intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Quan hệ ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh (1788 - 1792)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

155
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Quan hệ ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh (1788 - 1792) giới thiệu tới các bạn về quan hệ Việt Nam - Trung Hoa trước triều Quang Trung; quan hệ Việt Nam - Trung Hoa sau đại thắng quân Thanh và những hoạt động thông hiếu bước đầu; quan hệ ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Quan hệ ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh (1788 - 1792)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MINH THU QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU QUANG TRUNG VỚI NHÀ THANH (1788 -1792) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH – 2005
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3 DẪN LUẬN ....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ................................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................................... 10 4.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................. 11 5.Bố cục của luận văn: .......................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG HOA TRƯỚC TRIỀU QUANG TRUNG ............................................................................................................................ 12 1.1.QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC TRƯỚC KHI QUÂN THANH XÂM LƯỢC NƯỚC TA: ................................................................................................................................................. 12 1.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHONG QUÂN XÂM LƯỢC THANH. ............................... 17 1.2.1. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC KHI QUÂN THANH XÂM LƯỢC ................ 17 1.2.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHONG QUÂN XÂM LƯỢC THANH. ........................ 20 1.2.2.1. QUÂN THANH XÂM LƯỢC NƯỚC TA: .......................................................... 20 1.2.2.2. NGUYỄN HUỆ LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ, LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN CHỐNG XÂM LƯỢC................................................................................. 22 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG HOA SAU ĐẠI THẮNG QUÂN THANH VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÔNG HIẾU BƯỚC ĐẦU ......................... 27 2.1. TÌNH HÌNH SAU ĐẠI THẮNG QUÂN THANH. ....................................................... 27 2.1.1. YÊU CẦU CỦA TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG TRONG QUAN HỆ VỚI NHÀ THANH SAU CHIẾN TRANH: ........................................................................................ 27 2.1.2.NHỮNG YÊU SÁCH CỦA NHÀ THANH TRONG QUAN HỆ VỚI TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG SAU CHIẾN TRANH. ......................................................................... 29 3
  3. 2.1.2.1. VÀI NẾT VỀ NHÀ THANH DƯỚI TRIỀU CÀN LONG. .................................. 29 2.1.2.2. NHỮNG YÊU SÁCH CỦA NHÀ THANH TRONG QUAN HỆ VỚI TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG SAU CHIẾN TRANH: ....................................................................... 31 2.2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÔNG HIẾU BƯỚC ĐẦU.................................................. 33 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU QUANG TRUNG VỚI NHÀ THANH ........................................................................................................................... 39 3.1. VẤN ĐỀ SÁCH PHONG - TRIỀU CẬN - TRIỀU CỐNG. .......................................... 39 3.1.1. VẤN ĐỀ SÁCH PHONG: ........................................................................................ 39 3.1.2. VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU CẬN: ...................................................................................... 43 3.1.3.VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU CÔNG. .................................................................................... 47 3.2. VẤN ĐỀ KHÔI PHỤC GIAO THƯƠNG GIỮA HAI NƯỚC Ở VÙNG BIÊN GIỚI: 50 3.3. VỀ VẤN ĐỀ CƯƠNG GIỚI VÀ LÃNH THỔ: .............................................................. 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 60 DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................. 65 PHỤ LỤC 1: ........................................................................................................................... 66 PHỤ LỤC 2: ........................................................................................................................... 75 PHỤ LỤC 3: ........................................................................................................................... 76 PHỤ LỤC 4: ........................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 88 TIẾNG VIẾT .......................................................................................................................... 88 TIẾNG ANH ........................................................................................................................... 93 4
  4. DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài: Trong bài phát biểu trả lời phỏng vấn báo "Sài Gòn giải phóng" nhân kỷ niệm hai trăm năm chiến thắng Kỷ Dậu (1789-1989), ông Võ Trần Chí, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã nói: "Truyền thống của triều đại Quang Trung, của sự nghiệp Tây Sơn thật vĩ đại. Hai trăm năm đã qua, nhưng những bài học về nghệ thuật giữ nước, dựng nước của Quang Trung vẫn còn có ý nghĩa thiết thực đối với chúng ta ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã Hội Chủ nghĩa" [45:25]. Thật vậy, mặc dù Quang Trung mất sớm khi ở ngôi chưa đầy bốn năm ( từ cuối năm 1788 đến năm 1792), triều Quang Trung đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử dân tộc ứên nhiều phương diện và để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm, bài viết của nhiều thế hệ các sử gia, các nhà nghiên cứu về phong trào Tây Sơn. Nhiều vấn đề về Tây Sơn đã được tập trung nghiên cứu như: Phong trào Tây Sơn đánh dẹp thù trong, giặc ngoài, về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh, hoặc về những chính sách tiến bộ của triều Quang Trung... Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu thêm, mà vấn đề quan hệ ngoại giao giữa triều Quang Trung với các nước láng giềng, trong đó có nhà Thanh, là một ví dụ. Sau cuộc đại phá quân Thanh thắng lợi, cùng với việc ổn định tình hình chính trị, xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế..., việc nối lại mối bang giao với nhà Thanh là nhiệm vụ lịch sử quan trọng được triều Quang Trung đặc biệt quan tâm. Bởi vì công việc bang giao tốt đẹp với nhà Thanh sẽ "có tác dụng củng cố và phát huy thắng lợi quân sự vừa giành được, nâng cao uy tín của triều đại mới, của quốc gia, ngăn chặn một cuộc chiến tranh xâm lược mới của triều đình Mãn Thanh" [44:44]. Và triều Quang Trung đã thực hiện được nhiệm vụ lịch sử quan trọng đó. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn sau chiến tranh, bằng các biện pháp ngoại giao tích cực, triều Quang Trung đã từng bước làm dịu quan hệ căng thẳng giữa hai nước, ngăn chặn được nguy cơ chiến tranh phục thù của nhà Thanh. Hơn nữa, triều Quang Trung lại khéo léo tái 5
  5. lập được quan hệ ngoại giao thân thiện với nhà Thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong công cuộc ổn định chính trị xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước. Triều Quang Trung đã kế thừa được truyền thống ngoại giao từ bao đời nay của dân tộc: thân thiện, hòa hiếu, mềm dẻo với những "nguyên tắc khả biến" (trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như trong một số vấn đề về quyền lợi kinh tế, ta có thể nhân nhượng khi cần thiết...) nhưng lại kiên quyết giữ vững "nguyên tắc bất biến", đó là những vấn đề thuộc về độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, quốc thể... Sau những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, triều Quang Trung đã lập nên những kỳ tích trên mặt trận ngoại giao,/ đặc biệt là ngoại giao với nhà Thanh. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu quan hệ ngoại giao với nhà Thanh dưới triều Quang Trung là một việc làm cần thiết. Nhận thức rằng hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng trong lịch sử dân tộc, nên chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu quan hệ ngoại giao của nước ta trong giai đoạn lịch sử này là góp phần hiểu sâu sắc thêm lịch sử dân tộc, hiểu thêm về Quang Trung, người anh hùng dân tộc thế kỷ XVIII, góp phần nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của bản thân. Hơn nữa, từ việc tìm hiểu họat động ngoại giao trong một giai đoạn của lịch sử dân tộc, ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn ấy, chúng tôi thấy rằng vấn đề "Quan hệ ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh (1788 - 1792)" là một vân đề thực sự lý thú, nên chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp chương trình cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh là vấn đề được nhiều thế hệ sử gia, các học giả quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiếu biểu: Năm 1944, Tạp chí Tri Tân số 132 đăng bài nghiên cứu "Một bài thơ, một sử thực, một vinh dự lớn của triều Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh về mặt ngoại giao" của tác giả Hoa Bằng. Tác giả viết về chuyên đi của "An Nam quốc vương giả" sang triều cận nhân lễ mừng 6
  6. thọ Càn Long tám mươi tuổi. Trong chuyến đi này, sứ bộ ta được tiếp đãi rất long trọng, sứ thần Phan Huy ích và Võ Huy Tấn còn được chính tay vua Càn Long rót rượu mời - một việc làm "chưa từng có ương lịch sử ngoại giao giữa ta và Tàu" [6: 3]. Tập thơ "Tinh Sa kỷ hành" của Phan Huy ích kể lại chuyến đi sứ này "được xem là bằng chứng cho sự thực về việc ngoại giao đời Quang Trung "[6:3]. Cũng trên tạp chí Tri Tân, số 188 và số 189 năm 1945 có đăng loạt bài nghiên cứu của Tĩnh Phong Nguyễn Toại "Mấy cuộc tranh biện về biên giới giữa hai nước Việt - Hoa". Giới hạn của bài viết là từ thế giữa thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, tác giả tìm hiểu những vùng đất thuộc biên giới phía bắc nước ta đã từng bị Trung Hoa lấn chiếm và những cuộc tranh biện, đòi đất không mấy thành công của các triều đại quân chủ Việt Nam. Trong đó, tác giả có đề cập việc triều Tây Sơn đòi lại đất bảy châu thuộc Hưng Hoa nhưng thất bại. Tác giả kết luận: "Tóm kể lại tất cả những việc thay đổi ở biên thúy phía bắc nước ta, từ đời Lê đến nay, ta nhận thấy rằng bao giờ nước ta cũng phải chịu phần thiệt" [69:15]. Năm 1963, nhân ngày kỷ niệm trận Đống Đa, tác giả Trần Vinh Anh có viết bài "Về một dự định dở dang của vua Quang Trung: Việc đòi đất Lưỡng Quảng" đăng trên tạp chí Bách Khoa số 146 và số 147. Trong đó, tác giả đặt vấn đề: Phải chăng đất Lưỡng Quảng là đất cũ của Việt Nam nên thời Quang Trung "đòi lại" ? Bằng ngòi bút biện luận khá sắc sảo, tác giả phân tích những dữ kiện lịch sử và đưa ra kết luận: "Lịch sử đã trả lời rằng đất ấy tuy cũng thuộc người Việt nhưng không phải là người Việt Nam, và Triệu Đà là một người Tàu đã làm đất ấy thành của Tàu lâu rồi" [2:73]. Tác giả còn cho rằng các sử gia Việt Nam, từ thời Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên đến nhiều sử gia sau này đã lầm lẫn khi cho rằng Lưỡng Quảng là đất cũ của Việt Nam. Năm 1967, Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt độc giả tác phẩm "Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp" của Văn Tân. Tác giả đã giành hẳn 29 ữang của chương 6 trong tác phẩm để trình bày "Công việc ngoại giao với nhà Thanh". Trong chương này, tác giả đã tình bày những nét chính yếu nhất trong quan hệ Việt - Hoa lúc bấy giờ. Đáng chú ý là ở cuối chương, khi nói về kết quả của việc Quang Trung cử sứ bộ sang xin cầu hôn công chúa Thanh và xin đất Lưỡng Quảng làm đô, tác giả đã cho rằng: "Một việc không ngờ đã xảy ra là vua Càn Long chuẩn y 7
  7. cho cả hai việc (...) Riêng về đất đóng đô thì vua Càn Long chỉ cho một tỉnh Quảng Tây thôi". [65:216]. Sách "Đại Việt Quốc thư" của Quang Trung Nguyễn Huệ do ông Đình Thụ Hoàng Văn Hoe phiên dịch, được Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục xuất bản tại Sài Gòn năm 1967 và tái bản năm 1973. "Đại Việt quốc thư" được xem như một "bộ hồ sơ" gần như đầy đủ những văn kiện thư từ trao đổi giữa vua Quang Trung và Càn Long. Tuy không được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng, sự việc trước sau... song đây là tài liệu tham khảo chân thực, rất có giá trị khi nghiên cứu mảng đề tài ngoại giao Việt Nam - Trang Hoa thời Quang Trung. Phần thứ ba của quyển sách nhan đề "Quang Trung - anh hùng dân tộc 1788 - 1792" của tác giả Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm được in lần thứ 3 do nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Trong phần "Đối ngoại thời Quang Trung", tác giả giành phần lớn dung lượng để viết về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh và quan hệ Việt - Hoa sau chiến tranh. Tuy phần ngoại giao với nhà Thanh chỉ được trình bày gói gọn trong hơn 30 trang của quyển sách, song tác giả đã phác hoa tương đối đầy đủ và sâu sắc về những hoạt động ngoại giao thời này. Đáng chú ý, ở trang 328-331, viết về việc Quang Trung gửi thư cầu hôn công chúa Thanh và xin đất Lưỡng Quảng để đóng đô, tác giả tập hợp ý kiến từ những bài viết của các nhà nghiên cứu trước đó để đưa ra hai hướng khác nhau về kết quả của cuộc xin đất đóng đô và cầu hôn này, mà không đưa ra chính kiến của mình. Tác giả chỉ xác nhận việc vua Quang Trung đưa biểu xin cầu hôn công chúa Thanh là sự kiện có thực mà thôi. Nhóm tác giả gồm Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỹ, Nguyễn Ngọc Cơ đã cho ra đời tập sách "Phong trào nông dân Tây Sơn dưới mắt người nước ngoài" do Nhà xuất bản Tổng Hợp Nghĩa Bình xuất bản năm 1988. Nội dung sách có phần tổng thuật, có phần biên dịch nhằm giới thiệu quan điểm của người nước ngoài (đúng hơn là quan niệm của các nhà sử học nước ngoài) như: Charles B.Maybon (Pháp), I.A.Onhêtôp (Liên Xô), LButtinger (Mỹ) và nhiều tác giả khác. Trong đó, ở chương 5, Trương Hữu Quýnh giới thiệu "Khởi nghĩa Tây Sơn ở Việt Nam và lập trường của nhà Thanh 1771-1802" của PTS Murasêva G.F, người Liên Xô. Sau khi trình bày những nét chính yếu từ khi Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa 1771 đến 1792, tác giả đã đưa ra những luận điểm đáng chú ý: "Có đủ bằng chứng để nghĩ rằng hoàng đế Trung Hoa không có ý định thôn tính Việt Nam" [61:79]. Theo tác giả, vì lý do đó 8
  8. nên chỉ trong một thời gian ngắn, hoàng đế Trung Hoa đã chuyển hướng từ ủng hộ vua Lê sang chấp nhận Nguyễn Huệ, nhằm "tìm một nhân vật đủ mạnh để ổn định tình hình trong nước Việt Nam" [61:80] và việc kéo quân sang Việt Nam chỉ nhằm "đảm bảo sự yên tĩnh ở Việt Nam và duy trì nó trong hệ thống phiên thuộc" [61:79]. Và tác giả cũng nghi ngờ về tính xác thực của việc Nguyễn Huệ có ý định đánh Lưỡng Quảng vì "Các nguồn sử liệu Trung Quốc không nói gì đến vấn đề này" [61:78] dù rằng có nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy ( như những văn kiện ngoại giao thời bấy giờ, gia phả... ghi chép lại) cũng đã xác nhận sự thực lịch sử này. Năm 2001, Nhà xuất bản văn học cho ra đời quyển "Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập ì" bao gồm toàn văn "Hàn Các Anh Hoa" và "Bang giao hảo thoại" do Mai Quốc Liên chủ biên và khảo luận. Nếu triều Quang Trung đã lập nên những kỳ tích trong hoạt động ngoại giao với nhà Thanh thì Ngô Thì Nhậm được xem là "kiến trúc sư của những chiến công ngoại giao ấy "[44:83], bởi vì phần lớn những thư từ, văn kiện ngoại giao với nhà Thanh đều do Ngô Thì Nhậm biến soạn theo định hướng mà Quang Trung đã vạch ra. "Bang giao hảo thoại" được in lại trong tác phẩm này là nguồn tài liệu xác thực, quý giá đối với việc nghiên cứu quan hệ Việt - Hoa thời kỳ này. Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã viết lời giới thiệu cho quyển "Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước" của cố tác giả Nguyễn Lương Bích do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành tháng 5 năm 199Ố, trong đó có đoạn: "Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu gốc về lịch sử cổ-trung đại Việt Nam và Trung Quốc, nhà sử học Nguyễn Lương Bích vốn là một chuyên gia có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về thời kỳ lịch sử này, đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ những ngày đầu các vua Hùng lập quốc đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta" [10:5]. Tác giả đã dành hẳn chương 9 gồm 10 trang viết về "Ngoại giao thời Quang Trung Nguyễn Huệ (thế kỷ XVIII)", trong đó viết về quan hệ Việt - Hoa với những nét chính yếu nhất ở mức độ lược sử ngoai giao đúng như tên gọi của quyển sách này. Đáng chú ý là tác giả đồng quan điểm với tác giả Văn Tân trong "Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp" và một sổ\ảc giả khác khi cho rằng vua Càn Long đồng ý gả công chúa Thanh cho Quang Trung và "nhận trả tỉnh Quảng Tây cho ta" [10:199]. Như vậy, đó có phải là sự thực lịch sử không ? 9
  9. Qua một vài nét mang tính tổng quan như trên cho thấy: vấn đề ngoại giao thời Quang Trung, đặc biệt là mảng ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc, nên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Tuy vậy, vấn đề này mới chỉ được nghiên cứu có mức độ và được trinh bày lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về phong trào Tây Sơn (nói chung), về triều đại Quang Trung (nói riêng) hoặc toong những bài viết được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu ... Vì vậy, chúng tôi thấy rằng vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khái niệm "quan hệ", "ngoại giao" trong tên đề tài cần được giải thích để làm rõ nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Theo "Từ điển Tiếng Việt" của soạn giả Văn Tân (NXB KHXH 1994), "ngoại giao" là việc giao thiệp giữa hai hay nhiều nước với nhau để giải quyết các vân đề quốc tế có liên quan, "Quan hệ" là sự liên hệ, tác động qua lại của hai hay nhiều bên với nhau. Quan hệ giữa hai quốc gia thường được xét trên nhiều phương diện và bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ xin nghiên cứu về mảng quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Hoa (từ đây xin gọi là quan hệ Việt - Hoa) dưới triều Quang Trung, với chủ thể ngoại giao (đối tượng chính) là triều đại Quang Trung và khách thể ngoại giao (đối tượng liên hệ) là nhà Thanh trong cùng phạm vi thời gian nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này dựa trên những sự kiện lịch sử, những chủ trương, chính sách và những hoạt động ngoại giao cụ thể giữa hai nước thời bấy giờ thông qua những lần đi sứ, những văn kiện, thư từ ngoại giao... giữa hai nước Phạm vi không gian nghiên cứu là phạm vi quyền lực của triều Quang Trung : từ Quảng Nam trở ra Bắc hà. Phạm vi thời gian nghiên cứu được tính từ cuối năm 1788 (thời điểm nhà Thanh cất quân sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lập ra triều Quang Trung) đến giữa năm 1792 (thời điểm Quang Trung mất). Tuy vậy, để đảm bảo tính hệ thống, chúng tôi dành một mục trong chương Ì của luận văn để tìm hiểu quan hệ Việt - Hoa trước khi quân Thanh xâm lược nước ta, và ương từng nội dung 10
  10. cụ thể của quan hệ ngoại giao như: vấn đề sách phong, vấn đề triều cống, vấn đề biên giới và lãnh thổ ... chúng tôi cũng có sự phân tích, so sánh nội dung ngoại giao ấy của triều Quang Trung với nhà Thanh cùng ngoại giao Việt - Hoa các giai đoạn lịch sử trước đó để làm nổi bật những nét đặc thù của ngoại giao giưã hai nước thời Quang Trung. 4.Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi vận dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết hợp với phương pháp lôgic nhằm xem xét mối quan hệ Việt Nam-Trung Hoa trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Trên cơ sở khai thác, xử lý nguồn tư liệu có được - mà chủ yếu là tư liệu thành văn từ nguồn sử liệu dân tộc, từ những văn kiện, thư từ ngoại giao..., chúng tôi cố gắng tái hiện bức ừanh sinh đông của quan hệ ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh, đồng thời cố gắng làm sáng tỏ một số luận điểm trong quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Hoa thời kỳ này. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp liên ngành nhằm phối hợp kiến thức các ngành khoa học khác để xử lý những tư liệu có liên quan tới định hướng của đề tài. 5.Bố cục của luận văn: Phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Quan hệ Việt Nam - Trung Hoa trước triều Quang Trung. Chương 2: Tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Hoa sau đại thắng quân Thanh và những hoạt động thông hiếu bước đầu. Chương 3: Quan hệ ngoại giao của triều Quang Trung với nhà Thanh. Ngoài 3 chương nói trên, luận văn còn có phần dẫn luận, phần luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. 11
  11. CHƯƠNG 1: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG HOA TRƯỚC TRIỀU QUANG TRUNG 1.1.QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC TRƯỚC KHI QUÂN THANH XÂM LƯỢC NƯỚC TA: Việt Nam và Trung Hoa đều là những quốc gia có lịch sử từ rất lâu đời. Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên khi những cư dân Lạc Việt dựng nên nhà nước sơ khai - nhà nước Văn Lang của các vua Hùng - thì trước đó người Hán đã thành lập nến "nhà nước đầu tiên của họ ở vùng Sơn Tây, Cam Túc, miền Bắc Á". [10:8] Việt Nam nằm ở phía Đông Nam lục địa châu Á, lại nằm ngay ở ngã tư giao lưu quốc tế, nên ngay từ thuở xa xưa, người Việt đã sớm được giao lưu, tiếp xúc thường xuyên với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Quá trình tiếp xúc thường xuyên ấy đã góp phần tạo nên tâm tính người Việt: dễ thích nghi, cởi mở, hồn hậu, mến khách... Đó là yếu tố quan trọng hình thành nên phong cách ngoại giao: rất hoà hiếu, ít kỳ thị... Khi mới lập quốc, xét về mặt địa lý, nước Việt Nam và Trung Hoa cách nhau một khoảng cách rất xa, "Hai nước xa nhau hàng vạn dặm, cách nhau bởi nhiều lãnh thổ, nhiều địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau" [10:8], song dựa theo truyền thuyết và dựa theo những tư liệu ngoại giao được ghi chép lại trong sử sách Trung Hoa, thì ngay từ thời bấy giờ, giữa hai nước đã có những cuộc tiếp xúc ngoại giao đầu tiên: "Sử sách Trung Quốc ghi nhận: Năm Mậu Thân (tức năm thứ 5 đời vua Đương Nghiêu ở Trung Quốc, theo dương lịch là năm 2353 trước Công nguyên, một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của vua Hùng nước ta đã chủ động tới thăm Trung Quốc, sứ bộ của ta đã qua hai lần thông dịch mới tới được Trung Quốc" [10 :8]. "Hơn một nghìn năm sau, Việt Nam và Trung Quốc vẫn xa nhau hàng vạn dặm, nhiứig một sứ bộ của ta đã lại sang thăm Trung Quốc lần thứ hai (Vào năm thứ 6 đời vua Thanh Vương nhà Chu, tức năm mo trước Công nguyên)" [10:9]. 12
  12. Như vậy, ngay trong buổi dựng nước, dân tộc ta đã sớm chủ động tiến hành những hoạt động giao thiệp với nước ngoài để tỏ tình hữu nghị, thân thiện. Và tinh thần đó đã trở thành phong cách ngoại giao truyền thống của chúng ta sau này. Còn các triều đại Trung Hoa tự coi mình là trung tâm của thiên hạ (Trung Quốc), xung quanh chỉ là góc cạnh (Tứ duệ). Họ tự xem dân tộc mình là cao quý, tinh hoa nhất (Hoa), lớn mạnh nhất (Hạ), mà khinh bĩ, miệt thị các dân tộc xung quanh là Man, Di, Nhung, Địch (Trong chữ "Man" có bộ "trùng" chỉ sâu bọ, trong chữ "Địch" có bộ "khuyển" là chó... Ý xem thường các nước khác không đáng là con người). Các đế chế Trung Hoa tự hào về truyền thống văn hoá đặc sắc của mình và xem thường những dân tộc khác là kém cỏi, lạc hậu, cần phải được khai hoa văn minh. Từ đó, trong họ hình thành "tinh thần nước lớn" với tư tưởng "bình thiên hạ" (làm cho thiên hạ được bình an), theo chính sách "Dụng Hạ, biến Di" (dùng Hoa Hạ cải biến các tộc người khác). Và chính tư tưởng "Đại Hán" này là cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của nhà nước phong kiến Trung Hoa: luôn gây chiến tranh nhằm thôn tính các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ. Từ khi dựng nước ở vùng Cam Túc với một quốc gia nhỏ bé, thông qua các cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, thôn tính các nước láng giềng, sáp nhập thêm đất, mở rộng lãnh thổ về phía Nam, cho đến thế kỷ in trước Công nguyên, biên giới phía nam của Trung Hoa đã mở rộng sát biên giới Việt Nam. Trung Hoa đã trở thành quốc gia có diện tích lớn nhất lục địa châu Á. Cũng vào thời điểm ấy, Việt Nam đã trở thành nước Âu Lạc gồm hai nhóm Lạc Việt và Âu Việt cố kết chặt chẽ tạo nên. Vậy là từ thế kỷ III trước Công nguyên trở đi, Việt Nam và Trung Hoa ứở thành những quốc gia láng giềng. Như đã trình bày ở phần trên, ngay từ thời Hùng Vương, nước ta đã tìm cách giao hảo, đặt mối quan hệ thân thiết với Trung Hoa. Lẽ ra, khi trở thành láng giềng, quan hệ ấy càng phải gắn bó, tốt đẹp hơn. Nhưng trong khi ta muốn giao hảo, các triều đại phong kiến Trung Hoa vẫn tiếp tục việc bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam. Từ thế kỷ III trước Công Nguyên, trên đà tiến quân về phía Nam, quân Tần đã đánh phá, xâm lược Âu Lạc. Nhân dân Âu Lạc đã anh dũng chiến đấu, đánh bại kẻ thù. Sau đó, nhân nhà Tần suy yếu, một chư hầu của nhà Tần là Triệu Đà đã lập ra một nước riêng rồi tìm mọi cách chiếm lây Âu Lạc. Từ đó bắt đầu những trang sử bi thương của dân tộc ta hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Trong hơn 13
  13. một thiên niên kỷ ấy, các triều đại phong kiến Trung Hoa đã kế tiếp nhau đô hộ Âu Lạc, xem Âu Lạc như những quận huyện của Trung Hoa. (Đó là: quận Giao Chỉ, thuộc vùng Bắc bộ nước ta ngày nay, quận Cửu Chân thuộc vùng Thanh Nghệ Tình, và quận Nhật Nam thuộc vùng đất từ Hoành Sơn trở vào). Trong suốt hơn một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc cai trị ấy, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa là quan hệ giữa nước đô hộ và nước bị đô hộ. Giai đoạn này không còn quan hệ ngoại giao mà chỉ còn sự áp bức của một đế chế đi đô hộ với một dân tộc bị đô hộ. Trong suốt mười thế kỷ ấy, nhân dân ta vẫn không cam chịu cảnh đời nô lệ mà vẫn liên tiếp nổi dậy chống lại ách cai trị. Các hoạt động vũ trang chống ngoại xâm diễn ra khắp nơi. Việt Nam tuy bị đô hộ song lại có khoảng cách rít xa trung tâm của đại đế quốc Trung Hoa nên Việt Nam đã dựa vào sức mạnh đoàn kết quật cường của cả dân tộc và khoảng cách xa xôi ấy để luôn nổi dậy, chống lại ách đô hộ và đã có lúc đánh đuổi được kẻ thù, giành lấy độc lập, có khi chỉ trong vòng thời gian ngắn: vài ba năm, có khi trên năm mươi năm... Đến năm 938, chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã đưa nước ta vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, chấm dứrthời kỳ Bắc thuộc. Từ đây, quan hệ của Việt Nam - Trung Hoa không còn là quan hệ của một nước bị trị với một nước thống trị mà là quan hệ của hai quốc gia độc lập . Tuy vậy, quan hệ giữa quốc gia Đại Việt nhỏ bé với nước láng giềng Trung Hoa khổng lồ, lúc nào cũng lăm le thôn tính các quốc gia lân cận, bành trướng, mở rộng lãnh thổ không phải là mối quan hệ đơn giản, mà còn tuỳ thuộc nhiều vào từng giai đoạn giữa hai nước có chiến tranh hay hoa bình. Nhưng nhìn chung, trong giai đoạn độc lập tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, đường lối quan hệ ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt là ngoại giao với Trung Hoa đã từng bước được cải thiện. Dù trong thời chiến hay thời bình, Việt Nam vẫn giữ vững nguyên tắc bất biến: Kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Đó là nguyên tắc không thể bị xâm phạm. Sau trận Bạch Đằng năm 938, Trung Hoa vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính nước ta để bành trướng lãnh thổ nên trong quan hệ với Trung Hoa, việc giữ vững nguyên tắc về độc lập dân tộc ấy cũng phải dựa trên những sách lược thích hợp, khi cứng rắn, lúc mềm dẻo... nhằm đạt hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong những thời kỳ chiến tranh. Ví dụ như trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý hay trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo sau này, ông cha ta đã biết sử dụng ngoại 14
  14. giao như một vũ khí sắc bén, lợi hại trong cuộc đấu ữanh chống kẻ thù xâm lược. Đấu tranh ngoại giao được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự trong kháng chiến để giành thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, vào đầu năm 1077, sau khi ta đã chặn đứng quân Tống ở phòng tuyến sông cầu, quân Tống tổn thất nặng nề, tinh thần hoang mang, sa sút. Lẽ ra quân ta có thể trên đà thắng lợi mà quyết đánh tới cùng, tiêu diệt kẻ thù, nhưng Lý Thường Kiệt đã quyết định thương thuyết, mở lối thoát cho giặc. Đường lối đúng đắn ấy khiến ta vừa đuổi được giặc ra khỏi bờ cõi mà vẫn bảo toàn được lực lượng, mà quan ứọng hơn cả là vẫn giữ được hoà nghị giữa hai nước sau chiến tranh. Hoặc với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trong khi nghĩa quân đã chịu nhiều tổn thất, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã tạm thời giảng hoà với quân Minh để có thời gian củng cố lực lượng. Trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, hoạt động ngoại giao đã được Nguyễn Trãi sử dụng một cách rất linh hoạt, tài tình, hỗ trợ hiệu quả cho đấu ứanh quân sự giành thắng lợi. Khi đã giành được thắng lợi về quân sự thì lại dùng đàm phán để kết thúc chiến tranh, đặt lại quan hệ hoa bình giữa hai nước. Đó là trọng thời chiến, còn quan hệ giữa hai nước trong thời bình thì thế nào? Thời bình, trong quan hệ Việt - Hoa nổi cộm lên hai vấn đề, đó là: vấn đề sách phong và vấn đề triều cống. Vấn đề sách phong: Cũng như những nước nhỏ láng giềng khác của Trung Hoa, ở Việt Nam , một vị vua mới lên ngôi phải cầu phong. Khi được "Thiên triều" Trung Hoa sách phong tước vương cho thì xem như nền độc lập ấy được công nhận. Việc phong vương thể hiện tính chất chính thức của người được công nhận, và thể hiện tính chính thống của triều đại ấy. Khi "Thiên triều" sách phong cho nghĩa là "Thiên triều" đã chấp nhận và sẽ bảo vệ an ninh cho quốc gia ấy, sẽ không tấn công vào nước ấy trừ khi trong nước ấy có những thay đổi "trái đạo Trời". Khi phong vương, "Thiên triều" ban cho quốc vương mới sắc phong và ấn vàng tượng trưng cho quyền lực của "Thiên triều” 15
  15. Sau năm 938, nước ta đã giành được chủ quyền và độc lập dân tộc, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hoa Ấ Đông, nhất là Nho giáo: "Tiểu quốc sự đại quốc" (Nước nhỏ thờ nước lớn), nên ông chạ ta đã "trong xưng đế, ngoài xưng vương". Ta vẫn chịu sách phong của Trung Hoa để giữ hoa hiếu, mà vẫn bảo đảm độc lập dân tộc. Như nhà sử học Phan Huy Chú từng viết: "Trong việc trị nước, hoa hiếu với nước láng giềng là việc lớn... Nước Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nuôi dân đựng nước có quy mô riêng , nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoại thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải thế" [15:135]. Vì là quan hệ giữa "Thiên triều" và tiểu quốc nên trong các công văn, biểu, thư... triều đình ta thường dùng lời lẽ hết sức nhún nhường và luôn tìm cách "tâng bốc" sự sáng suốt, anh minh của "Thiên triều" . Đó là sách lược ngoại giao mềm dẻo, khéo léo của ông cha ta nhằm giữ gìn quan hệ hoà hiếu với "Thiên triều" mà vẫn bảo vệ được quốc thể và sự toàn vẹn lãnh thổ. Vấn đề triều cống : Để được "Thiên triều" sách phong, ta cũng như những nước nhỏ láng giềng khác của Trung Hoa phải thực hiện chế độ cống nạp. Ta bắt đầu thực hiện chế độ cống nạp chính thức với Trung Hoa từ năm 1258 , dưới thời Trần, cứ ba năm, sau này, từ năm 1584, 6 năm cống nạp một lần. Việc triều cống rất tốn kém và vất vả. Lễ vật cống nạp thường là: - Những sản vật địa phương như: ngà voi, sừng tê, trầm hướng... - Người: Những thợ khéo được tuyển chọn từ các ngành nghề, thầy tu, thầy bói... - Vàng bạc, châu báu... Trong thời bình, ngoài vấn đề sách phong và triều cống còn một vấn đề thường phải tranh biện trong quan hệ giữa hai nước, đó là vấn đề biên giới, lãnh thổ. Ngoài những phần đất mà các thổ quan Trung Hoa đã lấn chiếm vùng biên giới của nước ta rồi đổi tên các vùng đó hòng sáp nhập vào đất đai của "Thiên triều", lịch sử Việt Nam còn ghi lại hai trường hợp nhà nước cắt đất cho Trung Hoa, đó là dưới triều Hồ và triều Mạc. Lịch sử cũng ghi nhận, dưới thời Lý ta đã đòi lại được nhiều phần đất đã mất. Cuộc đấu tranh giành 16
  16. lại đất đai của Tổ Quốc vẫn tiếp tục, quyết liệt nhất là dưới triều Lê Thánh Tông, rồi dưới triều Quang Trung sau này... Tóm lại, quan hộ giữa Việt Nam và Trung Hoa đã được hình thành từ rất lâu đời. Tuy trải qua nhiều biến động, mối quan hệ ấy đã ngày càng được cải thiện, nhất là từ thế kỷ X, khi ta đã giành được độc lập dân tộc. Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước láng giềng nói chung và với Trung Hoa nói riêng, ông cha ta đã xây dựlig được đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết, kiên định trong nguyên tắc giif vững độc lập dân tộc song lại linh hoạt, khéo léo trong ứng xử, tôn trọng hoa hiếu dân tộc, rất mực khoan dung, ngay cả với kẻ thù. Như trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã viết: " Rốt cuộc, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, Đem chí nhân để thay cường bạo" Ông cha ta đã sớm biết dùng ngoại giao như một vũ khí sắc bén trong công cuộc kháng chiến, đồng thời biết phối hợp ngoại giao với hoạt động quân sự một cách hiệu quả ương công cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Và cũng chính những hoạt động ngoại giao khéo léo ấy đã mang lại hoa hiếu dân tộc, dập tắt những mầm mong chiến tranh với các nước láng giềng, đặc biệt là với nước láng giềng lớn Trung Hoa trong nhiều giai đoạn lịch sử. 1.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHONG QUÂN XÂM LƯỢC THANH. 1.2.1. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC KHI QUÂN THANH XÂM LƯỢC Vào thế kỷ XVIII, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng ữầm ữọng về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế và đời sống nhân dân... Tình trạng chia cắt đất nước: vua Lê - chứa Trịnh thống trị Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn cát cứ Đàng Trong, vẫn kéo dài dai dẳng từ thế kỷ XVI. Các tập đoàn thống tri chỉ chú tâm vào việc củng cố quyền lực cho dòng họ mình. Và để cung ứng cho những nhu cầu xa xỉ, họ tăng cường bóc lột đàn áp nhân dân bằng chế độ sưu thuế hà khắc, nặng nề. Cuộc sống của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, vô cùng khốn khổ vì nạn sưu cao, thuế nặng, lại bị bọn địa chủ cướp đoạt ruộng đít. Đời sống nhân dân ta khổ sở trăm bề. "Con giun xéo lắm cũng quằn", phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại bọn thống trị và địa chủ phong kiến bùng nổ khắp nơi trong cả nước, nên thế kỷ XVIII được gọi là "Thế kỷ của khỏi nghĩa nông dân" . 17
  17. Có thể điểm qua một vài cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Ở Đàng ngoài có cuộc khởi nghĩa Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở vùng Hải Dương, cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu ở vùng biển Đồ Sơn, cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ở vùng Tam Đảo... Ở Đàng Trong có cuộc khởi nghĩa của nông dân và thương nhân Quảng Ngãi, Quy Nhơn dưới sự lãnh đạo của Linh Vương và Quảng Phú (năm 1695), của đồng bào Chàm ở Trấn Biên khởi nghĩa do Dương Bao Lai và Diệp Mã Lăng lãnh đạo năm 1746... Phong trào nông dân diễn ra rất rầm rộ, sôi nổi. Tuy thất bại, phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ xvm đã giáng những đòn chí mạng vào chế độ quân chủ Việt Nam vốn đã vô cùng rệu rã, tạo tiền đề cho những thắng lợi của phong ứào nông dân Tây Sơn sau này. Phong trào nông dân Tây Sơn do ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lãnh đạo. Dựng cờ khởi nghĩa năm 1771, tại đất Tây Sơn, Bình Định, với sách lược khéo léo, cùng với nghệ thuật lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy, phong trào đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phong trào Tây Sơn ngày càng lớn mạnh và nhanh chóng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từng bước tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, phong cho Nguyễn Huệ làm Long Nhương Tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết Chế. Thủ lĩnh tối cao của phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, nhưng với những chiến công liên tiếp của mình trong công cuộc đánh Nguyễn, chống Xiêm, Nguyễn Huệ đã có những đóng góp lớn lao cho phong trào, đồng thời cũng tự khẳng định được thiên tài quân sự của mình. Đặc biệt, chính Nguyễn Huệ đã chỉ huy quân Tây Sơn bốn lần tấn công Gia Định đánh tan tác tàn quân họ Nguyễn. Năm 1785, Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn đã làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút vang dội, tiêu diệt hầu hết quân can thiệp Xiêm, "Đại Nam thực lục chính biên" ( đệ nhất kỷ, tập 2, trang 53-59 và 65) có nhận xét "... Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như sợ cọp" [18:227]. Đến năm 1786, sau khi hạ thành Phú Xuân, Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục giành trọn vùng đất Thuận Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình. Sau đó, Nguyễn Huệ chỉ kịp cho người về báo tin cho Nguyễn Nhạc và dù chưa có sự chấp thuận của vị thủ lĩnh tối cao, 18
  18. Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn vẫn thừa thắng tiến quân thẳng ra Bắc hà với sự trợ giúp của Nguyễn Hữu Chỉnh. Với khẩu hiệu "Phù Lê, diệt Trịnh", nghĩa quân đã được sự đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Nghĩa quân chiếm được Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam... rồi tiến thẳng ra Thăng Long một cách dễ dàng. Vậy là tính đến ngày 21.7.1786, chỉ trong vòng một tháng, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại quân Trịnh, thực sự làm chủ Bắc hà. Với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, tiêu diệt tập đoàn họ Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn đã có công đặt cơ sở chợ việc lập lại thống nhất nước nhà sau hơn hai thế kỷ chia cắt. Tuy nắm toàn bộ binh quyền Bắc hà trong tay, Nguyễn Huệ đã giữ đúng khẩu hiệu "Phù Lê, diệt Trịnh", trao lại quyền hành ở Đàng Ngoài cho vua Lê. Vua Lê Hiển Tông cảm kích phong cho Huệ tước Uy Quốc Công, gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ và tặng thêm cả vùng đất Nghệ An cho Tây Sơn. Sau khi Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc rút quân về, Nguyên Huệ đóng tại Thuận Hoá, được phong làm Bắc Bình Vương. Sau khi Tây Sơn rút đi, tình hình Bắc Hà trở nên rối loạn. Lực lượng tàn dư của họ Trịnh lại chiếm quyền của vua Lê. Lê Chiêu Thống bất lực phải nhờ sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh để dẹp tan lực lượng họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh vốn đã có ý xưng hùng, xưng bá ở Bắc hà.nên khi Tây Sơn rút quân, bỏ mặc Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Bắc hà, Nguyễn Hữu Chỉnh biết Nguyễn Huệ không tin dùng mình nên lại càng rắp tâm phản phúc. Sau khi giúp vua Lê tiêu diệt tay chân của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại chuyên quyền, lân át vua Lê, lại còn tỏ rõ thái độ thù 'địch với Tây Sơn. Thừa dịp tình hình Bắc hà lộn xộn, anh em Tây Sơn trong kia lại đang xích mích, bất hoa, không rảnh tay đối phó, Nguyễn Hữu Chỉnh âm mưu độc chiếm Bắc Hà, chia cắt đất nước: " ... Đắp lại lũy cũ Hoành Sơn ,vạch lại sông Gianh làm biên giới như việc cũ trước đây" [48: 226]. Nguyễn Hữu Chĩnh còn xúi giục vua Lê đòi Nguyễn Huệ trả lại vùng đất Nghệ An. Trước sự tráo trở của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ cho Vũ Văn Nhậm và Ngô Văn Sở đem quân ra Bắc hà, trừng trị kẻ phản ứắc. Quân của Nguyễn Hữu Chỉnh bị đánh tan tác, Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt và bị giết. Lê Chiêu Thống hoảng hốt bỏ chạy sang vùng Kinh Bắc. 19
  19. Vũ Văn Nhậm vốn là con rể của Nguyễn Nhạc, lại là tướng dưới quyền Nguyễn Huệ. Nhân lúc anh em Tây Sơn bất hoà, Vũ Văn Nhậm đã ngấm ngầm âm mưu gây dựng quyền lực riêng. "Trong cuộc xung đột giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, tuy bề ngoài Nhậm tỏ ra trung lập nhưng trong lòng vẫn nuôi một mưu đồ" [57:39]. Sau khi diệt được Nguyễn Hữu Chỉnh, lập Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, Vũ Văn Nhậm ngày càng kiêu căng, lộng hành, chuyên quyền định đoạt mọi việc, và ngày càng lộ rõ âm mưu làm phản. Tháng 4.1788, Nguyễn Huệ cùng lực lượng Tây Sơn hành quân ngày đêm ra Bắc giết chết kẻ phản bội. Vì phải giải quyết vấn đề Gia Định đang rối ren do tàn quân Nguyễn Ánh quấy phá, nên sau khi giao quyền binh Bắc hà lại cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, Nguyễn Huệ mau chóng rút quân về. Lúc này ở Bắc hà, bọn Lê Chiêu Thống vẫn lẩn trốn và tìm cách chống phá Tây Sơn. Lê Chiêu Thống và một số tướng tá náu mình ở Lạng Giang, Kinh Bắc. Lê Duy Chỉ, em của Lê Chiêu Thống cùng một số tù trưởng chiếm giữ Định Châu (Thái Nguyên). Trước đó, khi rời khỏi Thăng Long, Lê Chiêu Thống sai Lê Quýnh đưa mẹ và con mình lên Cao Bằng rồi tìm cách vượt biên giới sang Trung Hoa. Tháng 5 âm lịch năm ấy, dù bị quân Tây Sơn truy đuổi quyết liệt, song được sự giúp đỡ của quân Thanh, họ cũng sang được đất Quảng Tây, tìm cách cầu cứu vua Thanh là Càn Long. Cũng trong tháng 7 âm lịch năm ấy, từ Kinh Bắc, Lê Chiểu Thống cho bọn tay chân là Lê Duy Đản, Trần Danh Ấn sang Trung Hoa cầu cứu nhà Thanh. Được bọn vua tôi nhà Lê sang cầu viện, nhà Thanh không bỏ qua cơ hội, ráo riết chuẩn bị kế hoạch xâm lược nước ta một lần nữa. Tin Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh và quân Thanh đang chuẩn bị sang xâm lược nước ta được mau chóng truyền về Phú Xuân. Khi quân Thanh ào ạt vượt biên giới, cũng là lúc Nguyễn Huệ đã cùng quân dân ta chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, quyết bảo vệ độc lập dân tộc. 1.2.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHONG QUÂN XÂM LƯỢC THANH. 1.2.2.1. QUÂN THANH XÂM LƯỢC NƯỚC TA: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2