intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

46
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đánh giá được thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh Cao Bằng. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nhằm trả lại cảnh quan đối với các mỏ khoáng sản sau khi kết thúc khai thác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ LƯƠNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ LƯƠNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN THƠ Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lý Thị Lương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Lê Văn Thơ là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn. Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng; Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng; các thành viên từng tham gia hội đồng thẩm định; Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thành phố, các đồng nghiệp, đồng môn, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện luận văn Lý Thị Lương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. Cơ sở lý luận về cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ...................................................................................................................3 1.1.1. Một số khái niệm ...............................................................................................3 1.1.2. Căn cứ pháp lý để thực hiện cải tạo phục hồi môi trường ................................4 1.2. Tình hình nghiên cứu cải tạo phục hồi môi trường trên thế giới và tại Việt Nam ......5 1.2.1. Tình hình nghiên cứu cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên thế giới ..............................................................................................5 1.2.2. Tình hình nghiên cứu công tác cải tạo phục hồi môi trường ở Việt Nam ...............8 1.3. Các nghiên cứu về công tác cải tạo phục hồi môi trường tại Việt Nam ............16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................18 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................18 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................18 2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................18 2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18 2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.5.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp ...............................................18 2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu sơ cấp .................................................19 2.5.3. Phương pháp đánh giá về công tác cải tạo phục hồi môi trường ....................19 2.5.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ..............................................................25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................26 3.1. Khái quát công tác khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .....................................................................26 3.1.1. Thực trạng công tác khai thác khoáng sản ......................................................26 1072QĐ/QLTN .........................................................................................................27 3.1.2. Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ..............................................28 3.2. Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và sau thẩm định Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...33 3.2.1. Công tác lập phương án cải tạo phục hồi môi trường .....................................35 3.2.2. Công tác thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường ..........................42 3.2.3. Công tác hậu thẩm định Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .............................................................51 3.2.3. Kết quả điều tra phỏng vấn chủ cơ sở khai thác khoáng sản, người dân sinh sống quanh các khu mỏ về công tác cải tạo phục hồi môi trường ............................60 3.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và sau phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ........................................................................................63 3.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................63 3.3.2. Tồn tại và khó khăn .........................................................................................64 3.3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTPHMT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ...............................................................................................66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................70 1. Kết luận .................................................................................................................70 2. Kiến nghị ...............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong CTPHMT ở Việt Nam .................................................................................................. 14 Bảng 2.1. Bộ tiêu chí đánh giá công tác lập phương án ............................................ 21 Bảng 2.2. Tính toán mức quan trọng của các tiêu chí về công tác hậu thẩm định phương án đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................. 23 Bảng 2.3. Tính toán mức tuân thủ một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá công tác hậu thẩm định phương án CTPHMT đối với chủ dự án ........... 24 Bảng 2.4. Điểm đánh giá các tiêu chí công tác lập phương án ................................. 25 Bảng 3.1. Danh sách một số mỏ khai thác khoáng sản còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .......................................................................................... 27 Bảng 3.2. Kết quả giám sát môi trường đất của Mỏ mangan Tốc Tát, xã Tri Phương, xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, ngày lấy mẫu 5/11/2018 ..... 30 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả giám sát môi trường không khí của một số mỏ khai thác khoáng sản tỉnh Cao Bằng ................................................. 31 Bảng 3.4. Kết quả giám sát nước thải sinh hoạt của một số mỏ khoáng sản ............ 32 Bảng 3.5. Kết quả giám sát nước thải sản xuất của một số mỏ khoáng sản ............. 33 Bảng 3.6. Kết quả phê duyệt hồ sơ Phương án CTPHMT từ năm 2010 đến nay ..... 34 Bảng 3.7. Danh sách hồ sơ Phương án CTPHMT được thẩm định, phê duyệt từ năm 2010 đến nay của tỉnh Cao Bằng ................................................. 35 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá về công tác lập Phương án CTPHMT tỉnh Cao Bằng, giai đoạn năm 2010 - 2015 ............................................................ 36 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá về công tác thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường tỉnh Cao Bằng, giai đoạn năm 2010 - 2015 .......................... 43 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá về công tác thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường tỉnh Cao Bằng, giai đoạn năm 2016 đến nay ........................ 46 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá công tác hậu thẩm định phương án CTPHMT giai đoạn từ năm 2010 - 2015 đối với cơ quan quản lý nhà nước .................. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi Bảng 3.13. Kết quả đánh giá công tác thực hiện hậu thẩm định phương án CTPHMT giai đoạn từ năm 2016 đến nay đối với cơ quan quản lý nhà nước................................................................................................... 54 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá công tác hậu thẩm định phương án CTPHMT giai đoạn từ 2010 - 2015 đối với chủ dự án .................................................... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Khái quát về quy định thẩm định phương án CTPHMT ........................... 12 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện công tác lập Phương án cải tạo phục hồi môi trường giữa 2 giai đoạn năm 2010 - 2015 và năm 2016 - đến nay ......................................................................................... 40 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh quá trình thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường của giai đoạn năm 2010 - 2015 và năm 2016 đến nay ......... 49 Biểu đồ 3.3. So sánh công tác quản lý sau khi Phương án CTPHMT được phê duyệt đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................. 55 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh việc thực hiện công tác CTPHMT sau khi Phương án CTPHMT phê duyệt đối với chủ dự án ................................. 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CTPHMT Cải tạo phục hồi môi trường MTTQ Mặt trận tổ quốc STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khai thác khoáng sản ở Việt Nam đã có lịch sử phát triển trên 100 năm, ngành công nghiệp này mang lại nhiều lợi ích kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Tuy vậy, hoạt động này cũng gây ảnh hưởng không ít đến môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Những tác động rõ nét nhất tới môi trường do khai thác khoáng sản ở Việt Nam đó là: Làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực; chiếm dụng diện tích trồng trọt và cây xanh để mở khai trường và đổ đất đá thải; làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai quanh mỏ; thay đổi môi trường văn hóa, xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực. Sau quá trình khai thác mỏ thường để lại các dạng địa hình có nguy cơ gây sạt lở cao, làm ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật hoang dã trong khu vực sau khai thác. Vì vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ra đời, quy định cụ thể về việc lập, phê duyệt và thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản đã ban hành, nhưng các quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, cần được bổ sung hoàn thiện. Tỉnh Cao Bằng có vị trí địa lý từ 22021'21" đến 23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15'' đến 105050'25'' kinh độ Đông. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới trải dài 333 km. Tỉnh có 12 huyện, 01 thành phố với tổng số 199 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 670.786 ha. Cao Bằng là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú về chủng loại. Quy mô các mỏ phần lớn thuộc loại nhỏ và trung bình như mỏ sắt Nà Rụa, phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng; mỏ mangan Tốc Tát, xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh; mỏ bauxit Táp Ná, xã Thanh Long, huyện Thông Nông; dải quặng chì - kẽm Bảo Lâm, Pác Nặm (Bắc Kạn). Trong số các loại khoáng sản có mặt tại tỉnh Cao Bằng các khoáng sản có ý nghĩa khai thác và giá trị trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh phải kể đến quặng sắt với trữ lượng tiềm năng trên 50 triệu tấn, quặng mangan gần 5 triệu tấn, Thiếc vonfram hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 10.000 tấn, Bauxit trên 84,9 triệu tấn. Bên cạnh tiềm năng khoáng sản rắn, Cao Bằng còn có nguồn vật liệu xây dựng đá vôi khá phong phú, vô tận và là nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp sản xuất ximăng. Các khoáng sản còn lại tuy tiềm năng không lớn, nhưng cũng có ý nghĩa tận thu cung cấp nguyên liệu đáp ứng phần nào cho các cơ sở chế biến trong nước. Công nghệ khai thác khoáng sản phổ biến là khai thác lộ thiên, một số ít mỏ sử dụng phương pháp khai thác hầm lò. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ khai thác nào cũng tác động đến môi trường. Do vậy, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và CTPHMT sau khai thác là công việc rất quan trọng. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu, lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng" là cấp thiết và phù hợp với thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh Cao Bằng; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTPHMT trong hoạt động khai thác khoáng sản nhằm trả lại cảnh quan đối với các mỏ khoáng sản sau khi kết thúc khai thác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Luận văn là cơ sở để đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với công tác cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản tại các địa phương. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực liên quan. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đưa ra các quyết định nâng cao chất lượng công tác CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản từ bước lập hồ sơ đến hoàn thổ phục hồi môi trường. - Là cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng chương trình, kế hoạch góp phần nâng cao quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 1.1.1. Một số khái niệm Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (Luật khoáng sản, 2010). Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan (Luật khoáng sản, 2010). Quản lý nhà nước về khoáng sản là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động khoáng sản do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội. Đóng cửa mỏ khoáng sản: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng hoặc Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản (Luật khoáng sản, 2010). Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó (Luật Bảo vệ môi trường, 2014). Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái tại môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là các giải pháp nhằm cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Nghị định 19/2015/NĐ-CP, 2015). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương (gọi tắt là Quỹ bảo vệ môi trường) để đảm bảo công tác cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản (Nghị định 19/2015/NĐ-CP, 2015). 1.1.2. Căn cứ pháp lý để thực hiện cải tạo phục hồi môi trường - Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 3 năm 1993; - Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; - Nghị định số 68/CP ngày 01 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản; - Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22 tháng 10 năm 1999 của Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường về hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; - Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. - Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. - Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010; - Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản , hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 - Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. 1.2. Tình hình nghiên cứu cải tạo phục hồi môi trường trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình nghiên cứu cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên thế giới Hoàn thổ phục hồi môi trường là một quá trình nhằm hạn chế và khắc phục các tác động của ngành khai thác khoáng sản lên môi trường. Hoàn thổ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển với các nguyên tắc của phát triển bền vững - được định nghĩa đầy đủ trong Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển. Định nghĩa đơn giản về phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của xã hội đồng thời bảo tồn hệ sinh thái vì những lợi ích lâu dài. Nhiều nước trên thế giới đã đạt được những thành công lớn khi cải tạo phục hồi môi trường các khu vực kết thúc khai thác khoáng sản thành các trung tâm du lịch, giải trí, thể thao,…. trên cơ sở các giải pháp chung được khái quát như sau: - Đối với các khai trường khai thác than, quặng sắt,… với diện tích rộng và chiều sâu lớn, việc san lấp tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác là bất khả thi. Do đó, khu vực moong khai thác thường được cải tạo nhằm đảm bảo an toàn ổn định bờ mỏ hoặc để nguyên trạng, sau đó tạo thành các hồ chứa nước và xung quanh tạo nên cảnh quan thiên nhiên hoặc sử dụng vào các mục đích dân dụng. - Đối với một số khai trường khai thác chiếm đất bề mặt rộng với độ sâu không lớn (như bauxit, thiếc, sa khoáng titan,…), thường được san gạt bề mặt, cải tạo địa hình, cải tạo đất để trả lại đất cho canh tác (trồng lúa, cà phê, chè, cao su,...), trồng rừng (các loại cây bản địa hoặc các loại cây mới có giá trị kinh tế,…) hoặc sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt, nhiều nước ASEAN đã đạt được những thành công lớn khi CTPHMT thành các khu khai thác khoáng sản thành các trung tâm du lịch, giải trí, thể thao… - Đối với các bãi thải đất đá của các mỏ khai thác lộ thiên, chúng được cải tạo địa hình, phủ một lớp đất màu và trồng cây có giá trị kinh tế hoặc chỉ đơn thuần cho mục tiêu phủ xanh tạo cảnh quan. - Các công trình hạ tầng cơ sở mà cộng đồng có nhu cầu sử dụng lại (thí dụ cho cấp điện, cấp nước, giao thông, nhà ở, các công trình dịch vụ,…) thường được tận dụng và cải tạo cho phù hợp. - Quá trình CTPHMT mà cốt lõi là công tác cải tạo đất được thực hiện trong khoảng 2 đến 4 năm kể từ khi ngừng các hoạt động khai thác, sau đó tiếp tục quan trắc và hoàn chỉnh các mặt bằng được CTPHMT, chất lượng nước, hệ động thực vật, thực vật cho tới khi đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia (thường kéo dài trong nhiều năm sau đó). - Cộng đồng có quyền giám sát và khiếu kiện về những sai sót trong quá trình CTPHMT kéo dài sau đó. Một số ví dụ minh họa điển hình cải tạo và phục hồi môi trường trên thế giới: a. Tại Inđônêsia, Tập đoàn Sumitomo và các đối tác kinh doanh đã thực hiện dự án phát triển mỏ đồng - vàng Batu Hijau trên đảo Sumbawa từ năm 1996 (là một trong những mỏ đồng - vàng lớn nhất thế giới) với thành công lớn nhất là chính sách liên quan đến việc trồng rừng. Nhìn chung, các khu vực có hoạt động khai thác đều được khôi phục lại trạng thái ban đầu sau khi đóng cửa mỏ với 40.000 cây giống mỗi năm và được trồng trong lớp đất mặt đã được bóc và bảo quản. Công nghệ trồng rừng áp dụng đã được nghiên cứu tới 8 năm trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu quy mô lớn được các kỹ sư, các nhà khoa học cộng tác thực hiện trên cơ sở vốn vay. Các nhà nghiên cứu đã xác định được góc nghiêng phù hợp, đề xuất một phương pháp sử dụng lưới để ngăn chặn xói mòn lớp đất mặt và cuối cùng là định ra các phương pháp tối ưu cho việc chuẩn bị và tái trồng rừng trên các diện tích đất đã từng khai thác mỏ. Công việc trồng rừng được thực hiện song song với hoạt động của mỏ. Trồng rừng liên tục và bền vững sẽ khôi phục lại rừng trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 khoảng 4 năm, nhưng điều này không phải dễ dàng, bởi vì đây là vấn đề có liên quan tới những quá trình mang bản chất tự nhiên. Phát triển mỏ là một dự án dài hạn, kéo dài nhiều thập kỷ. Việc nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh. Việc phủ xanh khu mỏ giai đoạn cuối được xác định là thành công mất một khoảng thời gian có thể lên đến 10 năm sau khi CTPHMT. b. Tại Trung Quốc, trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế, các vật liệu phi kim loại như đá vôi được sử dụng rộng rãi làm vật liệu xây dựng và một lượng lớn nguyên liệu thô công nghiệp được khai thác. Trong năm 2010 - 2016, lượng tiêu thụ đá vôi trung bình hàng năm được sử dụng để sản xuất xi măng ở Trung Quốc đã vượt quá 2,5 tỷ tấn. Kết quả là, việc khai thác đá vôi đã gây ra tác động bất lợi mạnh mẽ đối với các hệ sinh thái. Các đặc điểm điển hình của khai thác đá vôi, các thiệt hại về môi trường do khai thác đá vôi chủ yếu bao gồm tuyệt chủng loài, ô nhiễm bụi và hạt và các nguy cơ địa chất khai thác tiềm năng, v.v. Ngoài ra, các hoạt động khai thác đá vôi này thường có tác động bất lợi đáng kể đến các quá trình thủy văn, tiêu thụ một lượng nước đáng kể và làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm nông. Nhiều nghiên cứu đã xem xét cách xử lý các vấn đề môi trường và khôi phục hệ sinh thái của các mỏ đá vôi bị bỏ hoang. Tuy nhiên, đối với một mỏ đá vôi, việc khôi phục hệ sinh thái là công việc dài và khó khăn, bởi vì thảm thực vật và các lớp đất thường bị loại bỏ hoàn toàn trong quá trình khai thác tài nguyên như mỏ đá vôi Chuankou với một hố mỏ sâu và các cung đường dốc. Thông qua các biện pháp kỹ thuật, sử dụng biện pháp cải tạo phục hồi môi trường bằng cách tạo một độ dốc nhân tạo chứa đầy vật liệu xây dựng bị bỏ hoang tại địa phương bao gồm các mảnh vụn đá, chất thải xây dựng và hoàn thổ; biện pháp này đã giải quyết các vấn đề môi trường do các hoạt động khai thác đá vôi gây ra trong hơn 40 năm, bao gồm cả suy thoái đất (Hanxun Wang, 2018). c. Ở Tây Ban Nha, tại tỉnh Ciudad Real có khu vực khai thác Puertollano. Thung lũng khai thác than này được phát hiện vào năm 1873 và sản xuất thường xuyên vào năm 1883. Trong gần một thế kỷ, than đã được khai thác dưới lòng đất bởi một số công ty nước ngoài và Tây Ban Nha khác nhau. Năm 1976, khai thác mỏ lộ thiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 bắt đầu ở hố Emma, với mục tiêu cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện Puertollano và đóng cửa cuối cùng vào năm 2015. Trong những năm hoạt động, mỏ đã sản xuất 25 triệu tấn than và hơn 350 triệu m3 đất đá đã được chuyển đi. Nói cách khác, đầu tiên các vật liệu phủ trên các lớp than được khai thác, sau đó chúng được lắng đọng ở khu vực xung quanh dưới dạng đất đá thải và cuối cùng, những vật liệu này được sử dụng để lấp hố trên mặt đất. Kế hoạch phục hồi mỏ Emma bắt đầu từ năm 1985 thông qua sự kết hợp của các kỹ thuật phục hồi, thiết kế và đặc điểm đất thích hợp, đá thải kết quả đã được tích hợp với cảnh quan và cây trồng mới, đồng cỏ và thảm thực vật bản địa hiện đang phát triển trên chúng. Tổng số 560 ha đất đã được khôi phục, trong đó có 244 ha được sử dụng cho đồng cỏ và cây ngũ cốc, 126 ha cho vườn ô liu, 9 ha cho cây ăn quả và 77 ha cho cây Địa Trung Hải, 34 ha đã bị biến thành một hồ khai thác thì 27 ha đã được trồng lại với các loài tự nhiên và 43 ha còn lại bị chiếm dụng bởi cơ sở hạ tầng đường bộ vĩnh viễn. Mỏ Meirama, ở đô thị Cerceda (La Coruña) được khai trương vào năm 1980 và đóng cửa vào năm 2008 sau khi trữ lượng cạn kiệt. Việc cải tạo mỏ Cerceda (La Coruña) bao gồm sự sắp xếp lại toàn diện tích bị ảnh hưởng, với việc đưa ra cách sử dụng hợp lý theo quan điểm kinh tế, môi trường và xã hội. Sự can thiệp đã tập trung vào việc xử lý địa mạo đất đá thải, thiết lập lớp phủ thực vật ổn định và đa dạng tạo ra một hồ nhân tạo trong hố khai thác cũ. Phục hồi đất đá thải được ưu tiên, giảm 30% độ dốc và cũng giảm hình dạng hình học nhân tạo. Trong hố cũ, một hồ nhân tạo rất lớn đã được tạo ra. Năm 2016, việc lấp đầy hồ đã hoàn thành, vị trí chiến lược của nó trên đỉnh lưu vực sông đã biến nó thành hồ chứa nước trong tương lai cho thành phố La Coruña. Hồ có diện tích 147 ha; dài tối đa 2218 m; tối đa rộng 1011 m; 2218 ha nước; và sâu tối đa 205 m. Ngày nay không có dấu vết của lịch sử khai thác của mỏ (Carlos J. Pardo, 2019). 1.2.2. Tình hình nghiên cứu công tác cải tạo phục hồi môi trường ở Việt Nam a. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống CTPHMT ở Việt Nam: Quá trình phát triển hệ thống CTPHMT của Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 * Giai đoạn 1 (thời điểm trước năm 2010): Công tác CTPHMT chưa được hướng dẫn, đầy đủ, cụ thể về lập, thẩm định, phê duyệt. Việc tính tiền ký quỹ thực hiện theo Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. * Giai đoạn 2 (thời điểm từ năm 2010 - 2015): Công tác lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận CTPHMT được thực hiện trên cơ sở pháp lý của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006); Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008; Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009. * Giai đoạn 3 (từ năm 2016 đến nay): Với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), công tác CTPHMT ngày càng được chú trọng hơn, hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn tại Nghị định số 19/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015. b. Quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện CTPHMT: * Thời điểm trước năm 2010: Công tác CTPHMT chưa được hướng dẫn, đầy đủ, cụ thể về lập, thẩm định, phê duyệt. Nội dung CTPHMT thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường về hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Phần dự toán kinh phí CTPHMT được lồng ghép trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Cơ quan thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường phối hợp với cơ quan Tài chính thẩm định, phê chuẩn dự toán chi phí CTPHMT của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu thời gian của Đề tài không thực hiện đánh giá đối với giai đoạn này. * Thời điểm từ năm 2010 - 2015: Hồ sơ về CTPHMT được lập thành bộ riêng biệt gọi là Dự án CTPHMT. Công tác lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án CTPHMT được thực hiện trên cơ sở pháp lý của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008; Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Chính phủ về ký Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009. Dự án được thẩm định phê duyệt cùng báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu hồ sơ môi trường do cấp tỉnh, bộ phê duyệt) hoặc thẩm định riêng (nếu đơn hồ sơ môi trường do cấp huyện xác nhận). * Từ năm 2016 đến nay: Hồ sơ về CTPHMT gọi là Phương án CTPHMT. Công tác lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận phương án CTPHMT được thực hiện trên cơ sở pháp lý của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/ 2015; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 nên chưa có hồ sơ nào được phê duyệt theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP). - Đối tượng phải lập phương án CTPHMT: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản; Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có phương án được phê duyệt hoặc chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có phương án được phê duyệt nhưng không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm được phê duyệt thì phải lập lại phương án. - Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án CTPHMT: Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án trước khi xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản; - Các nội dung chính của phương án gồm: Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái bị tác động trong quá trình khai thác khoáng sản; Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường; Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn; Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2