Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh Sơn La
lượt xem 3
download
Luận văn "Đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh Sơn La" trình bày nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước mặt cho tỉnh Sơn La. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------ NGUYỄN HOÀNG LONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG, SUỐI CỦA TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH : 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN DŨNG HÀ NỘI, 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Long
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm Nghiệp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh Sơn La”. Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo và các bạn. Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. Bùi Xuân Dũng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn những lời động viên, những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng đề tài từ các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường - trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể cán bộ công nhân viên chức Trung tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La, Chi cục môi trường tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Do bản thân còn nhiều hạn chế về mặt chuyên môn, kiến thức và kỹ năng sử dụng các thiết bị khoa học, đồng thời thời gian làm đề tài ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và toàn thể các bạn để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Long
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 3 1.1. Hiện Trạng chất lượng nước mặt trên thế giới [Nguyễn Hồng Thái và các cộng sự, 2013] ........................................................................................ 3 1.2. Hiện trạng môi trường chất lượng nước mặt Việt Nam [Trần Lâm, 2016] ............................................................................................................. 8 1.3. Hiện trạng môi trường nước tại tỉnh Sơn La [Báo cáo hiện trang môi trường nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015] ....................................... 15 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 18 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 18 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 18 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 18 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 19 2.4.1. Phương pháp đánh giá đặc điểm sông, suối của tính Sơn La............. 19 2.4.2. Phương pháp Phân tích mức độ biến động chất lượng nước sông suối của tỉnh Sơn La ................................................................................................. 21 2.4.3. Xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông suối của tỉnh Sơn La ......................................................................................... 31 2.4.4. Phương pháp xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tại khu vực ............................................................................. 31 2.4.5. Phương pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước mặt cho tỉnh Sơn La . 31 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN NƢỚC CỦA TỈNH SƠN LA...................................................... 34
- iv 3.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 34 3.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ................................................................. 35 3.3. Đặc điểm khí hậu ................................................................................. 36 3.4. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ..................................................... 36 3.4.1. Điều kiện kinh tế..................................................................................... 36 3.4.2. Tình hình văn hóa - xã hội..................................................................... 38 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 41 4.1. Đặc điểm sông suối tại tỉnh Sơn La ..................................................... 41 4.2. Phân tích mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 46 4.2.1. Đánh giá biến động chất lượng nước theo Q 08- T 2015 T T ột 2 .............................................................................. 46 4.2.2. Đánh giá biến động chất lượng nước theo WQI .................................. 77 4.3. Các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, suối của Sơn La ......................................................................................................... 84 4.3.1. Xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, suối tại Sơn La ................................................................................... 84 4.3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước sống suối tại Sơn La .......................................................................................................... 85 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước sông, suối tại Sơn La. .................................................................................. 87 ơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
- v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BOD Nhu cầu oxi sinh hóa BVTV Bảo vệ thực vật COD Nhu cầu oxi hóa học DO Hàm lượng oxi hòa tan GHPH Giới hạn phát hiện GHĐL Giới hạn định lượng KPH Không phát hiện NH4+ Amoni NO2- Nitrit NO3- Nitrat PO43- Photphat QA/QC Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSS Chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân WQI Chỉ số chất lượng nước mặt
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục điểm quan trắc ............................................................... 22 Bảng 2.2: Dụng cụ và hóa chất lấy mẫu ......................................................... 26 Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu .................................................................................. 27 Bảng 2.4: Phân loại chất lượng nước mặt theo chỉ số chất lượng nước(WQI.30 Bảng 4.1: Đặc trưng hình thái lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Sơn La ........... 44 Bảng 4.2: Giá trị WQI tại Sơn La giai đoạn 2016 – 2018 ............................. 78 Bảng 4.3: Xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sống, suối.........................................................................................................84
- vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Mạng lưới sông,suối của tỉnh Sơn La ............................................. 19 Hình 2.2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu ......................................................................... 21 Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La....................................................... 35 Biểu đồ 4.1: Giá trị pH trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 ….49 Biểu đồ 4.2: Giá trị TSS trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 .. 50 Biểu đồ 4.3: Giá trị Độ đục trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 .. 51 Biểu đồ 4.4: Giá trị DO trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016-2018 . …54 Biểu đồ 4.5: Giá trị BOD trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 .55 Biểu đồ 4.6: Giá trị COD trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 – 2018.56 Biểu đồ 4.7: Giá trị Amoni trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 .. 59 Biểu đồ 4.8: Giá trị Nitrit trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 .60 Biểu đồ 4.9: Giá trị Nitrat trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 – 2018. .. 61 Biểu đồ 4.10: Giá trị Phosphat trong nước mặt tại Sơn Lagiai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................................................. 64 Biểu đồ 4.11: Giá trị Florua trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 . 65 Biểu đồ 4.12: Giá trị Asen trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 .. .69 Biểu đồ 4.13: Giá trị Thủy ngân trong nước mặt tại Sơn Lagiai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................................................. 70 Biểu đồ 4.14: Giá trị Mangan trong nước mặt tại Sơn Lagiai đoạn 2016 - 2018 71 Biểu đồ 4.15: Giá trị Colifom trong nước mặt tại Sơn Lagiai đoạn 2016 - 201875 Biểu đồ 4.16: Giá trị E.Coli trong nước mặt tại Sơn Lagiai đoạn 2016 - 2018 .. 76 Biểu đồ 4.17: Giá trị WQI trong nước mặt tại Sơn La giai đoạn 2016-2018 . 82
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống nước mặt Việt Nam có hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn ao, hồ [Bảo Anh, 2016]. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người. Ngày nay, sông ngòi phục vụ và cung cấp nguồn tài nguyên nước quý giá cho các hoạt động đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất, canh tác nông, lâm nghiệp, thủy điện, giao thông... Tuy nhiên, do hoạt động phát triển kinh tế cùng với hàng loạt các nhà máy xí nghiệp hoạt động dẫn đến một lượng chất thải lớn được thải ra sông mà chưa có biện pháp tiền xử lý dẫn đến chất lượng nước sông vẫn chưa được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và cuộc sống người dân. Những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái nhiều nơi, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường nước gồm Sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.Thống kê, đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm. [Bảo Anh, 2016].
- 2 Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La, vị thế của tài nguyên nước mặt ngày càng được nâng cao và coi trọng. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn.Từ đó gây nên biến động chất lượng nước mặt tại các vị trí cũng như thời điểm khác nhau. Đồng thời Sơn La đã và đang trong quá trình thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch. Điều này dẫn đến thải ra môi trường một lượng lớn các loại chất thải, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh. Như vậy chất lượng nước mặt ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của các cấp các ngành cũng như cộng đồng dân cư hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này. Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh Sơn La” được thực hiện nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường nước và tác động của con người đến hiện trạng đó. Đồng thời góp phần hỗ trợ công tác quản lí tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nói chung và các huyện trong tỉnh nói riêng phục vụ cho công tác quản lí tài nguyên nước và phát triển kinh tế - xã hội.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hiện Trạng chất lƣợng nƣớc mặt trên thế giới [Nguyễn Hồng Thái và các cộng sự, 2013] Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này. Có tới hơn 1 tỷ người đang bị thiếu khoảng 20-50 lít nước sạch mỗi ngày để phục các nhu cầu căn bản như ăn uống và tắm giặt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đang lãng phí nước. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ nước thế giới khai mạc tại Stockholm, thủ đô của Thụy Điển ngày 5/9/2008. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu. Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trên trái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy ra cũng rất chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề, tùy từng đại dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau. Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên. Bờ biển Barrow, Alaska trở thành một nơi chứa rác. Ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng. Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui.
- 4 Theo Med.org.jp, chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnh Minamata. Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956 nhưng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm. Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói năng được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết, 10.000 người bị ảnh hưởng. Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết. Cá biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt biển. Đến năm 2004, tập đoàn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân và bị yêu cầu phải làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm. Căn bệnh Minamata vẫn là một trong 4 căn bệnh nghiêm trọng nhất do ô nhiễm môi trường gây ra tại Nhật. Hậu quả của nó vẫn kéo dài tới ngày nay, khi các nạn nhân đã ngoài 40-50 tuổi, chỉ có thể ở trong nhà, tách biệt với cộng đồng và nhờ gia đình chăm sóc. Các vụ kiện Chisso và chính quyền khu vực vẫn đang được tiếp tục. Tại Trung Quốc một vụ nước nhiễm độc thủy ngân tương tự Nhật bản cũng xảy ra ở Trung Quốc. Theo một nghiên cứu năm 2010 của Học viện Môi trường, Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm, nay là Công ty dầu khí Cát Lâm, đã thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa bắt đầu từ năm 1958 đến 1982. Những ca bệnh thần kinh nghi do nhiễm độc thủy ngân đầu tiên xuất hiện năm 1965. Năm 1973, hàm lượng thủy ngân đo được trong tóc ngư dân ở vùng thượng lưu thành phố Cát Lâm là 52,5 mg/kg. Tháng 7/1973, chính quyền Cát Lâm mở cuộc điều tra ô nhiễm sông Tùng Hoa. Mức thủy ngân
- 5 trong tóc người được cho phép tối đa là 1,8 mg/kg, theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến năm 1976, chính quyền Trung Quốc mới thừa nhận có người nhiễm bệnh Minamata. Sau sự kiện này, nhà máy chỉ giảm lượng xả thủy ngân, chứ không ngừng hoàn toàn. Lúc này, nhà máy mới bắt đầu xử lý nước. Dọc 100 km ở hạ lưu sông chảy qua địa phận thành phố Cát Lâm không xuất hiện tôm cá. Năm 1978, chính phủ yêu cầu nhà máy hóa chất Cát Lâm phải làm sạch ô nhiễm trong vòng ba năm. Việc làm sạch sông bắt đầu vào tháng 03/1979 và hoàn thành cuối năm 1980, tổng cộng xử lý 192.000 tấn nước. Năm 1979 - 1988, chính quyền bồi thường cho ngư dân vùng bị ô nhiễm gần 4 triệu NDT (khoảng 2,56 triệu USD theo tỷ giá năm 1979). Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không công bố số liệu cụ thể về số người nhiễm bệnh Minamata ở khu vực sông Tùng Hoa. Theo một nghiên cứu của Thư viện Y khoa Mỹ (PMC) vào tháng 9/2010, mặc dù nồng độ thủy ngân trong nước sông đã giảm, nhưng phải mất vài thập kỷ hoặc 100 năm nữa nồng độ thủy ngân trong nước sông mới trở về ban đầu. Nồng độ thủy ngân trong cá tuy giảm hơn 90% so với năm 1975, nhưng vẫn cao hơn mức bình thường 2-7 lần và dự kiến ít nhất 10 năm nữa mới khôi phục về mức độ bình thường. Ở Mỹ, năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngoài khơi bờ biển Louisiana, Mỹ, gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon, theo New York Times. Thảm họa xảy ra khi giàn khoan di động nước sâu Horizon khoan dầu thô ở độ sâu 1.500 m tại khu vực mỏ dầu khí Macondo Prospect. Khí thoát ra từ giếng dầu có áp suất rất cao, phát nổ khiến 11 người chết và 17 người khác bị thương. Giàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào khu vực rộng lớn của vịnh Mexico, phá hủy các hệ sinh thái, ảnh hưởng
- 6 đến ngành ngư nghiệp và du lịch của các quốc gia trong vùng. Đây là sự cố môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vụ tràn dầu gây ảnh hưởng tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Mỹ (NOAA), nồng độ dầu thô đo trong cá ở vùng Vịnh vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm. Theo OAA, tác động lâu dài của vụ tràn dầu tới môi trường "nhiều hơn chúng ta tưởng". "Trong số 32 con cá heo được quan sát, nhiều con nhẹ cân, thiếu máu, mắc bệnh phổi và bệnh gan. Nồng độ hormone giúp giảm căng thẳng và điều tiết trao đổi chất cũng giảm một nửa". Ở Sông White, Mỹ theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông White, bang Indiana, Mỹ hủy hại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90 km và giết chết 4,6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 28/12, cơ quan môi trường địa phương cho biết họ truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại Anderson. Ngày 11/01/2000, Thống đốc bang Indiana Frank O'Bannon yêu cầu FBI, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ việc. Ngày 18/6/2001, Thống đốc bang O'Bannon thông báo tập đoàn Guide đã nhận tội và phải trả hơn 13,9 triệu USD gồm tiền phạt, chi phí pháp lý và chi phí xử lý môi trường, trong đó 6,25 triệu USD được dùng để khôi phục sông. Kết quả điều tra cho thấy công ty này đã thải khoảng 1,6 triệu gallon (hơn 6 triệu lít) nước thải có chứa nồng độ độc hại chất dimethyldithiocarbamate, các thành phần hoạt chất của hợp chất xử lý nước thải HMP-2000, cũng như các sản phẩm phân hủy như carbon disulfide. Những chất này sau đó gây ra bọt trên sông White. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau một thời gian, chất độc gây ô nhiễm sông đã trôi đi hết chứ không tích tụ lại. Nhiều loài động vật sống dưới
- 7 bùn không bị chịu tác động từ hóa chất. Tháng 03/2000, một số loài cá tự quay trở lại khu vực bị ảnh hưởng. Tại Sukinda, Ấn Độ, các nữ công nhân phải tiếp xúc với nước cực bẩn. Hậu quả của nó là tình trạng vô sinh, thai nhi bị dị tật và chết lưu. Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ, cao gấp 96 lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế thế giới quy định. Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bale năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên. Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, namw 1991 tại Nam Phi, Công ty cổ phần Năm lượng nguyên tử gây ra một vụ tràn dầu rất lớn gần đập Hartbeesport làm cho các loại cá và động vật thủy sinh sống trong hồ bị chết. Việc các nguồn nước sông bị ô nhiễm đã gây ra một nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe cho những cộng đồng nằm gần sông, những người sử dụng trực tiếp nguồn nước đó. Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa
- 8 qua xử lí vẫn được thải vào các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc trong năm 2006, chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng nước tại nhiều con sông trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, hàng ngày hàng giờ phải hứng chịu các nguồn ô nhiễm khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên là phải tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể thành phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm, xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông, nâng cao khả năng cung cấp nước phụ vụ cho đời sống và sự phát triển bền vững trên toàn thế giới. 1.2. Hiện trạng môi trƣờng chất lƣợng nƣớc mặt Việt Nam [Trần Lâm, 2016] Hiện nay, ở Việt Nam môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Liên tiếp trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước, hiện tượng ô nhiễm môi trường nước đã làm cho hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
- 9 Nước sông ô nhiễm chuyển màu đen, rác thải trôi lềnh bềnh - nguy cơ gây bệnh cho con người rất cao. Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ việc các ao, hồ, sông tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi Tuy nhiên, nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta là nước thải nông nghiệp, công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, trong khi đó, mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán của cơ quan môi trường cho thấy Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Vùng Đông Nam bộ với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%), hơn nữa, 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Theo các nghiên cứu tác động Môi trường của cơ quan Tổng cục Môi trường cho thấy: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD: Biochemical oxygen Demand - là lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các chất hữu cơ), nhu cầu oxy hoá học (COD: Chemical oxygen Demand - là khối lượng oxy cần tiêu hao trên 1 lít nước thải) có thể lên đến 700 mg/L và 2.500 mg/L; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này
- 10 có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Ô nhiễm biển là một vấn đề đang được quan tâm. Do có đường bờ biển thuộc loại dài nên khi ô nhiễm biển xảy ra thì sẽ cực kỳ phức tạp. Do sự gia tăng của các hoạt động kinh tế nói chung nên hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm còn bắt đầu lan ra cả ngoài khơi. Điển hình như ở cảng Hải Phòng, bình quân hằng năm có tới hơn 1.500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng. Lượng dầu cặn qua sử dụng trong hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng từ 5 m3 đến 10 m3. Như vậy, hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng với rác thải sinh hoạt của người dân vạn chài và khách du lịch đã xả tự nhiên theo nhiều cách xuống biển. Tình hình ô nhiễm nước ngọt còn trầm trọng hơn rất nhiều. Công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước ngọt, trong đó mỗi ngành có
- 11 một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng trăm ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... khoảng 168.000 m3/ngày đêm xuống hạ lưu cùng một lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt không nhỏ từ thượng nguồn Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi theo cả không gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối. Đặc biệt, khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. Gần đây, với sự kiện Nhà máy VEDAN và sự ô nhiễm sông Thị Vải, nhà nước mới thực sự vào cuộc. Sông Tô Lịch, một trong những dòng sông "đen" giữa Hà Nội. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Nước được sử dụng để tưới cho lúa và hoa màu, tập trung ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học không đúng cách càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải từ sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta. Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi của nó. Nước ngầm cũng bị ô nhiễm cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung.
- 12 Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian ngắn 3 - 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08:2008 - A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sông Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến khu công nghiệp phía nam TP.Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn. Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng môi trường nước tại Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng do các nguyên nhân từ tự nhiên và do con người. Đặc biệt là do các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nếu chúng ta không có giải pháp quản lí và xử lý triệt để thì hậu quả sẽ rất khó lường. Vì vậy, cần có quá trình quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng cũng như việc tôn trọng về pháp luật của các cơ sở sản xuất cũng như các hoạt động và ý thức của người dân để đảm bảo chất lượng nước tại các con sông nói riêng và toàn bộ môi trường nước nói chung. Một số công trình nghiên cứu về quản lý chất lƣợng nƣớc sông tại ViệtNam [Phan Lệ Anh, 2017]. Là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm. Ngoài ra giá trị về đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 335 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 266 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn