Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 8
download
Luận văn này nghiên cứu đánh giá tổng hợp tác động của dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba đối với môi trường trên cơ sở đó để ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và phát huy tối đa các tác động tích cực; đồng thời cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ ĐỨC TÙNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỤM CÔNG NGHIỆP BÃI BA ĐÔNG THÀNH, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ HUY ĐỊNH Hà Nội, 2019
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu tham khảo của các tác giả khác được trích dẫn đầy đủ. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hòan toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết quả đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Ngƣời cam đoan Lê Đức Tùng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Lâm nghiệp, cũng như khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều kiện tốt nhất. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Huy Định, người đã trực tiếp định hướng, chỉ dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình này. Cuối cùng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Học viên Lê Đức Tùng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường .......................................... 3 1.2. Mục tiêu của đánh giá tác động môi trường ........................................... 5 1.3. Lợi ích của đánh giá tác động môi trường .............................................. 5 1.4. Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam ................................................... 6 1.5. Một số quy định, luật pháp về việc thực hiện đánh giá tác động môi trường ............................................................................................................. 8 1.5.1. Căn cứ pháp luật .............................................................................. 8 1.5.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường . 10 1.5.3. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án ..................................................................... 11 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 13 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 13 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 13 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 14
- iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18 2.4.1. Phương pháp thống kê .................................................................... 18 2.4.2. Phương pháp lập bảng liệt kê và ma trận ...................................... 18 2.4.3. Phương pháp mạng lưới ................................................................. 18 2.4.4. Phương pháp chỉ số môi trường ..................................................... 19 2.4.5. Phương pháp so sánh ..................................................................... 19 2.4.6. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm ................ 19 2.4.7. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................... 19 2.4.8. Phương pháp lấy và phân tích mẫu môi trường ............................. 19 2.4.9. Phương pháp tổng hợp ................................................................... 21 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................................................. 22 3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên .............................................................. 22 3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ........................................................... 22 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 24 3.2.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 24 3.2.2. Điều kiện xã hội .............................................................................. 25 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28 4.1. Mục tiêu và quy mô của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành ........................................ 28 4.1.1. Mục tiêu của Dự án ........................................................................ 28 4.1.2. Quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng ................................................... 28 4.2. Hiện trạng môi trường nền của dự án ................................................... 30 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ................................................... 30 4.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt.................................................... 33 4.2.3. Hiện trạng môi trường đất .............................................................. 33 4.3. Đánh giá, dự báo tác động của dự án .................................................... 34
- v 4.3.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án ... 34 4.3.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng khu vực dự án ....38 4.3.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng... 51 4.3.4. Đánh giá dự báo tác động của hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án ................................................................ 68 4.3.5. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động dự án . 73 4.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực .................... 98 4.4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công dự án ................................................................. 98 4.4.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành dự án ............................................................. 101 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ..................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐTM Đánh giá tác động môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định NĐ Nghị định TN&MT Tài nguyên và môi trường WHO Tổ chức y tế thế giới CCN Cụm công nghiệp KT - XH Kinh tế - Xã hội BVMT Bảo vệ môi trường EIA Environmental Impact Assessment - Đánh giá tác động môi trường WB Ngân hàng thế giới PCCC Phòng cháy chữa cháy CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại BOD Nhu cầu ô xy hóa sinh học GPMB Giải phóng mặt bằng
