Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp phía Nam, tỉnh Yên Bái
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được hiện trạng môi trường và thực trạng công tác quản lý môi trường tại KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái. Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp phía Nam, tỉnh Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÁN THỊ BÍCH NGA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA NAM, TỈNH YÊN BÁI Ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong Luật Sở hữu trí tuệ và Pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hán Thị Bích Nga Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, những lời động viên và chia sẻ chân thành của gia đình, thầy cô và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cũng như Khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều kiện tốt nhất. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Vũ Thị Thanh Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Học viên Hán Thị Bích Nga Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Tổng quan về các khu công nghiệp ở Việt Nam ........................................ 4 1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam ........... 4 1.1.2. Phân loại khu công nghiệp ...................................................................... 5 1.1.3. Phân bố khu công nghiệp ở Việt Nam .................................................... 6 1.1.4. Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ............................................ 7 1.1.5. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường KCN Phía Nam ......................... 12 1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các khu công nghiệp ..................... 12 1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước ..................................................................... 13 1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí ............................................................. 15 1.2.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn .................................................... 17 1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường tại các khu công nghiệp ........ 19 1.3.1. Cơ sở pháp lý đối với bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp ...... 19 1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp .............................. 21 1.4. Lịch sử hình thành, phát triển KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái .................. 23 1.4.1. Lịch sử hình thành ................................................................................. 23 1.4.2. Hiện trạng đầu tư và phát triển của KCN phía Nam ............................. 26 1.4.3. Hiện trạng đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại KCN phía Nam .......................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp .................................... 31 2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................... 32 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích ........................................................... 33 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38 3.1. Hiện trạng môi trường KCN Phía Nam ................................................... 38 3.1.1. Hiện trạng các nguồn thải tại KCN Phía Nam ...................................... 38 3.2. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN phía Nam ................... 52 3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và nguồn lực bảo vệ môi trường tại KCN Phía Nam ................................................................................................................. 52 3.2.2. Công tác quản lý môi trường tại KCN Phía Nam ................................. 54 3.1.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường ................................ 57 3.2.3. Đánh giá của cộng đồng và cán bộ quản lý về chất lượng môi trường KCN phía Nam ................................................................................................ 59 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường tại KCN phía Nam ........................................................................ 64 3.3.1. Giải pháp về duy trì và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT ................................................... 64 3.3.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục .......................................................... 64 3.3.3. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và quản lý chất thải ....................................................................................................... 66 3.3.4. Một số giải pháp khác ........................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 68 1. Kết luận ....................................................................................................... 68 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v PHỤ LỤC ........................................................................................................ 72 PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO NGƯỜI DÂN ..................... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết Diễn giải tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxi sinh học COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxi hóa học CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại Environmental Impact Đánh giá tác động môi ĐTM Assessment trường HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải KCN KCN KT - XH Kinh tế - xã hội PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam SS Suspended Solid Chất rắn lơ lửng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSS Total Suspended Solid Tổng chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân KCN KCN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý) .................................................................................................... 13 Bảng 1.2. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm .... 16 Bảng 1.3. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo từng ngành sản xuất và số lượng công nhân trong ngành sản xuất (kg/người/năm) ................ 18 Bảng 2.1. Danh mục điểm quan trắc môi trường ............................................ 33 Bảng 2.2. Các thông số quan trắc đánh giá chất lượng môi trường ................ 33 Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin các dự án đầu tư tại KCN phía Nam............... 26 Bảng 3.2. Quy mô và thực trạng hoạt động của các dự án đang hoạt động phân theo loại hình sản xuất ............................................................................ 27 Bảng 3.3. Hiện trạng đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường phân theo loại hình sản xuất ............................................................................ 29 Bảng 3.4. Hiện trạng các nguồn thải phân theo loại hình sản xuất tại KCN phía Nam ......................................................................................................... 38 Bảng 3.5. Kết quả phân tích môi trường không khí tháng 7/2019 tại KCN phía Nam............................................................................................ 43 Bảng 3.6. Kết quả phân tích môi trường không khí tháng 12/2019 tại KCN phía Nam ........................................................................................... 44 Bảng 3.7. Kết quả phân tích môi trường nước mặt tháng 7/2019 tại KCN phía Nam ........................................................................................... 46 Bảng 3.8. Kết quả phân tích môi trường nước mặt tháng 12/2019 tại KCN Phía Nam .......................................................................................... 47 Bảng 3.9. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại KCN Phía Nam so với các KCN khác của tỉnh Yên Bái ............................................................................ 48 Bảng 3.10. Tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại KCN phía Nam ............................................................................... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Số lượng các KCN tính đến năm 2019 ............................................. 5 Hình 1.2. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN ..................................................................................................... 22 Hình 3.1. Vị trí KCN phía Nam ...................................................................... 25 Hình 3.2. Tỷ lệ (%) số hộ dân quan tâm tới chất lượng môi trường............... 60 Hình 3.3. Tỷ lệ (%) đánh giá của người dân về chất lượng môi trường KCN phía Nam ......................................................................................................... 60 Hình 3.4. Tỷ lệ (%) ý kiến người dân về các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại KCN phía Nam ........................................................................................... 61 Hình 3.5. Tỷ lệ (%) đánh giá của cán bộ quản lý về chất lượng môi trường KCN phía Nam ................................................................................................ 62 Hình 3.6. Tỷ lệ (%) ý kiến cán bộ quản lý về các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại KCN phía Nam ............................................................................... 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc, là một tỉnh có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc, giáp các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu và Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 688.627,64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc. Cùng với cả nước, Yên Bái đang từng bước phấn đấu phát triển KT-XH nhằm đưa tỉnh trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực. Yên Bái là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng và thuận tiện. Với tuyến đường sắt xuyên Á Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc chạy qua với tổng chiều dài 83 km, 2 tuyến đường thủy chính là tuyến sông Hồng và tuyến hồ Thác Bà, 4 tuyến đường quốc lộ được đầu tư xây dựng đồng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt. Đặc biệt tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái được đưa vào khai thác sử dụng đã rút ngắn thời gian, chi phí từ Yên Bái tới các vùng kinh tế trọng điểm của Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng cũng như các vùng kinh tế phụ cận khác, giao lưu kinh tế quốc tế với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN (thông qua cảng Hải Phòng và cửa khẩu quốc tế Lào Cai). Đây là tuyến đường quan trọng để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thúc đẩy giao thương hàng hóa với các tỉnh lân cận. Trong những năm gần đây, khi tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được thông hành, Yên Bái trở thành một trong những tỉnh miền núi có sức thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khá lớn, các nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Yên Bái ngày càng tăng về số lượng cũng như quy mô dự án, với đa dạng các ngành nghề thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 nghệ cao khi đầu tư tại tỉnh, trong đó tỉnh cũng chú trọng mời gọi, thu hút các dự án đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh thông qua chính sách ưu đãi riêng đối với các dự án đầu tư vào trong KCN của tỉnh. Đến nay, Yên Bái có 03 KCN được Chính phủ phê duyệt đưa vào quy hoạch phát triển các KCN quốc gia, với tổng diện tích đất quy hoạch là 632 ha, bao gồm: KCN phía Nam 400 ha, KCN Minh Quân 112 ha và KCN Âu Lâu 120 ha. Các KCN của tỉnh cơ bản được quy hoạch gần với trung tâm thành phố Yên Bái, thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Trong đó, KCN phía Nam hiện nay là KCN có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng phát triển và thu hút các nhà đầu tư đến đăng ký thực hiện dự án nhiều hơn cả. Hiện đã có 42 nhà đầu tư đăng ký thực hiện 43 dự án đầu tư trong KCN phía Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó có 24 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 03 dự án đang đầu tư xây dựng, 01 dự án đang tạm dừng đầu tư và 15 dự án đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các dự án đăng ký đầu tư trong KCN phía Nam, chủ yếu là các dự án chế biến khoáng sản (nghiền đá canxi cacbonat, feldspar, sản xuất sỏi nhân tạo,…), sản xuất vật liệu xây dựng (tấm lợp fibrocement, cấu kiện bê tông đúc sẵn, ván ốp, ván lát sàn, sứ cách điện, gạch, …); công nghiệp luyện kim (luyện chì, kẽm, đồng, gang thép); chế biến lâm sản (sản xuất gỗ ván ép, ván lát sàn, ván gỗ gia dụng…) (BQL các KCN tỉnh Yên Bái, 2019). Là KCN đa ngành nghề, lại có vị trí gần sát với trung tâm thành phố Yên Bái, trong khi đó đến nay KCN phía Nam hiện nay chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung, do vậy vấn đề quản lý, giám sát chất lượng môi trường tại KCN phía Nam hiện nay đang là vấn đề được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương của tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp phía Nam, tỉnh Yên Bái” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tại KCN lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 nhất của tỉnh, để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Đánh giá được hiện trạng môi trường và thực trạng công tác quản lý môi trường tại KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái. + Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng môi trường tại KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái. Là thông tin quan trọng góp phần vào công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Qua đề tài, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức và kỹ năng rút ra kinh nghiệm thực tế, vận dụng nâng cao kiến thức đã học. Đồng thời, củng cố được kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. - Tạo số liệu làm cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý môi trường đối với KCN phía Nam tỉnh Yên Bái nói riêng và đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN đến cộng đồng dân cư sống xung quanh KCN, đồng thời nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài KCN về công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại khu vực. - Những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn nghiên cứu giúp các nhà quản lý địa phương tham khảo, hoạch định những giải pháp quản lý hiệu quả, thực tiễn hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về các khu công nghiệp ở Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam Khu công nghiệp (KCN) (được quy định theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế) là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. KCN Biên Hòa 1 (trước đây là Khu kỹ nghệ Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) là KCN được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. KCN Biên Hòa 1 nằm ở phường An Bình, thành phố Biên Hoà, giáp sông Đồng Nai, được xây dựng từ năm 1963 trên diện tích 323ha và là KCN được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2009/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, khu chế xuất,và khu kinh tế, trong đó quy định thống nhất hoạt động của KCN trên các lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các KCN. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về KCN và hoạt động của các KCN có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình hoạt động để thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 330 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên gần 97 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp khoảng 65,9 nghìn ha. Trong 330 KCN, có 258 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 68,8 nghìn ha và 72 KCN đang xây dựng với tổng diện tích khoảng 28,1 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đang hoạt động đạt 74,3%. Ước tính trong năm 2019, các KCN, khu kinh tế trên cả nước thu hút được khoảng 934 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký mới đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 khoảng 14,9 tỷ USD, nâng tổng số dự án vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 9.487 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 195 tỷ USD. Đối với các dự án đầu tư trong nước, các KCN, khu kinh tế trên cả nước thu hút được khoảng 814 dự án với tổng vốn đăng ký mới khoảng 355,2 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số dự án đầu tư trong nước lên khoảng hơn 9.486 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 2.340 nghìn tỷ đồng. Ước tính đến cuối năm 2019, có khoảng 3,7 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, khu kinh tế trên cả nước, trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 60%. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2019) (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2019) Hình 0.1. Số lượng các KCN tính đến năm 2019 1.1.2. Phân loại khu công nghiệp KCN gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái (gọi chung là KCN, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình). a) Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b) KCN hỗ trợ là KCN chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của KCN; c) KCN sinh thái là KCN, trong đó có các doanh nghiệp trong KCN tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp. (Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, 2018) 1.1.3. Phân bố khu công nghiệp ở Việt Nam KCN gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, KCN hỗ trợ... Các KCN phân bố rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, khu vực Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Ở khu vực khác, nhưng quy mô và số lượng các KCN không lớn bằng. Tây Nguyên và Tây Bắc Bộ là 2 khu vực có ít các KCN nhất so với các vùng khác. Ở miền Bắc, các KCN lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Dương... Trong đó, 2 khu vực tập trung nhiều KCN nhất là Hà Nội và Bắc Ninh Ở một số tỉnh khác, số lượng KCN với quy mô lớn dao động tứ 1 đến 2 KCN, như: Hải Dương (KCN Đại An - 648 ha, KCN Cộng hòa – Chí Linh - 700 ha); Vĩnh Phúc (KCN Bình Xuyên - 982 ha, KCN Bá - 308 ha); Quảng Ninh (KCN Việt Hưng -301 ha); Hưng Yên (KCN Phố Nối A - 390 ha); Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 Giang (KCN Quang Châu - 426 ha); Nam Định (KCN Hòa Xá - 300 ha); Hải Phòng (KCN Tràng Duệ - 600ha, KCN Đình Vũ - 1463 ha). Tại các tỉnh miền Trung, các KCN lớn tập trung ở Đà Nẵng (KCN Liên Chiểu - 373.5 ha, KCN Hòa Khánh - 423.5 ha, KCN Hòa Khánh mở rộng - 316.52 ha); Thừa Thiên Huế (KCN Phú Bài - 819 ha); Quảng Nam (KCN Tam Hiệp - 809 ha, KCN Tam Anh - 700 ha, KCN Phú Xuân - 350 ha, KCN Điện Nam – Điện Ngọc - 390 ha, KCN Bắc Chu Lai - 357 ha); Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định... Các KCN lớn ở miền Nam tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và một số tỉnh khác. 1.1.4. Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế quy định nội dung quản lý nhà nước đối với KCN, khu kinh tế, bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển KCN, khu kinh tế. 2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN, khu kinh tế; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về KCN, khu kinh tế; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN, khu kinh tế. 3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong KCN, khu kinh tế. 4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về KCN, khu kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN, khu kinh tế. Ban quản lý KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN. Ban quản lý KCN là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các KCN trên địa bàn. Các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các KCN có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban quản lý KCN, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước KCN thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật. Ban quản lý KCN chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý KCN. Ban quản lý KCN có nhiệm vụ và quyền hạn tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây: a) Tham gia ý kiến với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển KCN, khu kinh tế; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; c) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển KCN, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; d) Hàng năm dự báo nhu cầu sử dụng lao động trong KCN, khu kinh tế, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong KCN, khu kinh tế; đ) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hàng năm và nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban quản lý KCN, khu kinh tế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan; e) Theo phân cấp, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định công nghệ, đánh giá công nghệ, đánh giá trình độ công nghệ, thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ; kiểm tra, kiểm soát công nghệ và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp. Ban quản lý KCN thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới KCN, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Đăng ký đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 c) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại KCN, khu kinh tế theo quy định pháp luật về thương mại; d) Chủ trì thực hiện kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới KCN, khu kinh tế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đối với KCN, khu kinh tế; đ) Tiếp nhận đăng ký khung giá cho thuê đất, cho thuê lại đất và phí hạ tầng KCN, khu kinh tế của nhà đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng KCN, khu chức năng trong khu kinh tế; e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường đối với các dự án tại KCN, khu kinh tế; g) Phối hợp với các đơn vị Công an và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khác trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, xây dựng và đề xuất những biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong KCN, khu kinh tế; h) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại KCN, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền; i) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong KCN, khu kinh tế; đánh giá hiệu quả đầu tư trong KCN, khu kinh tế; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 k) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về KCN, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý; l) Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: Xây dựng và phát triển KCN, khu kinh tế; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong KCN, khu kinh tế; m) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong KCN, khu kinh tế liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, hình thành các KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, khu, cụm liên kết ngành; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng KCN trong trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch xây dựng KCN khi chuyển đổi thành KCN sinh thái; n) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong KCN, khu kinh tế; o) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu theo thẩm quyền; p) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển KCN, khu kinh tế; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban quản lý KCN, khu kinh tế; q) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển mô hình KCN, khu kinh tế mới; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn