng Tùng Bách trồng ở vùng sâu vùng xa hoặc các diện tích rất khó khăn trong việc bảo vệ. Những diện tích rừng cho lợi ích rất lớn về giá trị phi gỗ không được bán, trừ những năm đầu của những năm 1990, các sự quan tâm được tăng lên về sự thiệt hại của sự tiếp cận mang tính chất công cộng. Để trả lời/giải quyết vấn đề này, Hội đồng Lâm nghiệp đã khởi xướng chính sách nhường cho chính phủ địa phương cơ hội để bước vào ràng buộc mang tính pháp lý các thoả thuận tiếp cận qua các diện tích đã được bán. Việc tư nhân hoá của tài sản rừng sở hữu nhà nước còn lại đã được xem xét vào năm 1994. Tuy nhiên, việc tư nhân hoá toàn bộ này đã bị từ chối/loại bỏ dựa trên các cơ sở/lý do rằng: 1. Có thể không chắc chắn rằng toàn bộ nguồn tài nguyên này có thể được bán cho một ai với một khối lượng đáng kể; 2. Điều đó có thể rất phức tạp về mặt pháp lý và hành chính và vì vậy rất tốn kém; 3. Sẽ có sự kháng cự một cách đáng kể của công chúng đối với hoạt động đó. Vì vậy, chính sách chuyển nhượng từng bước một vẫn duy trì, với mục đích tương tự như trước đây. Tuy nhiên, chính sách này đã bị tạm dừng trước đợt tổng tuyển cử vừa qua (03/1997) và nó đã không được tiếp tục lại chính phủ mới của Đảng Lao Động. Tư nhân hoá tại New Zealand đã được thông qua đầu tiên vào tháng 12/1987. Các tài sản của chính phủ đã được bán với mục đích chủ yếu là giảm nợ cho công chúng/công cộng. Các nguyên nhân khác của việc bán tài sản nhà nước cũng đã được đưa ra, bao gồm: 1. Các Bộ trưởng đó không phải là các người chủ kinh doanh giỏi; 2. Nhằm để tránh/huỷ bỏ những nhu cầu có thể có cho đầu tư của chính phủ trong tương lai;
- 9 3. Nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của các rủi ro của chính phủ trong các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế; 4. Nhằm để cho phép các Bộ trưởng tập trung vào các vấn đề của chính sách kinh tế xã hội. Các tiêu chí cho việc bán tài sản đó là các người đóng thuế phải nhận được nhiều từ việc bán hơn là họ sẽ tiếp tục sở hữu và rằng việc bán này phải tạo ra được sự đóng góp tích cực cho các chính sách kinh tế và xã hội của chính phủ. Mục tiêu chủ yếu trong lĩnh vực Lâm nghiệp nhằm để hợp lý hoá tài sản và để sản xuất mang tính hiệu quả, tính cạnh tranh quốc tế cao hơn cho lĩnh vực Lâm nghiệp. Mối quan tâm đặc biệt là nhu cầu để đảm bảo các nguồn cung cấp cho các nhà chế biến nhằm để thu hút nguồn đầu tư mới vào trong lĩnh vực lâm nghiệp. Sự bán các nguồn tài nguyên rừng, cho phép các nhà chế biến hợp nhất nguồn cung cấp gỗ vào trong các hoạt động sản xuất hiện nay của họ, được xem như là một cơ chế tối ưu để đạt được kết quả này trong một thời gian dài. Vòng đầu tiên của việc bán rừng này là ở dưới hình thức/dạng bỏ thầu với giá kín/được niêm phong. Các giá đấu thầu được xây dựng cho việc mua bán chọn gói toàn bộ cây cối và các tài sản cố định trừ đất rừng sẽ được thuê dưới chứng chỉ lâm nghiệp hoàng gia có thể trao đổi trên thị trường. Vòng bán rừng đầu tiên này chưa chắc đã thành công: chỉ có 2 mức thầu (cho 72600 ha trong tổng số) đã được chấp thuận. Còn tất cả các mức thầu khác đều đã bị từ chối vì các mức thầu này quá thấp. Tuy nhiên, chính phủ sau đó đã bước vào vòng bán có tính đàm phán và kết quả là đã bán thêm được 174.000ha. Bước thứ ba của quá trình tư nhân hoá, được thông báo Ngân sách của chính phủ năm 1991, là việc bán rừng được quản lý bởi các doanh nghiệp nhà nước/Lâm trường quốc doanh: New Zealand Timberlands. Vào tháng 4/1992, New Zealand Timberlands đã được bán cho một công ty của Mỹ tên là ITT Rayonier.
- 10 Một vấn đề quan trọng trong bất kỳ một quá trình tư nhân hoá nào là mục tiêu của chính sách. Tại New Zealand, mục tiêu này đã được nêu rõ đó là tối đa hoá thu nhập và mục tiêu này là đạt được bằng cách áp đặt một số ràng buộc cho các người bỏ và tối đa hoá sự cạnh tranh cho các mức thầu. Một ảnh hưởng phụ của chính sách này đó là nó đã tạo thị trường về các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực Lâm nghiệp của New Zealand. Sự xâm nhập của các nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại lợi ích cho lĩnh vực lâm nghiệp với sự giới thiệu của các công nghệ mới, nâng cao hiểu biết về thị trường và làm tăng sự cạnh tranh trong nước. c. Các hội/công ty chủ đất tại Papua New Guinea Khái niệm về công ty chủ đất đã được phát triển như là một bộ phận trong chính sách lâm nghiệp quốc gia năm 1979, với mục đích tăng cường sự tham gia của địa phương vào trong lĩnh vực lâm nghiệp. Kể từ đó, số lượng các công ty chủ đất đã tăng lên một cách nhanh chóng và trong số đó rất nhiều công ty đã được ấn hành các giấy phép về gỗ để phát triển nguồn tài nguyên sở hữu bởi họ. Trong khi khái niệm này rất tốt/ý nghĩa về mặt lý thuyết, nhưng về mặt thực tế áp dụng thì nó đã trở nên không tốt/ý nghĩa đến như vậy. Hầu hết các công ty chủ đất đã bị gặp phải tai hoạ bởi sự yếu kém trong quản lý, tham nhũng, và sự đấu tranh bí mật nội bộ giữa các bè phái chủ đất khác nhau. Kết quả đưa đến là hầu hết các công ty chủ đất đã bị xa lánh bởi người dân họ nhiệm vụ giữ vai trò đại diện. Hầu hết các thu nhập từ các hoạt động của các công ty chủ đất cuối cùng cũng đã nằm trong túi các giám đốc của các công ty này và rất nhiều trong số này có mối liên hệ mật thiết với các công ty khai thác gỗ nước ngoài. Hiện nay chính phủ Papua New Guinea đang cố gắng để điều chỉnh tình trạng này bằng cách hạn chế sự phát hành các giấy phép về gỗ cho các công ty này cho đến khi họ cải thiện được quản lý rừng và thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo rằng họ sẽ phân phối các khoản lợi nhuận của họ cho các nhóm mà họ đề cử làm đại diện.
- 11 d. Lâm nghiệp cộng đồng thuê rừng tại Nê Pan Dự án về lâm nghiệp thuê có hợp đồng tại các vùng đồi và phát triển đồng cỏ vật nuôi tại Nê Pan nhằm mục đích nâng cao các điều kiện sống và thu nhập của các hộ gia đình đang sinh sống ở dưới mức nghèo khổ. Dự án này cũng nhằm để cải thiện điều kiện sinh thái các vùng trung du miền trung và miền tây Nê Pan bằng cách cho thuê đất rừng cằn cỗi và bị xuống cấp cho các nông dân nghèo. Trong thời gian 5 năm tính đến năm 1997, 600 nhóm của những người thuê (đại diện cho 4100 gia đình hay 27000 người) đã được thành lập bao gồm dưới 3000 ha đất rừng bị suy thoái và đất đồi. Sau khi tham khảo ý kiến với các cộng đồng địa phương, các hợp đồng cho thuê đã được đưa đến các nhóm của các thành viên nghèo nhất trong cộng đồng với thời gian thuê 40 năm để phát triển các nguồn tài nguyên rừng và cỏ khô cho súc vật. Các lợi ích của kế hoạch này là đã làm giảm mâu thuẫn về các nguồn tài nguyên, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào trong việc quản lý các nguồn tài nguyên, cải thiện điều kiện sinh thái của rất nhiều nơi, tăng thu nhập từ việc bán các lâm sản ngoài gỗ và cải thiện các năng suất đồng cỏ. e. Kế hoạch Bina Desa ở In đô nê xia Kế hoạch Bina Desa ở In đô nê xia nhằm để sử dụng nguồn tài chính của lĩnh vực tư nhân từ lĩnh vực lâm nghiệp để hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng ở trong các hoạt động chuyển nhượng rừng. Vì một phần trong hợp đồng/cam kết chuyển nhượng rừng, những người được chuyển nhượng phải dành một số thu nhập của họ cho các kế hoạch phát triển của địa phương chẳng hạn như xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, nhà thờ hồi giáo và cải tạo đất. Những nhu cầu của địa phương là dựa trên các cuộc khảo sát mang tính chẩn đoán cũng như sự chi trả của những người được chuyển nhượng. Những tác động của các kế hoạch này đã bị trộn lẫn. Chẳng hạn, có rất nhiều các ví dụ các sự phát triển không thích hợp được tài trợ bởi những
- 12 người được chuyển nhượng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là vì các sự yếu kém về thể chế chẳng hạn như thiếu các kiến thức về kỹ thuật một phần là từ những người nhận chuyển nhượng và các cán bộ nhân viên lâm nghiệp địa phương tại khu vực phát triển cộng đồng. Một sự chỉ trích khác của kế hoạch này đó là nó đưa ra sự hỗ trợ không đồng đều đối với các cộng đồng, trong đó có một số chuyển nhượng có thu nhập tương đối thấp về gỗ và có rất nhiều cộng đồng trong khi đó sự trái ngược lại đúng cho các trường hợp chuyển nhượng khác. * Các phương án cho thuê Một số các phương án khác nhau của việc thuê rừng đã được nói đến trong các thảo luận về các mục tiêu ở các phần trước. Một cách tóm tắt, các đặc điểm chủ yếu của các phương án cho thuê rừng khác nhau này là được mô tả dưới đây. Phần lớn của thảo luận này đã đúc kết nên những kinh nghiệm đối với các hoạt động thuê rừng tự nhiên, bởi vì đó là loại rừng phổ biến nhất nơi mà các hoạt động cho thuê rừng tồn tại. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề/điểm đã đưa ra về mỗi một phương án trong số các phương án này có thể áp dụng tương tự đối với rừng trồng. Các phương án được sử dụng bao gồm: Thuê thương mại hoàn toàn, hợp đồng khai thác hoặc giấy phép khai thác, chuyển nhượng rừng, Hợp đồng/cam kết quản lý rừng. * Thảo luận Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể rút ra một số vấn đề như sau: - Một số quốc gia mà nhà nước là đại điện chủ sở hữu, nhà nước chỉ sử dụng các quyền quy hoạch mục đích sử dụng đất, đánh thuế, thu hồi đất đai, điều tiết đất đai phục vụ mục đích công cộng. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đất đai trực tiếp luôn thuộc về những cá nhân, tổ chức trong xã hội và nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức sử dụng đất hợp pháp được thực hiện các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại... đây là cơ
- 13 sở pháp lý cho việc hình thành thị trường chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất. - Mọi nước trên thế giới đều coi đất đai là tài sản quốc gia và Nhà nước thống nhất quản lý rất chặt chẽ. Dù là quốc hữu hoá hay tư hữu hoá về đất đai thì các quyền đối với sử dụng đất cũng có giới hạn chứ không phải là vô hạn (hạn điền), phải luôn gắn với lợi ích kinh tế và pháp luật, đồng thời đảm bảo lợi ích của người có quyền sử dụng đất. - Điều quan tâm nhất của mỗi chủ thể có quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất đó đem lại cho họ lợi ích kinh tế gì. - Việc tạo lập khung pháp lý cho thị trường quyền sử dụng đất đòi hỏi phải gắn chặt với trình độ sử dụng đất với mục tiêu hiệu quả và tính bền vững. - Thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất tuy có nhiều hình thức vận động như giao, khoán, cho thuê, chuyển nhượng, cho thuê lại… nhưng hình thức cao nhất vẫn là mua - bán. - Đối với các quốc gia mà thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất còn ở mức độ sơ khai thì phần lớn do người mua và người bán trực tiếp giao dịch với nhau, còn khi đã phát triển ở trình độ cao hơn thì thị trường này xuất hiện nhiều loại hình trung gian giữa người mua và người bán, trong đó quan trọng hàng đầu là những người tư vấn, cho vay, môi giới, hùn vốn, thanh toán, định giá, thông tin… - Ở nhiều nước trên thế giới, đất nông nghiệp bao gồm cả đất lâm nghiệp cho nên khi đề cập đến thị trường đất đai nông nghiệp/ thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp là đã bao hàm cả thị trường quyền sử dụng đất lâm nghiệp. * Phương án thuê rừng Phần này mô tả một số đặc điểm chung nhất của các phương án thuê rừng chủ yếu sẵn có đối với các chính phủ. Nhìn chung, các sự khác nhau chủ yếu giữa các phương án khác nhau là phạm vi/qui mô mà lĩnh vực tư nhân là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn