intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối (Cleistocalyx Operculatus Roxb. Merr. et Perry)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực hiện các qui trình chiết etanol và etanol-nước để điều chế các cao chiết có tác dụng ức chế enzym a-glucosidase từ lá cây Vối, phân tách sắc ký phân tích và điều chế để phân lập các hợp chất thành phần có trong các phần chiết etanol và etanol-nước từ lá cây Vối; xác định cấu trúc các hợp chất được phân lập bằng các phương pháp phổ hiện đại như MS và NMR; liên hệ các hợp chất được phân lập với tác dụng lên bệnh đái tháo đường của lá cây Vối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối (Cleistocalyx Operculatus Roxb. Merr. et Perry)

  1. MỞ ĐẦU Hàng nghìn năm phát triển của loài người cho đến thời đại của Hóa học tổng hợp với các sản phẩm thuốc và hương liệu nhân tạo con người vẫn phải dựa vào các sản phẩm từ thiên nhiên, chủ yếu là từ thực vật. Ngày nay, Hóa học các hợp chất thiên nhiên nhiên vẫn tìm được ứng dụng của mình trong các sản phẩm dược từ các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc thay thế, bổ sung hoặc dự phòng, các chất màu và hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, và các chất thơm tinh tế cho các sản phẩm nước hoa và hương liệu có giá trị cao. Dù cótính an toàn vì có nguồn gốc thiên nhiên, khoa học vẫn cần giải quyết nhiều vấn đề phức tạp như cơ chế tác dụng thực sự của các hợp chất thiên nhiên, cách thức chúng tương tác hiệp đồng với nhau khi tác dụng lên các hệ sinh học, và con đường chuyển hóa chúng đi qua khi được đưa vào trong các hệ sinh vật sống … cũng như bổ sung thêm cho các chất này nhiều tính chất phù hợp cho các sản phẩm ứng dụng và tăng cường tác dụng sinh học.Các nghiên cứu này chỉ có thể được thực hiện thành công trên cơ sở kiến thức khoa học toàn diện về thành phần hóa học của các chất có trong các thực vật dùng làm thuốc, thực phẩm và hương liệu. Đái tháo đường là một bệnh mãn tính nội tiết do mức glucose cao trong máu. Chất peptid hocmon insulin trong cơ thể chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng, nếu chất này không được tạo thành hoặc sử dụng hợp lý dẫn đến bệnh đái tháo đường các dạng I và II.Ở dạng I cơ thể không thể tạo thành insulin, còn dạng II kết quả từ sự kháng insulin. Điều trị các bệnh tiểu đường dạng II thường sử dụng các thuốc như insulin, sulphonyl urea, biguanide, metformin, acarbose, thiazolidinedion, ví dụ như acarbose là thuốc ức chế enzym thủy phân cacbohydrat α-glucosidase, qua đó làm chậm và giảm sự hấp thu và tiêu hóa cacbohydrat. Các tài liệu dược lý học dân tộc cho thấy thế giới có khoảng 800 cây thuốc được ghi nhận có tác dụng điều trị đái tháo đường dạng II,con số được kiểm chứng qua các thử nghiệm sinh học không nhiều, mặc dù các hoạt chất thuộc các nhóm flavonoid, terpenoid-steroid, alkaloid, cacbohydrat, amino acid được phát hiện qua một số mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo.Y học dân gian Việt Nam cũng ghi nhận một vài cây thuốc có thể tác dụng lên bệnh đái tháo đường dạng II như Mướp đắng (Momordica charantia L.) thuộc họ Cucurbitaceae, Ổi (Psidium 1
  2. guajava L.), Chuối hột (Musra barjoo Sieb.) thuộc họ Musaceae, Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Xoài (Mangifera indica L.) thuộc họ Anacardiaceae, Quế (Cinnamomum cassia Bl.) thuộc họ Lauraceae, và Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.)Merr & Perry)thuộc họ Sim (Myrtaceae).Vối là một cây lớn mọc ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc, có nụ và lá được dùng để sắc nước uống. Một vài nghiên cứu sàng lọc hoạt tính hạ đường huyết máu của các cao chiết từ lá và nụ Vối qua tác dụng ức chế enzym -glucosidase được công bố trong những năm gần đây cho thấy cơ sở khoa học của các ghi chép dân gian trên. Tuy nhiên cần có thêm các chứng cớ khoa học liên kết được các tác dụng này với các chất thành phần có trong hỗn hợp phức tạp của các cao chiết từ lá và nụ Vối. Nếu như có thể phát hiện được các hoạt chất ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường sự sử dụng hợp lý cây thuốc này có thể được đưa ra, dựa trên các phân tích cẩn thận về định tính và định lượng các hoạt chất và liều lượng thuốc chứa lượng đủ hoạt chất được sử dụng. Các nghiên cứu hóa học trên cây Vối của Việt Nam được thực hiện cho đến này còn thiếu hệ thống và chưa tương quan được các thành phần hóa học với việc điều trị bệnh đái tháo đường, do đó, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu góp phần hệ thống hóa các thành phần hóa học có trong lá cây Vối và liên hệ chúng với tác dụng chữa bệnh đái tháo đường của lá cây Vối. Các nội dung nghiên cứu chính của luận văn là: 1) Thực hiện các qui trình chiết etanol và etanol-nước để điều chế các cao chiết có tác dụng ức chế enzym -glucosidase từ lá cây Vối. 2) Phân tách sắc ký phân tích và điều chế để phân lập các hợp chất thành phần có trong các phần chiết etanol và etanol-nước từ lá cây Vối. 3) Xác định cấu trúc các hợp chất được phân lập bằng các phương pháp phổ hiện đại như MS và NMR. 4) Liên hệ các hợp chất được phân lập với tác dụng lên bệnh đái tháo đường của lá cây Vối. 2
  3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌ SIM–MYRTACEAE [8] Họ Sim-Myrtaceae phân bố ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu ở châu Mỹ và châu Úc.Họ Sim là một họ lớn gồm 90 chi và 3000 loài, các cây thuộc họ Sim có đặc điểm thực vật như sau: Cây gỗ lớn, cây nhỡ hoặc cây bụi. Lá đơn, hoặc mép có khía răng, lá thường mọc đối nhau và có tuyến mỡ. Hoa mọc thành cụm ở nách hay ở đầu cành, có hình xim hoặc hình chùm. Hoa đều lưỡng tính. Đài hình ống dính hoàn toàn vào bầu hay chỉ dính một ít. Lá đài gồm 4-5 cánh xếp lợp vào nhau, ít có ống dài nguyên. Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc so le hay mọc đối, lá đơn và thông thường có mép lá nhẵn (không khía răng cưa). Hoa thường có 5 cánh hoa, mặc dù ở một vài chi thì cánh hoa rất nhỏ hay không có. Nhị hoa thường rất dễ thấy, có màu sáng và nhiều về lượng.Nhị xếp thành một hay nhiều dãy rời nhau hoàn toàn hoặc dính ở gốc thành ống ngăn: bao phấn đính ở lưng hay gốc. Đĩa mật không có hay nếu có thì hình vành khăn, che kín ở phía gốc vòi. Bầu hoàn toàn hạ hay hạ một phần, có 4-5 ô hay nhiều hơn; vòi đơn kéo dài, đầu tròn, rất ít khi chia 3-4 thùy; trong bầu thì noãn xếp thành hai hay nhiều dãy. Quả nang hoặc thịt, có sợi và thường được bọc kín bởi ống đài.Trong quả thường có 1 hạt, hạt có nội nhũ, phôi thẳng hay cong, đôi khi nạc với hai lá mầm không xa nhau. Các cây thuộc họ Sim thường mọc xen lẫn với các cây gỗ khác thành đai rừng nhiệt đới, ít khi mọc thuần loại. 1.1.1. ChiCleistocalyx [5, 11] Chi Cleistocalyx là một chi tương đối lớn của họ Sim. Ngoài đặc điểm chung của họ Sim: thường là cây gỗ hoặc cây nhỡ, lá mọc đối, có cuống; phiến lá có gân bên xếp hình lông chim.Cụm hoa ở nách hoặc ở ngọn, dạng chùy. Hoa lưỡng tính, đài có các lá đài dính nhau từ trong nụ và khi rơi toàn bộ thành một vòng trên phần còn lại của đài và bầu, các loài cây thuộc chi Cleistocalyx còn có đặc điểm thực vật riêng: quả nạc, khi chín không nở. Vòi không có lông, ô quả không có vách ngang chia thành ô nhỏ, ống đài nguyên hay rách bất định, đài nguyên thành mũ, quả mập có một hạt.Cụm hoa xim hay chuỳ. Sau đây là một số cây đại diện thuộc chi Cleistocalyx thường thấy ở Việt Nam. 3
  4. 1.1.1.1. Cleistocalyx circumcissa (Trâm ô) Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc cao 15m, nhánh mảnh, lá có phiến xoan thon, dài 4-7cm, chót có mũ, có đốm trong gân phụ, rất mảnh, nụ cao 13mm, rộng 3mm, phần của đài và cánh hoa làm thành một lớp rụng sớm với nhị, noãn gồm 3 buồng, quả mập. Hình 1: Cleistocalyx circumcissa Phân bố: rừng Biên Hoà. 1.1.1.2. Cleistocalyx nigrans (Trâm lá đen) Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh vàng đỏ. Lá có phiến bầu dục, màu nâu đen trên mặt lúc khô, gân phụ cách nhau 2-3mm, cuống dài 1cm. Chùm tụ tán cao 6cm ở ngọn nhánh, hoa trắng, nụ dài 5mm, hoa 5 cánh rụng 1 lượt, tiểu nhị nhiều. Quả mập tròn, lúc khô đen, to hơn 1cm, một hạt. Hình 2: Cleistocalyx nigrans 4
  5. Phân bố: rừng Bình Dương, Thủ Đức. 1.1.1.3. Cleistocalys nervosum(Trâm nắp vối) Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc trung, nhánh non dẹp, không lông. Lá có phiến bầu dục thon, dài 12-13cm, có đốm nâu, gân phụ vào 10 cặp, gân cách bìa 3-5mm. Phát hoa ở nách lá rụng, cao 5-8cm, đài hình đĩa hơi đứng, nắp cao; hoa có 4 cánh, cao 3mm, có nhiều tiểu nhụy. Phì quả tròn hay dài, to 7-14mm, đỏ hoặc đỏ đen chói, nạc ngọt, một hạt. Hình 3: Cleistocalys nervosum Phân bố: rừng Bắc Trung Nam. 1.1.1.4. Cleistocalyx rehnervinus(Vối gân mạng) Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh tròn xám, to 2-3mm. Lá có phiến bầu dục đến trái xoan, to 9-14x5,5-7cm chót lá rộng, đáy tròn gân phụ mịn, cách nhau 4-8mm, gân cách bìa 2-3mm. Phát hoa ở lá và ngọn. Hoa như không cọng, cao 7mm, đài rụng thành chóp, tiểu nhụy nhiều. Trái tròn, to 1,5mm, lùm bụi. 5
  6. Hình 4: Cleistocalyx rehnervinus Phân bố: các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam. 1.1.1.5. Cleistocalyx consperipuactatus (Vối nước) Đặc điểm thực vật: Cây gỗ thường xanh, cao 20-25m. Vỏ dày 6-8mm, màu xám trắng hay nâu đen nhạt. Cành non màu nâu xám, hình vuông, lúc già hình cột tròn. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục dạng trứng ngược dài 6-12cm, rộng 2,5-5,5cm, đầu tròn tù. Hoa mọc cụm, sinh ra đầu cành.Hoa lưỡng tính, đài đính thành 1 thể dạng mũ, lúc nở hoa rụng dạng vòng.Nhiều nhị, rời nhau, lúc chồi hoa cong vào. Quả mọng hình cầu hay hình trứng, lúc chín có màu nâu tím. Một năm có 2 mùa hoa nở vào tháng 3 và giữa tháng 7. Hình 5: Cleistocalyx consperipuactatus Phân bố: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, GiaLai-KonTum. 6
  7. 1.1.2. Một số nghiên cứu dược lý về chi Cleistocalyx Năm 2012, Charoensin S.và cộng sự đã đánh giá tác dụng chống đột biến dịch chiết nước của Cleistocalyx nervosumvar. panialainvitrovà mô hình động vật thực nghiệm [16]. Cleistocalyx nervosum var. paniala, được tìm thấy ở miền Bắc Thái Lan, có quả ăn được chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic có tác dụng chống oxi hóa. Dịch chiết nước của trái cây chín được đánh giá an toàn và tác dụng gây độc gen và độc tính. Dịch chiếtC. nervosum không gây đột biến ở vi khuẩn Salmonella typhimurium chủng TA98 và TA100 khi có và không có sự kích hoạt trao đổi chất,có tác dụng chống gây đột biến trung bìnhvới độc tố aflatoxin B1. Phân tích phổ ESI-MS cho thấy dịch chiết có một lượng lớn anthocyanin, bao gồm cyanidin-3,5- diglucosid,cyanidin-3-glucosid và cyanidin-5-glucosid. C. nervosum ở nồng độ 5.000 mg/kg thể trọng không gây ra độc tính cấp tính ở chuột. Một thử nghiệm được thực hiện để phát hiệnảnh hưởng của cáccleistogenlàm đứt gãy nhiễm sắc thể. Các dịch chiết ở liều 1.000 mg/kg không gây ra sự hình thành vi nhân trong gan của chuột. Các nghiên cứu này cung cấp dữ liệu cho thấy sự an toàn và hiệu lực chống gây đột biếncủa dịch chiết nước trái cây C. nervosum. Năm 2014, Taya S. và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của Cleistocalyxnervosum (CE) trên diethylnitrosamine (DEN) và phenobarbital (PB) gây stress oxy hóa trong giai đoạn đầu ung thư gan chuột. Chuột đực Wistar được chia thành 4 nhóm, với nhóm 1 làđối chứng âm và nhóm 2 là nhóm tích cực được tiêm DEN mỗi tuần một lần và PB trong nước uống trong 6 tuần. Hai tuần trước khi bắt đầu điều trị DEN và PB, các nhóm 3 và 4 được cho ăn với liều 500 và 1000 mg/kg CEStrong 8 tuần. Kết quả một số ổ GST-P, tổn thương tiền ung thư trong gan tăng đáng kể trong chuột gây ung thư, nhưng giảm trong chuột được điều trị bằng 1000 mg/kg CE. CE gây giảm malondialdehyde trong huyết thanh và trong gan chuột được điều trị với DEN và PB. Hơn nữa, CE tăng đáng kể peroxidase, hoạt tính của glutathione và catalase trong gan chuột. Như vậy nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cleistocalyx nervosum (CE) điều chỉnh trạng thái chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư[40]. Năm 2015, Manosroi J. vàcộng sự đã nghiên cứu hoạt tính chống lão hóa in vitro của các chất chiết từ lá Cleistocalyxnervosum var. paniala[31].Lá cây được chiết bằng nước, metanol, và chloroform bằng cách chiết siêu âm và chiết nóng.Các dịch 7
  8. chiết được xác định tổng phenolic và flavonoid. Các dịch chiếtở 0,001-10 mg/mlđược thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính ức chế tyrosinase sử dụng phương pháp so màu. Khả năng gây độc của dịch chiết ở 0,0001-1 mg/ml được xác định với các nguyên bào sợi da người. Ngoài ra, các dịch chiết ở 0,001, 0,01 và 0,1 mg/ml không có độc tính.Dịch chiết lạnh metanol lá già cho tổng sốliều phenolic cao nhất 511,44±18,23 mg GAE/mg và hàm lượng flavonoid 262,96±2,98 mg QE/mg. Dịch chiết này cũngquét gốc tự do, ức chế sự peroxid hóa lipid, và ức chế tyrosinase với các giá trị SC50, IPC50 và IC50là 0,02±0,004, 0,23±0,13 và 0,02±0,006 mg/ml. Dịch chiết ở 0,1 mg/ml ức chế MMP-2 cao nhất 91,14±1,67%.Dịch chiết lạnh metanol từ lá già có thể được tiếp tục phát triển thành tác nhân chống lão hóa. Năm 2016, Poontawee W. và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của Cleistocalyx nervosum var. paniala. đối với cadmium. Cadmiumgây độc thận là một vấn đề sức khỏe môi trường nghiêm trọng vì cuối cùng nó sẽ kết thúc với bệnh thận giai đoạn cuối [36]. Cơ chế sinh hóa các kim loại nặng độc hại này có liên quan đến stress oxi hóa. Nghiên cứu khảo sát xem liệu Cleistocalyx nervosum var. paniala(CNFE) có thể bảo vệ chống lại sự hư hại oxi hóa thậngây bởi cadmium. Phân tích ban đầu cho thấy khả năng chống oxy hóa caocủa dịch chiết và nồng độ polyphenol, đặc biệt là catechin. Tác dụng với thận của dịch chiết đượcnghiên cứu ở chuột đã được xử lývới tá dượcCNFE, cadmium (2 mg/kg), và cadmium cộng CNFE (0,5, 1,2 g/kg) trong bốn tuần. Sự hư hại thận bởi oxi hóathận được phát triển sau tiếp xúc với cadmium như sự lưu giữ nitơ urê máu và creatinin, sự giảm lọc cầu thận, sự tổn thương cấu trúc thận, cùng với nitric oxide và malondialdehyde tăng, nhưng chất chống oxi hóathiol, superoxide dismutase, catalase giảm trong các mô thận. Sự gây độc thận bởi cadmium giảm đi trong chuột được bổ sung CNFE, đặc biệt là ở liều 1 và 2g/kg. Có thể kết luận rằng CNFE có thể bảo vệ chống lại sự gây độc thận cadmium, chủ yếu qua tác dụng chống oxi hóa. Các kết quả cho thấy vai trò của chất chống oxi hóa thiên nhiên này trong việc chống lại các bệnh khác gây bởi sự phá vỡ sự cân bằng nội môi oxi hóa khử. 1.2. CÂY VỐI (CLEISTOCALYX OPERCULATUSROXB. MERR. ET PERRY) 1.2.1.Đặc điểm thực vật [7] Cây Vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr. et Perry, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12-15 m. Vỏ 8
  9. màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn.Lá có cuống dài 8-20 cm, hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng 5-10 cm, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới. Hai mặt lá có những đốm màu nâu, cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ gần như không có cuống, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hơi hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12 mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ vối có mùi thơm đặc biệt dễ chịu của câyVối [1,8]. Hình 6:Lá cây Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr. et Perry) 1.2.1.1. Phân bố Cây Vối được trồng và mọc hoang ở khắp các tỉnh nước ta hoặc trồng ở nhiều vùng quê miền Bắc, chủ yếu để lấy lá ủ nấu nước uống. Có 2 loại vối thường gặp là vối nếp (lá nhỏ hơn bàn tay có màu vàng xanh) và vối tẻ (lá to hơn bàn tay, hình thoi màu xanh thẫm). Vối còn thấy ở các nước nhiệt đới thuộc Châu Á như các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam Trung Quốc; Bangladesh, Ấn Độ, Myanma, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, các đảo Java, Kalimantan, Sumatra của Indonesia, Malaysia, Philippines và lãnh thổ Bắc Úc của Úc[4,8]. 1.2.1.2.Công dụng dân gian[4] Vối được trồng để lấy gỗ dùng trong xây dựng, làm công cụ, vỏ có chất dùng để nhuộm đen. Quả vối ăn được.Lá vối tươi đem thái nhỏ, rửa sạch nhựa rồi cho 9
  10. vào thùng ủ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch, phơi khô dùng để nấu làm nước uống rất thông dụng ở nông thôn Việt Nam. Theo Viện nghiên cứu Đông y: lá vối tươi hay sắc khô nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram (+), Gram (-), Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, ... và không gây độc hại đối với cơ thể. Chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Nụ vối, lá vối chữa một số bệnh đường ruột, viêm họng đạt kết quả tốt, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hay viên hoặc dạng muối natri. Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên. Nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường tiết niệu vì vậy lá và nụ vối được hãm lấy nước uống hàng ngày ở các làng quê Việt Nam. Người ta uống nước sắc lá vối để chữa bệnh tiêu chảy và tắm nước sắc lá vối. Nước sắc lá vối ủ có tác dụng lợi mật điều này giải thích được vì sao nhân dân ta thường uống nước sắc lá vối để chữa bệnh đầy bụng, khó tiêu. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Vối: - Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2-3 ngày. - Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6-12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần/ngày hoặc dùng nụ vối 10-15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày. - Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu. - Viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày. - Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: 200g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ uống thay nước. 10
  11. 1.2.2. Thành phần hóa học 1.2.2.1. Tinh dầu Năm 1994, Lê Thị Anh Đào và cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu vối ở các địa phương khác nhau của tỉnh Nghệ An [3]. Hàm lượng tinh dầu dao động trong khoảng 0,1-0,4% tập trung ở nụ hoa (0,48%), hoa đã nở lượng tinh dầu giảm dần (0,28%) và ít nhất trong hoa già (0,18%). Các thành phần chính của tinh dầu hoa vối, nụ vối và lá là β-myrcen (khoảng 24-38%) (1), (Z)-β-ocymen (29-35%), (E)-β-ocymen (9-13%) (2). CH2 CH3 H3C CH3 1 2 1.2.2.2.Các phần chiết hữu cơ Lá Cleistocalyx operculatus chứa tannin, flavonoid, alcaloid, tinh dầu, các bộ phận khác chứa sterol, chất béo… Năm 1990, ZhangF. X. và cộng sự (Trung Quốc) đã phân lập một số chất trong hoa và nụ Cleistocalyx operculatus: axit cinnamic (3), axit gallic (4), etylgalat (5), 7-hydroxy-5-metoxy-6,8-dimetylflavon (6), 2,4-dihydroxy-6-metoxy- 3,5-dimetylchacon (7), 5,7-dihydroxy-6,8-dimetylflavanon (8), axit oleanolic (9), axit ursolic (10),β-sitosterol (11)[49]. COOH COOC2H5 CH=CH-COOH HO OH HO OH OH OH 3 4 5 11
  12. CH3 CH3 HO O HO OH H3C H3C OCH3 O OCH3 O 6 7 H3 C CH3 CH3 OH HO O CH3 H O H CH3 H3C HO OH O H H3 C CH3 8 9 CH3 H3C CH3 H3C CH3 CH3 H CH3 CH3 H COOH CH3 CH3 H CH3 H H HO H3C CH3 HO 10 11 Năm flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc từ nụ Cleistocalyx operculatus là myricetin-3'-methyl ete 3-O-β-D-galactopyranosid(12), myricetin- 3',5'-dimethyl ete 3-O-β-D-galactopyranosid (13), quercetin (14), kaempferol (15) và tamaricetin (16)[33]. 12
  13. OCH3 OCH3 OH OH HO O HO O OH OCH3 OH O OH O O O OH O OH O HO OH HO CH3 OH CH3 12 13 OH OH OH HO O HO O OH OH OH O OH O 14 15 OH OCH3 HO O OH OH O 16 Năm 2004, Ye C. L. và cộng sự đã phân lập được 2 flavonoid là 3'-formyl- 4',6'-dihydroxy-2'-methoxy-5'-methylchalcon(17)và (2S)-8-formyl-5-hydroxy-7- methoxy-6-methylflavanon(18) cùng 5 flavonoid khác đã biết từ nụ Cleistocalyx operculatus Trung Quốc[47]. 13
  14. H O H O CH3 H3CO OH O O CH3 H3C O OH OH O 17 18 Năm 2008, Min B. S. và cộng sự đã phân lập được 4 flavonoid mới 3'- formyl-4',6',4-trihydroxy-2'-methoxy-5'-methylchalcon (19), 3'-formyl-6',4- dihydro-2'-methoxy-5'-methylchalcon 4'-O-β-D-glucopyranosid(20), (2S)-8-formyl- 6-methylnaringenin(21) và (2S)-8-formyl-6-methylnaringenin 7-O-β-D- glucoyranosid (22)từ dịch chiết hoaCleistocalyx operculatus[32]. OH OH CHO OH CHO HO OCH3 O O OCH3 OH H3C HO HO H3C OH O OH O 19 20 OH OH CHO OH CHO HO O O O O OH HO H3C H3C HO OH O OH O 21 22 Năm 2010, Min B. S. và cộng sự nghiên cứu các hợp chất flavonoid từ nụ cây Cleistocalyx operculatus [34].Trong nghiên cứu này, một hợp chất flavonoid glucosid mới và 6 chất đã biết: 5,7,8,4'-tetrahydroxy-3',5'-dimethoxyflavon-3--- D-galactopyranosid (23), gossypetin-8,3'-dimethyl ete-3---D-galactopyranosid (24), myricetin-3'-methylether-3---D-galactopyranosid (25), myricetin-3'-methyl- ete (26), quercetin (27), kaempferol (28) và tarmarixetin (29) đã được phân lập. 14
  15. OCH3 OCH3 OH OH OH OCH3 HO O HO O OCH3 OCH3 O O OH O OH O HO HO O O OH OH OH OH 23 24 OCH3 R1 OH R2 HO O HO O OH OR OH OH O OH O 25 R = D-galactose 27 R1 = OH, R2 = OH 26 R = H 28 R1 = H, R2 = OH 29 R1 = OH, R2 = OCH3 Năm 2010, Dao T. T. và cộng sự đã phân lập được các hợp chất C-methyl flavonoid30-43[19]. CH3 CH3 HO O HO O H3 C H3C OH OCH3 O OH O 30 31 15
  16. CH3 CH3 OH HO OH OH HO O H3C H3C OCH3 O OCH3 OH 32 33 CH3 CH3 HO O H3CO O H3C H3C OCH3 O OH O 34 35 CH3 CH3 HO OH HO OH H3C OCH3 O OCH3 O 36 37 CH3 CHO H3CO O H3CO O H3C H3C OH O OH O 38 39 16
  17. CH3 CH3 HO O HO O OCH3 O OH O 40 41 CH3 CH3 HO OH HO O CH3 OH O OCH3 O OH 42 43 Năm 2014,Chen L. S. và cộng sự đã nghiên cứu phương pháp định lượng vỏ khô Cleistocalyx operculatus[17]. Nó là nguyên liệu thô của thuốc chống ngứa Compound Hibiscuse. Tiêu chuẩn chất lượng của vỏ cây khô Cleistocalyx operculatus "chuẩn theo thuốc cổ truyền Trung Quốc" của tỉnh Quảng Đông chỉ được nhận dạng bằng TLC và không thể kiểm soát hiệu quả chất lượng Cleistocalyxoperculatus. Một phương pháp HPLC pha đảo được sử dụng để xác định axit 3,3'-O-dimethylellagic (44) từ vỏ cây Cleistocalyx operculatus và hàm lượng đã được tính toán bằng phương pháp ngoại chuẩn. Theo các điều kiện sắc ký được lựa chọn, axit 3,3'-O- dimethylellagic chuẩn ở nồng độ 1,00-25,0 mg/ml cho mối quan hệ tuyến tính tốt. Đường chuẩn là Y = 77,33X + 7,904, r = 0,9995, thu hồi trung bình là 101%, RSD là 1,3%[17]. 17
  18. O OH O H3CO OCH3 O O O OH O OH OH 44 1.2.3.Hoạt tính sinh học và dược lý của Cleistocalyx operculatus Năm 1972, Nguyễn Đức Minh đã nghiên cứu tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối đối với một số vi khuẩn Gram(+) và Gram (-)cho thấy lá và nụ vối đều có tác dụng kháng sinh, cao nhất ở lá và hoàn toàn không độc đối với cơ thể [9]. Năm 2002, Woo A. Y. và các cộng sự đã xác định dịch chiết nước từ nụ Cleistocalyx operculatuscó hoạt tính ức chế Na +/K+-ATPase trong màng bao cơ tim chuột và ức chế Ca2+-ATPasase trong dịch mô đồng thể tim chuột với liều tương tự. Hoạt tính ức chế enzym này đã góp phần giải thích cho hoạt động co cơ tích cực và tiêu cực của tim chuộtđược truyền dịch [44]. Năm 2003, Đào Thị Thanh Hiền đã thử nghiệm một số tác dụng của cây Vối[6]. Tính kháng khuẩn của lá vối, đặc biệt là lá vối ủ có tác dụng rất tốt trên vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột, và hai vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) thường gặp ở bệnh viêm da. Cho chuột nhắt trắng uống nước lá vối ủ thấy lá vối ủ có tác dụng lợi mật rất mạnh, và khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư. Kết quả thử tác dụng độc tế bào của lá vối cho thấy cả tinh dầu và cao thô đều có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư (ung thư gan, ung thư màng tim, ung thư tử cung). Năm 2003, Lu Y. H. và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của Cleistocalyx operculatus với sự peroxid hóa lipid gan chuột và sự tổn thương của các tế bào PC12 gây bởi H2O2.Kết quả cho thấy Cleistocalyx operculatus có thể được sử dụng như chất chống oxi hóa để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự sinh bệnh của các bệnh tế bào thần kinh [27]. Năm 2004, YeC. L.và cộng sự đã phân lập được 2',4'-dihydroxy-6'-methoxy- 3',5'-dimethylchalcon (DMC)(7) từ nụ Cleistocalyx operculatus và điều tra tác dụng 18
  19. của chúng lên 6 dòng ung thư người. Trong số các tế bàoSMMC-7721, 8898, HeLa, SPC-A-1, 95-D, GBC-SD và SMMC-7721 thì SMMC-7721 là dòngnhạy cảm nhất với IC50 bằng 32,3±1,13 M, EC50 bằng 9,00±0,36 M và chỉ số điều trị 3,59. NhuộmHoechst 33,258 cho thấy sự phân mảnh và sự ngưng tụ của chất nhiễm sắc thể trong tế bào được điều trị bằng 9 M DMC trong 48 h. Phân tích dòng cytometric đã được thực hiện để xác định các tế bào hypodiploid. Các kết quả của dòng cytometry cho thấy tỷ lệ phần trăm của các tế bào SMMC-7721 hypodiploid là 49,44±1,06% sau khi điều trị 48 h với 18,0 M DMC. Điều trị dẫn đến sự xuất hiện của một đỉnh hypodiploid (vùng A0), có thể là do sự hiện diện của các tế bào tự chết hoặc các cơ quan tự hủy với lượngADN ít hơn 2nM[46]. Đến năm 2014, nhóm nghiên cứu đãđịnh lượng phân mảnh DNA phát hiện ảnh hưởng của DMC ở các nồng độ khác nhau trên tế bào SMMC-7721; phương pháp của Sellins và Cohen cho thấy tỷ lệ phân mảnh DNA tăng phụ thuộc nồng độ, sau khi điều trị với DMC trong 48h. So với nhóm chứng, tác dụng của telomerase bằng 66,2±2,1% sau khi điều trị 48 h với 20 mmol/l DMC, các biểu hiện mRNA của c-myc và hTERT giảm tương ứng 67,3±2,1% và 64,4±2,3%, và sự biểu hiện protein của c-myc và hTERT giảm tương ứng 69,6±1,9% và 71,3±2,4%. Theo kết quả nghiên cứu, DMC có thể gây ra sự tự chếttế bàoSMMC-7721 và cơ chế tự chết có thể liên quan đến các mRNA và biểu hiện giảm protein của c-myc và hTERT [45]. Năm 2007, Trương Tuyết Mai và Nguyễn Văn Chuyên nghiên cứu hoạt tính kháng sự tăng đường huyết máu của dịch chiết nước nụ hoa Cleistocalyx operculatus[30].Dịch chiết có tác dụng ức chế enzym-glucosidase.Dịch chiết nước có khả năng điều trị tiểu đường qua thử nghiệm in vitro và in vivo. Trong thử nghiệm in vitro, dịch chiết có tác dụng ức chế maltose vàsucrose trong ruột chuột, IC50 lần lượt là 0,70 và 0,47 mg/ml. Kiểm tra lượng glucose trong máu sau bữa ăn ở chuột đối chứng và chuột được gây tiểu đường STZ bằng sự nạp maltose (2g/kg thể trọng) cho thấy sự giảm lượng glucose máu (500 mg/kg thể trọng) ít hơn một chút so với khi dùng acarbose (25 mg/kg thể trọng), nhưng tốt hơn so với dịch chiết lá ổi (500 mg/kg thể trọng). Trong một thí nghiệm 8 tuần, mức glucose máu của chuột bị tiểu đường STZ được điều trị với lượng dịch lá vối 500 mg/kg thể trọng/ngày giảm đáng kể so với chuột bị tiểu đường không được điều trị. 19
  20. Năm 2008,Nguyễn Thị Dung cùng các cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và chống oxi hóa của tinh dầu và các phần chiết etanol nụCleistocalyx operculatus. Tinh dầu nụvối được phân tích bằng GC và GC/MS. Tổng cộng có 55 hợp chất chiếm 93,71% hàm lượng tinh dầu đã được nhận dạng. Tinh dầu ức chế mạch sự hư hỏng thực phẩm, các vi khuẩn gây bệnh da, Staphylococcus aureuskháng methicillin (MRSA), Enterococci kháng vancomycin (VRE) và vi khuẩn kháng đa kháng sinh (MARB). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của tinh dầu với các vi sinh vật thử nghiệm ở trong khoảng 1-20 g/ml. Trong khi đó, các phần chiết etanol có hoạt tính kháng khuẩnvới các vi khuẩn Gram (+) và MBC trong khoảng 0,25-32 mg/ml. Tác dụng chống oxi hóa và quét gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) của tinh dầu và phần chiết ethanol cũng được nghiên cứu[21]. Năm 2009, Nguyễn Thị Dung và cộng sự nghiên cứu về tác dụng chống viêm của tinh dầu nụ vối. Nhóm đã nghiên cứu các tác dụng in vitro và in vivo của tinh dầu nụCleistocalyx operculatus. Trong các thử nghiệm,tinh dầu ức chế đáng kể sự tiết các cytokine gây viêm, bao gồm cả yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-) và interleukin-1 (IL-1), trong đại thực bào chuột RAW 264.7 được kích thích bởi lipopolysaccharide (LPS). Sự biểu hiện mRNA của TNF- và IL-1 đã bị ức chế bằng cách xử lý với tinh dầu trong tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi LPS.Phân tích reporter gene cho thấy tinh dầu ức chếsự hoạt hóa phiên mã NF-B gây bởi LPS trong tế bào RAW 264.7. Tinh dầu ức chế sự phù tai ở chuột BALB gây bởi phorbol ester. Các kết quả này cho thấy tinh dầucó thểcho tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sự biểu hiện của các cytokine tiền viêm qua ngăn chặn ít nhất một phầnsự hoạt hóa NF-B[20]. Năm 2010, Trương Tuyết Mai và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng bảo vệ và chống đục thủy tinh thể của chiết xuất dung dịch nước của nụ hoa vối (COB) trên tế bào beta của chuột gây tiểu đường bằng streptozotocin. Sau 9 tuần bổ sung COB (500 mg/kg thể trọng), nhóm COB có mức insulin ổn định hơn đáng kể so với nhóm chuột đối chứng tiểu đường. Ngoài ra, COB trì hoãnmạnh sự đục thủy tinh thểvà gây sự giảm đáng kể lượng glucose, sorbitol, fructose trong thủy tinh thể của chuột bị tiểu đường[29]. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2