Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu chuẩn HL7 V2.8 và xây dựng ứng dụng hỗ trợ thu thập thông tin phục vụ công tác Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu đề xuất và xây dựng thử nghiệm mô hình thu thập dữ liệu trực tuyến từ các trung tâm y tế của tỉnh về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhằm có thông tin đủ, chính xác, kịp thời để làm tốt hơn nữa các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác Y tế dự phòng của tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu chuẩn HL7 V2.8 và xây dựng ứng dụng hỗ trợ thu thập thông tin phục vụ công tác Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
- i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Ngô Thế Hoàng Nghiên cứu chuẩn HL7 V2.8 và xây dựng ứng dụng hỗ trợ thu thập thông tin phục vụ công tác Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên THÁI NGUYÊN, 2020
- ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Ngô Thế Hoàng Sinh ngày: 07/3/1983. Học viên lớp cao học CHK16A - Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - Đại học Thái Nguyên. Hiện đang công tác tại: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên. Xin cam đoan: Đề tài “Nghiên cứu chuẩn HL7 V2.8 và xây dựng ứng dụng hỗ trợ thu thập thông tin phục vụ công tác Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên” do TS. Nguyễn Hải Minh hướng dẫn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung trong luận văn đúng như nội dung trong đề cương và các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học và trước pháp luật. Thái Nguyên, ngày tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Ngô Thế Hoàng
- iii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hải Minh, luận văn với Đề tài “Nghiên cứu chuẩn HL7 V2.8 và xây dựng ứng dụng hỗ trợ thu thập thông tin phục vụ công tác Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hải Minh đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên nơi tôi công tác đã tạo điều kiện tối đa cho tôi thực hiện khóa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Ngô Thế Hoàng
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii LỜI MỞ ĐÂU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHUẨN TIN HỌC Y TẾ .......................................2 1.1. Giới thiệu chung ..............................................................................................2 1.2. Chuẩn Logical Observation Identifiers Names and Codes (LOINC) ..............2 1.3. Chuẩn International Classification of Diseases, Tenth Revision (ICD 10). ...6 1.4. Chuẩn Digital Imaging and Communications in Medicine (DICOM) ............9 1.5. Chuẩn Clinical Document Architecture (CDA) ............................................12 CHƯƠNG 2 CHUẨN HL7 V2.8 ..............................................................................15 2.1. Khái niệm .......................................................................................................15 2.2. Môi trường truyền thông ................................................................................15 2.3. Khung bản tin .................................................................................................16 2.3.1. Các bản tin......................................................................................................16 2.3.2. Phân đoạn và nhóm phân đoạn dữ liệu .......................................................16 2.3.3. Các trường dữ liệu .........................................................................................16 2.4. Quy tắc xây dựng bản tin ...............................................................................21 2.4.1. Mã giả dành cho việc xây dựng bản tin ......................................................21 2.4.2 Quy tắc cho hệ thống tiếp nhận ....................................................................24 2.5. Các quy tắc xử lý bản tin ...............................................................................24 2.5.1. Khởi tạo bản tin .............................................................................................25 2.5.2. Bản tin phản hồi sử dụng quy tắc xử lý cơ bản .........................................26 2.6. Các giao thức trong HL7 ...............................................................................28 2.6.1. Giao thức số thứ tự ........................................................................................28 2.6.2. Phân đoạn dữ liệu và bản tin nối tiếp..........................................................30
- v 2.6.3. Giao thức khối/nhóm HL7 ...........................................................................32 2.6.4. Giao thức cho việc diễn giải các phân đoạn hoặc nhóm phân đoạn lặp lại trong một bản tin cập nhật.......................................................................................35 2.6.5. Giao thức để xử lý các trường dữ liệu lặp lại trong một bản tin cập nhật ...36 2.7. Các bản tin điều khiển ...................................................................................37 2.7.1. Phản hồi thông thường ..................................................................................37 2.7.2. Phản hồi thông thường, trả về lỗi ................................................................38 2.7.3. Bản tin sử dụng số thứ tự: Giao thức ..........................................................38 2.7.4. Bản tin phân mảnh ........................................................................................38 2.7.5. Bản tin phản hồi sử dụng phương thức xử lý cơ bản ................................41 2.7.6. Bản tin phản hồi sử dụng phương thức phản hồi nâng cao ......................41 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU THẬP THÔNG TIN Y HỌC HỖ TRỢ CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................43 3.1 Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm kiểm soát bệnh tật tình Thái Nguyên ........43 3.2 Quy trình yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin từ các cơ sở khám chữa bệnh cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật. ........................................................................45 3.3. Quy trình trao đổi thông tin trong hệ thống ...................................................45 3.4. Quy trình gửi nhận thông tin HSBA thông qua hệ thống quản lý bản tin HL7..48 3.5. Quy trình phân quyền truy cập, xem thông tin HSBA trên hệ thống HL7 ENGINE bệnh viện ...............................................................................................52 3.6. Quy trình gửi thông tin HSBA đến bệnh viện HIS ........................................54 3.7. Quy trình gửi dữ liệu phục vụ báo cáo thống kê ...........................................55 3.8. Giao tiếp giữa HL7 Engine Bệnh viện và HL7 Engine Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh .........................................................................................................56 3.8.1. Chuẩn thông điệp HL7 v2.8 .........................................................................56 3.8.2. Quy trình trao đổi thông tin trong hệ thống HL7 ENGINE .....................65 3.9. Thuật toán đóng gói bản tin HL7 từ phía người gửi ......................................69 3.9.1. Sơ đồ giải thuật đóng gói bản tin HL7 .....Error! Bookmark not defined. 3.9.2. Cài đặt Module sinh bản tin HL7 ................................................................69
- vi 3.9.3. Thuật toán trích rút thông tin từ bản tin HL7 phía người nhận. ..............71 3.10. Giao thức trao đổi thông tin giữa người gửi và người nhận ............................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................76 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................77
- vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Cách quản lý thư mục của chuẩn LOINC ...................................................4 Hình 1.2: Tổ chức cây thư mục theo chuẩn LOINC ...................................................5 Hình 1.3: Cấu trúc ảnh DICOM ................................................................................11 Hình 2.1: Biểu đồ quy tắc truyền một bản tin ...........................................................22 Hình 2.2: Biểu đồ quy tắc truyền một trường dữ liệu xuất hiện ...............................23 Hính 3.1 Sơ đồ trao đổi thông tin hiện tại giữa TTKSBT với Bệnh viện .................45 Hình 3.2: Quy trình thu thập thông tin và tạo lập bản tin HL7 từ hệ thống HIS ......46 Hình 3.3 Quy trình gửi nhận thông tin HSBA thông qua hệ thống quản lý bản tin HL7 50 Hình 3.4 Quy trình xác thực thông tin trong hệ thống ..............................................53 Hình 3.5: Quy trình gửi thông tin HSBA từ HL7 Engine Bệnh viện đến HIS. ........54 Hình 3.6 Sơ đồ gửi/ nhận thông tin từ giữa TTKSBT và Bệnh viện ........................55 Hình 3.7: Quy trình gửi nhận HSBA qua giao thức HL7 v2.8 .................................65 Hình 3.8: Quy trình trao đổi dữ liệu danh mục .........................................................67 Hình 3.9: Giải thuật đống gỏi bản tin HL7 ............... Error! Bookmark not defined. Hình 3.10: Giải thuật chèn các thành phần con và giá trị lặp trong bản tin HL7 ................................................................................... Error! Bookmark not defined.
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: So sánh mã chẩn đoán ...................................................................................7 Bảng 3.1: Các segment thông tin của một thông điệp HL7 ......................................56 Bảng 3.2: Các trường thông tin trong MSH ..............................................................58 Bảng 3.4: Các trường thông tin về đợt điều trị tại bệnh viện (PV1) .........................60 Bảng 3.5: Các trường thông tin cơ bản TXA ............ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.6: Các trường thông tin trong OBX .............. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.7: Các trường thông tin MSA .......................................................................64 Bảng 3.8: Các trường thông tin ERR ........................................................................64 Bảng 3.9: Các trường thông tin VTQ ........................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.10: Các trường thông tin QAK ..................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.11: Các trường thông tin RDF ...................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.12: Các trường thông tin RDT ...................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.13: Cấu trúc thông tin của thông điệp truy vấn và trả lời .............................67 Bảng 3.14: Các loại tài liệu trao đổi qua hệ thống HL7 ENGINE ............................68
- 1 LỜI MỞ ĐÂU Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội và trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Đối với ngành y tế, có thể thấy rằng CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành mà còn đỡ đầu cho việc triển khai và ứng dụng kỹ thuật cao, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và trong công tác xây dựng kế hoạch, công tác tác thống kê dự phòng… Xuất phát từ tình hình thực tiễn, trong lần thực hiện luận văn em lựa chọn định hướng nghiên cứu chuẩn HL7 2.8 - một phiên bản mới nhất của tổ chức chuẩn tin học trong Y tế thế giới; Từ đó đề xuất và xây dựng thử nghiệm mô hình thu thập dữ liệu trực tuyến từ các trung tâm y tế của tỉnh về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhằm có thông tin đủ, chính xác, kịp thời để làm tốt hơn nữa các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác Y tế dự phòng của tỉnh.
- 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHUẨN TIN HỌC Y TẾ 1.1. Giới thiệu chung Trên thế giới, vấn đề chuẩn hóa thông tin, chuẩn hóa giao thức trao đổi thông tin và chuẩn hóa danh mục danh mục chẩn đoán bệnh, danh mục xét nghiệm, thủ thuật và XQ trong trao y tế đã được đặt ra từ rất lâu. Với mục tiêu kiện toàn hệ thống Công nghệ Thông tin (CNTT) hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh. Với tốc độ phát triển nhanh của ngành CNTT, ứng dụng CNTT trong y tế đang có những thay đổi cơ bản về chất. Những ứng dụng hỗ trợ các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh tháo gỡ những khó khăn trong việc trao đổi dữ liệu, như: Hệ thống Thông tin trao đổi thông tin nội bộ, trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin ở nước ngoài ... Nguyên nhân chính của những khó khăn này là do việc không thống nhất trong khi áp dụng các danh mục tham chiếu, dữ liệu không thống nhất, đồng thời chưa thực sự có một giao thức chung khi trao đổi dữ liệu và thông tin y tế. Tại Việt Nam, với nhận thức sâu sắc về vấn đề kiện toàn các hệ thống công nghệ thông tin trong y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, Bộ Y tế đã và đang có những nỗ lực trong việc đưa ra các định hướng, hướng dẫn, quyết định nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân thông qua việc ban hành các văn bản, quyết định có tính chất định hướng cụ thể. Trong các phần sau đây, chúng tôi phân tích tập trung vào hai mảng: danh mục chuẩn hóa và các chuẩn công nghệ thông tin có thể áp dụng trong việc trao đổi thông tin trong y tế. Các danh mục chuẩn hóa được đề cập đến như: địa bàn hành chính, bệnh viện, nơi khám, chữa bệnh ban đầu, phẫu thuật - thủ thuật,… là các từ điển dữ liệu trợ giúp đắc lực cho việc trao đổi thông tin thông qua việc áp dụng các chuẩn trong truyền thông trong lĩnh vực y tế. 1.2. Chuẩn Logical Observation Identifiers Names and Codes (LOINC) Chuẩn LOINC tạo ra các định danh phổ quát và dựa trên cho các chuẩn
- 3 ASTM E1238, HL7, CEN TC251, và các bản tin báo cáo giám sát của chuẩn DICOM, chuẩn danh mục mã hóa thông tin quản lý phòng xét nghiệm, hay các hệ thống lưu trữ thông tin bệnh nhân… Theo cách tiếp cận xây dựng ứng dụng, các định danh quy định bới chuẩn LOINC có thể được sử dụng với vai trò là giá trị được danh mục cho trường “Observation Identifier” trong bản tin ORU HL7, phân đoạn OBX hoặc sử dụng trong các trường tương ứng trong các chuẩn HL7. Khi sử dụng chuẩn LOINC trong bản tin HL7, thì việc nhận biết mã thông qua hệ thống mã ký hiệu bắt đầu “LN”. Để thuận tiện cho quá trình trao đổi dữ liệu, mỗi định danh yêu cầu một tên đầy đủ được tạo chuẩn tắc sao cho người sử dụng có thể quản lý được các xét nghiệm, thủ thuật mà đồng thời vẫn có mối liên kết ngữ nghĩa với tên chuẩn. CSDL LOINC là hồ sơ tổng quát, chuẩn hóa tên của phần lớn các bộ xét nghiệm chuẩn và các mã số được sử dụng trong hoạt động phòng thí nghiệm. Do vậy, các thuật ngữ sử dụng trong hoạt động phòng thí nghiệm có thể được ánh xạ sang các tên định danh chứa trong CSDL của LOINC. Đối với các trường hợp các hệ thống quản lý cần các dữ liệu hoặc các giá trị tham chiếu mà hiện không có trong CSDL LOINC, người sử dụng có thể gán cho chúng một giá trị mã, tên LOINC mới. Tuy nhiên cần chú ý, nên tạo mới các bộ giá trị mã, tên LOINC tuân theo nguyên tắc: mỗi dòng tương ứng với một phương pháp đo nghiệm riêng. Danh mục các mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC hiện nay được cập nhật thường xuyên bởi dự án LOINC. CSDL LOINC, bản cập nhật mới nhất chứa hầu hết các thuật ngữ cập nhật đến thời điểm đó. Về cơ bản, LOINC bao gồm các thuật ngữ được chia thành 3 lĩnh vực: Các thuật ngữ dùng trong phòng thí nghiệm (Laboratory Categories) Các thuật ngữ dùng trong lâm sàng (Clinical Categories) Các Claims Attachments theo HIPAA chứa các thông tin bổ trợ cho các hoạt động khám, chữa bệnh. Trong mỗi lĩnh vực, LOINC lại được tổ chức thành nhiều chuyên môn nhỏ
- 4 hơn như trong hình sau. Hình 1.1: Cách quản lý thư mục của chuẩn LOINC
- 5 Ngoài ra, LOINC cũng được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn trong phòng thí nghiệm đến tận các mức chuyên môn sâu như sau: Hình 1.2: Tổ chức cây thư mục theo chuẩn LOINC Mặc dù vậy, LOINC không bao gồm các thuộc tính sau đây: + Phương tiện xét nghiệm + Chi tiết mẫu, nơi thu thập + Độ ưu tiên hay thứ tự thực hiện của xét nghiệm + Người kiểm tra kết quả + Kích thước mẫu
- 6 + Địa điểm xét nghiệm Lợi ích khi áp dụng thống nhất danh mục mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC. Có thể nhận thấy, đối tượng sử dụng danh mục mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC này là các phòng thí nghiệm tại các đơn vị cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh. Các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh cũng lưu trữ danh sách các mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC phục vụ cho việc quản lý phòng xét nghiệm cũng như trao đổi dữ liệu kết quả với các bộ phận, đơn vị khác. Nếu áp dụng LOINC cùng với HL7, việc trao đổi dữ liệu về yêu cầu, kết quả xét nghiệm có thể mở rộng không chỉ giữa các bộ phận trong nội bộ đơn vị mà còn có thể mở rộng phạm vi trao đổi với các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh khác cũng sử dụng LOINC cùng với HL7. Các quy tắc cập nhật danh mục mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC. Hiện nay, việc cập nhật danh sách mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC là do LOINC PROJECT, dựa trên các cập nhật từ các phòng xét nghiệm tại các đơn vị khám, chữa bệnh cung cấp. Như vậy, có thể thấy rằng, nguồn dữ liệu danh mục các mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC là xuất phát từ LOINC PROJECT. Để áp dụng danh mục mã dùng trong phòng thí nghiệm LOINC cho ngành y tế, Bộ Y tế có thể phối hợp với LOINC PROJECT về việc cung cấp dữ liệu thông qua hình thức hợp tác thông tin hoặc cử cán bộ theo dõi cập nhật của LOINC PROJECT thường xuyên. Để cập nhật các thay đổi cho LOINC, Regenstrief Institute là đơn vị tiếp nhận các đóng góp về việc bổ sung, cập nhật cho danh mục LOINC. Để làm rõ nội dung nào sẽ được cập nhật vào CSDL LOINC, Regenstrief Institute đưa ra các trường hợp gửi cập nhật: + Trường hợp (a) loại xét nghiệm hoàn toàn mới, chẳng hạn như, DNA sequencing hoặc (b) sử dụng mã LOINC theo cách khác với qui định. + Bổ sung các biến thể của các xét nghiệm mà CDSL LOINC hiện đã có. 1.3. Chuẩn International Classification of Diseases, Tenth Revision (ICD 10). ICD-10 (Danh mục mã bệnh) được Đại hội đồng Y tế Thế giới thông qua lần
- 7 thứ 43 vào tháng 5/1990 và chính thức được Tổ chức y tế thế giới (WHO) ban hành năm 1994. Các quốc gia khác bắt đầu thông qua bộ mã ICD-10 vào năm 1994, nhưng Mỹ chỉ thông qua một phần bộ mã ICD-10 vào năm 1999 cho các mặt bệnh báo cáo tử vong. ICD-10 là danh mục chẩn đoán phân loại quốc tế tiêu chuẩn cho tất cả các bệnh học nói chung và các mặt bệnh lâm sàng nói riêng. ICD-10 được sử dụng để phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe được lưu lại trên nhiều loại hồ sơ sức khỏe như hồ sơ bệnh án thông thường, hồ sơ bệnh án điện tử, phiếu khám bệnh hay giấy chứng tử. Phiên Bản thứ Mười (ICD-10) chứa dữ liệu lớn hơn và nhiều bệnh chi tiết hơn bản ICD-9 được các nước phát triển sử dụng trên toàn thế giới. Dưới sự bảo trợ của WHO, phiên bản ICD-10 hỗ trợ thúc đẩy việc thu thập, phân loại, xử lý, và báo cáo thống kê các số liệu về tình hình bệnh tật tử vong của các nước trên thế giới. Các lần sửa đổi mới của ICD được triển khai định kỳ để việc phân loại bệnh có thể phản ánh rõ nét những tiến bộ trong khoa học y tế. Bảng 1.1: So sánh mã chẩn đoán ĐẶC ĐIỂM ICD-9-CM ICD-10-CM Chiều dài mảng 3-5 ký tự 3-7 ký tự Số mã có sẵn Xấp xỉ 13.000 mã Xấp xỉ 68.000 mã Cấu tạo mã (dạng số Số 1 = chữ an pha hay Số 1 = chữ an pha hay chữ an pha) dạng số Số 2 = dạng số Số 2-5 = Dạng số Số 3-7 = chữ an pha hay dạng số Không gian có sẵn cho Hạn chế Linh động các mã mới Chi tiết tổng thể được Chưa cụ thể Rất chi tiết (Cho phép miêu tả tích hợp vào trong các về trạng thái bệnh tật, biểu hiện mã bệnh, căn bệnh học/nguyên nhân gây bệnh, biến chứng của bệnh, chi tiết vị trí phẫu thuật, di chứng, mức độ suy yếu chức
- 8 năng, các tác nhân sinh hoá học, giai đoạn/thời kỳ, liên quan đến hạch bạch huyết, sự thuận bên và sự định vị, quy trình hay cấy ghép có liên quan, số tuổi có liên quan, hay liên quan đến khớp xương) Sự thuận bên Không xác định bên Thường xác định bên phải đối phải đối lập với bên với bên trái trái Mã mẫu2 813.15, chỗ gẫy xương S52123C, chỗ gãy xương được mở của đầu xương thay thế của đầu xương quay quay không xác định, ban đầu gặp phải với chỗ gãy xương mở loại IIIA, IIIB hay IIIC Tình hình áp dụng chuẩn ICD tại Việt Nam Phân loại bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) do Tổ chức Y tế Thế giới WHO ban hành từ năm 1994 đã được Bộ Y tế Việt Nam chính thức quy định việc thống kê bệnh tật ở bệnh viện làm quen với Bảng phân loại mới này với bộ 3 ký tự: Chương bệnh, nhóm bệnh và bệnh. Tài liệu ICD-10 được Bộ Y tế xuất bản năm 2000 với sự tham gia biên dịch, hiệu chỉnh của nhiều giáo sư, bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, bước đầu đã giúp cho các bệnh viện có được Bảng phân loại bệnh tật bằng tiếng Việt và tiếng Anh phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và hòa nhập với phân loại bệnh tật trên thế giới. Với Bảng phân loại quốc tế bệnh tật Việt – Anh lần thứ 10 do Bộ Y tế ban hành đến nay vẫn là một tài liệu sử dụng thực tế mang tính ứng dụng cao trong ngành Y tế Việt Nam. Lợi ích khi áp dụng chuẩn mã bệnh ICD 10
- 9 Ứng dụng chuẩn ICD, đặc biệt với phiên bản 10 và các phiên bản trong tương lai, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa học và chia sẻ thông tin, phục vụ các đối tượng trong hoạt động khám chữa bệnh (cơ sở y tế, người bệnh, quản lý nhà nước…). Các lợi ích chính của việc phân loại chi tiết các bệnh theo mã bệnh: Một là, xử lý chính xác và thống nhất vấn đề thống kê tình hình phát triển bệnh tật và số liệu nghiên cứu phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh; Hai là, Căn cứ vào việc định danh chính xác các mặt bệnh, là cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để xây dựng các phác đồ điều trị, cơ sở y tế dễ dàng hơn trong việc quyết định cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tương ứng với từng mã bệnh tật; Ba là: Việc quy chuẩn và chi tiết hóa định danh bệnh tật còn giúp cho việc quản lý chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt với các tổ chức phụ trách việc chi trả bảo hiểm y tế, thanh toán các khoản chi phí khám chữa bệnh; Bốn là: Với các nước đang phát triển, việc áp dụng chuẩn hóa các mặt bệnh tật trên thế giới, sẽ giúp gia tăng cơ hội hội nhập cộng đồng khoa học y tế của thế giới, tiếp thu các phát triển mới về ứng dụng công nghệ trong y tế. 1.4. Chuẩn Digital Imaging and Communications in Medicine (DICOM) DICOM là hệ thống tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi trong y tế. DICOM (Digital Imaging and Communications in Medicine) là một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của của các nhà sản xuất cũng như người sử dụng trong việc kết nối, lưu trữ, trao đổi, in ấn ảnh y tế. mà không phụ thuộc vào nhà sản xuất. Chuẩn DICOM làm cho các thiết bị đòi hỏi quy chuẩn tương tác dễ dàng. Cụ thể: - Gửi các ngữ nghĩa của các lệnh và dữ liệu đã được kết hợp. Đối với các thiết bị tương tác, phải có các chuẩn trên những thiết bị cần tương tác với các lệnh hoặc kết hợp dữ liệu, không chỉ đối với thông tin mà còn có thể truyền giữa các thiết bị. - Gửi các ngữ nghĩa của các dịch vụ tập tin, các định dạng ảnh và các thư mục thông tin cần thiết cho sự thông tin liên lạc độc lập
- 10 - Rõ ràng trong việc định nghĩa các yêu cầu quy chuẩn của các hình thức thực thi (implementions) của chuẩn. Cụ thể, một phát biểu quy chuẩn (Conformance Statement) phải chỉ rõ thông tin đầy đủ để xác định các hàm tương tác có thể được mong đợi với các thiết bị khác có đòi hỏi quy chuẩn (conformance). - Hoạt động dễ dàng trong môi trường mạng. - Có cấu trúc để cung cấp sự giới thiệu của các dịch vụ mới, do đó dễ dàng trong việc hỗ trợ các ứng dụng máy y khoa trong tương lai. Định dạng ảnh DICOM Định dạng ảnh DICOM được quy định trong mục 10. Hiện nay DICOM là định dạng ảnh được dùng phổ biến nhất trong y tế. Một file ảnh DICOM ngoài dữ liệu hình ảnh, còn chứa cả những thông tin khác như thông tin về bệnh nhân, về loại máy tạo ra bức ảnh…. Đó cũng là sự khác biệt của định dạng ảnh DICOM so với các định dạng ảnh khác. Một file theo định dạng DICOM thường có phần mở rộng là .dcm. - Phần tiêu đề (header) Phần tiêu đề chứa toàn bộ các thông tin về bệnh nhân, về thiết bị tạo ra bức ảnh và các thông tin quy định các mã hóa dữ liệu: Phương pháp mã hóa, giải mã và các thông tin liên quan. Cấu trúc tiêu đề như sau: Đầu tiên là 128 byte File Preamble (offset), các chương trình đọc file DICOM sẽ bỏ qua nội dung chứa trong 128 byte đầu tiên này. Tiếp theo là 4 byte chứa chuỗi ‘DICM’. Tiếp theo là các thông tin về file (File Meta Elements). Các thông tin này được tổ chức thành các nhóm, trong mỗi nhóm lại gồm nhiều phần tử:
- 11 Hình 1.3: Cấu trúc ảnh DICOM - Dữ liệu ảnh (Data Set) Phần này chứa các thông tin hình ảnh. Các yếu tố DICOM yêu cầu phụ thuộc vào loại hình ảnh, và được liệt kê trong phần 3 của tiêu chuẩn DICOM. Ví dụ, phương thức hình ảnh này là "MR (xem nhóm: yếu tố 0008:0060), vì vậy nó cần phải có các yếu tố để mô tả thời gian MRI echo. Sự vắng mặt của thông tin này trong hình ảnh này là một hành vi vi phạm các tiêu chuẩn DICOM. Trong thực tế, hầu hết phần mềm đọc định dạng DICOM (bao gồm cả MRIcro và ezDICOM) không kiểm tra sự hiện diện của hầu hết những yếu tố này, giải nén chỉ có các thông tin tiêu đề trong đó mô tả kích thước hình ảnh. Các tiêu chuẩn trước NEMA cho DICOM, có cấu trúc tương tự nhau với nhiều yếu tố tương tự. Sự khác biệt chính là các định dạng NEMA không có dữ liệu 128-byte bù đắp đệm hoặc ký tự DICM. Ngoài ra, NEMA không xác định rõ ràng muilti-frame (3D) hình ảnh, vì vậy yếu tố 0028,0008 đã không có mặt. Đặc biệt quan trọng là nhóm: yếu tố 0002:0010. Điều này xác định "Xác định cú pháp chuyển giao duy nhất . Giá trị này thể hiện cấu trúc của các dữ liệu
- 12 hình ảnh, tiết lộ cho dù dữ liệu đã được nén. Lưu ý rằng một số phần mềm xem ảnh DICOM chỉ có thể view được dữ liệu không nén nguyên bản. Hình ảnh DICOM có thể được nén bởi cả hai chương trình nén mất dữ liệu phổ biến JPEG (nơi mà một số thông tin tần số cao bị mất) cũng như một chương trình không giảm chất lượng JPEG là hiếm khi nhìn thấy bên ngoài của hình ảnh y tế (Huffman lossless JPEG là hiệu quả hơn thuật toán JPEG-LS). Các mã này được mô tả trong phần 5 của tiêu chuẩn DICOM. Lưu ý rằng cũng như các báo cáo kỹ thuật nén (nếu có), UID Cú pháp chuyển giao báo cáo thứ tự byte dữ liệu thô. Các máy tính khác nhau lưu trữ giá trị số nguyên khác nhau, vì vậy được gọi là 'về cuối lớn' và 'ít về cuối'. Hãy xem xét một số nguyên 16-bit với giá trị 257 thì byte quan trọng nhất được lưu trữ giá trị 01 (= 255), trong khi các byte ít quan trọng hơn sẽ lưu trữ với giá trị 02. Một số máy tính sẽ lưu giá trị này là 01:02, trong khi những người khác sẽ lưu trữ nó như là 02:01. Do đó, cho dữ liệu với hơn 8-bit cho mỗi mẫu, phần mềm xem DICOM có thể cần trao đổi byte thứ tự của dữ liệu để phù hợp với trật tự được sử dụng bởi máy tính của bạn. 1.5. Chuẩn Clinical Document Architecture (CDA) Chuẩn tài liệu lâm sàng - HL7 Clinical Document Architecture (CDA) là chuẩn tài liệu có cấu trúc. Thông qua chuẩn tài liệu này, sẽ chỉ rõ cho cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, các nhà thiết kế phần mềm, phần cứng về tính cấu trúc "Stucture" và tính ngữ nghĩa "Semantic" của một tài liệu lâm sàng. Với mục đích hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế, các tổ chức cơ quan liên quan được thuận tiện và chính xác trên môi trường truyền thông rất đa dạng và phong phú hiện nay. Mục đích thiết kế chuẩn tài liệu CDA. Mục đích: o Đưa ra quy định trong việc trao đổi thông tin chăm sóc sức khỏe. o Mang lại hiệu quả trong việc triển khai các hệ thống mang tính liên thông, có sự trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống khác nhau trên phạm vi lớn. o Việc mở và hiển thị nội dung tài liệu CDA không bị giới hạn bởi sự khác nhau về công nghệ và phần mềm hiện đang sử dụng giữa nơi gửi và nơi nhận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 230 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn