intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế (1986-2005)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo sự nghiệp BV&CSSKND trong thời kỳ đổi mới. Từ đó thấy được các thành tựu, hạn chế của sự nghiệp đó. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu để đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp BV&CSSKND trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế (1986-2005)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- TRẦN DANH NAM ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- TRẦN DANH NAM ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ KHANG HÀ NỘI – 2008
  3. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu ........................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 8 7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ THANH HOÁ VÀ SỰ NGHIỆP Y TẾ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRƯỚC NĂM 1986 1.1 Vài nét khái quát về Thanh Hoá................................................................. 10 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................ 10 1.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ............................................................... 16 1.2 Sự nghiệp phát triển y tế ở Thanh Hoá trước năm 1986 ............................ 19 1.2.1 Y tế Thanh Hoá trước cách mạng tháng Tám 1945 ..................................... 19 1.2.2 Y tế Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ..... 21 1.2.3 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) ........................................................................................................... 23 1.2.4 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng và bảo vệ CNXH (1975-1985) .............................................................. 27 CHƯƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005) 2.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ............ 32 2.1.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước ..................................... 32 2.1.2 Chủ trương phát triển y tế của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá .......................... 41 2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển y tế của tỉnh ................ 47 2.2.1 Xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực ............................................... 47 2.2.2 Công tác y tế dự phòng ............................................................................... 55 2.2.3 Công tác phòng chống các bệnh xã hội ....................................................... 68
  4. 2.2.4 Công tác khám chữa bệnh ............................................................................ 72 2.2.5 Công tác dược, vật tư y tế ............................................................................ 78 2.2.6 Một số mặt công tác khác của ngành y tế Thanh Hoá ................................. 81 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Thành tựu và hạn chế ................................................................................. 89 3.1.1 Những thành tựu đạt được ........................................................................... 89 3.1.2 Những hạn chế tồn tại .................................................................................. 99 3.2 Một số bài học kinh nghiệm ..................................................................... 105 3.3 Một số vấn đề đặt ra ................................................................................. 109 Kết luận ......................................................................................................... 120 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 124 Phần Phụ lục ................................................................................................. 134
  5. BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI - BHYT Bảo hiểm y tế - CS&BVSKND Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân - TTYT Trung tâm y tế - UBND Ủy ban nhân dân - YHCT Y học cổ truyền - YTDP Y tế dự phòng
  6. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người. Đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật. Lịch sử y học luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Trong quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển, con người dần khám phá ra những bí mật và quy luật vận động của tự nhiên như sự tuần hoàn của ngày đêm, thời tiết bốn mùa, quy luật sinh, lão, bệnh, tử….Con người cũng dần dần phát hiện thấy một số loại hoa quả, cây cỏ, động vật, khoáng vật ngoài việc sử dụng làm thực phẩm còn có tác dụng phòng và chữa một số chứng bệnh. Dần dần, những kinh nghiệm đúc kết và lưu truyền từ đời này sang đời khác trở thành vốn văn hóa và tri thức giúp con người chống chọi lại bệnh tật và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Y tế Thanh Hoá cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Thanh Hoá là một tỉnh rộng lớn, lại có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, bao gồm đường biên giới, miền núi, vùng cao, bờ biển và hải đảo, lại chịu chi phối bởi nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, vì thế việc kiểm soát các loại dịch bệnh và công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện đất đai, sông ngòi bị chia cắt nhiều, nắng lắm mưa nhiều, lũ lụt thường xuyên, giao thông, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là 1
  7. vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Tất cả những đặc điểm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và sự nghiệp y tế nói riêng. Do đó, tìm kiếm những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (CS&BVSKND) trong tỉnh là một yêu cầu bức bách khách quan. Trong suốt nửa thế kỷ qua, từ sau cách mạng tháng Tám thành công và nhất từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ ngành y tế (27/02/1957). Thấm sâu lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự giúp đỡ của Bộ Y tế, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, y tế Thanh Hoá đã ngày càng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, thu được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tỉnh và góp một phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như công cuộc đổi mới vĩ đại của dân tộc do Đảng khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo. Khi chính quyền cách mạng về tay giai cấp công nhân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra một trang sử mới, ngành y tế Thanh Hóa cũng đắm mình trong dòng chảy của cách mạng. Chúng ta đã tiếp thu một gia tài coi như không đáng kể, lại còn phải chịu đựng và đương đầu với muôn vàn khó khăn: nạn đói năm 1945, hạn hán, lũ lụt liên miên…..và rồi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đánh đuổi đế quốc Mỹ rất ác liệt suốt 30 năm ròng, tình hình bệnh tật, vết thương chiến tranh và hậu quả của chiến tranh….là những gánh nặng đè trĩu trên vai cả dân tộc và toàn ngành y tế tỉnh Thanh Hóa. Để gánh vác và hoàn thành trọng trách nặng nề song rất vẻ vang là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành y tế đã đem hết sức mình để xây dựng màng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, nhanh chóng đào tạo các chủng loại cán bộ theo yêu cầu của từng giai 2
  8. đoạn cách mạng, cố gắng sản xuất tự túc một phần lượng thuốc cần thiết bằng các nguồn dược liệu sẵn có, phát triển các chuyên khoa và trang thiết bị y tế…..Ra sức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và nêu cao tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế đối với người bệnh. Gương mẫu và động viên cả cộng đồng tham gia rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, dân công và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều thế hệ cán bộ y tế tỉnh nhà đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ, có mặt ở mọi nẻo đường của quê hương, của Tổ quốc và cả các nước bạn Lào, Cam-pu-chia anh em để phục vụ, chăm sóc sức khỏe bộ đội, dân công và nhân dân. Đặc biệt là trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cán bộ y tế Thanh Hóa luôn luôn nâng cao ý chí ngoan cường, bám trụ tại các trọng điểm thường xuyên bị oanh tạc, để phục vụ, chiến đấu và sản xuất. Các đội cấp cứu đã dũng cảm băng qua sông dưới mưa bom bão đạn của đế quốc Mỹ, nhanh chóng đến từng trận địa để cấp cứu và tham gia chiến đấu, không chỉ những bằng trí tuệ, lương tâm và trách nhiệm cao cả của người cán bộ y tế tỉnh Thanh, mà còn cả bằng xương máu của mình. Trong chiến đấu có nhiều đóng y, bác sỹ đã hy sinh anh dũng, để cùng cả dân tộc làm nên những chiến công vang dội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Thực hiện quá trình đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, sau 20 năm đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, nền kinh tế đã có nhiều bước phát triển đáng kể, trong đó công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có vai trò hết sức quan trọng. Quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối y tế của Đảng, y tế tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phong trào đi đầu như phong trào 5 dứt điểm, phong trào “sạch làng tốt 3
  9. ruộng”, “sạch bản tốt nương”, phong trào sinh đẻ có kế hoạch, phong trào vườn cây thuốc Nam, khóm thuốc gia đình….. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (14/01/1993), tỉnh Thanh Hoá càng gắn chặt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân với sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. Nhờ đó, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được cũng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi, các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng trong cả phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều tiến bộ mới. Nhân dân ở hầu hết các vùng miền trong tỉnh đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Tìm hiểu những thành quả y tế Thanh Hoá trong 20 năm đổi mới là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và những mặt còn hạn chế tồn tại trong công tác lãnh đạo phát triển y tế của tỉnh, chúng ta có thể đúc rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác CS&BVSKND trong tỉnh, góp phần đáng kể vào thắng lợi của công cuộc đổi mới trên quê hương Thanh Hóa. Là một người con sinh ra trên quê hương xứ Thanh, tác giả rất quan tâm đến vấn đề này. Đó cũng là lý do để tác giả quyết định chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế (1986-2005)” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công trình nghiên cứu: “Địa chí Thanh Hoá, tập 2” (2004), Nxb VHXH, Hà Nội được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ-HĐND-UBND tỉnh Thanh Hoá giới thiệu một cách toàn diện các mặt văn hóa, xã hội liên quan đến mảnh đất, con người xứ Thanh. Về công tác y tế, cuốn sách tập 4
  10. trung giới thiệu một cách khái quát quá trình ra đời, phát triển của của y học phương Đông và phương Tây trên mảnh đất Thanh Hoá. Về phần y tế từ sau cách mạng tháng Tám 1945, cuốn sách giới thiệu về quá trình phát triển của nền y tế cách mạng qua các thời kỳ lịch sử, nhấn mạnh đến hệ thống tổ chức của y tế Thanh Hoá, những thành quả về điều trị, phòng chống các bệnh xã hội, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, về công tác dược và vật tư y tế. Sách “Ngành Y tế Thanh Hoá 60 năm xây dựng và trưởng thành” (2005), Nxb Thanh Hoá do Sở Y tế Thanh Hoá biên soạn, đây là cuốn sách ra đời nhân kỷ niệm 60 năm thành lập ngành y tế Thanh Hoá kể từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Cuốn sách này đã khái quát về quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập cho đến năm 2005. Nội dung sách mang tính liệt kê các sự kiện liên quan đến công tác y tế trong tỉnh qua các thời kỳ lịch sử nhằm giới thiệu truyền thống của ngành mà không đi sâu vào việc phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng và trưởng thành, không đề cập những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác CS&BVSKND trong tỉnh cũng như đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kì tiếp theo. Sách “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (1975-2000)” (2005), Nxb Thanh Hoá do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo biên soạn là cuốn sách giới thiệu một cách có chọn lọc những sự kiện tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá từ năm 1975 đến năm 2000. Trong cuốn sách này, phần về y tế được giới thiệu chiếm một số lượng bài rất ít, trải đều qua các năm. Sách “Thanh Hóa-thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (2003), Nxb CTQG, Hà Nội do tác giả Chu Viết Luân (chủ biên) trình bày một cách có hệ thống, ngắn gọn, không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản, mà còn cho thấy được 5
  11. bức tranh toàn cảnh trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như các huyện, thị, thành phố, doanh nghiệp tiêu biểu, các gương mặt mới, những nhân tố mới trong sản xuất, kinh doanh và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ đó hình dung rõ hơn về hướng đi tới của Thanh Hóa trong tương lai. Trong cuốn sách này, phần y tế được đề cập đến qua các bài giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội đông y, Công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá. Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu có giá trị, cung cấp cho chúng ta có một cái nhìn khái quát về ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ tập trung giới thiệu mang tính chất liệt kê các sự kiện liên quan đến hoạt động chuyên môn y tế mà không đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong quá trình phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh. Đặc biệt, các công trình không đúc rút tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CS&BVSKND trong tỉnh, không nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng yêu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân. Từ thực tế đó, nhằm đánh giá một cách toàn diện sự nghiệp y tế tỉnh Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ đổi mới, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cũng như đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ tiếp theo, tác giả đã quyết định chọn đề tài này làm luận văn nghiên cứu khoa học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo sự nghiệp BV&CSSKND trong thời kỳ đổi mới. Từ đó thấy được các thành tựu, hạn chế của sự nghiệp đó. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu để đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp BV&CSSKND trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 6
  12. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài, luận văn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý nguồn tư liệu về đề tài một cách khoa học để phục vụ mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá một cách khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá nhận thức và thể hiện bằng chủ trương, nghị quyết về phát triển y tế. Trình bày quá trình xây dựng, phát triển sự nghiệp y tế từ sau đổi mới trên các lĩnh vực: xây dựng mạng lưới y tế, công tác YTDP, phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, vật tư y tế và một số mặt công tác khác. Qua nghiên cứu về chủ trương và việc tổ chức thực hiện sẽ cho chúng ta thấy được bước tiến triển, thành quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác BV&CSSKND ở Thanh Hoá. Từ thực tiễn đó đúc kết ra được các bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo y tế của Đảng bộ tỉnh trong 20 năm đổi mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển sự nghiệp y tế thời kỳ đổi mới là một trong những mặt lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hoá trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi mặt tình tình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Do đó, đối tượng đề tài tập trung vào đó là quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với sự nghiệp y tế trong thời kỳ đổi mới, được thể hiện qua quá trình đề ra đường lối và lãnh đạo thực hiện đường lối đó. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa với sự nghiệp y tế trong 20 năm đổi mới. Đồng thời, để đảm bảo tính hệ thống của vấn đề, đề tài đề cập một cách khái quát về Thanh Hoá và sự nghiệp y tế dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trước năm 1986 để người đọc có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề. 7
  13. - Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở tỉnh Thanh Hóa. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã khai thác và sử dụng một số nguồn tài liệu khác nhau. Cụ thể là: - Nguồn tài liệu thành văn: + Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về y tế thời kỳ đổi mới. + Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay có liên quan đến công tác y tế. + Các tài liệu chỉ đạo công tác y tế của Sở Y tế Thanh Hóa + Các tác phẩm có liên quan đến đề tài như: Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, Địa chí Thanh Hóa, Lịch sử Thanh Hóa,…. + Các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài đăng trên các sách báo, tạp chí. - Nguồn tài liệu tranh ảnh, sơ đồ, thống kê…..mang tính chất minh họa làm phong phú nội dung, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về luận văn. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận sử học Mác xít làm nền tảng; phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng một số phương pháp có liên quan đến đề tài luận văn như: thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, sưu tầm và chọn lọc tư liệu, …nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu rút ra những kết luận chính xác, khoa học về các nội dung nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn Về mặt khoa học: Luận văn tập trung trình bày về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với sự nghiệp y tế trong 20 năm đổi mới trên các 8
  14. lĩnh vực: xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng (YTDP) và phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, dược và vật tư y tế và một số công tác khác, qua đó nêu bật lên được những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá trong công tác CS&BVSKND trong tỉnh. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ vai trò, đóng góp của Đảng bộ Thanh Hóa đối với sự nghiệp phát triển y tế của tỉnh. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế, người viết đúc rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cũng như đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp y tế của tỉnh trong thời kỳ tiếp theo. Về mặt thực tế: Luận văn bổ sung thêm nguồn tư liệu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với y tế địa phương. Nó là cuốn tài liệu cần thiết cho những ai quan tâm đến công tác y tế tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương. Từ đó nâng cao sự hiểu biết, trách nhiệm của mọi người dân cả nước nói chung và người dân Thanh Hoá nói riêng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm các phần sau: Chƣơng 1: Vài nét về Thanh Hoá và sự nghiệp y tế dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trƣớc năm 1986. Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế (1986- 2005) Chƣơng 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm 9
  15. CHƢƠNG 1 VÀI NÉT VỀ THANH HOÁ VÀ SỰ NGHIỆP Y TẾ DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRƢỚC NĂM 1986 1.1 Vài nét khái quát về Thanh Hoá 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thanh Hóa là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ ở núi Đọ (Thanh Hóa) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Đông Nam Á mà còn được cả thế giới biết đến. Mặt khác, Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả trong lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, mảnh đất này là nơi phát sinh nhiều triều đại phong kiến Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với những kỳ tích đó, Thanh Hóa được ví như một hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, theo lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt, đất đai màu mỡ, phì nhiêu….”. Cũng như những vùng đất khác trên nước Việt Nam, trải qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm, Thanh Hóa cũng thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi. Tên đơn vị hành chính Thanh Hóa được thay đổi qua các thời kỳ theo phương thức cai trị của bộ máy trung ương toàn lãnh thổ. Thời Hùng Vương, Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân của vương quốc Văn Lang. Thời thuộc Hán, đất Thanh Hóa ngày nay là một phần quận Cửu Chân, thuộc bộ Giao Chỉ. Thời Tam Quốc-Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, Thanh Hóa tương đương với quận Cửu Chân. Đến nhà Lương đặt là Ái Châu, đất Thanh Hóa từ “quận” chuyển thành “châu”. Sang thời Tùy-Đường, Thanh Hóa lại được đặt lại tên 10
  16. cũ là quận Cửu Chân. Thời Đinh-Tiền Lê, Thanh Hóa vẫn là Ái Châu. Thời Lý-Trần, tên đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa được đổi sang “lộ” và “phủ”, sang đó được đổi thành “trấn” ở thời Trần-Hồ, “thừa tuyên” ở đầu thời Lê, “xứ” thời Hồng Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi tên là tỉnh Thanh Hoa. Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi là tỉnh Thanh Hoá. Tên gọi tỉnh Thanh Hoá bắt đầu có từ đây. Dưới thời thuộc Pháp, Thanh Hóa là một tỉnh thuộc xứ Trung Kỳ, có một tỉnh lỵ, 14 phủ, huyện đồng bằng, trung du và 6 châu thượng du. Từ sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Liên khu IV cả về hành chính và quân sự. Các phủ, huyện, châu cũ được đổi thành 21 huyện và một thị xã. Đến năm 1995, bản đồ địa lý hành chính tỉnh Thanh Hóa chính thức gồm: 1 thành phố, 2 thị xã và 20 huyện. Từ năm 1999, theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ ngày 05/08/1999 về việc điều chỉnh địa giới hành chính và cho đến hiện nay, tỉnh Thanh Hóa gồm 27 huyện, thị, thành phố với 630 xã, phường, thị trấn, 5.759 thôn, xóm, làng, bản, phố [82, tr. 279]. Trong đó có 11 huyện miền núi là: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thường Xuân; 5 huyện ven biển: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia; 8 huyện đồng bằng trung du là: Đông Sơn, Hà Trung, Nông Cống, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định; thành phố Thanh Hóa và 2 thị xã: Bỉm Sơn và Sầm Sơn. Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Thanh Hóa có vỹ độ Bắc 19033'- 20030', kinh độ Đông 1140-106030'. Phía Bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175 km. Phía Nam và Tây Nam liền kề Nghệ An với đường ranh giới dài hơn 160 km. Phía Tây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với 11
  17. đường biên giới dài 192 km. Phía Đông, mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông, với đường bờ biển dài trên 102 km và một thềm lục địa khá rộng. Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Thanh Hóa có mạng lưới giao thông phát triển khá hoàn chỉnh. Thanh Hóa nằm án ngữ trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền mạch máu giao thông Bắc-Nam. Tỉnh Thanh Hóa từ rất sớm được xem là nơi tập trung các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng trong cả nước, nên việc đi lại và phát triển kinh tế của nhân dân rất thuận lợi. Dọc chiều dài toàn tỉnh là Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua, trong đó có các điểm mút giao thông quan trọng như: Cầu Lèn, cầu Hàm Rồng, bến phà Ghép. Đường 15A từ phía Tây, Tây Bắc Bộ xuyên qua vùng trung du và miền núi phía Bắc Thanh Hóa kéo dài về phía Nam sang đất Nam Đàn (Nghệ An). Đường 217 từ Na Mèo đến tỉnh lỵ Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Ngoài ra còn có nhiều hệ thống đường nhánh tỏa đi khắp tỉnh, nối liền các tỉnh khác trong và ngoài nước….Do đó, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Thanh Hóa luôn là mục tiêu bị đánh phá ác liệt. Hệ thống giao thông đường thủy với bờ biển dài 102 km và một vùng thềm lục địa rộng lớn được đánh giá là một kho tài nguyên vô giá về khoáng sản và hải sản. Ngoài tiềm năng về kinh tế, vùng biển và thềm lục địa còn được đánh giá là có vị trí chiến lược, có nhiều điểm xung yếu về quốc phòng, tạo thành nhiều mục tiêu quân sự và các điểm cao quan trọng. Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế phía Trung Bộ và Nam Bộ nên có một vị trí rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưu quốc tế. 12
  18. Thanh Hóa có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước biển), đến bãi bồi, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi. Địa hình Thanh Hóa có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Đến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục địa rộng và nông dưới đáy vịnh Bắc Bộ. Khí hậu Thanh Hóa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ với một mùa đông (tuy ngắn) lạnh và khô, vừa mang những tính chất riêng của khí hậu Trung Bộ. Mùa mưa muộn hơn các nơi khác và bão muộn hơn Bắc Bộ. Đồng thời, Thanh Hóa còn có những ngày khô nóng do chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam thổi từ Lào sang. Nhìn chung, khí hậu Thanh Hóa có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240c ở vùng đồng bằng-trung du; 200c ở vùng núi. Lượng mưa trung bình 1600-2000 mm/năm. Số ngày mưa 130-150 ngày và mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Diện tích đất tự nhiên của Thanh Hoá là 1.110.609 ha, trong đó đất nông nghiệp 236.740 ha, đất lâm nghiệp 375.439 ha, đất chuyên dùng 55.304 ha, đất ở 19.453 ha, đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 429.840 ha [82, tr. 97]. Do địa hình toàn tỉnh nghiêng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tạo cho hầu hết các sông suối đều bắt nguồn từ miền núi chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đổ ra biển Đông đều ngắn (trừ sông Mã dài 528 km, trên địa phận Thanh Hóa dài 242 km) có độ dốc lớn, biến thiên từ 5,4% đến 23,7%. Ở vùng sát biển, sông có độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng của thủy triều. Tổng diện tích chiều dài của 16 sông chính và nhánh là 1.072 km. Mật độ sông ngòi không 13
  19. lớn, biến đổi từ 0,1-1,06 km/km2. Từ Bắc vào Nam, Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là: sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng. Hệ thống sông ngòi không những liên tục được phù sa bồi đắp tạo thành vùng châu thổ rộng lớn mà còn là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời là hệ thống giao thông đường thủy nối liền các vùng trong tỉnh và tỉnh bạn. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc, sông ngòi có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men và chở người tham gia chiến đấu tới các chiến trường trong nước và các chiến trường trên bán đảo Đông Dương. Thanh Hóa là tỉnh có hệ thực vật đa dạng, trong hệ thực vật đó tiềm lực dược liệu rất phong phú. Những cây con làm thuốc và các bài thuốc dân gian, thuốc gia truyền là tài sản quý giá của xứ Thanh. Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa có 714 loài thuốc, 514 chi, 167 họ, 82 bộ, 11 lớp, trong đó có hơn 600 loài cây thuốc mọc tự nhiên, phần lớn tập trung ở vùng rừng đất đai thấp. Những loài cây có nhiều ở vùng núi đất là Thiên niên kiện, Sa nhân, Bách bộ, Cẩu tích, Ngũ gia bì chân chim, Ba gạc, Củ mài, Đẳng sâm, Lá khôi, Thổ phục linh, Hoàng đàn và Thạch xương bồ. Trên núi đá vôi thường gặp Lan một lá, Thạch hộc, Vương tùng, Củ bình vôi, Huyết giác, Cốt toái bổ và Chân chim núi. Ở các trảng cây bụi hay gặp Báo sâm, Ba kích, Cà gai leo, Kim ngân, Thảo quyết minh, Nhân trần, Hy thiêm…..Trên các đụn cát ven biển có Củ gấu biển và Dừa cạn. Ở vùng đồng bằng có Dành dành. Trước đây mỗi năm có lúc khai thác tới vài trăm tấn dược liệu mọc tự nhiên. Hơn 100 loại cây thuốc khác được trồng rãi rác trong các vườn cây thuốc của các trạm y tế, các lương y và gia đình để dùng tại chỗ [82, tr.194-195]. Thanh Hoá có những cây, con, nguyên liệu làm thuốc quý như: - Quế Thanh: nhiều nhất là ở Thường Xuân, Quế Thanh có trữ lượng tinh dầu lớn và hiệu lực trị bệnh cao, ngày xưa thường dùng quế Thường Xuân để 14
  20. cung tiến. Ngoài huyện Thường Xuân, người dân còn trồng ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc. Dùng vỏ thân, vỏ cành, lá sắc uống để chữa các bệnh cảm lạnh, đau bụng, ỉa chảy. - Các loại Sâm là thuốc để bồi dưỡng cơ thể gồm: Báo sâm: ở Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy. Trước đây sâm Báo chỉ có ở Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng. Nay mới phát hiện thêm ở Cẩm Thủy; Đẳng sâm: ở vùng Quan Hóa, Bá Thước; Huyền sâm: cây trồng ở Hoằng Hóa, Thường Xuân; Sâm bố chính: trồng ở Nga Sơn, Đông Sơn. - Câu đằng: cây mọc hoang ở 6 huyện miền núi, có nhiều ở Như Xuân, Thường Xuân, điều trị chứng co giật, nhức đầu, sốt, huyết áp cao. - Thiên niên kiện: cây mọc hoang ở khắp các huyện miền núi, có nhiều ở Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân, dùng điều trị tê thấp. - Cẩu tích: cây mọc hoang ở các huyện miền núi, dùng điều trị tê thấp, đau lưng. - Thổ phục linh: mọc hoang ở vùng trung du, miền núi, dùng điều trị đau lưng, mụn nhọt, giang mai. - Bách bộ: mọc ở các vùng trung du, miền núi, chữa ho và trừ giun sán. - Thảo quyết minh: mọc hoang phổ biến ở Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, dùng điều trị an thần, đau đầu, quáng gà. - Ba kích lông: ở Thường Xuân, Như Xuân, chữa tê mỏi xương, bổ thận. Rừng Thanh Hoá là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật, trong đó có những loại động vật dùng làm thuốc. Đó là xương của không ít loài thú như hổ, vượn, khỉ để nấu cao, mật gấu và mật của một số loài khác như vượn, khỉ, nhung hươu, nai, vẩy tê tê, tắc kè, một số loài rắn, mỡ trăn và gấu, nọc cóc và nọc của một số loài rắn, mật ong và nhiều sản phẩm khác nữa. Một số loài khỉ, vượn được dùng để sản xuất vắc-xin. Nhiều dược liệu 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2