intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu nhằm xác định được đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn. Dự báo được lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của Thành phố Lạng Sơn đến năm 2025. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NÔNG THỊ THỦY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN DŨNG Hà Nội, 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019 Ngƣời cam đoan Nông Thị Thủy
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học chuyên ngành khoa học môi trƣờng, đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, tôi đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Trƣớc hết, xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Bùi Xuân Dũng, ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Chi cục Bảo vệ môi trƣờng Lạng Sơn – Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Lạng Sơn đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhƣng do kiến thức thực tiễn chƣa cao, quá trình thu thập, xử lý số liệu và phân tích số liệu học viên đã cố gắng để đảm bảo tính chính xác, khách quan của các kết quả nghiên cứu trong luận văn, nhƣng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Học viên kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày …. tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Phần1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ............................... 3 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ........................................................................... 3 1.1.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................... 3 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................. 3 1.1.3. Các công cụ quản lý môi trƣờng và CTRSH ....................................... 5 1.1.4. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng ..... 5 1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 8 1.3. Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam ......................... 8 1.3.1. Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt .................................................. 8 1.3.3. Xử lý rác thải tại Việt Nam ................................................................ 14 1.3.4. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Lạng Sơn .... 19 Phần 2.MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................... 22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 22 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 22 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 22 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 22 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 22 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 22 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................... 22 2.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 22 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 23
  5. iv Phần 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 27 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ................................................................ 27 3.1.1.Vị trí địa lý .......................................................................................... 27 3.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 27 3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn................................................................ 28 3.1.4. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 30 3.1.5. Cảnh quan môi trƣờng ........................................................................ 31 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 33 3.2.1. Dân số lao động và việc làm .............................................................. 33 3.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................... 34 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 36 4.1. Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn........ 36 4.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn .............. 36 4.1.2. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Lạng Sơn ................................................................................................................... 37 4.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn ............. 38 4.2. Thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Lạng Sơn ................................................................... 41 4.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ....................................................................... 41 4.2.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.......................................................... 48 4.3. Dự báo tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên dịa bàn thành phố Lạng Sơn.. 57 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn ........................................................................................ 60 4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................... 60 4.4.2. Một số đề xuất giải pháp trong công tác quản lý ............................... 61 4.4.3. Một số đề xuất giải pháp cho công tác thu gom, xử lý ...................... 64 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 74 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CN Công nghiệp EM Chế phẩm vi sinh vật KHĐT Kế hoạch và Đầu tƣ KHCN Khoa học và Công nghệ KLCTRSH Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng TPLS Thành phố Lạng Sơn TM-DV Thƣơng mại - Dịch vụ UBND Uỷ ban nhân dân URENCO Công ty môi trƣờng đô thị SX-KD Sản xuất- Kinh doanh XDCB Xây dựng cơ bản
