intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài gồm: Đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Sơn La. Đề xuất một số giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái bền vững. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại trên địa bàn tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỖ THỊ LÝ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN NHẰM ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA KHỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢU QUANG VINH Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày..…tháng….năm…… Người cam đoan (Tác giả ký và ghi rõ họ tên) Đỗ Thị Lý
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khóa luận, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cám ơn đến trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, cũng nhƣ khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội đƣợc thực hiện luận văn tốt nghiêp của mình trong điều kiện tốt nhất. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lƣu Quang Vinh, ngƣời đã trực tiếp định hƣớng, chỉ dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình này. Cuối cùng, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày..…tháng….năm…… Học viên Đỗ Thị Lý
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………...………i LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………...ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................... ii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4 1.1. Định nghĩa về du lịch ............................................................................. 4 1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái ............................................................... 6 1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ........................... 9 1.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST ........................................... 9 1.5. Quan hệ giữa DLST và phát triển ........................................................ 10 1.5.1. DLST với phát triển cộng đồng ................................................... 11 1.5.2. DLST với phát triển bền vững ..................................................... 12 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………….….……….14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 14 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................... 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 14 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 14 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 14 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 15 2.3.1. Đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La ............... 15 2.3.2. Đánh giá hiện trạng phát triển DLST ở tỉnh Sơn La .................. 15 2.3.3. Đề xuất một số giải pháp cho phát triển DLST bền vững .......... 15 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 15 2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 18
  5. iv Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19 3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La ............................................................ 19 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 19 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 23 4.1. Đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La ......................... 23 4.1.1. Tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Sơn La .................... 23 4.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................................... 35 4.2. Hiện trạng phát triển DLST ở tỉnh Sơn La .......................................... 38 4.2.1. Hiện trạng khách du lịch tới địa bàn tỉnh Sơn La ...................... 38 4.2.2. Đánh giá của du khách về du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La ...... 40 4.2.3. Kết quả doanh thu từ du lịch của tỉnh ........................................ 48 4.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST ... 49 4.2.5. Tác động của hoạt động du lịch lên tài nguyên và môi trường .. 50 4.2.6. Đánh giá chung về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. 50 4.3. Đề xuất một số giải pháp cho phát triển DLST bền vững ................... 55 4.3.1. Hoàn thiện và xây dựng mới các tour du lịch tham quan........... 55 4.3.2. Các giải pháp về kết cấu hạ tầng và cơ sơ vật chất kỹ thuật...... 61 4.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................. 62 4.3.4. Các giải pháp về xã hội .............................................................. 63 4.3.5. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực ............................ 65 4.3.6. Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái .......... 66 4.3.7. Giải pháp nâng cao tính giáo dục về bảo tồn ............................. 66 4.3.8. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch ............................... 67 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ..................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
  6. i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CSHT Cơ sở hạ tầng DL Du lịch DLST Du lịch sinh thái DN Doanh nghiệp DNDL Doanh nghiệpdu lịch DV Dịch vụ ĐDSH Đa dạng sinh học ĐVT Đơn vị tính HST Hệ sinh thái KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên PTDLBV Phát triển du lịch bền vững TDMNBB Trung du miền núi bắc bộ TP Thành phố QLNN Quản lý Nhà nƣớc SP Sản phẩm UBND Ủy ban nhân dân VH - XH Văn hóa - xã hội VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VQG Vƣờn quốc gia
  7. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Đánh giá khái quát tài nguyên du lịch sinh thái của tỉnh Sơn La. 344 Bảng 4.2: Hiện trạng cơ sở lƣu trú du lịch tại Sơn La giai đoạn 2011 – 2017 . 377 Bảng 4.3: Mức chi tiêu bình quân ngày đối với khách du lịch ..................... 388 Bảng 4.4: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Sơn La giai đoạn 2011 – 2017 . 399 Bảng 4.5: Cơ cấu loại khách du lịch đến Sơn La ............................................ 39 Bảng 4.6: Đánh giá của du khách về những đặc trƣng của Sơn La ................ 42 Bảng 4.7: Đánh giá tiềm năng DLST tại huyện Mộc Châu, Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La (huyện Mƣờng La và huyện Quỳnh Nhai) ................................. 44 Bảng 4.8: Đánh giá của du khách về cơ sở hạ tầng của Sơn La ..................... 45 Bảng 4.9: Đánh giá của du khách về sự thân thiện của ngƣời dân Sơn La .... 47 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 4.1. Đánh giá của du khách về những đặc trƣng của Sơn La ............ 43 Biểu đồ 4.2. Đánh giá của du khách về cơ sở hạ tầng của Sơn La ................. 46 Biểu đồ 4.3. Doanh thu du lịch Sơn La giai đoạn 2009 - 2017 (ĐVT: tỷ đồng)... 48
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những ngƣời có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi [23]. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng nhƣ cộng đồng ngƣời dân các địa phƣơng, nhất là ngƣời dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn [19]. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trƣờng, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí [18]. Chính vì vậy ở nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn đƣợc xem nhƣ một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trƣờng sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của ngƣời dân địa phƣơng khi tham gia vào các hoạt động du lịch [27]. Tỉnh Sơn La, nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 6, cách Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Tây Bắc và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Do địa hình núi xen thung lũng và sự hình thành của nhiều hồ thủy điện trên địa bàn khiến cho khí hậu Sơn La chia thành nhiều tiểu vùng khí hậu, đặc trƣng nhƣ: vùng khí hậu mát mẻ từ 18oC – 21oC rất phù hợp để phát triển du lịch (cao nguyên Mộc Châu, Tà Xùa - Bắc Yên, Co Mạ - Thuận Châu, Ngọc Chiến - Mƣờng La...), ngoài ra còn có những tiểu vùng khí hậu nóng ẩm nhƣ Sông Mã, Mƣờng La, Phù Yên... Với khí hậu mát mẻ, vào mùa xuân, trên cao nguyên Mộc Châu với
  9. 2 những nƣơng đồi hoa mơ, hoa mận, hoa đào, những cánh đồng hoa cải... tạo nên sức lôi cuốn khách du lịch về tụ hội [19]. Với địa hình nhiều núi đá vôi, tạo nên hệ thống những hang động kỳ thú nhƣ hang Dơi, Ngũ động bản Ôn (Mộc Châu), hang Nhả Nhung, Chi Đảy (Yên Châu), hang Thẳm Tát Tòng (TP Sơn La), hang Hua Bó (Mƣờng La)... Hệ thống sông suối, hồ ở Sơn La hết sức phong phú, dồi dào, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhƣ Thác Dải Yếm (Mộc Châu), Thác Tạt Nàng (Chiềng Yên, Vân Hồ)... đặc biệt là hệ thống sông Đà tạo nên một nền văn hóa sông nƣớc truyền thống lâu đời. Sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La hình thành, đã tạo nên lòng hồ thủy điện với chiều dài 150km, diện tích khoảng 16.000ha là một tiềm năng lớn cho khai thác phát triển du lịch lòng hồ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có những hồ khác rất có tiềm năng phát triển du lịch nhƣ: Hồ bản Áng (Đông Sang, Mộc Châu), hồ Chiềng Khoi (Yên Châu), hồ Tiền Phong (Mai Sơn)... Ngoài ra, Sơn La còn có nguồn tài nguyên suối nƣớc nóng hết sức phong phú nhƣ: Suối nƣớc nóng bản Mòng, Hua La, TP Sơn La ; suối nƣớc nóng Mƣớc Bú, Ngọc Chiến, Mƣờng La [59]. Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó chiếm đa số là các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Mƣờng. Đây đƣợc xem là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá có giá trị. Sơn La là vùng đất có lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã góp phần nên những chiến công vang dội cho lịch sử nƣớc nhà, hiện nay, Sơn La có rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 1 di tích đã đƣợc xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt – Nhà Tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả, là nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng Việt Nam [59]. Trong những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và phát triển du lịch nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể nhƣng trên thực tế nó vẫn chƣa
  10. 3 tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của tỉnh. Với những tiềm năng về tự nhiên và nhân văn phong phú, Sơn La có thể phấn đấu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Theo đó, định hƣớng phát triển các dòng sản phẩm thế mạnh là du lịch nghỉ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và cuối tuần ở các vùng cảnh quan; du lịch văn hóa; du lịch tham quan danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá; du lịch tâm linh... [61] Nhận thức đƣợc điều này tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Thực hiện đề tài này tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong nỗ lực chung nhằm phát triển DLST trên địa bàn tỉnh.
