Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã Dương Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 6
download
Nội dung chính của luận văn là đánh giá hiện trạng môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn xã Dương Phong. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với địa phương để thực hiện đạt các chỉ tiêu về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã Dương Phong. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã Dương Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- BẾ NGỌC TRỌNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ DƯƠNG PHONG HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- BẾ NGỌC TRỌNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ DƯƠNG PHONG HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Thạnh Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong xuốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2019 Người viết cam đoan Bế Ngọc Trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được học tập và nghiên cứu tại Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Khoa Môi trường, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông, các phòng ban chuyên môn huyện, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Dương Phong cùng bà con nhân dân nơi đây đã giúp đỡ tôi thu thập các tài liệu và số liệu phục vụ cho luận văn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu trên địa bàn. Cuối cùng, Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2019 Tác giả luận văn Bế Ngọc Trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4 1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 8 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10 1.3.1. Môi trường Việt Nam ............................................................................ 10 1.3.2. Môi trường nông thôn ở Việt Nam ....................................................... 13 1.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới .......................... 15 1.3.4. ................................................................................................................ 20 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam............................................................. 20 1.3.5. Tình hình xây dựng NTM tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ......... 21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27 2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 27 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii 2.3.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ...................................................... 29 2.3.3. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích .......................................... 29 2.3.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30 3.1. Điều tra cơ bản ......................................................................................... 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 36 3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Dương Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................................... 47 3.2.1. Các động lực chi phối tới vùng môi trường .......................................... 47 3.2.2. Những áp lực từ các yếu tố đến vùng môi trường ................................ 47 3.2.3. Thực trạng môi trường xã Dương Phong. ............................................. 61 3.2.4. Tác động ô nhiễm môi trường tại xã Dương Phong ............................. 73 3.3. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17: Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Dương Phong ................................................................ 75 3.3.1. Công tác xây dựng nông thôn mới ........................................................ 75 3.3.2. Đánh giá tiêu chí 17: Môi trường .......................................................... 78 3.4. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Dương Phong huyện Bạch Thông Tỉnh Bắc Kạn .......................... 81 3.4.1. Giải pháp chung cho công tác xây dựng nông thôn mới ...................... 81 3.4.2. Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường ...................... 82 1. Kết luận ....................................................................................................... 87 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng việt BCĐ : Ban chỉ đạo BCH : Ban chấp hành BNN : Bộ Nông nghiệp BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật BYT : Bộ Y tế CCN : Cụm công nghiệp CNH - HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CTCC : Công trình công cộng CTR : Chất thải rắn EPI : Chỉ số năng lực quản lý môi trường HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế xã hội NQ/TW : Nghị quyết, Trung ương NTM : Nông thôn mới NTM : Nông thôn mới TT : Thị trấn TT - BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường XHCH : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong tiêu chí 17 7 Bảng 1.2: Tiêu chí môi trường theo bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn...... 7 Bảng 1.3: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng .......... 14 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Dương Phong ....................................... 33 Bảng 3.2. Diện tích rừng tính đến năm 2018 .................................................. 35 Bảng 3.3. Cơ cấu nền kinh tế theo ngành 2017 .............................................. 37 Bảng 3.4. Các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp chủ yếu .................................... 37 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu trong chăn nuôi ........................................................... 40 Bảng 3.6. Các chỉ tiêu trong lâm nghiệp ......................................................... 41 Bảng 3.7. Dân số và lao động ......................................................................... 42 Bảng 3.8 hiện trạng và dự báo dân số xã Dương Phong ................................. 48 Bảng 3.9: những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng ....................... 52 Bảng 3.10. Số liệu điều tra trình độ dân trí tại khu vực nghiên cứu ............... 58 Bảng 3.11. Đánh giá về nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân ...... 58 Bảng 3.12. Ý kiến về cải thiện điều kiện môi trường ..................................... 59 Bảng 3.13. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường .......................... 60 Bảng 3.14. Nhận thức của người dân về thực trạng môi trường đất............... 61 Bảng 3.15. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã ....... 62 Bảng 3.16. Chất lượng nước dùng trong sinh hoạt ......................................... 63 Bảng 3.17. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải ...................................... 64 Bảng 3.18. Đánh giá lượng rác của các hộ gia đình ....................................... 66 Bảng 3.19. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ............... 67 Bảng 3.20. Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của xã ................................... 67 Bảng 3.21. Thực trạng nhà vệ sinh: ................................................................ 68 Bảng 3.22. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ............................. 69 Bảng 3.23. Tỷ lệ chuồng nuôi gia súc .............................................................. 70 Bảng 3.24. Đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ..... 78 Bảng 3.25: Bảng tính toán nhu cầu sử dụng nước .......................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Cảnh quan môi trường..................................................................... 36 Hình 3.2 dân số phân theo thành phần dân tộc ............................................... 43 Hình 3.3. Áp lực của gia tăng dân số .............................................................. 49 Hình 3.4: Các loại phân được sử dụng ............................................................ 53 Hình 3.5. Sơ đồ phân tích các tác động đến nông nghiệp ............................... 54 Hình 3.6. Sơ đồ ảnh hưởng của hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ............... 57 Hình 3.7: Thực trạng nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân ............. 59 Hình 3.8: Ý kiến của người dân về cải thiện môi trường ....................................... 60 Hình 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại cống thải .......................................... 64 Hình 3.10: Thực trạng nhà vệ sinh ...................................................................... 68 Hình 3.11: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ............................... 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ- TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia (bao gồm 19 tiêu chí) về nông thôn mới. Trong đó tiêu chí số 17 là tiêu chí môi trường. Mục tiêu chung của tiêu chí này là nâng cao chất lượng môi trường sống ở khu vực nông thôn. Lâu nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản ánh về ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị, khu công nghiệp…Song tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn lại đang ở mức báo động. Ðây chính là nguyên nhân dẫn đến người dân các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh. Với khoảng 67% dân số cả nước, nông thôn Việt Nam đang trên con đường đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai đã đem lại những thay đổi đáng kể về đời sống, hạ tầng kỹ thuật cũng như cảnh quan môi trường nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển KT-XH mạnh mẽ là những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm môi trường [4]. Môi trường nông thôn đang chịu những sức ép ngay từ chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nông thôn, đồng thời còn chịu tác động từ hoạt động của các KCN, CCN và khu vực đô thị lân cận. Đó chính là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản thực phẩm, phát triển làng nghề và sản xuất công nghiệp. Ở một số vùng nông thôn, môi trường nước hoặc môi trường không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 khí đã bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt việc quản lý CTR nông thôn chưa thực sự được coi trọng, đã và đang là vấn đề bức xúc [4]. Huyện Bạch Thông nằm ở trung tâm tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Ngân Sơn và Ba Bể, phía tây giáp huyện Chợ Đồn, phía nam là huyện Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn, phía đông là huyện Na Rì. Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn (TT. Phủ Thông), các xã: Cẩm Giàng, Cao Sơn, Đôn Phong, Dương Phong, Hà Vị, Lục Bình, Mỹ Thanh, Nguyên Phúc, Phương Linh, Quân Bình, Quang Thuận, Sĩ Bình, Tân Tiến, Tú Trĩ, Vi Hương, Vũ Muộn. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Kạn 18 km, có tổng diện tích tự nhiên 546,49 km² và dân số toàn huyện là 31.752 người (năm 2018). Xã Dương Phong, huyện Bạch Thông là một trong những xã được ưu tiên thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của huyện. Tính đến 31/12/2017 xã đã đạt được 13/19 tiêu chí, còn lại 06 tiêu chí xã chưa hoàn thành; trong đó có tiêu chí môi trường. Để có những đánh giá rõ hơn về thực trạng môi trường nông thôn tại xã, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thành tiêu chí môi trường cùng với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn xã Dương Phong. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với địa phương để thực hiện đạt các chỉ tiêu về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã Dương Phong. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học + Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng trong thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới. + Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực thế. + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định thực trạng môi trường nông thôn tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân về môi trường. - Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí môi trường trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Dương Phong và nhân rộng ra các xã còn lại trong huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Các khái niệm liên quan Môi trường - Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Luật bảo vệ môi trường 2014) [13]. Ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [19]. - Suy thoái môi trường: Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [19]. Hoạt động bảo vệ môi trường - Là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [19]. Nông thôn Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đó làm nông nghiệp là chủ yếu có trình độ phát triển kết cấu hạ tầng khác và các chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp cận thị trường khác so với thành thị. Cho đến nay chưa có một khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Để có được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 định nghĩa nông thôn, người ta so sánh nông thôn và thành thị. Trong khi so sánh có ý kiến dùng chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư. Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau: “Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn” [3]. Phát triển nông thôn Phát triển nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Quá trình này, trước hết chính là do người dân nông thôn với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Ðây là một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn. Ðồng thời, phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hoá nền văn hoá nông thôn, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ [8]. Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền vững về môi trường. Với điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” [8]. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, mục tiêu chung của chương trình là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện 19 tiêu chí bao gồm: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5: Trường học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 8: Thông tin và truyền thông, 9: Nhà ở dân cư, 10: Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Lao động có việc làm, 13: Hình thức tổ chức sản xuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội. 19 tiêu chí này được chia thành 05 nhóm: Nhóm 1: Quy hoạch, nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm 5: Hệ thống chính trị. Tiêu chí Môi trường (tiêu chí số 17) Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo,xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng. Tiêu chí môi trường là tiêu chí số 17 thuộc nhóm 4 trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới được chia thành 5 chỉ tiêu cụ thể như sau: Tiêu chí môi trường theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 Bảng 1.1: Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong tiêu chí 17 Chỉ Tên tiêu TDMN TT Nội dung tiêu chí tiêu chí phía Bắc chung 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ 85% 70% sinh theo quy chuẩn Quốc gia 17 Môi 17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi Đạt Đạt trường trường 17.3. Không có các hoạt động suy giảm môi Đạt Đạt trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp 17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy Đạt Đạt hoạch 17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử Đạt Đạt lý theo quy định ( Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2009), QĐ số 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) [22]. Bảng 1.2: Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 Tên TT Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu tiêu chí ≥90% 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ (≥50% nước sinh và nước sạch theo quy định sạch) Môi 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh trường doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề và an 100% 17 đảm bảo quy định về bảo vệ môi toàn trường thực 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi phẩm Đạt trường xanh - sạch - đẹp, an toàn 17.4. Mai táng phù hợp với quy định Đạt và theo quy hoạch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 Tên TT Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu tiêu chí 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở Đạt sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh ≥70% và đảm bảo 3 sạch 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi ≥60% trường 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các 100% quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm ( Nguồn: Chính phủ (2016), QĐ số 1980/QĐ - TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020) [6]. 1.2. Cơ sở pháp lý - Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ 01/1/2015; - Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường; - Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Căn cứ Thông tư Số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 - Căn cứ văn bản số 2054/BTNMT- KHTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; - Căn cứ Nghị định 38/2015/NĐ - CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu. - Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; - Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; - Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020; - Căn cứ quyết định số 2540/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; - Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 29/05/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020 - Căn cứ nghị quyết số 01 - NQ/ HU ngày 18/ 7/ 2010 của ban chấp hành Đảng bộ huyện Bạch Thông về quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện. - Căn cứ Quyết định số 1842/ QĐ- UBND ngày 17 tháng 10 năm 2011 của UBND huyện Bạch Thông về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 - Căn cứ Quyết định số 3012/QĐ- UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của UBND huyện Bạch Thông về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Môi trường Việt Nam Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế đã dẫn đến sự gia tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người dân khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, cùng với việc môi trường bị ô nhiễm do khai thác khoáng sản, đất đai, môi trường bị ô nhiễm còn do việc lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu để tăng cao năng suất trong nông nghiệp. Việc lạm dụng đó làm cho đất bị ô nhiễm nhanh chóng, làm giảm độ màu mỡ của đất. Rừng tự nhiên bị phá huỷ, chất lượng rừng suy thoái, diện tích rừng che phủ cũng giảm nhanh. Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Ô nhiễm môi trường đất Đây được xem là hậu quả của sự tác động của con người. Theo đó, các nhân tố sinh thái chịu sự ảnh hưởng đã vượt qua những giới hạn của các quần xã sinh vật sống trong đất. Hiện nay, với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất nghiêm trọng. Ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta phát triển đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều đô thị và thành phố được hình thành thì tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước, nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm nặng nề. Tại các vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các vùng tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như Thái Nguyên, Đồng Nai, ô nhiễm đất do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể hiện rõ nhất, hàm lượng kim loại nặng trong đất có xu hướng gia tăng. Và theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2020 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Nếu không có những giải pháp chính sách và quản lý thì chất lượng môi trường đất của Việt Nam sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng. Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như thải đất đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn nước hoặc phát tán ra môi trường; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ, giảm hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt tại khu vực tập trung nhiều mỏ khai thác khoáng sản. Và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn