Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu mức độ ô nhiễm nước thải làng nghề miến dong tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái và đề xuất biện pháp xử lý
lượt xem 8
download
Luận văn này nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường của nước thải của khu vực làng nghề miến dong, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. Đề xuất biện pháp xử lý nước thải miến dong. Xây dựng mô hình xử lý nước thải miến dong tại 01 hộ gia đình ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu mức độ ô nhiễm nước thải làng nghề miến dong tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái và đề xuất biện pháp xử lý
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THẾ QUANG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ MIẾN DONG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN, THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THẾ QUANG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ MIẾN DONG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN, THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành : 8 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN Thái Nguyên năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sửa dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. ………, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Phạm Thế Quang
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy, cô giáo tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo và cán bộ của UBND thành phố Yên Bái, các phòng ban chuyên môn Thành phố, cùng bà con nhân dân nơi đây đã giúp đỡ tôi thu thập các tài liệu và số liệu phục vụ cho luận văn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu trên địa bàn. Cuối cùng, Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho Tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bàn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ………, ngày …….tháng ….. năm 2020 Tác giả Phạm Thế Quang
- iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BKH&ĐT : Bộ kế hoạch và đầu tư DT : Tiện tích HTX : Hợp tác xã KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình MTQG : Mục tiêu quốc gia NĐ : Nghị định NN : Nông nghiệp NTM : Nông thôn mới QL : Quốc lộ QĐ : Quyết định SL : Sản Lượng SXNN : Sản xuất nông nghiệp TƯ : Thông Tư UBND : Ủy ban nhân dân
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2 1.4. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 1.1. Cở sở khoa học .....................................................................................................4 1.1.1. Cơ sở Pháp Lý ...................................................................................................4 1.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài .....................................................................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................10 1.2.1. Sự phát triển làng nghề của một số nước trên thế giới ...................................10 1.2.2. Sự phát triển làng nghề ở Việt Nam ................................................................11 1.2.3. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người .................13 1.2.4. Khái niệm làng nghề, tiêu chí công nhận làng nghề .......................................15 1.3. Tổng quan làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Việt Nam ......................18 1.3.1. Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Việt Nam.....18 1.3.2. Hiện trạng công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ....................................................................................26 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......38 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................38
- v 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................38 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................38 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................38 2.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................43 3.1. Hiện trạng sản xuất miến dong của các hộ gia đình, hộ sản xuất miến dong ....43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ..................................................................43 3.1.2. Điều tra về tình hình sản xuất miến dong của các hộ gia đình, cá nhân .........46 3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề ...............................................54 3.2.1. Khảo sát nguồn tiếp nhận, lưu lượng nước thải của các hộ sản xuất, thời gian, chế độ xả thải; Các hình thức thu gom, xử lý của các hộ sản xuất miến dong; tình trạng môi trường trong khu vực dân cư ....................................................................54 3.3. Phân tích chất lượng mẫu nước tại các vị trí lấy mẫu ........................................57 3.3.1. Kết quả phân tích các mẫu nước thải ..............................................................58 3.3.2. Kết quả phân tích các mẫu nước mặt: .............................................................59 3.3.3. Kết quả phân tích các mẫu nước ngầm: ..........................................................61 3.4. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải ......................................................................62 3.4.1. Nguyên lý hoạt động của mô hình ..................................................................62 3.4.2. Hướng dẫn vận hành mô hình xử lý nước thải ................................................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................71 1. Kết luận .................................................................................................................71 2. Kiến nghị ...............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73
- vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất ...........17 Hình 1.2: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT thành phố Hà Nội .26 Hình 1.3: Các phương pháp sinh học xử lý nước thải ..............................................30 Hình 1.4: Sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp lọc kết hợp với vi sinh vật ......31 Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống xử lý bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước ............32 Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề bún Khắc Niệm - TP Bắc Ninh .................................................................................34 Hình 3.1: Biểu đồ thời gian các hộ tham gia làm nghề .............................................48 Hình 3.2: Biều đồ nhân công tham gia làm nghề trong mỗi hộ gia đình ..................51 Hình 3.3. Biểu đồ khối lượng nguyên liệu được sử dụng trong một năm của các hộ gia đình cá nhân ..............................................................52 Hình 3.4: Sơ đồ mô hình xử lý nước thải miến dong ................................................63
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm tỉnh Hưng Yên năm 2011 ...................................................................................................................19 Bảng 1.2. Các sản phẩm và sản lượng của một số làng nghề CBLTTP ...................21 Bảng 1.3. Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận .........................................23 Bảng 1.4. Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành chế biến thực phẩm đến năm 2010, 2015 và 2020 ..................................24 Bảng 1.5. Kết quả xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước theo thời gian xử lý .............................................................33 Bảng 1.6: Hiệu quả xử lý nước thải bằng công nghệ ABR (Bể xử lý kị khí) ...........35 Bảng 2.1. Bảng tọa độ vị trí lấy mẫu nước ngầm, nước thải, nguồn nước mặt tại một số vị trí trên địa bàn làng nghề ......................................................................40 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thời gian làm nghề của các hộ sản xuất miến dong .........47 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp số hộ cùng biên độ sử dụng nhân công ............................49 Bảng 3.3. Bảng kết quả trung bình phân tích mẫu nước thải của 19 hộ dân ............58 Bảng 3.4. Bảng kết quả phân tích mẫu nước mặt tại hộ ông Tăng Kế Tôn ..............59 Bảng 3.5. Bảng kết quả phân tích trung binh các mẫu nước ngầm tại 10 hộ dân ..............................................................................................................61
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Xã Giới Phiên nằm ở phía Nam thành phố Yên Bái giáp huyện Trấn Yên của tỉnh. Là một trong những xã có đường giao thông đường bộ, đường thủy khá thuận lợi. Nằm ngay gần trung tâm thành phố Yên Bái, xã Giới Phiên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tạo cơ hội, phát triển và quảng bá sản phẩm cho làng nghề làm miến dong đã có từ lâu của người dân xã Giới Phiên. Nghề làm miến dong tại xã Giới Phiên, được du nhập vào từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Những người đầu tiên có công mang nghề làm miến về xã là các ông Tô Văn Trắc và ông Nguyễn Văn Minh từ làng miến Dương Liễu – Hoài Đức – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Từ vài hộ ban đầu ngày càng có nhiều hộ tham gia, sản lượng sản xuất ngày một nhiều và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân cũng ngày càng được tích lũy. Người biết làm miến có ở khắp các thôn nhưng tập trung chủ yếu ở làng Ngòi Đong. Miến Giới Phiên được nhiều người biết đến với đặc điểm nổi bật là sợi nhỏ có màu trong hơi xám, có độ dai giòn, không nát. Tháng 9/2012, Làng Ngòi Đong được đón bằng công nhận làng nghề sản xuất miến dong cấp tỉnh. Toàn xã Giới Phiên có khoảng 100 hộ gia đình thì trong đó Làng Ngòi Đong có khoảng trên 40 hộ sản xuất loại hình này. Mỗi hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ với công suất nguyên liệu đầu vào bột dong là khoảng 100kg – 200kg/ngày thu được sản phẩm từ 70kg – 150kg miến khô. Các hộ sản xuất sử dụng nước chủ yếu vào mục đích đánh bột, ngâm bột trước khi nấu chín thành hỗn hợp sột sệt cho vào khuôn chạy thành sợi miến mang phơi. Với lượng nước thải 01 hộ trung bình khoảng 2 - 3m3/ngày đêm và thành phần nước thải mang nồng độ ô nhiễm cao nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm môi
- 2 trường cho môi trường nước và không khí xung quanh. Hiện nay các hộ sản xuất trong làng vẫn thải trực tiếp nguồn nước thải không có bể xử lý trước khi thải ra môi trường. Hiện trong làng nghề có 3 hộ sản xuất có hố thu gom nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước thải sản xuất được cho chảy theo rãnh thoát từ các hộ gia đình ra rãnh thoát nước chung hoặc cho tự thấm xuống đất. Đến thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải làng nghề này và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức độ ô nhiễm nước thải làng nghề miến dong tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái và đề xuất biện pháp xử lý” là vô cùng cần thiết 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường của nước thải của khu vực làng nghề miến dong, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. - Đề xuất biện pháp xử lý nước thải miến dong. - Xây dựng mô hình xử lý nước thải miến dong tại 01 hộ gia đình ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. 1.3. Yêu cầu Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường của nguồn nước thải từ làng nghề sản xuất miến dong, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. Xây dựng mô hình xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Sau khi đề tài nghiên cứu kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng để xử lý nước thải của các hộ trong làng nghề miến dong ngay tại các cơ sở để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước thải. Số liệu thu thập phải đảm bảo tính chính xác và khách quan. Các giải pháp đưa ra phải có tính thực tiễn cao và phù hợp với điều kiện của địa phương.
- 3 1.4. Ý nghĩa đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn. - Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, kiến thức thực tế. - Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong giải quyết công việc chuyên môn về công tác đánh giá ô nhiễm và thiết kế hệ thống sử lý. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng xử lý nước thải miến dong phục vụ sản xuất làng nghề vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường. Sau khi đề tài được nghiệm thu, kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao tới các hộ gia đình sản xuất miến dong tại xã Giới Phiên. Các hộ gia đình căn cứ vào điều kiện của gia đình sẽ đầu tư xây dựng mô hình xử lý nước thải miến dong để xử lý nước thải sản xuất của gia đình.
- 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cở sở khoa học 1.1.1. cơ sở Pháp Lý - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. - Nghị định số: 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số: 19/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; - Nghị định số: 38/2015 NĐ-CP, ngày 24/04/2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Thông tư số: 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số: 24/2017/TT-BTNMT ngày 1 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường; - Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- 5 - Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - Thông tư số 66 /2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. 1.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.2.1. Khái niệm môi trường, môi trường nước mặt, nước ngầm Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. 1.1.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn thải * Khái niệm nước thải Nước thải được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau như: - Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. - Nước thải bệnh viện: Là nước thải từ các cơ sở y tế - Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các hộ gia đình, trường học, khách sạn, cơ quan có chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người. Tóm lại: Nước thải được định nghĩa là chất lỏng thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. * Khái niệm nguồn nước thải Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
- 6 Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải, theo Hoàng Văn Hùng, (2009), nguồn nước thải được phân loại như sau: - Phân loại theo nguồn thải: + Nguồn xác định (nguồn điểm): là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như cống xả thải). + Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm; nguồn này rất khó quản lý - Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: + Tác nhân hóa lý: Màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng. + Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As... + Tác nhân sinh học: Vi sinh vật, tảo, vi khuẩn Ecoli... - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn biện pháp quản lý và áp dụng công nghệ): + Nguồn nước thải sinh hoạt. + Nguồn nước thải công nghiệp. + Nguồn nước thải nông nghiệp. + Nguồn nước thải tự nhiên. 1.1.2.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước * Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”. * Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
- 7 Theo Hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại. 1.1.2.4. Khái niệm quản lý môi trường Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên Nguyễn Ngọc Nông, (2006). 1.1.2.5. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường - Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường Nguyễn Văn Phước, (1999). - Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định về mức giới hạn, yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Do cơ quan có thẩm quyền ban hành dưới văn bản để bắt buộc áp dụng. 1.1.2.6. Một số đặc điểm về nước thải, nguồn thải Đặc điểm nước thải * Chất hữu cơ - Chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy sinh học: Chất hữu cơ dạng này chủ yếu là cacbonhydrat, protein, chất béo, đây là chất ô nhiễm trong nước thải khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẩm. Theo Hoàng Văn Hùng (2009), trong nước thải sinh hoạt có từ 60% - 80% là các chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy sinh học, trong đó có từ 40% - 60% là protein, 25% - 50% là cacbonhydrat và khoảng 10% chất béo. Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ ở dạng này
- 8 người ta thường sử dụng chỉ số BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), thể hiện hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nghĩa là chất hữu cơ bị oxy hóa nhờ vai trò của vi sinh vật. - Chất hữu cơ ở dạng khó phân hủy sinh học: Nước thải chứa chất hữu cơ ở dạng này thường có độc tính cao, có tác dụng tích lũy và tồn lưu lâu dài trong môi trường và trong cơ thể sinh vật gây ô nhiễm lâu dài. Một số chất hữu cơ ở dạng này như polime, thuốc trừ sâu, các dạng polyancol. Các chất này thường có nhiều trong nước thải công nghiệp và nguồn nước mưa chảy tràn qua các vùng nông lâm nghiệp sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ dạng này, người ta sử dụng thông số COD (nhu cầu oxy hóa học), thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ bị oxy hóa nhờ tác nhân hóa học. * Chất vô cơ Trong nước thải sinh hoạt nồng độ các ion Cl -, PO43-, SO42- luôn cao hơn quy chuẩn cho phép, còn trong nước thải công nghiệp ngoài các ion trên còn có ion kim loại nặng có tính độc cao như Pb, Cd. Một số ion đặc trưng trong nước thải như amon (NH4+) hay ammoniac (NH3), nitrat (NO3-), photphat (PO43-), sunphat (SO42-) được gọi là các chất dinh dưỡng đối với thực vật. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao trong nước thải sinh hoạt khu dân cư, nước thải nhà máy thực phẩm và hóa chất. Theo Lê Trình, (1997), nồng độ Nito (N) tổng số, photpho (P) tổng số trong nước thải sinh hoạt khoảng 20– 85 mg/l, từ 6– 20 mg/l; còn trong nước thải công nghiệp rượu bia giá trị này có thể lên đến 150– 200 mg/l N tổng số và 15– 30 mg/l P tổng số. - Kim loại nặng: Các kim loại nặng có độc tính cao đối với con người và sinh vật ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng có chủ yếu trong nước thải công nghiệp như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Crom (Cr), Asen (As), Mangan (Mn). - Các chất rắn: Trong nước thải, chất rắn gồm cả chất vô cơ và chất hữu cơ, chất rắn có thể tồn tại ở dạng lơ lửng (huyền phù) hay ở dạng keo. Chất rắn
- 9 trong nước thải có nhiều sẽ gây ra trở ngại cho việc cấp nước sinh hoạt cũng như nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu cho nông nghiệp. - Các chất có màu: Màu sắc của nước thải là do sự phân hủy các hợp chất có trong nước thải. Chẳng hạn như màu nâu đen do tagnin, lignin cùng các chất hữu cơ có trong nước phân giải. - Mùi: Nước thải có mùi là do sự phân hủy chất hữu cơ hay mùi của hóa chất và mùi của dầu mỡ có trong nước thải. - Sinh vật: Trong nước thải sinh vật khá phong phú, gồm có các loại vi sinh vật, vi rút, vi khuẩn, giun sán, tảo, rêu... Nhóm vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất. Nước thải càng bẩn càng phong phú sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn); trong nước thải sinh hoạt, nước thải từ các trại chăn nuôi, nước từ đồng ruộng bón phân chưa ủ có nhiều giun sán, vi khuẩn. Đặc điểm nguồn thải Hiện nay, người ta quan tâm nhiều nhất tới hai nguồn nước thải đó là nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt. Chúng là nguồn nước thải gây ô nhiễm nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung. Một số đặc điểm của hai nguồn nước thải đó là: * Nguồn nước thải công nghiệp: Đặc điểm của nước thải công nghiệp có chứa nhiều chất độc hại (kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, As), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (như phenol, dầu mỡ...), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà thành phần và tính chất của chúng phụ thuộc vào quá trình sản xuất, trình độ hay bản chất của dây chuyền công nghệ cũng như quy mô sản xuất. * Nguồn nước thải sinh hoạt: Đặc điểm có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), giàu chất dinh dưỡng đối với thực vật (hợp chất của N và P), nhiều vi khuẩn và có mùi khó chịu (H 2S, NH3). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều các tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 58% chất hữu cơ, 24% chất vô cơ và vi sinh vật. Thành phần nước thải có chứa hàm lượng BOD5 = 250 mg/l, COD = 500 mg/l,
- 10 chất rắn lơ lửng (SS) = 220 mg/l, photpho = 8 mg/l, N tổng số = 40 mg/l. Phần lớn nước thải sinh hoạt sau khi thải ra môi trường thường bị thối rữa và có tính axit. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt thường chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao, các chất này chứa nhiều hợp chất của Nito. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Sự phát triển làng nghề của một số nước trên thế giới * Trung Quốc Trung Quốc là một nước có nhiều nghề truyền thống tồn tại và có quá trình phát triển khá lâu đời. Từ xa xưa đất nước này đã nổi tiếng với các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mĩ nghệ, gốm sứ…Trải qua quá trình biến đổi của lịch sử, nhiều nghề truyền thống vẫn tồn tại và phát triển. Nhưng nhìn chung các nghề truyền thống này ở Trung Quốc hầu hết các hoạt động với quy mô nhỏ. Trước tình hình đó vào năm 1978, Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa nên các nghề thủ công truyền thống và các làng nghề được quan tâm và phát triển dưới hình thức các xí nghiệp. Trong giai đoạn 1980- 1990, các làng nghề tồn tại dưới hình thức quy mô nhỏ, nhiên liệu, nguyên liệu không đủ, sản phẩm làm ra với năng suất thấp, chất lượng kém làm cho hiệu quả kinh tế không cao. Hàng năm thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành mua nguyên vật liệu, cộng thêm việc không nắm bắt được nhu cầu của thị trường cho nên sản phẩm làm ra hầu hết là không đảm bảo về chất lượng và mẫu mã. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương trình “đốm lửa” nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiên tiến tới những vùng nông thôn; kết hợp khoa học, kinh tế và môi trường. * Hàn Quốc Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc có sự quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống và các làng nghể thủ công. Các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, chế biến lương thực thực phẩm theo công nghệ cổ truyền sản xuất tập trung. Chương trình phát triển làng nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn đã tạo việc làm cho nông dân từ năm
- 11 1967. Chương trình phát triển này sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và với quy mô nhỏ. Chính phủ Hàn Quốc coi việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật là bước khởi đầu cho việc bảo vệ môi trường các làng nghề này và khu vực xung quanh. Tiếp theo đó là nâng cao thu nhập nông thôn, tích lũy tài chính phục vụ cho việc bảo vệ môi trường và vấn đề quan trọng là nâng cao đời sống tinh thần với sự tham gia của người dân và phát triển nguôn nhân lực. Vấn đề quản lí môi trường được thực hiện thông qua mô hình tập trung sản xuất, tập trung xử lí chất thải đã được thực hiện theo các cụm sản xuất. Đồng thời các phong trào người dân tham gia bảo vệ môi trường cũng thường xuyên được thực hiện. Như vậy ta có thể thấy được rằng vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn nói chung và môi trường làng nghề nói riêng đều được quan tâm phát triển ở các nước trên thế giới. Việc phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công đều phải thực hiện song song với công tác bảo vệ môi trường. 1.2.2. Sự phát triển làng nghề ở Việt Nam Việt Nam là một nước tồn tại nhiều làng nghề. Hiện nay cả nước có khoảng 1450 làng nghề. Các làng nghề này phân bố trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (67,3%), miền Trung (20,5%), miền Nam (12,2%). Các làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng quê Việt Nam. Theo Đặng Kim Chi (2005), có nhiều cách để phân loại các làng nghề ta có thể phân thành 6 ngành chính như sau: - Ươm tơ dệt vải và may đồ da - Chế biến lương thực thực phẩm - Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…) - Thủ công mĩ nghệ thêu ren - Vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến đá - Nghề khác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn