intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá thực trạng nguồn thải và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yến Bái giai đoạn 2016 -2019

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình quản lý và nguồn thải rác sinh hoạt, tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2019. Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đề xuất giải pháp hiệu quả trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Chấn, góp phần nâng cao đời sống người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá thực trạng nguồn thải và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yến Bái giai đoạn 2016 -2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN THẢI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YẾN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 -2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN THẢI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YẾN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 -2019 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lợi Thái Nguyên, năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng năm 2020 Học viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được học tập và nghiên cứu tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô khoa Môi trường, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo TS.Nguyễn Thị Lợi người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; phòng Tài nguyên môi trường huyện Văn Chấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hỗ trợ thu thập các tài liệu phục vụ cho luận văn. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và các anh chị em bạn bè đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài. ....................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài. ......................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 1.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4 1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CTRSH ..................................................... 8 1.2. Tình hình quản lý CTRSH trên Thế giới và ở Việt Nam ......................... 14 1.2.1 Tình hình quản lý chất thải trên thế giới. ............................................... 14 1.2.2. Tình hình phát sinh CTRSH tại Việt Nam ............................................ 20 1.5.2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Yên Bái .................... 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 40 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 40 2.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 40 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 40 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 40 2.4.2. Phương pháp chọn điểm điều tra .......................................................... 41 2.4.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 42 2.4.4. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai .... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.4.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu ................................................ 45 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ........................... 46 3.1. Kết quả điều tra, đánh giá sơ lược về thực trạng môi trường huyện Văn Chấn................................................................................................................. 46 3.1.1.Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu ....................................................... 46 3.1.2. Hiện trạng, diễn biễn các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường. ..................................................................................................... 47 3.1.3. Tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường .................... 48 3.2. Đánh giá thực trạng CTRSH trên địa bàn huyện Văn Chấn giai đoạn 2016 -2019................................................................................................................ 51 3.2.1. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Văn Chấn ................... 51 Hình 3.4. Sơ đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Văn Chấn ............. 52 3.2.2. Đánh giá thực trạng và công tác thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Chấn .............................................................................................. 54 3.2.4. Kết quả điều tra, phân loại CTRSH ...................................................... 59 3.3. Điều tra, đánh giá thực trạng nhận thức của người dân về chất thải rắn sinh hoạt và ý thức bảo vệ môi trường ............................................................ 63 3.3.1. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình thu gom, phân loại và xử lý CTRSH của người dân trên đọa bàn huyện Văn Chấn ................................... 63 3.4. Dự báo lượng CTRSH và đề xuất giải pháp về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Chấn .......................................................................... 68 3.4.1. Dự báo lượng CTRSH giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn huyện Văn Chấn................................................................................................................. 68 3.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Chấn ....... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 75 1. Kết luận. ..................................................................................................... 75 2. Kiến nghị. .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................. 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần chất thải sinh hoạt ......................................................... 6 Bảng 1.2: Phát sinh CTR đô thị ở một số nước Châu Á. ................................ 16 Bảng 1.4: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc ................................. 21 Bảng 1.7. Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2017 ......................................................................................................... 35 Bảng 3.1: Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2019 ................................................................................ 56 Bảng 3.2: Lượng CTRSH được thu gom và xử lý trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2019....................................................... 57 Bảng 3.3: Kết quả điều tra về lượng CTRSH tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .................................................................................................... 60 Bảng 3.4: Thành phần CTRSH tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ................ 62 Bảng 3.5: Kết quả điều tra,đánh giá tình hình thu gom và xử lý CTRSH tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2019 ...................................................... 63 Bảng 3.6: Kết quả điều tra, khảo sát người dân về CTRSH và môi trường ... 66 Bảng 3.7: Dự báo lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Văn Chấn giai đoạn 2020 -2025 .............................................................................................. 69 Bảng 3.8: Kết quả dự kiến về thể tích lượng CTRSH phát sinh trong giai đoạn 2020 – 2050 tại huyện Văn Chấn .................................................................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ về lượng CTRSH phát sinh và được thu gom tại huyện Văn Chấn giai đoạn 2016 -2019 ............................................................................. 58 Hình 3.2: Kết quả điều tra về tình hình phân loại rác tại các hộ gia đình ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ....................................................................... 64 Hình 3.3: Kết quả điều tra về tình hình thu gom, vận chuyển rác tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .................................................................................. 64 Hình 3.4: Kết quả điều tra về tình hình xử lý rác tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ............................................................................................................ 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trên bất cứ quốc gia nào trên thế giới, công tác quản lý chất thải rắn hiệu quả hiện đang là trọng tâm của những chính sách phát triển môi trường bền vững. Là một trong những nước đông dân, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực về môi trường, trong đó quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề môi trường cấp bách của nước ta. Bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên phạm vi cả nước cho thấy, khối lượng chất CTRSH tại các địa phương trong cả nước gia tăng rất nhanh nhưng cho đến nay thực sự chưa có một mô hình xử lý CTRSH nào đơn giản, hiệu quả, đạt yêu cầu về vệ sinh môi trường. Các biện pháp xử lý CTRSH hiện nay chủ yếu là chôn lấp, tuy nhiên phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế do nhu cầu về sử dụng đất rất lớn và nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các các khu vực bãi chôn lấp luôn luôn hiện hữu. Một số đô thị đã áp dụng phương pháp chôn lấp, đổ đống, kết hợp với đốt hở, tuy nhiên những biện pháp này đang gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường (mùi hôi, nước rỉ rác ...) mà đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Một số địa phương đã và đang áp dụng công nghệ xử lý CTRSH kết hợp sản xuất phân vi sinh. Biện pháp này đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư tương đối cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc – Đông Bắc và Trung Du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 21024’ - 22016’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 2 Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 688.627,64 ha, bao gồm có 9 đơn vị hành chính. Văn Chấn là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Yên Bái, trong những năm gần đây kinh tế của huyện có sự tăng trưởng lên tục, góp phần cho sự phát triển chung của tỉnh Yên Bái. Cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện cũng ngày càng được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề môi trường rất đáng quan tâm là lượng rác thải rắn từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn ngày càng lớn đã và đang làm ô nhiễm môi trường. Do vậy để đánh giá một cách chính xác và đề xuất các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài của huyện Văn Chấn là điều hết sức cần thiết, xuất phát từ thực tiễn và được sự đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lợi em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng nguồn thải và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yến Bái giai đoạn 2016 -2019 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và nguồn thải rác sinh hoạt, tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016– 2019; - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Chấn; - Đề xuất giải pháp hiệu quả trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Chấn, góp phần nâng cao đời sống người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. 3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và rút ra những kinh nghiêm thực tế phục vụ công tác chuyên môn tư vấn môi trường sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 3 - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong quá trình học tập và nghiên cứu. * Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được hiện trạng môi trường, thực trạng thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; - Đề xuất một số giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường một cách khoa học và phù hợp với điều kiện của địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1.1. Khái niệm về chất thải Có nhiều khái niệm khác nhau về chất thải, nhưng khái niệm tổng quan nhất đó là:“chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường”. Chất thải là các chất hoặc vật liệu mà người chủ hay đối tượng thải ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ. Các khái niệm về chất thải như sau (Luật bảo vệ môi trường, 2014): - Chất thải: là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông. Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu khác. - Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải ở trạng thái rắn phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người từ các khu dân cư, làng mạc, trường học... Chất thải sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp là tái sử dụng, tái chế, xử lý hợp lí để thu hồi năng lượng và bảo vệ môi trường. - Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại tới môi trường và sức khỏe con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 5 - Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. - Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. - Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ. Trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. - Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn. - Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh 1.1.1.2. Thành phần chất thải rắn. Thành phần của RTSH rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của RTSH bao gồm các hợp phần sau: chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn... (Nguyên Văn Phước, 2010): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 6 Bảng 1.1. Thành phần chất thải sinh hoạt Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa, a. Giấy giấy. giấy vệ sinh... b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi. Vải, len, nilon... Các chất thải từ đồ ăn thực Cọng rau, vỏ quả, thân c. Thực phẩm phẩm. cây, lỗi ngô... Đồ dùng bằng gỗ như d. Cỏ, gỗ củi, rơm Các vật liệu và sản phẩm được bàn, ghế, đồ chơi, vỏ rạ chế tạo từ gỗ, tre, rơm... dừa... Phim cuộn, túi chất Các vật liệu và sản phẩm được e. Chất dẻo dẻo, chai, lọ. Chất dẻo, chế tạo từ chất dẻo. các đầu vòi, dây điện... Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví, băng f. Da và cao su chế tạo từ da và cao su. cao su... 2. Các chất không cháy Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, dây điện, hàng a. Các kim loại sắt chế tạo từ sắt mà dễ bị nam rào, dao, nắp lọ... châm hút. b. Các kim loại phi Các vật liệu không bị nam Vỏ nhôm, giấy bao gói, sắt châm hút. đồ đựng... Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng c. Thuỷ tinh chế tạo từ thuỷ tinh. thuỷ tinh, bóng đèn... Bất kỳ các loại vật liệu không Vỏ chai, ốc, xương, d. Đá và sành sứ cháy khác ngoài kim loại và gạch, đá, gốm... thuỷ tinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 7 1.1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR). RTSH được thải ra từ hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yểu ở khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp (Trần Hiếu Nhuệ và các cộng sự,2011), các nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động: - Hộ gia đình (nhà ở riêng, khu chung cư, khu tập thể): chất thải phát sinh từ nguồn này bao gồm các loại như thực phẩm thừa, thùng carton, hộp nhựa, vỏ chai, lọ thủy tinh… và các chất độc hại được sử dụng trong gia đình như: dược phẩm bị thải bỏ, ác quy. - Cơ quan, trường học, khu hành chính, chất thải rắn thường là giấy, túi nilong, vỏ lon, hộp nhựa… - Nông nghiệp xử lý rác thải, thu hoạch vụ mùa, khu chăn nuôi: các chất rắn thường là vỏ bao, lọ thuốc BVTV,… - Du lịch giải trí như các khu công viên, tượng đài, chất thải rắn là các cành cây, túi nilong và đồ hộp. - Bệnh viện cơ sở y tế chất thải rắn thường là túi nilong, kim tiêm, ống nhựa, thùng carton… - Giao thông xây dựng, di dời, sửa chữa nhà cửa, đường xá, công trình… các chất thải rắn thường là gạch ngói vỡ vụn, bê tông, sắt thép… Nhà dân, khu Cơ quan trường Nơi vui chơi, dân cư học giải trí Bệnh viện, cơ Chợ, bến xe, Rác thải sở y tế nhà ga Giao thông, Chính quyền Khu công nghiệp, nhà xây dựng địa phương máy, xí nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 8 1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CTRSH 1.1.2.1. Các quy định pháp lý về CTRSH Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến và quản lý chất thải: Trong nước, những năm gần đây vấn đề quản lý rác thải rắn đô thị nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đã được Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý. Hàng loạt các văn bản ra đời quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm và phương thức quản lý nguồn rác thải sinh hoạt đô thị. - Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật bảo vệ môi trường 2014, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/4/2014 có hiệu lực từ ngày 01/001/2015. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT 2014. - Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại, chính thức ban hành có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 năm 2015. - Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn. * Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải sinh ra từ các hoạt động hằng ngày của con người… Theo phương diện khoa học có thể phân hủy các loại chất thải rắn như sau (Lưu Đức Hải,2000),: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 9 - Chất thải thực phẩm bao gồm các loại thức ăn dư thừa, rau, quả… được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ các gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể của trường học bệnh viện, ký túc xá, chợ… Loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, trong quá trình phân hủy tạo ra mùi gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các loại động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhá máy, xí nghiệp. - Các chất thải rắn từ đường phố như lá cây, củi, nilon, vở bao gói… * Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn được phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao gồm (Trần Hiếu Nhuệ và các cộng sự, 2011): - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện. - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ sản xuất . Các phế thải trong quá trình công nghệ sản xuất. - Bao bì đóng gói sản phẩm. * Chất thải xây dựng. Chất thải xây dựng là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… Chất thải xây dựng bao gồm: - Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 10 - Đất đá do việc đào móng trong xây dựng. - Các vật liệu như kim loại, chất dẻo. * Chất thải từ nhà máy xử lý. Chất thải từ nhà máy xử lý là chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước, nước thải nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. * Chất thải nông nghiệp. Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. * Chất thải y tế. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa các chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và các trạm y tế. Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm: - Các loại bông băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật. - Các loại kim tiêm, ống tiêm. - Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ. - Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân. - Các chất thải có chứa các chất có nống độ cao sau đây: Chì, thủy ngân, cadimi, asen, cianua… - Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. 1.1.2.3.Tình hình thực tiễn của CTRSH *. Thực tiễn về công tác phân loại CTRSH (Lê Văn Khoa, 2011) - Lợi ích kinh tế. Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo ra nguồn nhiên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Giảm khối lượng rác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 11 mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi. - Lợi ích môi trường. Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt… Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. - Lợi ích xã hội. Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống. *. Khó khăn trong phân loại chất thải rắn. - Thói quen vứt đổ rác bừa bãi của người dân, khả năng phân loại của người dân kém. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 12 - Lực lượng thu gom rác chưa đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu với yêu cầu của chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. - Ý thức của người dân chưa cao. *. Những tác động của CTRSH đến môi trường (Phạm Hồng Đức Phước, 2005) - Ô nhiễm môi trường nước: Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ... gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao, chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Ô nhiễm môi trường không khí: Mùi hôi thối của RTSH với các thành phần hữu cơ được thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người luôn là vấn đề đáng lo ngại, ở nhiều vùng nông thôn và một số thành thị việc xả trực tiếp rác thải ra các khu công cộng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, rác thải thường được tập kết ngay trên các trục đường giao thông công cộng gây hiện tượng ô nhiễm rất nhiều. Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3... ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ. - Ô nhiễm môi trường đất: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2