  11. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Định nghĩa về du lịch Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “ Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của cuộc hành trình với mục đích giải trí.” [36] Một trong những định nghĩa nền móng của du lịch nhƣ sau: “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tƣợng phát sinh trong các cuộc hành trình và lƣu trú của những ngƣời ngoài địa phƣơng, nếu việc lƣu trú đó không thành cƣ trú thƣờng xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [36]. Định nghĩa về du lịch trong từ điển bách khoa quốc tế về du lịch - Le Dictionnaore internationnal tourisme do viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “ Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con ngƣời nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch... Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ”. [37] Quan điểm về du lịch và hoạt động du lịch có rất nhiều quan điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố cấu thành, đối tƣợng tác động, hình thức tác động, chủ thể tác động và cách phản ánh của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia khác nhau có quan điểm về du lịch, hoạt động du lịch khác nhau [16]. Một số khái niệm du lịch đƣợc quy định tại Điều 3 của Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 nhƣ sau [14]: - Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
  12. 5 - Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. - Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ có liên quan đến du lịch. - Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. - Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. - Khu du lịch là khu vực có ƣu thế về tài nguyên du lịch, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. - Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch đƣợc đầu tƣ, khai thác phục vụ khách du lịch. - Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán đƣợc định trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. - Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch. - Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chƣơng trình du lịch. - Hướng dẫn viên du lịch là ngƣời đƣợc cấp thẻ để hành nghề hƣớng dẫn du lịch.
  13. 6 - Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lƣu trú của khách du lịch. - Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch. - Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trƣờng, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tƣơng lai. - Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đƣợc phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cƣ quản lý, tổ chức khai thác và hƣởng lợi. - Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng, có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trƣờng. - Du lịch văn hóa là loại hình du lịch đƣợc phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. - Môi trường du lịch là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch 1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái Vấn đề DLST đã đƣợc nhiều học giả nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên định nghĩa tƣơng đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên đƣợc Hector Cebailos Lascurain đƣa ra năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá đƣợc khám phá”.
  14. 7 Theo Hội du lịch sinh thái quốc tế thì: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu thiên nhiên với trách nhiệm góp phần vào công tác bảo tồn môi trƣờng và cải thiện đời sống của ngƣời dân địa phƣơng”. Hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, theo Hens: "Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chƣa bị con ngƣời làm biến đổi. Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi địa phƣơng". Ở Việt Nam, tổ chức hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lƣợc phát triển DLST ở Việt Nam”, năm 1999 đƣa ra định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”. Đến năm 2005 thì trong Luật Du lịch Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về du lịch sinh thái nhƣ sau: "Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững". Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 đƣa ra định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái nhƣ sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng, có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trƣờng”. Nhƣ tôi đã trình bày ở trên thì có nhiều định nghĩa về DLST, tuy nhiên theo tôi định nghĩa trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 có góc nhìn cụ thể, tổng quát. Định nghĩa này thể hiện rõ hơn cách nhìn nhận của Việt Nam về du lịch sinh thái. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì DLST là hình thức du lịch dựa vào các giá trị tự nhiên và nhân văn với sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng và mang lại lợi ích cho họ. DLST hƣớng tới sự phát triển bền vững, vừa khai thác vừa có điều kiện bảo vệ và phát triển các giá trị tự nhiên và nhân văn. Chính vì vậy DLST là loại hình du lịch rất phù hợp để phát triển ở các VQG và khu bảo tồn.