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tọa độ các điểm mốc giới của khu vực thực hiện dự án ........ 14 Bảng 4.1. Các hạng mục công trình của dự án ............................................... 29 Bảng 4.2. Hệ thống thoát nước mưa ............................................................... 29 Bảng 4.3. Hệ thống thoát nước thải ................................................................ 29 Bảng 4.4. Kết quả quan trắc chất lượng không khí ......................................... 30 Bảng 4.5. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt .......................................... 33 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng đất .................................................... 33 Bảng 4.7. Số lượng chuyến xe dùng để vận chuyển củi, gỗ ........................... 38 Bảng 4.8. Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải .......................................... 39 Bảng 4.9. Tải lượng ô nhiễm không khí ......................................................... 39 Bảng 4.10. Hệ số phát thải các khí thải ........................................................... 40 Bảng 4.11. Tải lượng khí thải do hoạt động phát quang dự án ....................... 40 Bảng 4.12. Khối lượng đất đá dư thừa trong quá trình nạo vét bùn ............... 41 Bảng 4.13. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính ..................................................................................................... 44 Bảng 4.14. Tải lượng các chất ô nhiễm san lấp mặt bằng cụm công nghiệp .. 44 Bảng 4.15. Mức tiêu hao nhiên liệu dầu của các loại máy móc thi công san gạt đào đắp mặt bằng dự án................................................................................... 45 Bảng 4.16. Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diesel) trong giai đoạn thi công san gạt đào đắp .............................. 46 Bảng 4.17. Nồng độ khí - bụi do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ................................................................................................................. 47 Bảng 4.18. Mức ồn gây ra bởi một số thiết bị máy móc ................................. 48 Bảng 4.19. Các hoạt động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 52 Bảng 4.20. Tổng hợp khối lượng đào đất trong quá trình thi công ................ 53 Bảng 4.21. Hệ số phát thải ô nhiễm trong hoạt động thi công xây dựng........ 54
- viii Bảng 4.22. Thải lượng chất ô nhiễm đối với xe ô tô chạy xăng ..................... 55 Bảng 4.23. Thải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải ......................................... 56 Bảng 4.24. Nồng độ các chất ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng ..... 57 Bảng 4.25. Danh mục máy móc thiết bị tham gia thi công công trình ........... 57 Bảng 4.26. Hệ số phát thải các loại khí của các thiết bị thi công ................... 58 Bảng 4.27. Tải lượng phát thải của các thiết bị, máy móc, phương tiện ........ 59 Bảng 4.28. Nồng độ các khí thải gây ô nhiễm trong khu vực thi công .......... 59 Bảng 4.29. Thành phần bụi khói một số loại que hàn..................................... 60 Bảng 4.30. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn ........... 60 Bảng 4.31. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án......................................................... 62 Bảng 4.32. Lượng nước thải thi công xây dựng công trình ............................ 63 Bảng 4.33. Dự báo khối lượng chất thải thi công xây dựng ........................... 66 Bảng 4.34. Hệ số ô nhiễm của các loại xe ...................................................... 74 Bảng 4.35. Tải lượng các chất ô nhiễm do giao thông trong cụm công nghiệp.....75 Bảng 4.36. Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ............ 76 Bảng 4.37. Bảng hệ số ô nhiễm đối với một số ngành công nghiệp ............... 77 Bảng 4.38. Hệ số ô nhiễm của một số ngành công nghiệp ............................. 78 Bảng 4.39. Tải lượng ô nhiễm từ các loại hình công nghiệp dự kiến đầu tư .. 78 Bảng 4.40. Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc ........................................................................................................... 79 Bảng 4.41. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ CCN Bãi Ba - Đông Thành ............................................................................................................... 80 Bảng 4.42. Các hợp chất gây mùi chứa S tạo ra từ quá trình phân hủy kỵ khí nước thải .......................................................................................................... 81 Bảng 4.43. Bảng tổng hợp tải lượng từ các nguồn ô nhiễm không khí trong CCN ................................................................................................................. 83
- ix Bảng 4.44. Tác hại bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khoẻ con người và môi trường ................................................................................. 83 Bảng 4.45. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải trong giai đoạn hoạt động dự án ...................................................................... 86 Bảng 4.46. Thông số ô nhiễm nước thải ngành gia công cơ khí .................... 88 Bảng 4.47. Thông số nước thải sản xuất gốm sứ, thủy tinh và vật liệu xây dựng ................................................................................................................. 89 Bảng 4.48. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ ...................................... 90 Bảng 4.49. Bảng tổng hợp các tác động của nước thải ................................... 92 Bảng 4.50. Dự báo đặc điểm CTR công nghiệp tại CCN Bãi Ba - Đông Thành .................................................................................................... 94
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Các bước thực hiện ĐTM.................................................................. 7 Hình 1.2. Vị trí thực hiện dự án với các đối tượng giáp danh ........................ 16 Hình 1.3. Vị trí của CCN Bãi Ba - Đông Thành trong mối tương quan với các khu, CNN trên địa bản tỉnh ............................................................................. 17 Hình 3.1. Hình ảnh thực tế tại khu vực thực hiện dự án ................................. 23 Hình 4.1. Hàm lượng SO2 trong không khí tại khu vực dự án ....................... 31 Hình 4.2. Hàm lượng NO2 trong không khí tại khu vực dự án ....................... 31 Hình 4.3. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí tại khu vực dự án ............ 32 Hình 4.4. Hàm lượng CO trong không khí tại khu vực dự án ........................ 32 Hình 4.5. Mối quan hệ giữa lớp phủ thực vật và quá trình xói mòn rửa trôi .. 65 Hình 4.6. Sơ đồ minh họa các tác động đến môi trường giai đoạn san nền và thi công xây dựng dự án .................................................................................. 73 Hình 4.7. Nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt ........................................ 84 Hình 4.8. Thành phần nước thải sinh hoạt ...................................................... 84
