intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng địa lý đến sự phân bố các hợp chất Terpenoid, Flavonoid và Steroid trong cây ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L., Asteraceae) mọc ở Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luận văn này, tác giả đã lựa chọn cây Ké đầu ngựa mọc ở Hòa Bình làm đối tượng nghiên cứu với mục tiêu bước đầu đánh giá các thành phần hóa học (các terpenoid, flavonoid, và steroid) có trong loài cây này qua phân lập để có thể có một số cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục nghiên cứu phát triển cây thuốc này một cách hiệu quả ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng địa lý đến sự phân bố các hợp chất Terpenoid, Flavonoid và Steroid trong cây ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L., Asteraceae) mọc ở Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Ninh Thế Sơn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG ĐỊA LÝ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CÁC HỢP CHẤT TERPENOID, FLAVONOID VÀ STEROID TRONG CÂY KÉ ĐẦU NGỰA (XANTHIUM STRUMARIUM L., ASTERACEAE) MỌC Ở HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Ninh Thế Sơn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG ĐỊA LÝ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CÁC HỢP CHẤT TERPENOID, FLAVONOID VÀ STEROID TRONG CÂY KÉ ĐẦU NGỰA (XANTHIUM STRUMARIUM L., ASTERACEAE) MỌC Ở HÒA BÌNH Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 60440114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Phan Minh Giang Hà Nội – 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành tại Phòng thí nghiệm Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn chân thành đến: PGS. TS. Phan Minh Giang đã tin tưởng giao đề tài và tạo điều kiện thí nghiệm thuận lợi giúp tôi hoàn luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp trong Phòng thí nghiệm Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã tư vấn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Học viên Ninh Thế Sơn
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỌ CÚC (ASTERACEAE) VÀ CHI XANTHIUM .............. 3 1.1.1 Họ Cúc (Asteraceae) ................................................................................... 3 1.1.2 Chi Xanthium............................................................................................... 4 1.2 ĐẶC ĐIỂM CÂY KÉ ĐẦU NGỰA (XANTHIUM STRUMARIUM L.) ............ 4 1.2.1 Đặc điểm thực vật ....................................................................................... 4 1.2.2 Đặc điểm sinh thái ....................................................................................... 6 1.2.3 Công dụng trong y học cổ truyền ................................................................ 7 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XANTHIUM STRUMARIUM .................................................................................. 10 CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24 2.1 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24 2.2.1 Phương pháp xử lý mẫu ............................................................................ 24 2.2.2 Các phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất .......................................................................................................................... 25 2.2.2.1. Phương pháp chiết hai pha lỏng ......................................................... 25 2.2.2.2 Các phương pháp sắc ký ..................................................................... 25 2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc ...................................................... 28 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM .............................................................................. 29
  5. 3.1 HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ .............................................................................. 29 3.2 NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .......................................................................... 29 3.3 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY KÉ ĐẦU NGỰA. ........................ 29 3.4 PHÂN TÍCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG ................. 30 3.5 PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ ĐIỀU CHẾ .................. 31 3.5.1 Phân tách sắc ký phần chiết lá n-hexan (HBLH) .................................... 31 3.5.2 Phân tách sắc ký phần chiết lá nước (HBLW) ........................................ 32 3.5.3 Phân tách sắc ký phần chiết cành n-hexan (HBCH) .............................. .33 3.5.4 Phân tách sắc ký phần chiết cành điclometan (HBCD) ........................... 33 3.5.5 Phân tách sắc ký phần chiết lá và cành etyl axetat (HBE) ....................... 34 3.6 HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƯỢC PHÂN LẬP.......................................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 39 4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 39 4.2 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY KÉ ĐẦU NGỰA ........................ 39 4.3 PHÂN TÍCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG .................. 42 4.3.1 Phân tích phần chiết lá n-hexan (HBLH) ................................................. 42 4.3.2 Phân tích phần chiết lá điclometan (HBLD) ............................................ 43 4.3.3 Phân tích phần chiết cành n-hexan (HBCH) ........................................... 43 4.3.4 Phân tích phần chiết cành điclometan (HBCD) ....................................... 44 4.3.5 Phân tích phần chiết lá và cành etyl axetat (HBE) ................................... 45
  6. 4.4 PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY KÉ ĐẦU NGỰA ..................... 46 4.4.1 Phân tách phần chiết lá n-hexan (HBLH) ................................................ 46 4.4.2 Phân tách phần chiết lá nước (HBLW) .................................................... 48 4.4.3 Phân tách phần chiết cành n-hexan (HBCH)............................................ 50 4.4.4 Phân tách phần chiết cành điclometan (HBCD) ....................................... 52 4.4.5 Phân tách phần chiết lá và cành etyl axetat (HBE)................................... 54 4.5 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC PHÂN LẬP ĐƯỢC ................................................. 56 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 64 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 69
  7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN TLC (Thin layer Chromatography): Sắc ký lớp mỏng CC (Column Chromatography): Sắc ký cột thường FC (Flash Chromatography): Sắc ký cột nhanh Mini-C (Mini Column Chromatography): Sắc ký cột tinh chế IR (InfraRed spectroscopy): Phổ hồng ngoại NMR (Nculear Magnetic Resonance): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR (Proton-Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 13 C-NMR (Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13 DEPT (Distortionless Enhancement by Polarization Transfer): Phổ DEPT GC-MS (Gas Chromatography-Mass Spectrometry): Sắc ký-Khí khối phổ ESI-MS (Electron Spray Ionization-Mass Spectrometry): Phổ khối lượng ion hoá phun bụi electron
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG, VÀ CÁC SƠ ĐỒ Hình 1.1: Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L., Asteraceae) Hình 1.2: Ké hoa đào, Ké hoa vàng, và Ké đầu ngựa Bảng 4.1: Hiệu suất thu nhận các phần chiết từ cây Ké đầu ngựa Bảng 4.2: Phân tích TLC phần chiết lá n-hexan (HBLH) Bảng 4.3: Phần tích TLC phần chiết lá điclometan (HBLD) Bảng 4.4: Phân tích TLC phần chiết cành n-hexan (HBCH) Bảng 4.5: Phân tích TLC phần chiết cành điclometan (HBCD) Bảng 4.6: Phân tích TLC phần chiết lá và cành etyl axetat (HBE) Sơ đồ 4.1: Quy trình điều chế các phần chiết từ cây Ké đầu ngựa Sơ đồ 4.2: Phân tách phần chiết lá n-hexan (HBLH) Sơ đồ 4.3: Phân tách phần chiết lá nước (HBLW) Sơ đồ 4.4: Phân tách phần chiết cành n-hexan (HBCH) Sơ đồ 4.5: Phân tách phần chiết cành điclometan (HBCD) Sơ đồ 4.6: Phân tách phần chiết lá và cành etyl axetat (HBE)
  9. MỤC LỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ 1H-NMR của HBLH2 Phụ lục 2: Phổ 1H-NMR của HBLH13 Phụ lục 3: Phổ (+)- ESI-MS của HBCH4 Phụ lục 4: Phổ 1H-NMR của HBCH4 Phụ lục 5: Phổ 13C-NMR của HBCH4 Phụ lục 6: Phổ 13C-NMR/DEPT của HBCH4 Phụ lục 7: Phổ 1H-NMR của HBCD8 Phụ lục 8: Phổ 13C-NMR của HBCD8 Phụ lục 9: Phổ 13C-NMR/DEPT của HBCD8 Phụ lục 10: Phổ 1H-NMR của HBCD9
  10. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 LỜI MỞ ĐẦU Trong hàng nghìn năm, các nền văn hóa trên toàn thế giới sử dụng các cây thuốc để điều trị nhiều loại bệnh tật. Nhiều loại thuốc đang được sử dụng ngày nay đã được phát triển từ các hoạt chất chứa trong cây thuốc cổ truyền. Trong thực tế, phần lớn các thuốc điều trị ung thư và nhiễm khuẩn được phát hiện qua các nghiên cứu hóa thực vật. Y học cổ truyền của các nước mô tả chi tiết các tác dụng dược lý của các cây thuốc và các hoạt chất của chúng trở thành tài sản quí giá của mỗi quốc gia, từ nguồn tư liệu này nhiều loại thuốc mới có thể được nghiên cứu và phát triển. Đánh giá vai trò của các hợp chất được tách chiết trong thực vật được ứng dụng trong y tế thì theo số liệu khảo sát gần đây thì hơn 50% dược phẩm đã và đang được sử dụng để chữa bệnh hay thử nghiệm lâm sàng. Mặc dù đã có các ghi chép về tác dụng điều trị của một số cây thuốc nhưng nhìn tổng thể số lượng các cây được nghiên cứu hóa thực vật một cách chi tiết còn rất khiêm tốn, số lượng các hoạt chất liên quan trực tiếp đến các tác dụng điều trị của các cây thuốc được phát hiện còn ít hơn nữa. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi tạo nên sự đa dạng cho giới thực vật. Theo số liệu thống kế mới nhất thảm thực vật của Việt Nam có trên 12.000 loài và hơn 3.200 loài được ứng dụng làm thuốc. Một trong những vấn đề lớn được đặt ra cho các nhà nghiên cứu hóa sinh hữu cơ và hóa học các hợp chất thiên nhiên là cần phải phát triển nhiều phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại, để nhanh chóng đánh giá được nguồn tài nguyên thực vật của Việt Nam, bước đầu có những đóng góp quan trọng vào các nghiên cứu hóa hữu cơ, hóa sinh, và y dược của thế giới. Trong sự đa dạng của thế giới thực vật thì họ Cúc (Asteraceae) có một vai trò quan trọng. Nhiều loài cây trong họ này được biết đến với vai trò các dược thảo có tác dụng tốt đối với con người hoặc các cây có giá trị thực phẩm. Nhiều cây của họ này cho nhiều hợp chất có giá trị hoặc có các cấu trúc mới vô cùng lý thú. Chi Xanthium thuộc họ này khá phổ biến trong tự nhiên và được tìm thấy trên nhiều quốc Ninh Thế Sơn 1
  11. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 gia. Chi này ở Việt Nam được đặc trưng bởi hai loài Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.) và Ké (Xanthium inaequilaterum DC.). Xanthium strumarium L. được biết đến là tổng hợp nhiều các chất xanthanolit (các seco-guaianoid) và thiazin, một nhóm nhỏ các chất có cấu trúc rất đặc biệt. Phổ mạch hoạt tính của các chất này có thể quyết định cho nhiều tác dụng điều trị của Xanthium strumarium một loài cây được dùng làm thuốc ở nhiều nước. Ở Việt Nam, cây Ké đầu ngựa được trồng lấy quả làm thuốc ở một số địa phương như Hà Nội và Hòa Bình, tuy nhiên chưa có các đánh giá khoa học về hiệu quả sử dụng của loài cây này. Nghiên cứu sự phụ thuộc của các thành phần hóa học của cây trồng vào các điều kiện sinh trưởng và địa lý của cây đã được xác định là một nội dung nghiên cứu của Hóa nông nghiệp trong thời gian gần đây và các phương pháp nghiên cứu hóa học đã được áp dụng để đánh giá sự ảnh hưởng này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về đánh giá khoa học cho các cây thuốc Việt Nam, trong luận văn này, chúng tôi đã lựa chọn cây Ké đầu ngựa mọc ở Hòa Bình làm đối tượng nghiên cứu với mục tiêu bước đầu đánh giá các thành phần hóa học (các terpenoid, flavonoid, và steroid) có trong loài cây này qua phân lập để có thể có một số cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục nghiên cứu phát triển cây thuốc này một cách hiệu quả ở Việt Nam. Ninh Thế Sơn 2
  12. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỌ CÚC (ASTERACEAE) VÀ CHI XANTHIUM 1.1.1 Họ Cúc (Asteraceae) [7] Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster (Cúc tây). Asteraceae là họ lớn nhất trong Magnoliophyta. Họ Asteraceae có 1.100 chi và 20.000 loài phân bố rộng khắp trên thế giới nhưng phổ biến nhất tại khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới. Các loài thuộc về họ Cúc có các đặc trưng thực vật sau:  Cụm hoa: Cụm hoa dạng đầu.  Bao phấn hữu tính, tức là với các nhị hoa kết hợp lại với nhau tại các gờ của chúng bởi các bao phấn, tạo thành ống.  Bầu nhụy với sự phân bổ cơ bản của các noãn hoa.  Các noãn hoa trên một bầu nhụy.  Mào lông (chùm lông trên quả).  Quả là loại quả bế (tạo thành từ một lá noãn và không nẻ ra khi chín).  Các sesquiterpen có mặt trong tinh dầu, nhưng không có các iridoid. Họ Asteraceae bao gồm chủ yếu các cây thân cỏ, cây bụi và một số rất ít cây thân gỗ. Lá của họ này có thể mọc đối, so le hoặc ít phổ biến hơn là kiểu mọc vòng. Lá có thể là lá đơn có hình lông chim hoặc lá kép hình chân vịt và không có lá kèm. Hoa được chia làm hai kiểu cơ bản: hình ống đối xứng tỏa tia hay loại được tạo hình dây đối xứng hai bên. Hoa có thể là đơn tính hay lưỡng tính tùy loại. Họ Asteraceae chia làm ba bộ lớn: - Heliantheceae; Ninh Thế Sơn 3
  13. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 - Lactuceae; - Senecionceae. Họ Asteraceae là họ có số loài làm thuốc lớn nhất trong giới thực vật, có khoảng 51 loài thường làm thuốc, trong đó có 18 loài dùng trong công nghiệp dược là Actiso, Bạch truật, Cỏ nhọ nồi, Cỏ ngọt, Cúc hoa, Cúc tần, Hồng hoa, Hy thiêm, Ké đầu ngựa, Khoản đông hoa, Mần tưới, Mộc hương, Ngải cứu, Ngưu bàng, Sài đất, Thương truật, Thanh hao hoa vàng, Tử uyển. 1.1.2 Chi Xanthium Xanthium là một chi của loại cây có hoa trong họ Cúc (Asteraceae) và là các loài cây phổ biến ở châu Mỹ và châu Á. Chúng thuộc loại cây thảo nhất niên cao khoảng 50-120 cm, lá mọc so le, có mép răng cưa. Không giống như các chi khác thuộc họ Cúc với quả phủ lông ở đầu, quả Xanthium cứng, có nhiều gai nhọn, hình cầu hoặc oval dễ bám vào quần áo hoặc da động vật. Theo tài liệu [1] chi Xanthium hiện có 25 loài trên thế giới, ở Việt Nam có hai loài là Xanthium strumarium L. và Xanthium inaequilaterum L. Các loài của chi Xanthium được sử dụng như một loại thuốc thảo mộc cổ truyền trong một thời gian dài ở các nước phương Đông. 1.2 ĐẶC ĐIỂM CÂY KÉ ĐẦU NGỰA (XANTHIUM STRUMARIUM L.) 1.2.1 Đặc điểm thực vật Ké đầu ngựa (Tên khoa học: Xanthium strumarium L.) (Tên tiếng Pháp Lambourde; Herbe aux écsrouelles, tên Hán Việt: Thương Nhĩ, Phắt Ma) thuộc họ Cúc (Compositae hay Asteraceae). Là loại cây thuộc thân thảo (thân mềm yếu, vòng đời ngắn, không chứa lignin). Quả có răng móc, được dùng làm thuốc gọi là Thương Nhĩ Tử chữa phong thấp hay mụn nhọt [3]. Ninh Thế Sơn 4
  14. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 Hình 1: Ké đầu ngựa Hình 1: Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L., Asteraceae) Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.) thuộc cây thân thảo, là cây nhất niên, ít có nhánh, cao từ 50 đến 80 cm. Thân có khía dọc, có lông nhám, màu lục, đôi khi có chấm tím. Lá hình tim hoặc bầu dục có xẻ 5 múi, có răng cưa không đều, hai mặt lá có lông cứng, bề dài 4-10 cm, ngang 4-12 cm. Cụm hoa ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, gồm 2 loại đầu cùng gốc. Đầu trên nhỏ, mang hoa lưỡng tính, những đầu khác mang hoa cái. Quả dạng chập đôi, hình bầu dục, có gai, mỗi trái dài từ 12- 15 mm, ngang 7 mm. Nếu là quả đơn thì dài 12 mm, ngang 6 mm, hơi dẹp, một mặt bằng, một mặt lồi. Bên trong có hai hột. Trên thế giới Ké đầu ngựa được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, cây Ké đầu ngựa mọc hoang ở nhiều nơi, những vùng núi ở độ cao dưới 1.500 m đến những vùng đồng bằng ven Ninh Thế Sơn 5
  15. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 biển. Cây Ké đầu ngựa mọc ven đường hay trên các nương rẫy, bờ ruộng. Ngày nay, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng cây Ké đầu ngựa làm thuốc [8]. 1.2.2 Đặc điểm sinh thái [8] Tùy vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng mà các loài Xanthium mọc phổ biến cũng khác nhau. Ở Việt Nam và Trung Quốc phổ biến loài Xanthium strumarum L. Nhưng với một số quốc gia Nam Mỹ với điều kiện khí hậu ôn đới như Chile thì Xanthium spinosum L. lại là phổ biến. Cây Ké đầu ngựa có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, cây bắt đầu mọc vào mùa Xuân sinh trưởng và phát triển nhanh trong mùa mưa ẩm, sang mùa Hạ cây ra hoa, kết trái, cuối mùa Hạ sang mùa Thu quả chín. Cây ưa ánh sáng và có thể chịu hạn, thường mọc thành đám ở ven đường, vùng đồi, bãi hoang, bờ sông. Ngày nay do nhu cầu, Ké đầu ngựa được nhân dân ta đem vào gieo trồng. Nó được trồng vào mùa Xuân. Đào đất thành những hốc sâu 10-15 cm, mỗi hốc cách nhau 50-60 cm. Cho tro hay đất song, đất phốt phát vào rồi cho mỗi hốc 3-4 hột. Phủ một ít đất lên, tưới ẩm vừa phải hằng ngày. Sau độ 10 ngày cây mọc. Khi cây cao độ 6-7 cm có thể đem trồng ở chỗ khác. Vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu là có thể thu hoạch cả quả lẫn cây (đem sấy khô hoặc phơi khi thu hoạch) [8]. Cần phân biệt cây Ké đầu ngựa với cây Ké hoa đào (Urena lobata L.) và cây Ké hoa vàng (Sida rhombifolia L.). Hai cây này nhỏ và thấp hơn, có trái nhỏ, không có hình thoi như trái Ké đầu ngựa. Ninh Thế Sơn 6
  16. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 Ké hoa đào Ké hoa vàng Ké đầu ngựa Hình 2: Ké hoa đào, Ké hoa vàng, và Ké đầu ngựa 1.2.3 Công dụng trong y học cổ truyền Cây Ké đầu ngựa có vị ngọt, tính ôn, hơi độc, có tác dụng làm đổ mồ hôi, tán phong, trị các chứng phong hàn, đau nhức, phong tê thấp, tê dại, mờ mắt, chân tay co giật, uống lâu ích khí [8]. Lá Ké đầu ngựa đắng và chát. Ở Việt Nam, lá được dùng làm thuốc hoạt nhuận. Với rễ cây, chắt lấy nước đem đắp vào chỗ ung nhọt [8]. Hoa có tính bồi bổ sức khỏe, an thần, giúp ra mồ hôi. Người Malaysia dùng làm nước sát trùng [8]. Hiện nay Ké đầu ngựa là một vị thuốc thường dùng trong y học dân gian Việt nam, Trung quốc để chữa mụn nhọt, lở loét, bướu cổ, ung thư phát bối (đằng sau lưng), mụn nhọt không đầu, đau răng, đau cổ họng, viêm mũi [3]. Ké đầu ngựa (Thương Nhĩ Tử) thường được nhân dân Trung Quốc thường chế thành cao Thương Nhĩ còn gọi là Vạn ứng cao chữa lở loét, mụn nhọt. Cách làm như sau: từ tháng 5-9, hái toàn cây về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Khi uống hoà với nước âm ấm, mỗi ngày dùng 6-8 g cao. Uống luôn từ 1/2 tháng đến 2 tháng [3]. Ninh Thế Sơn 7
  17. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 Có thể chế thành thuốc viên Thương Nhĩ Hoàn như sau: Bỏ rễ, rửa sạch, cắt ngắn cho vào nồi nấu với nước sôi trong 1 giờ, lọc lấy nước, bã còn lại thêm nước, nấu sôi một giờ nữa, lọc và ép lấy hết nước. Hợp cả hai nước lại, cô thành cao mềm. Khi lấy que nhúng vào cao, nhỏ lên giấy, giọt cao không loang ra nữa là được. Sau đó thêm vừa đủ bột vào (chừng 1/3 lượng cao) trộn đều chế thành viên [3]. Nhân dân Liên Xô cũ dùng Ké đầu ngựa để chữa bướu cổ, các bệnh mụn nhọt, nấm tóc, hắc lào, lỵ và đau răng. Ở Ấn Độ, người ta dùng Ké đầu ngựa trị sốt rét, làm toát mồ hôi, trị bệnh tràng nhạc, ung thư, quả làm dịu kích thích, trị bệnh đậu mùa. Gần đây theo Đỗ Tất Lợi Và Phạm Kim Loan, với cây Ké đầu ngựa thu hái ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình thì tất cả các bộ phận của cây (trái, thân, lá) đều chứa hàm lượng iot lớn, trung bình vào khoảng 150 µg iot trong một gam thân, lá hay trái. Do đó, cây Ké đầu ngựa được dùng để phòng ngừa và chữa bệnh bướu cổ. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể về iot là 200-300 µg; mỗi ngày, một người chỉ cần uống 1-2 gam cây hay trái Ké đầu ngựa phơi khô. Trong 2 năm 1969-70, Tổng cục Lâm nghiệp Việt nam đã dùng cao Ké đầu ngựa chế thành viên chữa bướu cổ tại một số lâm trường miền núi. Kết quả đạt trên 80% người khỏi bệnh [8]. Ngoài ra, Ké đầu ngựa còn có tác dụng làm giảm cường độ co bóp của tim, giảm thân nhiệt và lợi tiểu. Hoạt chất xanthumin có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Đặc biệt, Ké đầu ngựa còn có tác dụng kháng các vi khuẩn Gram và kháng nấm [9]. Ké đầu ngựa chữa thấp khớp, viêm khớp: Ké đầu ngựa 12 g, cỏ Xước 40 g, Hy thiêm 28 g, Thổ phục linh 20 g, cỏ Nhọ nồi 16 g, Ngải cứu 12 g. Tất cả sao vàng, sắc nấu uống thường xuyên trong ngày [9]. Chữa mụn nhọt, chữa lở: Ké đầu ngựa 10 g, Kim ngân hoa 20 g, làm dạng chè thuốc, đóng 30 g/ gói, mỗi ngày uống 1 gói, hãm nước sôi uống cả ngày. Hoặc Ké Ninh Thế Sơn 8
  18. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 đầu ngựa 10 g, Bồ công anh 15 g, Sài đất 10 g, Kim ngân hoa 5 g, Cam thảo đất 2 g. Tất cả bào chế thành dạng chè thuốc, trọng lượng của 1 gói là 42 g, mỗi ngày dùng 1 gói, cho hãm nước sôi uống trong ngày [9]. Chữa đau răng: Sắc nước quả Ké đầu ngựa ngựa ngậm nhiều lần rồi nhổ ra [9]. Chữa viêm mũi dị ứng, tăng tiết dịch: Quả Ké đầu ngựa sao vàng, tán bột, 4- 7 g/ ngày [9]. Chữa phù thũng chưa rõ nguyên nhân, tiểu tiện ít: Thương Nhĩ Tử thiêu tồn tính, Đinh lịch, các vị bằng nhau, tán nhỏ, pha với nước uống trong ngày, mỗi lần 8 g, uống 2 lần/ngày [9]. Chữa bướu cổ: Quả Ké đầu ngựa sao vàng, sắc, đun sôi trong 15 - 20 phút, uống 4 - 5 g trong ngày [9]. Chữa mũi chảy nước trong, đặc: Tán trái Ké đầu ngựa sao vàng thành bột. Ngày uống 4-8 g [8]. Chữa phong khí mẩn ngứa: Bột lá Ké đầu ngựa 8 g uống với rược ngâm Đậu đen. Phối hợp với cách dung bên ngoài: Lá Ké, Bồ hòn, Nghể răm, Thuốc bỏng nấu nước xông để tắm [8]. Nổi mề đay: Loại mề đay từng đám lặn chỗ này, mọc chỗ khác. Thương Nhĩ Tử 10 g, Kinh giới 15 g, Bạc hà 15 g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo [8]. Loại mề đay đỏ, nóng, ngứa nhiều. Hạt Thương Nhĩ Tử 15 g, Sinh địa 30 g, Bạc hà 12 g. Nấu lấy nước uống [8]. Thuốc mỡ trái Ké: Cao lỏng trái Ké 100 ml, lanolin 100 g, vaselin 200 g, glycerin 10 ml. Bôi ngoài da chứa rôm sẩy, mẩn ngứa [8]. Viêm xoang mũi dùng bài Thương Nhĩ Tử của Nghiêm Dung Hòa đời Tống trong Tê Sinh Phương: Thương Nhĩ Tử 8g, Tân Di Hoa 15 g, Bạc hà 3 g, Bạch chỉ Ninh Thế Sơn 9
  19. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 30 g. Trà lượng vừa đủ, Hành lượng vừa đủ. Tán bột mịn 4 vị trên, uống sau bữa cơm mỗi lần 6 g với nước Trà và Hành nấu chung. Nếu viêm Xoang thời kỳ đầu thuộc biểu chứng thì tang lượng Bạc hà. Có thể them Cúc hoa, Liên kiều, Cát căn, Kim ngân hoa. Thấp khớp: Rược Thương Nhĩ (Phổ Tế Phương): Thương Nhĩ Tử 30 g, Phòng phong 30 g, Bàng tử (sao) 30 g, Đại sinh địa 30 g, Độc hoạt 30 g, Ý dĩ nhân 20 g, Nhân sâm 15 g, Nhục quế 12 g. Tất cả giã nát cho vào túi vải ngâm vào rược 2 lít, buộc kín miệng bình. Sau một tuần uống được, mỗi lần một ly. Ngày uống 2-3 lần. Các bệnh ngoài da do dị ứng, chàm: Ké đầu ngựa 9 kg, Thổ phục linh 9 kg, cồn benzoic 10% 300 ml. Nước vừa đủ 23 lít. Nếu không dùng đường thì nấu nước, cô cao, tán bột làm viên. Đã điều trị 124 trường hợp cho kết quả tốt [3]. Viêm da mủ và nhiễm trùng thứ phát (chốc, nhọt, loét sâu quảng, bối thư, do liên tụ cầu). Dùng Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Thổ phục linh, Sài đất mỗi vị 30 g (công thức điều trị của bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng-Khoa truyền nhiễm). Kết quả khỏi 73,8 %, đỡ 18,8 %, không khỏi 7,4 %. Chữa ung thư não: Thương Nhĩ Tử 15 g, Thất diệp nhất chi hoa (cây 7 lá 1 hoa) 16 g, Viễn chi 10 g, Xương bồ 6 g, sắc uống ngày 1 thang [3]. 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY XANTHIUM STRUMARIUM Xanthium strumarium L. đã được các nhà khoa học Ấn Độ thử nghiệm lâm sàng trong việc điều trị bệnh động kinh. Phân đoạn chiết ete được tiêm vào tĩnh mạch chuột bạch tạng Wistar (250 mg/kg và 500 mg/kg), sau đó áp dụng biện pháp sốc điện tối đa và uống thuốc động kinh pentylenetrazole (PTZ). Kết quả chỉ ra khả năng kháng chấn động sốc điện là 5,14±0,154 (250 mg/kg) và 2,64±0,16 (500 mg/kg) giây, PTZ là 523,64±1,21 và 571,36±1,62 giây [19]. Dịch chiết etanol cây Xanthium strumarium đã được Yogananda R. và Sridharamurthy N. B thử với hai chủng vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilus Ninh Thế Sơn 10
  20. Luận Văn Thạc Sĩ 2011-2013 NCIM 2718 và Staphylococcus aureus ATCC25923) và ba chủng vi khuẩn Gram âm (Pseudomonas aeruginosa ATCC 27.853, Klebsiella pneumoniea ATCC 70.063, và Eschrichia coli ATCC 25922). Kết quả dương tính với các chủng vi khuẩn được cho là do sự xuất hiện các hợp chất tannin, flavonoit, tritecpenoit và axit phenolic trong dịch chiết [37]. Các axit béo chứa trong dầu của cây Xanthium strumarium đã được xác định là axit palmitic 5,32 %, axit linoleic 3,68 %, axit stearic 64,2 %, và axit oleic 26,8 % [8]. Theo Whehmer (1931) trong quả Xanthium strumarium có chứa 1,27% một chất glucozit gọi là xanthostrumarin, 3,3% nhựa và vitamin C. Theo Xocolov (1952) Xanthium strumarium ở Liên Xô có chứa ancaloit nhưng theo sự phân tích của Viện Y học Bắc Kinh (1958) thì trong quả Xanthium strumarium có chất saponin (glucozit) (1), không có ancaloit [3]. 1 Ninh Thế Sơn 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2