intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại Thái Nguyên

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm trong bùn thải và hiện trạng công tác thu gom xử lý bùn thải sau tuyển khoáng của một số mỏ khai thác khoáng sản nhằm đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý bùn thải sau tuyển khoáng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ MINH HOÀNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BÙN THẢI SAU TUYỂN KHOÁNG TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ MINH HOÀNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BÙN THẢI SAU TUYỂN KHOÁNG TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Văn Minh Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….. năm 2020 Người viết cam đoan Vũ Minh Hoàng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, khoa Môi trường và dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Đặng Văn Minh đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến GS.TS. Đặng Văn Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Bộ phận Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Minh Hoàng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm tuyển khoáng ......................................................................... 4 1.1.2. Định nghĩa về bùn thải ............................................................................ 5 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh bùn thải sau tuyển khoáng .................................... 5 1.1.4. Đặc điểm của bùn thải sau tuyển khoáng ................................................ 6 1.1.5. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 6 1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 10 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 1.3.1. Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính ở Việt Nam ................................................................................................................. 11 1.3.2. Hiện trạng khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................................... 16 1.3.3. Hiện trạng khai thác và phát sinh bùn thải ở một số mỏ tại Thái Nguyên ......................................................................................................................... 22 1.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 24
  6. iv CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26 2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 26 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 27 2.3.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 27 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 27 2.3.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 29 2.3.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 30 3.1. Khái quát về hoạt động khai thác, chế biên khoáng sản tại một số mỏ trên địa bàn Thái Nguyên ....................................................................................... 30 3.1.1. Khái quát về hoạt động của mỏ chì kẽm Làng Hích ............................. 30 3.1.2. Khái quát về hoạt động của mỏ Thiếc – Bismust Đại Từ ..................... 35 3.1.3. Khái quát về hoạt động của mỏ sắt Trại Cau ........................................ 40 3.2. Đánh giá hiện trạng, chất lượng bùn thải phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản................................................................................ 45 3.2.1. Hiện trạng lượng bùn thải tại các mỏ nghiên cứu ................................. 45 3.2.2. Đánh giá chất lượng bùn thải ................................................................ 47 3.2.2 Chất lượng bùn thải sau truyển quặng sắt .............................................. 49 3.2.3. Hiện trạng chất lượng bùn thải sau tuyển quặng thiếc.......................... 50 3.3. Hiện trạng công tác quản lý, xử lý bùn thải ............................................. 52 3.3.1. Đánh giá công tác quản lý và xử lý bùn thải tại các mỏ nghiên cứu .... 52 3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bùn thải tại tỉnh Thái Nguyên ...... 55
  7. v 3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bùn thải sau tuyển khoáng ...................................................................................... 62 3.4.1 Đề xuất về công cụ chính sách, pháp lý ................................................. 62 3.4.2 Đề xuất xây dựng các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế hồ thải quặng đuôi ....................................................................................................... 64 3.4.3 Đề xuất về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp khoáng sản ....................................................................................................... 66 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................. 69 1. Kết luận ....................................................................................................... 69 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các phương pháp phân tích ............................................................ 28 Bảng 3.1. Năng suất xưởng tính theo quặng nguyên khai .............................. 35 Bảng 3.2. Thiết bị chính phục vụ cho khai thác.............................................. 39 Bảng 3.3 Tổng sản lượng khai thác quặng sắt Trại Cau ................................. 40 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các thiết bị phục vụ tuyển khoáng ......................... 45 Bảng 3.5. Kết quả phân tích bùn thải sau tuyển chì kẽm ................................ 48 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu bùn thải sau tuyển quặng sắt........................... 50 Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu bùn thải sau tuyển thiếc ............................. 51 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng chì kẽm ........................................... 34 Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng thiếc ................................................ 36 Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ khai thăc quặng sắt .............................................. 41 Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng sắt.................................................... 43
  9. vii DANH MỤ C CÁC TỪ, CÁC CỤ M TỪ VIẾ T TẮ T Viết tắt Tiếng việt BCT Bộ Công thương BVMT Bảo vệ môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CNH Công nghiệp hóa ĐTM Đánh giá tác động môi trường HĐH Hiện đại hóa KT-XH Kinh tế xã hội KH-CN Khoa học công nghệ NĐ - CP Nghị định - Chính phủ ONMT Ô nhiễm môi trường UBND Ủy ban nhân dân UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc PCCC Phòng cháy chữa cháy WHO Tổ chức Y tế Thế giới GPMB Giải phóng mặt bằng QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QLNN Quản lý nhà nước TQ Tinh quặng
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc của lãnh thổ Việt Nam, giàu truyền thống cách mạng. Trải qua những chặng đường đấu tranh và phát triển không ngừng của cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, trong 10 năm gần đây, kinh tế tỉnh đạt tốc độ phát triển cao (tổng GDP hàng năm tăng từ 8- 14%). Trong sự phát triển và tăng trưởng đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Theo đánh giá chung, Thái Nguyên hiện là một trong những cái nôi của ngành khai thác và chế biến khoáng sản của Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 156 mỏ và điểm khoáng sản đã và đang được đưa vào khai thác, chế biến. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trường rất lớn như: Tạo nên sự biến đổi đáng kể bề mặt địa hình và dòng mặt; Gây hiện tượng mất nước, sụt lún mặt đất ở một số nơi; Gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư và công nhân mỏ; Gây tác động ONMT ở một số mỏ như ô nhiễm bụi tại các mỏ khai thác, chế biến than (mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, Bá Sơn), các mỏ khai thác do khoan nổ mìn, sàng tuyển, bốc xúc và vận chuyển như mỏ đá Quang Sơn, mỏ đá Xóm Đẩu, mỏ sắt Trại Cau; ô nhiễm phenol, hàm lượng sunfat cao, độ pH thấp tại các nguồn nước tại các mỏ khai thác than; ô nhiễm các kim loại nặng tại các mỏ khai thác và chế biến khoáng sản kim loại, nhất là khu vực lưu giữ bùn thải sau quá trình tuyển rửa. Những tác động trên mặc dù được các mỏ quan tâm, song vẫn còn hạn chế. Các tác động này vẫn đang và sẽ là những thách thức lớn đối với môi trường sống cũng như sự phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên trong thời điểm hiện tại và tương lai. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thực hiện Luật BVMT, Luật khoáng sản; Luật Tài nguyên nước, chiến lược BVMT
  11. 2 Quốc gia…Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã rất quan tâm tới công tác BVMT, đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quy định về KSON và BVMT. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tích cực chỉ đạo, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể và đã đạt được nhiều kết quả tốt trong quản lý, quan trắc môi trường. Các Sở, ban ngành, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh cũng đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động BVMT góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa ONMT, suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề ONMT do hoạt động khai thác chế biến khoáng sản vẫn đang là vấn đề thách thức và quan tâm của cả cộng đồng và các cơ quan quản lý ở cả Trung ương và tỉnh Thái Nguyên. Một trong nhưng nguy cơ gây ONMT rất lớn trong khai thác chế biến khoáng sản đó là bùn thải. Lượng bùn thải phát sinh ở các mỏ trên địa bàn tỉnh hàng năm là rất lớn, cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành, của doanh nghiệp và đặc biệt là quản lý của nhà nước. Để đánh giá lại công tác quản lý bùn thải sau tuyển khoáng của các mỏ từ đó đề ra các biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quả hơn giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên thì việc thưc hiện đề tài: "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại Thái Nguyên" là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá mức độ ô nhiễm trong bùn thải và hiện trạng công tác thu gom xử lý bùn thải sau tuyển khoáng của một số mỏ khai thác khoáng sản nhằm đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý bùn thải sau tuyển khoáng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và rút ra những kinh nghiêm thực tế phục vụ công tác chuyên môn.
  12. 3 - Đề tài là cơ sở khoa học cho việc quản lý và xử lý bùn thải sau quá trình tuyển khoáng tại các công trình khai thác và chế biến khoáng sản, là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo để hướng tới việc sử dung bùn thải làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất khác. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được thực trạng phát sinh và công tác quản lý bùn thải sau tuyển khoáng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp khả thi để quản lý tốt hơn lượng bùn thải phát sinh.
  13. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái niệm tuyển khoáng Là tổ hợp của các khâu gia công và phân tách khoáng vật để từ quặng nguyên khai ban đầu ta thu được một hoăc nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng trên thị trường Các sản phẩm có giá trị sử dụng sau quá trình tuyển khoáng được gọi là quặng tinh các sản phẩm vô ích không có giá trị sử dụng gọi là quặng thải. Đặc điểm: + quá trình tuyển khoáng mang lại giá trị sử dụng cho nguyên liệu khoáng sản. + quá trình tuyển khoáng không làm thay đổi bản chất của vật liệu khoáng sản (cấu trúc tinh thể, công thức hóa học) điểm này phân biệt giữa tuyển khoáng và luyện kim hay hóa chất. + về bản chất quá trình tuyển khoáng là quá trình phân tách khoáng vật, phân tách khoáng vật có ích và đất đá thải, giữa khoáng vật có ích và khoáng vật có hại, giữa khoáng vật có ích với nhau. Vai trò: trong nền kinh tế quốc dân ngành tuyển khoáng có vai trò hết sức quan trọng: + làm tăng trữ lượng công nghiệp của các khoáng sàng do tận dụng được quặng nghèo. + cho phép cơ giới hóa và tự động hóa cao độ,không khai thác nâng cao năng suất của khâu này. + tăng năng suất và hiệu suất của các ngành gia công tiếp theo, đơn giản hóa quá trình luyện kim và hóa luyện.
  14. 5 1.1.2. Định nghĩa về bùn thải Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP). Bùn thải bao gồm các loại sau: Bùn thải thoát nước: là bùn thải phát sinh thường xuyên từ hoạt động khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước. Bùn sau xử lý nước thải: Là bùn thải phát sinh từ các trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung, từ hệ thống xử lý nước thải cục bộ của các cơ sỏ sản xuất kinh doanh dịch vụ. Bùn xử lý nước cấp: Là bùn thải phát sinh từ các trạm/nhà máy xử lý nước cấp. Bùn nạo vét: là bùn thải được lạo vét từ sông, kênh rạch phát sinh không thường xuyên trong giai đoạn thực hiện các dự án cải thiện vệ sinh môi trường, các công trình hạ tầng kỹ thuật và giao thông đô thị. Bùn thải sau tuyển khoáng: Bùn sau tuyển khoáng còn được gọi là quặng đuôi, chất thải (tailings), quặng cuối, là vật liệu được thải ra trong quá trình chế biến khoáng sản. 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh bùn thải sau tuyển khoáng Khai thác mỏ sa khoáng, trong đó sử dụng nước và trọng lực để tuyển các khoáng sản quý, hoặc khai thác mỏ quặng trong đá gốc, trong đó quặng được khai thác lên, nghiền thành hạt mịn và có thể dùng đến hóa chất để tách phần khoáng sản có ích trong quặng ra. Việc tách phần có ích ra cũng đồng thời sinh ra phần chất thải không có giá trị kinh tế và phải trải qua quy trình xử lý để thải ra môi trường đó chính là quặng đuôi. Quặng đuôi thường là hạt mịn, kích thước hạt khoảng một vài micromet, có dạng bùn (một hỗn hợp khoáng sản mịn và nước).
  15. 6 1.1.4. Đặc điểm của bùn thải sau tuyển khoáng Các thành phần của quặng đuôi phụ thuộc trực tiếp vào các thành phần của quặng và quá trình khai thác, chế biến quặng. Một số quá trình khai thác, ví dụ như heap leaching (phương pháp để trích xuất các kim loại quý từ quặng thông qua một loạt các phản ứng hóa học hấp thụ khoáng chất cụ thể) có thể dẫn đến sự tồn tại các hóa chất độc hại trong quặng đuôi. Khai thác khoáng sản theo hình thức cũ, chẳng hạn như những người sử dụng trong những năm bùng nổ khai thác vàng ở Úc, dẫn đến quặng đuôi chất thành nhiều đống lớn nằm rải rác xung quanh khu vực khai thác. Dư lượng hóa chất trong đống quặng đuôi sẽ theo nước làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm của khu vực. Nếu khí hậu khô, quặng đuôi sẽ biến thành bụi, bị gió cuốn quanh khu vực khai thác bây giờ không hoạt động. Thông thường, quặng đuôi sẽ bị nghiền nát thành dạng bột. Quặng đuôi có thể còn sót lại một lượng kim loại sau quá trình chế biến từ quặng thô, và có thể chứa một lượng đáng kể các hợp chất bổ sung trong quá trình khai thác. Các nguyên tố hiếm khi ở dạng đơn chất mà thường ở dạng các hợp chất phức tạp. 1.1.6. Các tác động đến môi trường của bùn thải sau tuyển khoáng Các loại khoáng sản thường được hình thành dưới sâu, nơi có điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Khi quặng được đưa lên bề mặt sẽ dễ bị biến đổi trong môi trường giàu oxy, tạo nên các chất độc gây hại cho hệ sinh thái. Điển hình là các khoáng sulfua. Khi được đưa lên khỏi mặt đất, gặp môi trường oxi hóa mạnh sẽ giải phóng kim loại nặng và axit (quá trình hình thành dòng thải axit mỏ). Một trong những khoáng sulfua phổ biến nhất là pyrit (FeS2). Chính vì những yếu tố này không tương thích với môi trường nền trước khi khai thác mà nó có thể gây nên những vấn đề đối với môi trường. Xử lý quặng đuôi là một trong những vấn đề môi trường quan trọng nhất trong suốt thời gian của một dự án khai thác và chế biến khoáng sản. Ở các
  16. 7 nước phát triển, nơi có các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt, việc xử lý quặng đuôi luôn được chú trọng. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển không có những bước đi quan trọng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại đến môi trường. Các thách thức phát triển bền vững trong việc quản lý quặng đuôi và đá thải là làm thế nào để xử lý, cách ly chúng. Nếu chúng được chứng minh là trơ với môi trường thì chúng ta không phải bận tâm nhiều. Nếu không, phải đảm bảo quặng đuôi được lưu trữ trong môi trường kín và ổn định, hạn chế nước và oxi xâm nhập vào hoặc nước. Mặc dù quặng đuôi chủ yếu là vật liệu không có giá trị kinh tế (ví dụ: silica), nhưng ở một mức độ nào đó, các khoáng sản trong quặng ban đầu vẫn tồn tại trong quặng đuôi. Chất thải cũng thường chứa sulfua không khoáng hóa, nó có thể bị phá vỡ và giải phóng các kim loại và tạo ra các điều kiện có tính axit. Trong các hoạt động có thu hồi chì, urani và các kim loại nặng độc hại khác, điều này đại diện cho một mối nguy hiểm môi trường đáng kể. Ngoài các khoáng chất sẵn có trong quặng, trong một số loại quặng đuôi còn tồn tại một số chất độc hại trong quá trình chế biến quặng. Một số chất độc hại đối như đồng sunfat, xanthat hoặc xyanua sẽ có mặt ở một mức độ nào đó trong một số quặng đuôi. Trong một số trường hợp, các thành phần của phần không kinh tế như đá mạch cũng có thể gây độc. Ví dụ tali trong quặng sulfua. Để ngăn chặn tác động có hại của quặng đuôi, người ta thường có một cơ sở xử lý (thường là dạng một con đập, ao). Đây là một phương pháp thuận tiện lưu trữ từ chất thải thường ở dạng bùn khi chúng được thải ra. Cách lưu trữ này tiềm tàng nhiều rủi ro. Nếu đập chắn bị vỡ, một lượng lớn quặng đuôi sẽ tràn ra ngoài và có thể gây nên thảm họa môi trường. Như vậy, đây cũng là vấn đề quan tâm lớn cho môi trường. Ngoài ra quặng đuôi tại nơi lưu trữ cũng có thể tác động xấu đến môi trường nếu như xảy ra hiện tượng thoát nước mỏ axit, hoặc dạng bụi nếu như
  17. 8 khu vực lưu trữ không được che chắn cẩn thận. Nhiều thảm họa môi trường lớn đã xảy ra do vỡ đập lưu trữ hoặc các hình thức khác ra môi trường. 1.1.6. Các khái niệm liên quan - Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữu môi trường trong lành. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. [10] - Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng và thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải mỏ. [9] - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
  18. 9 - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. - Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. - Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. - Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi. - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Thông tin về môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
  19. 10 - Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. - Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. [10] 1.2. Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015; Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Nghị đinh số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.
  20. 11 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/10/2001 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR; Thông tư số 16/2009/TT-BTMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 25/2009/TT- BTMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương quy định nội dung lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng , thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng sản. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Các quy chuẩn áp dụng: QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 04:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính ở Việt Nam 1.3.1.1. Quặng sắt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2