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thanh Ba là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích đất tự nhiên là 19.484,9 ha, dân số 114.062 người. Với điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút đầu tư, Thanh Ba đã sớm hình thành cụm công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp sản xuất: rượu, bia, cồn, xi măng, chế biến chè từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vì vậy, trong những năm qua, khai thác lợi thế địa bàn có nền công nghiệp phát triển từ nhiều năm trước cùng với mạng lưới giao thông thuận lợi (do gần với các tuyến đường: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, TL320C, TL311, TL312 chạy qua và tuyến đường thủy dọc sông Hồng) và nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến chè, vật liệu xây dựng dồi dào, nhân công lao động tại chỗ sẵn có..., huyện Thanh Ba đã vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước để đẩy mạnh thu hút đầu tư, quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của huyện đã có những chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ. Đặc biệt, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng nhanh đã đưa Thanh Ba trở thành một trong những huyện phát triển công nghiệp của vùng “Công nghiệp Tây Bắc” tỉnh Phú Thọ. Với quan điểm phát triển doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở gắn với việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng ngành kinh tế mũi nhọn (ưu tiên phát triển các ngành hàng có thế mạnh: vật liệu xây dựng, ngành sản xuất chế biến nông lâm sản, ngành dệt, may mặc, bao bì...), huyện Thanh Ba đang tích cực tuyên truyền vận động thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, hỗ
- 2 trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo đà cho công nghiệp địa phương phát triển trong đó việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Ba và quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển sản xuất công nghiệp tập trung, hạn chế ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu đánh giá chi tiết về các tác động đến môi trường, các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vì vậy, tác giả đã thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đây là 1 dự án lớn của tỉnh Phú Thọ, là tổ hợp gồm các: nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu sẽ cung cấp các luận cứ khoa học giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xét duyệt, lựa chọn các phương án thi công phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững môi trường. Phân tích đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ để đưa ra các biện pháp phòng tránh giảm thiểu tác động tới môi trường, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao và hòan thiện chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo việc thực hiện công tác phòng tránh, giảm thiểu tác động tới môi trường.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trƣờng Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường [11]. ĐTM không phải là thủ tục để ngăn cản hay hạn chế dự án phát triển mà là nghiên cứu để làm cho việc chuẩn bị thực hiện dự án được hòan chỉnh đầy đủ hơn; nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và trong tương lai không làm tổn hại đến lợi ích lâu dài. Vì vậy, ĐTM là một trong những công cụ góp phần cho sự phát triển bền vững [7]. Các nước phát triển về kinh tế đã vận dụng ĐTM từ những năm 70. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ĐTM thành yêu cầu chính thức trong việc xét duyệt các dự án phát triển. Khái niệm ĐTM đã được đưa vào nước ta từ những năm 1985 và sau đó Nhà nước ta đã có quyết định ĐTM đối với các dự án xây dựng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng [7]. Luật BVMT (2005) ra đời cùng với đó là việc ban hành hàng loạt những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về công tác ĐTM ở Việt Nam. Theo đó, Luật này đưa ra khái niệm đánh giá tác động môi trường như sau: “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. Đến luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014 thì khái niệm về ĐTM không có gì thay đổi so với luật cũ. Các nhà làm luật vẫn giữ nguyên
- 4 quan điểm theo tinh thần luật BVMT (2005) về ĐTM quy định tại khoản 23 điều 3: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. ĐTM của các dự án phát triển luôn luôn phải là công trình nghiên cứu liên ngành, trong đó các chuyên viên về môi trường phải kết hợp chặt chẽ với chuyên viên lĩnh vực hoạt động cụ thể của dự án để tìm hiểu về dự án, điều tra khảo sát hiện trạng môi trường, dự báo các diễn biến trong tương lai và đề xuất các biện pháp xử lý. Năm 1969, một uỷ ban khoa học về những vấn đề môi trường (The Scientific Committee on Problem of the Enviroment: SCOPE) của Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm mục đích: Nghiên cứu những kiến thức tiên tiến về ảnh hưởng của con người và những hoạt động của họ đến môi trường, cũng như những ảnh hưởng của môi trường đến con người, sức khoẻ và lợi ích của họ. Yêu cầu này được đặt ra vừa có quy mô toàn cầu, vừa có tính chất quốc gia và khu vực, vừa có chính phủ vừa có phi chính phủ. ĐTM đã được đưa ra đầu tiên ở Mỹ trong khuôn khổ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) năm 1969, sau đó được áp dụng sang các nước khác. Trong những năm 1990, do nhu cầu ngày càng cấp bách về quản lý môi trường, ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng hơn. Ở Việt Nam, ĐTM chỉ mới được áp dụng từ khi Luật Bảo vệ Môi trường Quốc gia được thiết lập và thông qua vào cuối năm 1993. Giai đoạn đầu Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam chỉ quy định 23 loại dự án cần phải lập báo cáo ĐTM để trình duyệt nhưng hiện nay con số dự án cần lập báo cáo ĐTM đã tăng lên rất nhiều và hầu như tất cả các dự án có quy mô đều phải thực hiện.
- 5 1.2. Mục tiêu của đánh giá tác động môi trƣờng Mục tiêu chính cần đạt được của quá trình ĐTM gồm: - Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của một dự án; - Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; - Xác định chương trình quản lý, giám sát môi trường nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế. Như vậy, một ĐTM chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau: - Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho chủ dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định đối với dự án đó; - Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng đối với các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết định về dự án; - Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự án có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án. Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào nội dung dự án. 1.3. Lợi ích của đánh giá tác động môi trƣờng ĐTM mang lại lợi ích không chỉ cho chủ dự án, là công cụ hữu hiệu quản lý môi trường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm hoặc chịu tác động bởi dự án. Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm: - ĐTM là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm bảo phát triển bền vững;
- 6 - Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư bao gồm vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho chủ dự án; - Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của dự án lên môi trường; - Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minh bạch và có tính bền vững cao; - Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án. 1.4. Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam Các bước thực hiện ĐTM được thể hiện trong Hình 1.1 dưới đây:
- 7 Sàng lọc * Quyết định mức độ thực hiện ĐTM (Sreening) * Xây dựng TOR cho thực hiện ĐTM Xác định phạm vi * Lập TOR theo mẫu (Scoping) * Phân tích, đánh giá tác động * Các biện pháp giảm thiểu * Kế hoạch giám sát Tham gia Tiến hành ĐTM và lập báo cáo của cộng * Chương trình quản lý môi trường ĐTM đồng * Thẩm định báo cáo ĐTM (EIA report) * Tham gia của cộng đồng (có thể) * Phê duyệt hoặc không phê duyệt Thẩm định * Các điều khoản, điều kiện kèm theo (Review) - Bảo vệ môi trường - Giám sát * Thực hiện các chương trình quản lý Phê duyệt với các điều khoản môi trường vào điều kiện * Các biện pháp giảm thiểu (Approval with term and * Kế hoạch giám sát condition) * Kiểm tra mức độ thực hiện chương trình quản lý môi trường * Đánh giá hiệu quả các biện pháp Thực hiện quản lý môi trƣờng giảm thiểu (Implementation of environmental management) (Nguồn: Tổng cục môi trường, 2010) Đánh giá thẩm định (Post audit and valuation) Hình 1.1. Các bước thực hiện ĐTM
- 8 1.5. Một số quy định, luật pháp về việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 1.5.1. Căn cứ pháp luật - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014. - Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014. - Luật Kinh doanh Bất động sản số 66/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2014. - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013. - Luật Xây dựng số 50/2014/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. - Luật phòng cháy chữa cháy của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 27/2001/QH10 có hiệu lực từ ngày 4/10/ 2001; Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. - Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015. - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Tài nguyên nước.
- 9 - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. - Nghị định số 127/2014/NĐ-CP, ngày 31/12/2014 quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT, ngày 01/9/2017 quy định kỹ thuật quan trắc môi trường. - Thông tư số 04/2015/TT-BXD, ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/ NĐ-CP của Chính Phủ về thoát nước và xử lý nước thải. - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT, ngày 07/10/2009; Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT, ngày 16/11/2009; Thông tư số 39/2010/TT - BTNMT, ngày 16/12/2010; Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28/12/2011; Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT, ngày 25/10/2013; Thông tư số 64/2015/TT- BTNMT; Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT; Thông tư số 66/2015/TT- BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng, mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc; Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn