intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại Hà Nội

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu về thực trạng các hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Đánh giá thực trạng môi trường du lịch tại khu di tích Chùa Hương - Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội. Lựa chọn và xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số môi trường của các hoạt động du lịch. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜ ỌC ỆP DƢƠ T Ị HIỀN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ Ô TRƢỜ ƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG T I HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬ VĂ T C SĨ KHOA HỌC Ô TRƢỜNG ƢỜ ƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH AN Hà Nội, 2019
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ ĨA V ỆT NAM ộc lập - Tự do - Hạnh phúc Ờ CA OA Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có căn cứ, kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày .... tháng …. năm 2019 gƣời cam đoan Dƣơng Thị Hiền
  3. ii Ờ CẢ Ơ Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, hỗ trợ tận tình từ nhà trƣờng, quý thầy cô, sự giúp đỡ ủng hộ từ gia đình, bạn bè và các cơ quan liên quan tới đề tài. Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Thanh An đã hết lòng hƣớng dẫn, định hƣớng và theo sát giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể quý thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo môi trƣờng học tập thân thiện, chuyên nghiệp, truyền đạt những kiến thức hữu ích quý báu. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè - các học viên lớp MT25A1.1 cũng nhƣ các học viên cùng khóa đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và tạo động lực rất lớn giúp tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ này. Do thời gian, trình độ chuyên môn và nguồn nhân lực còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu từ quý hội đồng chuyên môn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Kính chúc quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các cán bộ, thành viên đã tham gia hỗ trợ công tác nghiên cứu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và công tác đạt nhiều thành công. Hà Nội, ngày ... tháng … năm 2019 Tác giả Dƣơng Thị Hiền
  4. iii ỤC ỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤ Ề NGHIÊN CỨU ............................................. 4 1.1. Tổng quan phát triển bền vững .............................................................. 4 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững........................................................ 4 1.1.2. Bộ tiêu chí phát triển bền vững ....................................................... 6 1.2. Phát triển du lịch bền vững .................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững............................................ 9 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững ...................... 11 1.2.3. Một số vấn đề cần giải quyết đối với phát triển du lịch bền vững 12 1.2.4. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu .......................................... 13 1.3. Bộ tiêu chí và chỉ số môi trƣờng .......................................................... 18 1.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 18 1.3.2. Ý nghĩa, vai trò xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số môi trường trong phát triển du lịch bền vững.................................................................... 19 1.4. Xác định phƣơng pháp đánh giá và loại thang đo sử dụng .................. 20 Chƣơng 2. ỤC TIÊU, NỘ DU , P ƢƠ P ÁP Ê CỨU ....... 24 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 24 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 24 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 24 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 24
  5. iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 25 2.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu, thu thập số liệu ........................... 25 2.4.2. Phương pháp Delphi ..................................................................... 26 2.4.3. Phương pháp phân tích thống kê .................................................. 30 Chƣơng 3. ẶC Ể ỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 36 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 36 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 36 3.1.2. Đặc điểm địa hình ......................................................................... 36 3.1.3. Khí hậu, thời tiết ........................................................................... 37 3.1.4. Thủy văn ........................................................................................ 39 3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................. 39 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 41 3.2.1. Dân số ........................................................................................... 41 3.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ................................................................ 41 3.2.3. Chăn nuôi ...................................................................................... 43 3.2.4. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch ............................. 43 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 45 4.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại Chùa Hƣơng...................................... 45 4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ......................................................... 45 4.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch tại địa bàn ...................................... 47 4.1.3. Các loại hình du lịch chùa Hương ................................................ 50 4.2. Thực trạng môi trƣờng của các hoạt động du lịch tại địa bàn ............. 52 4.2.1. Thực trạng chất thải rắn từ hoạt động du lịch ............................. 52 4.2.2. Môi trường không khí, tiếng ồn .................................................... 54 4.2.3. Môi trường nước ........................................................................... 55 4.2.4. Môi trường đất .............................................................................. 56
  6. v 4.3. Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số hƣớng tới phát triển du lịch bền vững 56 4.3.1. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia lần 1 ..................................... 58 4.3.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia lần 2 ..................................... 67 4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng cho các hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn ......................................................... 80 4.4.1. Căn cứ để xây dựng giải pháp ...................................................... 80 4.4.2. Giải pháp về quản lý, giám sát môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững .................................................... 81 4.4.3. Giải pháp về pháp luật, quy chế, chính sách bảo vệ môi trường . 82 4.4.4. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương ............................................................................ 82 4.4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ ................................................. 83 4.4.6. Giải pháp sử dụng, phát triển bộ tiêu chí và chỉ số môi trường... 87 KẾT LUẬN - TỒN T I - KIẾN NGHỊ ................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90
  7. vi DANH ỤC CÁC TỪ V ẾT TẮT BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trƣờng DT-TC Di tích - thắng cảnh HĐND Hội đồng nhân dân PTBV Phát triển bền vững PTDLBV Phát triển du lịch bền vững QĐ Quyết định QCVN Quy chuẩn Việt Nam TP Thành phố TV Trung vị UBND Ủy ban nhân dân
  8. vii DA ỤC CÁC BẢ Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời ....................................... 38 Bảng 4.1. Thống kê số lƣợng du khách đến Chùa Hƣơng từ năm 2014 - 2018 47 Bảng 4.2. Khối lƣợng chất thải phát sinh từ hoạt động du lịch.......................... 54 Bảng 4.3. Bộ tiêu chí và chỉ số đề xuất hƣớng tới phát triển du lịch bền vững. 57 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia lần 1 ............................................ 58 Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn Friedman khảo sát ý kiến lần 1 . 65 Bảng 4.6. Kết quả tính trị số Cronbach’s khảo sát ý kiến lần 1 ......................... 65 Bảng 4.7. Kết quả tính toán giá trị ICC khảo sát ý kiến lần 1 ............................ 66 Bảng 4.8. Tổng hợp các tiêu chí, chỉ số khảo sát ý kiến lần 1 ........................... 67 Bảng 4.9. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia lần 2 ............................................ 68 Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn Friedman khảo sát ý kiến lần 2 74 Bảng 4.11. Kết quả tính trị số Cronbach’s kháo sát ý kiến lần 2 ....................... 75 Bảng 4.12. Kết quả tính toán giá trị ICC kháo sát ý kiến lần 2.......................... 75 Bảng 4.13. Tổng hợp các tiêu chí, chỉ số bị loại sau khảo sát ý kiến lần 2 ..... 76 Bảng 4.14. Kết quả tổng hợp của các tiêu chí và chỉ số còn lại sau 2 lần khảo sát ý kiến....................................................................................................................... 77 DA ỤC CÁC SƠ Ồ Sơ đồ 4.1. Công nghệ xử lý nƣớc thải tập trung ................................................... 85
  9. 1 ẶT VẤ Ề Trong những năm qua, hoạt động du lịch đã đem lại nhiều kết quả to lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Có thể nói du lịch ngày càng phát huy đƣợc thế mạnh của mình, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, đặc biệt là các giá trị di sản thế giới ở Việt Nam. Theo Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam năm 2019, Việt Nam đã đƣợc Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) xếp hạng 6 trong 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trƣởng khách du lịch hàng đầu thế giới, năm 2018 tổng doanh thu từ ngành du lịch đạt 8,39% tổng GDP cả nƣớc, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2019 là 63/140 tăng 12 bậc so với năm 2015. Những con số trên đã cho thấy tiềm năng phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam là rất lớn và ngành công nghiệp không khói này cần đƣợc phát triển nhƣng phải cần đảm bảo đƣợc sự bền vững theo thời gian. Môi trƣờng đƣợc xem là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hƣởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Ngƣợc lại các hoạt động du lịch cũng gây ra những hệ lụy nhất định đến môi trƣờng. Cùng với sự gia tăng về lƣợng khách thì các chất thải từ hoạt động du lịch cũng ngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở các trọng điểm phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch cũng làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, gia tăng ô nhiễm không khí, nƣớc, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và sự thay đổi sự quân bình môi sinh đối với môi trƣờng sống của sinh vật. Các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc vốn rất nhạy cảm của cộng đồng các dân tộc thiểu số đã có những biến đổi nhất định do tiếp xúc thƣờng xuyên với khách
  10. 2 du lịch. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nêu trên là công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng ở các khu, điểm du lịch chƣa đƣợc quan tâm thoả đáng. Bên cạnh đó, dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, ngành du lịch vẫn chƣa xây dựng, ban hành các hƣớng dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trƣờng và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trƣờng liên quan đến các hoạt động du lịch. Chùa Hƣơng thuộc xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức là một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng với tiềm năng rất lớn về du lịch. Với địa điểm thuộc thủ đô Hà Nội nhƣng nằm ở vùng ngoại thành không ồn ào, tấp lập chùa Hƣơng giữ đƣợc nét yên bình, thiêng liêng đặc trƣng. Nhờ những lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên cũng nhƣ những di tích chùa chiền, hang động mang đậm phong cách Phật giáo truyền thống điểm du lịch này đã và đang hấp dẫn rất nhiều du khách cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên với đà phát triển nhƣ hiện nay, Chùa Hƣơng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề bất cập chung của ngành du lịch. Ở Việt Nam nói chung và ở Chùa Hƣơng nói riêng đang phải gánh chịu những hậu quả của việc quy hoạch phát triển du lịch một cách tự phát không có tầm nhìn xa về tƣơng lai gây ra những ảnh hƣởng xấu cho môi trƣờng và sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch. Vấn đề cấp thiết đang đặt ra là làm thế nào để việc phát triển du lịch tại Chùa Hƣơng không chỉ mang lại nguồn lợi nhuận về kinh tế mà còn quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ cảnh quan môi trƣờng. Từ trƣớc tới nay chƣa có một bộ tiêu chuẩn nào đƣợc đƣa ra để đánh giá các hoạt động du lịch tại Hà Nội, vì vậy đề tài nghiên cứu: “Xây dựng bộ tiêu chí môi trƣờng hƣớng tới phát triển du lịch bền vững tại à ội” đƣợc tiến hành thực hiện nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, sớm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trƣờng, không ngừng cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Việc đề xuất xây dựng một hệ thống tiêu
  11. 3 chí và chỉ số để đánh giá các hoạt động du lịch hƣớng tới phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết và thực tiễn giúp cơ quan quản lý có thêm công cụ để theo dõi, giám sát và đánh giá mức độ thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng qua đó có thể kiểm soát tốt hơn việc bảo vệ môi trƣờng của các các khu, điểm du lịch đồng thời bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho các dự án tƣơng tự sau này.
  12. 4 Chƣơng 1 TỔ QUA VẤ Ề Ê CỨU 1.1. Tổng quan phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dƣới những góc độ khác nhau về khái niệm “Phát triển bền vững“. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đƣa ra năm 1980: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chƣa đƣa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững. Một định nghĩa khác đƣợc các nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của mỗi một chúng ta: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con ngƣời nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên Trái đất”. Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trƣờng và Phát triển (UNCED) đƣa ra năm 1987 đƣợc sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “Phát triển bền vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhƣng không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Nhƣ vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể đƣợc thực hiện mãi mãi. Tại Hội nghị về Môi trƣờng toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm về phát triển bền vững đƣợc các nhà khoa học bổ sung. Theo đó, “Phát triển bền vững đƣợc hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tƣơng tác là hệ kinh tế, hệ xã hội và hệ môi trƣờng”. Theo quan điểm này, phát triển bền vững là sự tƣơng tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên. Nhƣ thế, phát triển bền vững không
  13. 5 cho phép con ngƣời vì sự ƣu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối với hệ khác. Thông điệp ở đây thật đơn giản: Phát triển bền vững không chỉ nhằm mục đích tăng trƣởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải dựa trên tính bền vững cả về môi trƣờng - sinh thái, văn hoá - xã hội và kinh tế. Phát triển bền vững mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn. Cần phải nhận thức đƣợc rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau. Nói đến phát triển bền vững có nghĩa là tạo đƣợc sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là: - Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vƣợng cho cộng đồng dân cƣ và đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp phải đƣợc duy trì một cách lâu dài; - Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời. Đòi hỏi phân chia lợi ích công bằng, chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo. Thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, tránh mọi hình thức bóc lột; - Sự bền vững về môi trƣờng: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác. Theo Khoản 4, Điều 3, Chƣơng I Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng”. Có thể thấy khái niệm này đã nêu rõ đƣợc mục đích, mục tiêu, nguyên tắc và cơ sở triển khai của quá trình phát triển bền vững.
  14. 6 1.1.2. Bộ tiêu chí phát triển bền vững Hiện nay, lý thuyết phát triển bền vững đang đƣợc các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực quan tâm nghiên cứu, phát triển thành hệ thống lý luận vừa có tính toàn cầu, tính quốc gia, vừa mang tính địa phƣơng. Các chƣơng trình phát triển bền vững đã đƣợc thực hiện từ cấp độ cộng đồng ở hầu hết các nƣớc đang phát triển trên thế giới với những chỉ tiêu và mục tiêu định lƣợng để đánh giá chất lƣợng cuộc sống và tiến bộ vƣơn tới cấp độ bền vững. Tuy nhiên việc đƣa ra đƣợc bộ tiêu chí để “đo lƣờng” sự phát triển bền vững trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ tại các địa phƣơng vẫn chƣa đạt đƣợc sự thống nhất và đang đƣợc nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc. Đến nay đã có nhiều hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đƣợc đề xuất, xét về mặt nội dung, bộ tiêu chí cần bao gồm ít nhất 5 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trƣờng, văn hóa (bao gồm cả các vấn đề phát triển con ngƣời) và thể chế làm “thƣớc đo” cho phát triển bền vững. Điều quan trọng là các khía cạnh này phải liên kết với nhau nhƣ một thể thống nhất mới bảo đảm phát triển bền vững. Khâu gắn kết đó đƣợc bảo đảm chính là hệ thống thể chế đƣợc xây dựng mang tính hệ thống và thực thi nghiêm chỉnh, nhất là khi nhiều tác động đến phát triển bền vững khó mà đánh giá trong một thời gian ngắn. Đã có mƣời hai tổ chức và phƣơng án đánh giá định tính và định lƣợng phát triển bền vững đó là: Bộ 58 tiêu chí của Ủy ban phát triển bền vững (CSD) của Liên hợp quốc; Bộ 46 tiêu chí của nhóm đầu tƣ về tiêu chí phát triển bền vững (CGSG); Phƣơng án chỉ số thịnh vƣợng gồm 88 tiêu chí của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN); Phƣơng án chỉ số bền vững môi trƣờng của Diễn đàn kinh tế thế giới có 68 tiêu chí; Bộ 65 tiêu chí của nhóm Bối cảnh toàn cầu, dấu chân sinh thái; Nhóm tiêu chí tiến bộ đích thực (GPI); Nhóm hành động liên cơ quan Hoa Kỳ về các tiêu chí phát triển bền vững (I WGSDI); Hệ thống tiêu chí của Costa Rica về PTBV; Dự án các tiêu chí Boston; Nhóm đánh giá các thất bại, sáng kiến thông báo toàn cầu.
  15. 7 Ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc (CSD) đƣợc ra đời năm 1992 và đã tập trung xây dựng, thử nghiệm một bộ gồm 58 tiêu chí bao gồm các khía cạnh xã hội, môi trƣờng, kinh tế, thể chế của phát triển bền vững. Ủy ban khuyến khích các quốc gia sử dụng bộ tiêu chí này trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với điểu kiện riêng của từng quốc gia và sẽ không liên quan đến bất kỳ một điều kiện nào về tài chính, kỹ thuật và thƣơng mại. Đây là bộ tiêu chí đƣơc nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam lựa chọn để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho đất nƣớc. Bộ tiêu chí phát triển bền vững của Ủy ban phát triển bền vững (CSD) của Liên Hợp Quốc: Bền vững về mặt xã hội: bao gồm 6 chủ đề về công bằng, y tế, giáo dục, nhà ở, an ninh và dân số với 19 tiêu chí cụ thể: (1) Phần trăm dân số sống dƣới ngƣỡng nghèo; (2) Chỉ số bất bình đẳng GINI; (3) Tỷ lệ thất nghiệp; (4) Tỷ lệ lƣơng trung bình của nữ so với nam giới; (5) Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em; (6) Tỷ lệ tử vong của trẻ dƣới 5 tuổi; (7) Tuổi thọ; (8) Phần trăm dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp; (9) Phần trăm dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch; (10) Phần trăm dân số tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản; (11) Tiêm chủng phòng ngữa các bệnh lây nhiễm cho trẻ em; (12) Tỷ lệ phổ biến về phòng tránh thai; (13) Phổ cập tiểu học đối với trẻ em; (14) Tỷ lệ ngƣời trƣởng thành học hết cấp hai; (15) Tỷ lệ biết chữ của ngƣời trƣởng thành; (16) Diện tích nhà ở (sàn) bình quân đầu ngƣời;
  16. 8 (17) Số tội phạm trên 100.000 dân; (18) Tốc độ tăng dân số; (19) Dân số thành thị chính thức và cƣ trú không chính thức. Bền vững về môi trƣờng: bao gồm 7 chủ đề về không khí, đất, đại dƣơng biển và bờ biển, nƣớc sạch và đa dạng sinh học với 19 tiêu chí cụ thể: (20) Phát thải khí nhà kính; (21) Mức độ tiêu thụ các chất gây hại ở tầng ozon; (22) Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị; (23) Đất canh tác và diện tích cây lâu năm; (24) Sử dụng phân hóa học; (25) Sử dụng thuốc trừ sâu; (26) Tỷ lệ che phủ rừng; (27) Cƣờng độ khai thác gỗ; (28) Đất bị sa mạc hóa; (29) Diện tích thành thị chính thức và không chính thức; (30) Mật độ tảo trong biển; (31) Phần trăm dân số sống ở vùng duyên hải; (32) Sản lƣợng đánh bắt hàng năm; (33) Mức khai thác nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt trên tổng trữ lƣợng nƣớc; (34) Hàm lƣợng BOD trong nƣớc; (35) Nồng độ coliform trong nƣớc sạch; (36) Diện tích hệ sinh thái chủ yếu đƣợc lựa chọn; (37) Diện tích khu bảo tồn so với tổng diện tích; (38) Sự đa dạng của giống loài đƣợc lựa chọn. Bền vững kinh tế bao gồm 2 chủ đề về tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế, xu hƣớng sản xuất và tiêu thụ với 14 tiêu chí cụ thể: (39) GDP bình quân đầu ngƣời;
  17. 9 (40) Tỷ lệ đầu tƣ trong GDP; (41) Cán cân thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ; (42) Tỷ lệ nợ trong GNI; (43) Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ ODA so với GNI; (44) Mức độ sử dụng nguyên vật liệu; (45) Tiêu thụ năng lƣợng bình quân đầu ngƣời hàng năm; (46) Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lƣợng có thể tái sinh; (47) Mức độ sử dụng năng lƣợng; (48) Chất thải rắn của công nghiệp và đô thị; (49) Chất thải độc hại; (50) Chất thải phóng xạ; (51) Chất thải tái sinh; (52) Khoảng cách đi lại tính trên đầu ngƣời theo phƣơng tiện vận tải. Thể chế phát triển bền vững gồm 2 chủ đề khung thể chế và năng lực thể chế, đƣợc cụ thể hóa thành 6 tiêu chí: (53) Chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia; (54) Thực thi các công ƣớc quốc tế đã ký; (55) Số lƣợng ngƣời truy cập internet/1.000 dân; (56) Đƣờng điện thoại chính/1.000 dân; (57) Đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển tinh theo % GDP; (58) Thiệt hại về ngƣời và của do các thảm họa thiên nhiên. 1.2. Phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững Hiện nay, trên thế giới vẫn chƣa thống nhất về quan niệm phát triển du lịch bền vững. Du lịch bền vững đƣợc định nghĩa theo một số cách sau: Machado (2003) đã định nghĩa du lịch bền vững là: “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng địa phƣơng nhƣng không ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhƣng không phá huỷ tài nguyên mà tƣơng lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên và kết
  18. 10 cấu xã hội của cộng đồng địa phƣơng”. Định nghĩa này tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du lịch) chứ chƣa đề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tƣơng lai” Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung, chỉ đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tƣơng lai chứ chƣa nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, đến môi trƣờng sinh thái, đa dạng sinh học… Còn theo Hens L (1998) thì cho rằng “Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì đƣợc bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”. Định nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý tài nguyên du lịch để cho du lịch đƣợc phát triển bền vững. Tại Hội nghị về môi trƣờng và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đƣa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi đó vẫn duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con ngƣời”. Định nghĩa này hơi dài nhƣng hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững. Định nghĩa này cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hóa.
  19. 11 Mục tiêu của Du lịch bền vững theo Inskeep (1995) là: - Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trƣờng; - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; - Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng bản địa; - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách; - Duy trì chất lƣợng môi trƣờng. Nhƣ vậy, với những quan điểm trên đây thì có thể coi phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững nói chung đã đƣợc Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trƣờng xác định năm 1987. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trƣờng, không làm ảnh hƣởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngƣợc lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch đƣợc xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội. 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững Một là phát triển du lịch bền vững đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế bền vững của địa phƣơng và quốc gia. Ngoài những loại hình kinh tế nhƣ canh tác nông nghiệp, thủ công, công nghiệp thì ngƣời dân địa phƣơng có thể phát triển thêm loại hình dịch vụ (du lịch, giải trí, ăn uống) góp một phần vào tăng trƣởng kinh tế cho quốc gia. Hai là du lịch phát triển bền vững đóng góp tích cực vào thực hiện mục tiêu ổn định chính trị - xã hội và tiến bộ xã hội ngày càng tăng, bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng. Ba là phát triển du lịch bền vững tạo điều kiện và đóng góp tích cực cho bảo vệ và phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. Việc phát triển du lịch sẽ cần khai thác tới tài nguyên. Với ba lí do đƣợc đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền
  20. 12 vững ở địa phƣơng cũng nhƣ mỗi đất nƣớc và trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt đƣợc ba yếu tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nƣớc nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc nhƣ Việt Nam, cùng với việc phát triển dân số, hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hành chánh còn nhiều yếu kếm. 1.2.3. Một số vấn đề cần giải quyết đối với phát triển du lịch bền vững Theo quan điểm phát triển bền vững thì các hoạt động du lịch đƣợc coi là có tính bền vững sẽ đƣợc phát triển sao cho bản chất, quy mô, và phƣơng thức phù hợp và bền vững theo thời gian; phù hợp với khả năng chịu tải của môi trƣờng; có hỗ trợ cho công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa, cho cuộc sống của cộng đồng. Nhƣ vậy theo Hội đồng khoa học, Tổng Cục Du lịch, 2005, 12 mục tiêu trong chƣơng trình của du lịch bền vững chính là những vấn đề cần giải quyết bao gồm: - Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài; - Sự phồn thịnh cho địa phƣơng: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vƣợng của nền kinh tế địa phƣơng tại các điểm du lịch, khu du lịch; bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch đƣợc giữ lại tại địa phƣơng; - Chất lƣợng việc làm: Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng việc làm tại địa phƣơng do ngành du lịch tạo ra và đƣợc ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác; - Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu đƣợc từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những ngƣời trong cộng đồng đáng đƣợc hƣởng; - Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lƣợng cao thỏa mãn đầy đủ yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, thu nhập cũng nhƣ các mặt khác;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2