intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tác động môi trường dự án khu sinh thái Khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này tập trung nghiên cứu các thông tin (quy mô, khối lượng...) của hoạt động chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị trong quá trình xây dựng và vận hành dự án; Điều kiện tự nhiên xã hội, hiện trạng môi trường nền của dự án. Tính toán, dự báo các tác động của dự án đối với môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và giai đoạn đưa vào hoạt động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tác động môi trường dự án khu sinh thái Khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VIỆT LINH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN KHU SINH THÁI KHE HANG DẦU, XÃ NHAM SƠN, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ HUY ĐỊNH Hà Nội, 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết quả đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2019 Ngƣời cam đoan Nguyễn Việt Linh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khoá luận, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Lâm Nghiệp, cũng như khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều kiện tốt nhất. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Huy Định, người đã trực tiếp định hướng, chỉ dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình này. Cuối cùng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2019 Tác giả Nguyễn Việt Linh
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3 1.1. Các khái niệm về đánh giá tác động môi trường ............................. 3 1.2. Vài nét về lịch sử đánh giá tác động môi trường ............................. 4 1.3. Mục tiêu của đánh giá tác động môi trường .................................... 4 1.4. Lợi ích của đánh giá tác động môi trường ....................................... 5 1.5. Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam ............................................ 6 1.6. Một số quy định, luật áp về việc thực hiện đánh giá tác động môi trường....................................................................................................... 6 1.6.1. Căn cứ pháp luật................................................................... 6 1.6.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường.............................................................................................. 8 1.6.3. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án .............................................. 8 1.7. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường ............................. 9 1.7.1. Phương pháp chập bản đồ .................................................... 9 1.7.2. Phương pháp lập bảng liệt kê ............................................... 9 1.7.3. Phương pháp ma trận ......................................................... 10 1.7.4. Phương pháp đánh giá nhanh (rapidAssessment) .............. 10 1.7.5. Phương pháp mô hình hóa (Modeling)............................... 11
  5. 1.7.6. Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môitrường............. 12 1.7.7. Phương pháp viễn thám và GIS .......................................... 12 1.7.8. Phương pháp so sánh.......................................................... 13 1.7.9. Phương pháp chuyên gia .................................................... 13 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................... 14 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................. 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................... 14 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 15 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................... 15 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15 2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 15 2.4.1. Nhóm phương pháp đánh giá tác động môi trường ........... 15 2.4.2. Nhóm phương pháp khác .................................................... 17 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................. 19 3.1.Điều kiện môi trường tự nhiên ........................................................ 19 3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ............................................. 19 3.1.2. Điều kiện về khí tượng ........................................................ 20 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 24 3.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................. 24 3.2.2. Điều kiện xã hội .................................................................. 25 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28 4.1. Một số nội dung của Dự án Khu sinh thái Khe Hang Dầu ............ 28 4.1.1. Mục tiêu Dự án Khu sinh thái Khe Hang Dầu ................... 28 4.1.2. Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật .......................................... 28
  6. 4.1.3. Quy mô đầu tư xây dựng hạ ................................................ 30 4.1.4. Hiện trạng môi trường nền dự án ....................................... 31 4.2. Đánh giá, dự báo tác động của dự án ............................................. 35 4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án................................................................................................... 35 4.2.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng .. 37 4.2.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động dự án..... 52 4.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực ............. 57 4.3.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công dự án .................................... 57 4.3.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành dự án .................................. 59 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ....................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BOD Nhu cầu ôxy hóa sinh học (Biochemical Oxygen Demand) BTCT Bê tông cốt thép BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BYT Bộ Y tế CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa CP Chính Phủ CTHĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị ĐTM Đánh giá tác động môi trường GPMB Giải phóng mặt bằng NĐ Nghị định TT Thông tư PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QH Quốc Hội QLMT Quản lý môi trường CTR Chất thải rắn UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường VNĐ Việt Nam đồng
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình tháng năm 2012 - 2016 ..................................................... 21 Bảng 3.2. Độ ẩm tương đối trung bình tháng ..................................................................... 22 Bảng 3.3. Tổng số giờ nắng theo tháng 2012 - 2016 ......................................................... 23 Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình tháng 2012 - 2016 ........................................................ 23 Bảng 4.1. Các hạng mục công trình xây dựng.................................................................... 30 Bảng 4.2. Hệ thống đường giao thông................................................................................. 30 Bảng 4.3. Hệ thống cấp nước................................................................................................ 30 Bảng 4.4. Hệ thống thoát nước thải...................................................................................... 31 Bảng 4.5. Hệ thống thoát nước mưa .................................................................................... 31 Bảng 4.6. Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh ...................................... 32 Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt ............................................................. 33 Bảng 4.8. Bảng kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại dự án ................................ 34 Bảng 4.9. Bảng phân tích chất lượng môi trường đất tại dự án........................................ 34 Bảng 4.10. Diện tích rừng tại khu đất thực hiện dự án ...................................................... 36 Bảng 4.11. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất ............................................................. 37 Bảng 4.12. Tải lượng chất ô nhiễm do phương tiện giao thông vận tải tạo ra................ 38 Bảng 4.13. Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông tạo ra ................ 38 Bảng 4.14. Mức ồn phát sinh của một số máy móc trong giai đoạn xây dựng.............. 39 Bảng 4.15. Mức ồn tổng do các phương tiện cùng hoạt động.......................................... 39 Bảng 4.16. Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (định mức cho 1 người) ................ 40 Bảng 4.17. Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................. 40 Bảng 4.18. Tỷ lệ một số loại CTNH phát sinh trong dự án .............................................. 41 Bảng 4.19. Tải lượng chất ô nhiễm do phương tiện giao thông vận tải tạo ra................ 42 Bảng 4.20. Nồng độ chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông tạo ra ....................... 42 Bảng 4.21. Tải lượng chất ô nhiễm do các máy móc họat động trên công trường........ 43 Bảng 4.22. Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của máy móc thi công .... 43
  9. Bảng 4.23. Thành phần bụi khói một số loại que hàn ....................................................... 44 Bảng 4.24. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn ............................ 44 Bảng 4.25. Tải lượng khí hàn phát sinh trong giai đọan xây dựng .................................. 45 Bảng 4.26. Độ rung của các thiết bị, máy móc quá trình vận hành ................................. 45 Bảng 4.27. Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt........................................................... 46 Bảng 4.28. Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................. 46 Bảng 4.29. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng..................... 47 Bảng 4.30. Tỷ lệ một số loại CTNH phát sinh trong dự án .............................................. 49 Bảng 4.31. Mức ồn phát sinh của một số máy móc trong giai đoạn xây dựng.............. 49 Bảng 4.32. Mức ồn tổng do các phương tiện cùng hoạt động.......................................... 50 Bảng 4.33. Giới hạn rung của các thiết bị............................................................................ 51 Bảng 4.34. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trong giai đoạn vận hành dự án............................................................................................. 52 Bảng 4.35. Dự báo mức độ gia tăng ô nhiễm bụi và khí thải từ hoạt động giao thông. 53 Bảng 4.36. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện dự phòng giai đoạn vận hành dự án............................................................................................................... 53 Bảng 4.37. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu ....................................................... 54 Bảng 4.38. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí............................................... 54 Bảng 4.39. Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt........................................................... 55 Bảng 4.40. Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................. 55 Bảng 4.41. Dự báo thành phần chất thải rắn sinh hoạt ...................................................... 56 Bảng 4.42. Dự báo chất thải nguy hại phát sinh ................................................................. 56
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các bước thực hiện ĐTM.................................................................. 6 Hình 2.1.Vị trí khu đất - phối cảnh dự án ....................................................... 14 Hình 3.1. Hình ảnh hiện trạng tài nguyên rừng .............................................. 19 Hình 3. 2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng năm 2012 - 2016 ..................... 21 Hình 3. 3. Biểu đồ độ ẩm tương đối trung bình tháng từ 2012 - 2016 ........... 22 Hình 3. 4. Lượng mưa trung bình tháng 2012 - 2016 ..................................... 24 Hình 3. 5. Vị trí khu đất quy hoạch để di chuyển các hộ dân ra ngoài dự án . 27 Hình 4. 1. Phối cảnh tổng thể dự án Khu sinh thái Khe hang dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng ..................................................................................... 29 Hình 4. 2. Hiện trạng địa hình dự án ............................................................... 36
  11. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nằm trong địa phận xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, Khe Hang Dầu có diện tích tự nhiên khoảng 53,6 ha. Khe Hang Dầu là một vùng đất trù phú được thiên nhiên và lịch sử "ưu đãi" về mặt cảnh quan sinh thái và lịch sử văn hoá. Nằm trong dãy núi Nham Biền huyền thoại, có bán kính di chuyển gần với các công trình tôn giáo tín ngưỡng như thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, chùa Kem, đền Thanh Nhàn (xã Nham Sơn), chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng), xa hơn là khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (huyện Lục Nam), Khe Hang Dầu có thể kết nối không gian, đóng góp một điểm du lịch sinh thái và tâm linh vào chuỗi hoạt động, nhờ đó làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tại khu vực này mang tầm chiến lược, đánh thức tiềm năng cơ hội phát triển đi lên mạnh mẽ của xã Nham Sơn nói riêng và huyện Yên Dũng nói chung. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và tâm linh. Nhưng hiện nay khu vực Khe Hang Dầu chưa được quy hoạch thành điểm du lịch trong hệ thống các điểm du lịch của huyện Yên Dũng nói riêng cũng như tỉnh Bắc Giang nói chung. Hiện tại khu vực này chưa được đầu tư xây dựng xứng tầm với tiềm năng hiện có, các hộ dân sinh sống có các hoạt động mưu sinh (như mở đường, đào ao nuôi cá, khai thác rừng phòng hộ...) đang can thiệp và ứng xử chưa phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển của tinh Bắc Giang. Vì vậy Khu sinh thái Khe Hang Dầu tại xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt dự án đầu tư. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu đánh giá chi tiết về các tác động đến môi trường, các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội. Vì vậy tác giả đã thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “ Đánh giá tác động môi
  12. trường dự án khu sinh thái Khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đây là 1 dự án lớn của tỉnh Bắc Giang, là tổ hợp gồm các: Công trình biệt thự nghỉ dưỡng, công trình thương mại, dịch vụ, công trình tôn giáo, công trình vui chơi giải trí, thể dục thể thao và cây xanh mặt nước tạo nên một cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan Khe Hang Dầu theo hướng du lịch sinh thái và tâm linh. Vì vậy trong quá trình thực hiện dự án cần có những nghiên cứu để cung cấp thêm những chứng cứ khoa học giúp chủ dự án, các cơ quan quản lí có cơ sở xem xét, ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường cũng như kiểm soát cũng như hạn chế những rủi ro có thế gây ra.
  13. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm về đánh giá tác động môi trƣờng Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. ĐTM không phải là thủ tục để ngăn cản hay hạn chế dự án phát triển mà là nghiên cứu để làm cho việc chuẩn bị thực hiện dự án được hoàn chỉnh đầy đủ hơn; nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và trong tương lai không làm tổn hại đến lợi ích lâu dài. Vì vậy ĐTM là một trong những công cụ góp phần cho sự phát triển bền vững.[3] Các nước phát triển về kinh tế đã vận dụng ĐTM từ những năm 70. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ĐTM thành yêu cầu chính thức trong việc xét duyệt các dự án phát triển. Khái niệm ĐTM đã được đưa vào nước ta từ những năm 1985 và sau đó Nhà nước ta đã có quyết định ĐTM đối với các dự án xây dựng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.[3] Luật BVMT 2005 ra đời cùng với đó là việc ban hành hàng loạt những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về công tác ĐTM ở Việt Nam. Theo đó, Luật này đưa ra khái niệm đánh giá tác động môi trường như sau: “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án,quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. Đến luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014 thì khái niệm về ĐTM không có gì thay đổi so với luật cũ. Các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quan điểm theo tinh thần luật BVMT 2005 về ĐTM quy định tại khoản 23 điều 3: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
  14. ĐTM của các dự án phát triển luôn luôn phải là công trình nghiên cứu liên ngành, trong đó các chuyên viên về môi trường phải kết hợp chặt chẽ với chuyên viên lĩnh vực hoạt động cụ thể của dự án để tìm hiểu về dự án, điều tra khảo sát hiện trạng môi trường, dự báo các diễn biến trong tương lai và đề xuất các biện pháp xử lý. 1.2. Vài nét về lịch sử đánh giá tác động môi trƣờng Năm 1969, một uỷ ban khoa học về những vấn đề môi trường (The Scientific Committee on Problem of the Enviroment: SCOPE) của Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm mục đích: - Nghiên cứu những kiến thức tiên tiến về ảnh hưởng của con người và những hoạt động của họ đến môi trường, cũng như những ảnh hưởng của môi trường đến con người, sức khoẻ và lợi ích của họ. Yêu cầu này được đặt ra vừa có quy mô toàn cầu, vừa có tính chất quốc gia và khu vực, vừa có chính phủ vừa có phi chính phủ. ĐTM đã được đưa ra đầu tiên ở Mỹ trong khuôn khổ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) năm 1969, sau đó được áp dụng sang các nước khác. Trong những năm 1990, do nhu cầu ngày càng cấp bách về quản lý môi trường, ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng hơn. Ở Việt Nam, ĐTM chỉ mới được áp dụng từ khi Luật Bảo vệ Môi trường Quốc gia được thiết lập và thông qua vào cuối năm 1993. Giai đoạn đầu Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam chỉ quy định 23 loại dự án cần phải lập báo cáo ĐTM để trình duyệt nhưng hiện nay con số dự án cần lập báo cáo ĐTM đã tăng lên rất nhiều và hầu như tất cả các dự án có quy mô đều phải thực hiện. 1.3. Mục tiêu của đánh giá tác động môi trƣờng Mục tiêu chính cần đạt được của quá trình ĐTM gồm: - Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của một dự án.
  15. - Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường. - Xác định chương trình quản lý, giám sát môi trường nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế. Như vậy một ĐTM chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau: - Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho chủ dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định đối với dự án đó. - Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng đối với các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết định về dự án - Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự án có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án. Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào nội dung dự án. 1.4. Lợi ích của đánh giá tác động môi trƣờng ĐTM mang lại lợi ích không chỉ cho chủ dự án, là công cụ hữu hiệu quản lý môi trường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm hoặc chịu tác động bởi dự án. Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm: - ĐTM là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm bảo phát triển bền vững. - Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư bao gồm vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho chủ dự án. - Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của dự án lên môi trường.
  16. - Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minh bạch và có tính bền vững cao. - Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án. 1.5. Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam Các bước thực hiện ĐTM được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: Hình 1.1. Các bƣớc thực hiện ĐTM 1.6. Một số quy định, luật áp về việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 1.6.1. Căn cứ pháp luật - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  17. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013; - Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QD11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2005; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa; - Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất. - Thông tư 33/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất. - Thông tư số 82/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/5/2015 bãi
  18. bỏ Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn - Thông tư số 23/2017/TT-BTNMT ngày 15/11/2017 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. 1.6.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành kèm theo:  Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMTN ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng; + Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường (QCVN 14:2008/BTNMT)  Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của BTNMT ban hành quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. 1.6.3. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án - Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 02/2/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Yên Dũng. - Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30/01/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu sinh thái Khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/500).
  19. - Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh. 1.7. Các phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng 1.7.1. Phương pháp chập bản đồ Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên ngành (bản đồ địa chính, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất…) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay kỹ thuật GIS (Hệ thống thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng và chính xác. - Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác. - Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng thuỷ văn, kinh tế, xã hội tại khu vực xây dựng dự án. 1.7.2. Phương pháp lập bảng liệt kê Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng các tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động. - Bảng liệt kê đơn giản: Được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu
  20. hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. - Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: Nguyên tắc lập bảng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thường là các tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp định lượng. Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó. 1.7.3. Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng liệt kê. Bảng ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả ở mức độ định lượng cao hơn với việc cho điểm mức độ tác động theo thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10. Tổng số điểm phản ánh thành phần môi trường hoặc thông số môi trường nào bị tác động mạnh nhất. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng vẫn chưa lượng hoá được quy mô, cường độ tác động. 1.7.4. Phương pháp đánh giá nhanh (rapidAssessment) Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1