  15. 8 1.3. Những đặc trƣng và nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 1.3.1. Những đặc trưng của du lịch sinh thái DLST là hình thức DL nhạy cảm với thiên nhiên và bản sắc văn hoá bản địa do vậy nó có một số nguyên tác cơ bản sau đây: - Tính giáo dục cao về môi trƣờng: DLST hƣớng con ngƣời tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trƣờng. Hoạt động du lịch gây nên những áp lực đối với môi trƣờng, và DLST đƣợc coi là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trƣờng. - Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con ngƣời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng: Cộng đồng địa phƣơng chính là những ngƣời chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phƣơng mình. Phát triển DLST hƣớng con ngƣời đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những ngƣời dân địa phƣơng tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trƣờng đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
  16. 9 1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái - Giáo dục và nâng cao hiểu biết về môi trƣờng tự nhiên. Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nhất sự khác biệt giữa DLST và các loại hình du lịch khác, với những hiểu biết dù chỉ là thông qua những chuyến du lịch thì ý thức về bảo tồn của mỗi ngƣời sẽ đƣợc năng cao hơn. - Bảo vệ và duy trì hệ sinh thái Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất đối với du lịch sinh thái vi mục tiêu cao nhất mà DLST muốn hƣớng tới là sự bền vững. - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo bởi các giá trị về nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trƣờng tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. - Tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phƣơng. Đây không những là nguyên tắc mà còn là mục tiêu mà du lịch sinh thái hƣớng tới, nêu nhƣ các loại hình du lịch khác lợi nhuận thuộc về các doanh nghiệp du lịch thì ở DLST lợi nhuận đã chia sẻ cho ngƣời dân với một lƣợng đáng kể. 1.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST Để hoạt động DLST tồn tại và phát triển thì ta cần chú ý đến các yêu cầu sau: + Yêu cầu đầu tiên: Để có thể tổ chức đƣợc hoạt động DLST là sự tồn tại của các HST điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. HST tự nhiên đƣợc hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện tự nhiên nhƣ địa lý, khí hậu, hệ động , thực vật. Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của ĐDSH. Đa dạng sinh thái thể hiển ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống nhƣ: đất, nƣớc, địa hình, khí hậu. Đó
  17. 10 là các HST và các nơi cƣ ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (theo công ƣớc đa dạng sinh học đƣợc thông qua tại Rio de janeiro). Nhƣ vậy DLST chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có HST điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Điều đó giải thích tại sao hoạt động DLST thƣờng chỉ phát triển ở các KBTTN, đặc biệt là ở các VQG - nơi còn tồn tại những khu rừng với tính ĐDSH cao và cuộc sống hoang dã. Ngoài ra DLST còn tồn tại ở các vùng nông thôn và các trang trại. + Yêu cầu thứ 2: Đảm bảo tính giáo dục, nâng cao trách nhiệm của du khách đối với việc bảo vệ môi trƣờng HST. Hoạt động DLST đòi hỏi phải có đƣợc ngƣời điều hành có nguyên tắc, nhà điều hành DLST phải có đƣợc sự cộng tác với các nhà quản lý các KBTTN và cộng đồng địa phƣơng nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa ngƣời dân địa phƣơng với khách du lịch. +Yêu cầu thứ 3: Cần hạn chế tới mức tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến tự nhiên và môi trƣờng, theo đó DLST cần đƣợc tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Sức chứa có thể hiểu là số lƣợng ngƣời tối đa mà một địa điểm có thể chứa đƣợc. +Yêu cầu thứ 4: Cần thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch, yêu cầu này đòi hỏi phải có HDVDL lành nghề, có hiểu biết và trách nhiệm cao. Đó là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của hoạt động DLST. 1.5. Quan hệ giữa DLST và phát triển DLST không những cần có các yêu cầu để tồn tại mà cần có những điều kiện để phát triển lâu dài, ta hãy xem xét những điều kiện đó trong các mối quan hệ sau:
  18. 11 1.5.1. DLST với phát triển cộng đồng Cộng đồng đƣợc xem là một cơ cấu xã hội, ở đây cộng đồng gồm một đoàn thể con ngƣời có những giá trị chuẩn mực, các khuôn mẫu với các tƣơng quan và vai trò xã hội đuợc tổ chức thành một cơ cấu. Sự hình thành cộng đồng dựa vào các yếu tố nhƣ lãnh thổ, kinh tế và văn hoá. Các hoạt động kinh tế không chỉ tạo ra cho cộng đồng sự đảm bảo về vật chất mà còn tạo nên sự đoàn kết cộng đồng. Mục tiêu của du lịch sinh thái là sử dụng các nguồn lực địa phƣơng. Qua đó, dân cƣ địa phƣơng phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lý tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vì vậy, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bƣớc và lâu dài; từ thu thập thông tin, tƣ vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá [13]. Để cộng đồng có thể tham gia vào quản lý tài nguyên vƣờn quốc gia ngƣời ta nhận thấy phải có sự tham gia của đại diện địa phƣơng vào quy hoạch của khu bảo tồn thiên nhiên, tập huấn và tuyển ngƣời địa phƣơng vào làm nhân viên của khu bảo tồn thiên nhiên, các chủ thầu, các hƣớng dẫn viên du lịch. Mặt khác yêu cầu các nhân viên của khu bảo tồn thiên nhiên tham gia vào công việc của địa phƣơng. Kinh nghiệm của Galapagos là định kỳ 10 ngày lại có 1 ngày các nhân viên phục vụ (vốn là ngƣời địa phƣơng) đƣợc đi theo các đoàn có hƣớng dẫn viên để tận hƣởng tài nguyên của khu bảo tồn thiên nhiên và tiếp xúc vơí khách trong khi đƣợc nghe kể về những điều kỳ diệu của Galapagos. Điều này làm cho các thành phần địa phƣơng sẽ ủng hộ bảo vệ tài nguyên và nhìn nó không chỉ là một phƣơng tiện để kiếm sống. Sự hỗ trợ của vƣờn quốc gia cho ngƣời dân địa phƣơng về y tế, giáo dục và sản xuất cũng là con đƣờng tốt để ngƣời dân địa phƣơng tích cực hơn trong bảo vệ tài nguyên vƣờn quốc. Dự án khu bảo tồn Annapurma của Nepal (ANAP)
  19. 12 không chỉ đƣa lệ phí thu đƣợc về cho địa phƣơng mà còn tổ chức cả tập huấn để nâng cấp chất lƣợng dịch vụ [27]. 1.5.2. DLST với phát triển bền vững Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch trong chừng mực chịu đựng đƣợc của hệ sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái là một phƣơng thức khai thác các giá trị thẩm mỹ cảnh quan, giải trí, nghỉ dƣỡng nhằm mang lại nguồn lực cho hoạt động bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Trong quá trình đó, DLST không thể không tác động đến môi trƣờng. Tuy nhiên, DLST sẽ không nguy hại đến môi trƣờng và không mâu thuẫn với hoạt động bảo tồn nếu những tác động không vƣợt quá khả năng tự phục hồi của các thành phần môi trƣờng. Chẳng hạn, khi đi du lịch khách du lịch có thể dẫm đạp lên đất rừng, nhƣng DLST sẽ không ảnh hƣởng đáng kể nếu chúng xảy ra với tần số thấp, cùng với du lịch ngƣời ta có thể câu cá giải trí, nhƣng không gây ảnh hƣởng đáng kể nếu đàn cá đã đạt đến mức ổn định và lƣợng cá bị câu không vƣợt quá mức sinh sản của chúng. Ngƣời ta cũng có thể bắt bƣớm làm quà lƣu niệm mà không ảnh hƣởng đáng kể nếu đàn bƣớm đã ở mức cân bằng và sản lƣợng bị khai thác không lớn hơn mức sinh sản của chúng. Ngƣời ta cũng có thể xây dựng những cơ sơ lƣu trú cho khách trong chừng mực không làm thay đổi vẻ đẹp thẩm mỹ, thay đổi chất lƣợng hoang dã của cảnh quan. Ngƣời ta có thể xây dựng những tuyến du lịch, những điểm ngắm, những nơi nghe tiếng chim, tiếng ếch… Du lịch càng phát triển thì tác động của nó càng nhiều. Giới hạn cho phép của phát triển du lịch ở vƣờn quốc gia là ngƣỡng mà nó không ảnh hƣởng đáng kể tới các thành phần môi trƣờng, không làm suy thoái các chức năng của vƣờn quốc gia. Đây là giới hạn chịu đựng của vƣờn quốc gia với hoạt động du lịch sinh thái. Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch bằng những phƣơng thức quản lý mới, những công nghệ mới.
  20. 13 Du lịch sinh thái không phải là du lịch tự nhiên ở quy mô nhỏ mà là du lịch bảo vệ thiên nhiên và quan tâm đến đời sống cộng đồng. Giải pháp đảm bảo bền vững của du lịch sinh thái không phải là giới hạn du lịch mà là quản lý du lịch theo những phƣơng thức mới, những công nghệ mới [13]. Một trong những phƣơng thức đƣợc tôn trọng trong quản lý du lịch sinh thái là quản lý du lịch có sự tham gia của cộng đồng. Ngƣời dân địa phƣơng tham gia quản lý hoạt động du lịch nhằm thêm cơ hội chia sẻ lợi ích từ du lịch cho phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, gia tăng nguồn lực cho bảo tồn và nâng cao tính làm chủ của ngƣời dân trong hoạt động quản lý tài nguyên vƣờn quốc gia. Công nghệ mới trong quản lý du lịch là công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trƣờng, và những công nghệ phát triển dịch vụ thoả mãn những nhu cầu của du lịch. Những công nghệ mới thƣờng hƣớng vào thiết lập các tuyến du lịch, xây dựng đƣờng xá, nhà cửa, bãi cắm trại, hƣớng dẫn du lịch, chăn nuôi động vật hoang dã, gây trồng cây thuốc, cây cảnh, sản xuất hàng lƣu niệm, dịch vụ ẩm thực, giải trí… Các công nghệ mới sẽ là những công nghệ “thân thiện” với môi trƣờng và thoả mãn yêu cầu cao của hoạt động du lịch. Nó vừa nâng cao đƣợc sức chịu tải du lịch của vƣờn quốc gia, vừa tăng đƣợc nguồn thu nhập kinh tế cho bảo tồn và phát triển ở địa phƣơng [37]. Sự tồn tại và phát triển bền vững tài nguyên môi trƣờng đang thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử dụng tài nguyên không vƣợt quá mức độ bổ sung của loại tài nguyên đó. Du lịch bền vững là quá trình quản lý hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cƣờng các nguồn hấp dẫn khách du lịch tới một vùng nào đó, quá trình quản lý này luôn hƣớng tới việc hạn chế lợi ích trƣớc mắt để đạt đƣợc nguồn lợi lâu dài từ các hoạt động du lịch [27].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2