  7. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần CTRSH tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phƣơng ................................................................................................................... 4 Bảng 1.2. Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh qua các năm ....................................... 9 tại một số địa phƣơng ............................................................................................ 9 Bảng 3.1. Dân số và cơ cấu dân số thành phố năm 2015 - 2018 ........................ 34 Bảng 4.1. Bảng khối lƣợng thu gom CTR sinh hoạt phát sinh ........................... 38 qua các năm 2015 - 2018 .................................................................................... 38 Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn .............. 39 Bảng 4.3. Bảng biến động khối lƣợng CTRSH trung bình 10 ngày ................... 40 Bảng 4.4. Tình hình hoạt động của công ty TNHH Huy Hoàng ........................ 45 Bảng 4.5. Danh sách phƣơng tiện thiết bị vận chuyển rác thải của công ty TNHH Huy Hoàng .......................................................................................................... 46 Bảng 4.6. Lƣợng rác phát sinh và thu gom đƣợc tại thành phố Lạng Sơn ......... 50 Bảng 4.7. Mức độ quan tâm của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng .................... 56 Bảng 4.8. Dự báo dân số thành phố Lạng Sơn đến năm 2025 ............................ 58 Bảng 4.9. Dự báo khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đến 2025 ............................................................................................. 59 Bảng 4.10. Bảng tóm tắt đặc điểm về lƣợng phát thải và thành phần CTRSH...60 Bảng 4.11. Bảng tóm tắt những điểm bất cập, hạn chế ...................................... 61 Bảng 4.12. Danh mục các loại rác cần phân loại ................................................ 65
  8. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ Dự báo lƣợng khối lƣợng phát sinh CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2030 vùng KTTĐ Bắc Bộ ........................................................................... 11 Hình 1.2. Sơ đồ Hệ thống quản lý CTR tại một số đô thị Việt Nam .................. 12 Hình 2.1. Sơ đồ các điểm điều tra điều tra, phỏng vấn ....................................... 24 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn.............................................................. 28 Hình 4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Lạng Sơn ......... 36 Hình 4.2. Biểu đồ Tỷ lệ % các nguồn CTRSH phát sinh .................................. 37 Hình 4.3. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn ....... 41 Hình 4.4. Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Huy Hoàng ............. 44 Hình 4.5. Hệ thống thu gom vận chuyển CTR tại Tp Lạng Sơn ........................ 48 Hình 4.6. Hình ảnh công tác thu gom, vận chuyển của Công ty ........................ 49 Hình 4.7. Biểu đồ so sánh lƣợng rác phát sinh và lƣợng rác thu gom ................ 51 Hình 4.8. Sơ đồ hoạt động của Bãi xử lý và chôn lấp rác thải............................ 54 Hình 4.9. Sơ đồ quy trình công nghệ Tâm Sinh Nghĩa xử lý CTR sinh hoạt ..... 70 Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ xử lý CTR bằng phƣơng pháp tùy nghi A.B.T ..... 71
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế Việt Nam đang có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra hết sức khẩn trƣơng, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển trên quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Cho đến nay, nó không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nƣớc ta mà còn đang mở rộng ra các vùng lân cận. Nhƣng cũng đặt ra nhiều thách thức cho sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng nói chung và dặc biệt cho môi trƣờng đô thị và khu công nghiệp nói riêng. Kinh tế xã hội phát triển, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Mức sống của ngƣời dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng càng cao, cùng với sự gia tăng dân số, điều này đồng nghĩa với việc lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con ngƣời, đƣợc thải vào môi trƣờng ngày càng nhiều vƣợt quá khả năng tự làm sạch của môi trƣờng dẫn đến môi trƣờng bị ô nhiễm. Ở nhiều nơi trên đất nƣớc ta rác thải sinh hoạt là nguyên nhân phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nƣớc, đất, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trƣờng. Và là nơi trú ngụ và phát triển lý tƣởng của các loài gây bệnh hại cho ngƣời và gia súc. Rác thải đang là vấn đề bức xúc ở nƣớc ta hiện nay. Mỗi năm có khoảng hơn 15 triệu tấn rác thải phát sinh trên cả nƣớc và theo dự báo thì tổng lƣợng rác thải phát sinh vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ tới đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu du lịch. Rác thải đƣợc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong số hơn 15 triệu tấn rác thải thì có: 12,8 triệu tấn (khoảng 80% tổng lƣợng rác thải) phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, chợ, khu kinh doanh. 2,6 triệu tấn (chiếm 17%) từ các cơ sở công nghiệp và nông nghiệp. Và khoảng 160.000 tấn (chiếm 1%) là chất thải nguy hại, gồm chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy, chất độc hại từ công nghiệp, các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc, vỏ, bao bì. Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2017- Bộ TN&MT
  10. 2 Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh. Là một trong những thành phố của nƣớc ta đƣợc đánh giá là một đô thị năng động, sáng tạo, không chỉ có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, thiên nhiên ƣu đãi nhiều cảnh quan và danh lam thắng cảnh kỳ thú. Dân số trong thành phố ngày càng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân cũng tăng theo. Các chợ, quán xá, các dịch vụ phục vụ cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội khối lƣợng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn liên tục tăng trong những năm gần đây. Lƣợng rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng khối lƣợng chất thải rắn phát sinh, còn lại 20% từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nguồn: Công ty TNHH Huy Hoàng Điều đáng lo ngại hiện nay là chất lƣợng môi trƣờng khu vực thành phố ngày càng suy giảm. Ô nhiễm nƣớc, đất, không khí mà phần lớn nguồn gốc phát sinh gây ô nhiễm này là do việc đổ rác thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trƣờng. Nhƣng điều đáng quan tâm ở đây là bãi rác xa trung tâm thành phố, địa hình miền núi phức tạp, chi phí cho vận chuyển lớn. Xử lý rác thải là một trong những khâu tồn tại nhiều vấn đề nhất hiện nay, chƣa có đánh giá một cách đầy đủ dẫn đến việc thu gom và quản lý rác thải gặp nhiều khó khăn và chƣa có các biện pháp xử lý phù hợp. Việc quản lý chất thải rắn là một đòi hỏi tất yếu đƣợc đặt ra và vấn đề này yêu cầu phải đƣợc giải quyết kịp thời, đảm bảo trƣớc hết cho công việc vệ sinh chung, cho cảnh quan, cho sức khỏe cộng đồng và còn đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác động xấu tới môi trƣờng. Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do rác thải sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn”.
  11. 3 Phần1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1.1. Các khái niệm liên quan Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 của chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu [14]: * Chất thải rắn sinh hoạt: (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời. * Hoạt động thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp nhận. * Phân loại chất thải: là hoạt động phân tách chất thải (đã đƣợc phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. * Vận chuyển chất thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lƣu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. * Xử lý chất thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải . * Quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. * Chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt Cùng với những hoạt động sản xuất của con ngƣời và sự phát triển của các nghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con ngƣời ngày càng tăng lên, cùng với đó là lƣợng CTRSH của các hoạt động này cũng gia tăng. CTRSH đƣợc thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lƣợng rác thải chiếm khối lƣợng lớn chủ yếu ở khu dân cƣ và các nhà máy, xí
  12. 4 nghiệp. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Bảng 1.1. Thành phần CTRSH tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phƣơng Bắc Hà Hà Hải Hải Đà Loại Huế HCM HCM Ninh Nội Nội Phòng Phòng Nẵng TT chất (Thủy (Đa (Hiệp (Thị (Nam (Xuân (Tràng (Đình (Hòa thải Phƣơng) Phƣớc) Phƣớc) trấn Sơn) Sơn) Cát) Vũ ) Khánh) Hồ) 1 Rác hữu 53,81 60,79 55,18 57,56 77,1 68,47 64,50 62,83 56,90 cơ 2 Giấy 6,53 5,38 4,54 5,42 1,92 5,07 8,17 6,05 3,73 3 Vải 5,82 1,76 4,57 5,12 2,89 1,55 3,88 2,09 1,07 4 Gỗ 2,51 6,63 4,93 3,70 0,59 2,79 4,59 4,18 - 5 Nhựa 13,57 8,35 14,34 11,28 12,47 11,36 12,42 15,96 9,65 6 Da 0,15 0,22 1,05 1,90 0,28 0,23 0,44 0,93 0,20 7 Kim 0,87 0,25 0,47 0,25 0,40 1,45 0,36 0,59 - loại 8 Thủy 1,87 5,07 1,69 1,35 0,39 0,14 0,40 0,86 0,58 tinh 9 Sành 0,39 1,26 1,27 0,44 0,79 0,79 0,24 1,27 - sứ 10 Đất và 6,29 5,44 3,08 2,96 1,70 6,75 1,39 2,28 27,85 cát 11 Xỉ 3,10 2,34 5,70 6,06 - 0,00 0,44 0,39 - than 12 Nguy 0,17 0,82 0,05 0,05 - 0,02 0,12 0,05 0,07 hại 13 Bùn 4,34 1,63 2,29 2,75 1,46 1,35 2,92 1,89 - 14 Các loại 0,58 0,05 1,46 1,14 - 0,03 0,14 0,04 - khác Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JiCa, 3/2011 )
  13. 5 1.1.3. Các công cụ quản lý môi trường và CTRSH Công cụ quản lý môi trƣờng và CTRSH là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trƣờng của nhà nƣớc, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trƣờng có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau: - Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dƣới luật, các kế hoạch và chính sách môi trƣờng quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phƣơng. - Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng. - Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nƣớc về chất lƣợng và thành phần môi trƣờng, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trƣờng. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trƣờng, giám sát môi trƣờng, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể đƣợc thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển nhƣ thế nào. 1.1.4. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Rác thải ảnh hƣởng tới môi trƣờng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi ngƣời dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những đƣợc hiểu là có ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng mà còn đƣợc hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại.
  14. 6 * Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thƣờng là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con ngƣời. Các chất thải khí phát ra từ quá trình này thƣờng là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cƣ là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hƣởng đến môi trƣờng khí là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. * Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều ngƣời thƣờng đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh và một phần rơi vãi thu gom không hết. Lƣợng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong khu vực. Khi gặp mƣa rác sẽ theo dòng nƣớc chảy qua cống rãnh ra ao hồ, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt tiếp nhận. Mặt khác, lâu dần những đống rác này ứ đọng trong các ao, hồ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc, gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nƣớc, gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hƣởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nƣớc cũng giảm, dẫn đến ảnh hƣởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nƣớc rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm trong khu vực và các nguồn nƣớc ao hồ, sông suối lân cận.
  15. 7 * Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng thì các chất độc xâm nhập vào đất, lƣu giữ trong đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xƣơng sống, ếch nhái ... làm cho môi trƣờng đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua, thay đổi cơ cấu đất và năng suất cây trồng giảm sút. * Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khỏe con người: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thƣờng hàm lƣợng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không đƣợc thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời sống xung quanh. Chẳng hạn, những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên với rác nhƣ những ngƣời làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu ngƣời chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới. * Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị: Rác thải sinh hoạt nếu không đƣợc thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đƣờng, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên.... đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trƣờng và làm ảnh hƣởng đến vẻ mỹ quan đƣờng phố, thôn xóm.
  16. 8 Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của ngƣời dân chƣa cao. Tình trạng ngƣời dân đổ rác bừa bãi ra lề đƣờng và mƣơng rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chƣa đƣợc tiến hành chặt chẽ. 1.2. Cơ sở pháp lý - Căn cứ luật BVMT 2014 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 (Luật số 55/2014/QH13). - Căn cứ Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT. - Căn cứ Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu. - Căn cứ Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về Thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải. - Căn cứ Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trƣờng. - Căn cứ Thông tƣ 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về Quản lý chất thải nguy hại. - Căn cứ Thông tƣ 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng Quy định về Quản lý chất thải rắn xây dựng. 1.3. Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt Trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lƣợng và mức độ độc hại. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh là CTR sinh hoạt đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp; còn
  17. 9 lại là CTR nông thôn, làng nghề và y tế. Theo phạm vi, khu vực có lƣợng CTR phát sinh cao nhất là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng. Đối với khu vực đô thị, lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hƣớng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Ƣớc tính lƣợng phát sinh CTR sinh hoạt khoảng 63 nghìn tấn/ngày. Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 Theo thống kê, CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng lƣợng CTR sinh hoạt của cả nƣớc mỗi năm. Đến năm 2015, tổng khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày . Trong khi năm 2014, khối lƣợng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày . Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2011 đến 2015 đạt trung bình 12% mỗi năm và về xu hƣớng, mức độ phát sinh CTR sinh hoạt đô thị tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bảng 1.2. Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh qua các năm tại một số địa phƣơng TT Địa phƣơng Lƣợng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (tấn/năm) 2013 2014 2015 2016 2017 I Đô thị loại đặc biệt 1 Hà Nội 1.652.720 II Đô thị loại I 1 Đà nẵng 262.086 277.47 282.312 2 Cần Thơ 308.790 3 Đồng Nai 219.730 237.815 233.053 4 Hải Phòng 365.000 5 Lâm Đồng 123.443 6 Long An 328.500 7 Phú Thọ 241.971 244.322 250.352 252.806 254.000 8 Quảng Ninh 322.660 9 Thái Nguyên 82.733 83.986 84.861 86.140
  18. 10 III Đô thị loại II 1 An Giang 174.215 189.435 2 Bắc Giang 62.780 3 Kiên Giang 138.700 158.410 162.425 173.375 4 Nam Định 69.350 5 Nghệ An 121.655 123.699 138.116 138.992 6 Ninh Bình 145.931 146.141 146.890 147.024 7 Ninh Thuận 79.753 80.884 82.417 133.590 8 Quảng Bình 78.694 157.571 9 Thái Bình 67.160 IV Đô thị loại III 1 Bắc Kạn 8.834 8.941 9.064 8.999 2 Điện Biên 19.929 20.221 25.842 27.959 3 Hà Giang 33.102 33.763 34.332 34.905 4 Lạng Sơn 46.676 47.104 47.731 48.330 71.423 5 Kon Tum 23.360 27.740 28.470 29.565 30.660 6 Quảng Trị 42.158 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2018 Kết quả tại bảng trên cho thấy, đô thị có lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất là Hà Nội, đô thị có lƣợng chất thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc Kạn. Nhƣ vậy, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở đô thị đặc biệt. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị bình quân đầu ngƣời tăng theo mức sống, ở các đô thị có mức sống cao nhƣ các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt trung bình là 1,3 kg/ngƣời/ ngày, lớn hơn nhiều so với các đô thị loại IV, loại V là 0,5 kg/ngƣời/ngày. Lƣợng CTR sinh hoạt đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Đà Nẵng, Tp.Hải Phòng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh, chiếm tới 45,24%, tổng lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Tại một số đô thị nhỏ (từ loại II trở xuống), lƣợng CTR sinh hoạt đô thị tăng không nhiều do mức sống thấp và tốc độ đô thị hóa không cao. Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2016
  19. 11 Tại Hà Nội: Tổng khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố năm 2017 khoảng 7.500 tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt đô thị của 12 quận và thị xã Sơn Tây là 5.388 tấn/ ngày, tỷ lệ thu gom đạt 98%; CTR sinh hoạt tại 17 huyện ngoại thành là 2.127 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 89%. CTR sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, khu tập thể, chợ, trung tâm thƣơng mại, văn phòng, cơ sở nghiên cứu, trƣờng học... Tại Tp.Hồ Chí Minh: Tổng khối lƣợng CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố năm 2017 là 3.175.500 tấn, trung bình 8.700 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt đạt 100%. Nguồn: URENCO Hà Nội, 2017; Sở TN&MT Tp.Hồ Chí Minh, 2017 Trong thời gian tới, lƣợng CTR sinh hoạt cả nƣớc vẫn tiếp tục gia tăng. Tính riêng vùng KTTĐ Bắc Bộ, dự báo đến năm 2030, lƣợng CTR sinh hoạt đô thị ƣớc đạt 22.390 tấn/ngày, tăng 1,6 lần so với năm 2020 (năm 2020 ƣớc đạt 13.980 tấn/ngày), tốc độ gia tăng tƣơng ứng khoảng 800 tấn/năm. Hình 1.1. Biểu đồ Dự báo lƣợng khối lƣợng phát sinh CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2030 vùng KTTĐ Bắc Bộ Nhƣ vậy, với lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị gia tăng nhanh chóng và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt
  20. 12 Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trƣờng và không tận dụng đƣợc nguồn tài nguyên từ rác thải. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trƣờng và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi địa phƣơng. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lƣợng chất thải, tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 % - 52%. Nguồn: Báo cáo “Tổng quan về quản lý CTRSH tại Việt Nam” – Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng năm 2016 1.3.2. Hệ thống Quản lý rác thải tại Việt Nam Sơ đồ và cơ cấu quản lý CTR ở Việt Nam đƣợc tổ chức nhƣ hình 1.2 sau: Bộ Xây dựng UBND Tỉnh Bộ Tài nguyên và môi trƣờng Sở XD ên Sở TNMT i trƣ Công ty MTĐT (thu gom, vận UBND các chuyển, xử lý, tiêu huỷ) cấp dƣới Chất thải rắn Hình 1.2. Sơ đồ Hệ thống quản lý CTR tại một số đô thị Việt Nam Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm vạch chiến lƣợc cho công tác bảo vệ môi trƣờng chung cho cả nƣớc, tham mƣu cho Nhà nƣớc trong việc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2