Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chế tạo hợp chất nhôm có bề mặt riêng lớn, ứng dụng trong công nghệ dược
lượt xem 4
download
Đề tài tiến hành nghiên cứu tổng hợp các mono hydroxit nhôm dạng Bemit, giả Bemit và gama oxit nhôm sử dụng các quy trình làm sạch khác nhau, khảo sát sự biến đổi theo nhiệt độ, pH, chất hoạt động bề mặt, xác định hàm lượng giả Bemit tối ưu để tạo gel nhằm thu được các mono hydroxit tinh khiết và đáp ứng được các chỉ tiêu trong sản xuất thuốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chế tạo hợp chất nhôm có bề mặt riêng lớn, ứng dụng trong công nghệ dược
- VƯƠNG THANH HUYỀN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HỢP CHẤT NHÔM CÓ BỀ MẶT RIÊNG LỚN, ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ DƯỢC VƯƠNG THANH HUYỀN 2006 - 2008 Hà Nội 2008 HÀ NỘI 2008
- bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o trêng ®¹i häc b¸ch khoa hµ néi --------------------------------------- luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc nghiªn cøu chÕ t¹o hîp chÊt nh«m cã bÒ mÆt riªng lín, øng dông trong c«ng nghÖ dîc ngµnh : c«ng nghÖ ho¸ häc m· sè:23.04.3898 V¬ng thanh huyÒn Híng dÉn khoa häc : PGS.TS. NGUYÔN H÷U TRÞNH Hµ Néi 2008
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Trịnh đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải quyết các vấn đề khó khăn trong qúa trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Công nghệ Hữu cơ Hóa dầu, Khoa Công nghệ Hóa học, cùng toàn thể các cán bộ Phòng thí nghiệm CN Lọc hóa dầu & Vật liệu xúc tác, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kiều Anh cùng toàn thể các cán bộ Phòng thí nghiệm trung tâm khoa học công nghệ Dược, trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong quá trình phân tích, đánh giá kết quả. Tuy nhiên, việc hoàn thành luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời chỉ bảo, góp ý của các thầy cô cùng bạn bè để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng11 năm 2008 Học viên Vương Thanh Huyền
- DANH MỤC CÁC BẢNG, GIẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ KÝ TT NỘI DUNG TRANG HIỆU 1 Hình 1.1 Cấu tạo của Gibbsite 3 2 Hình 1.2 Mô hình cấu trúc của Gibbsite 4 3 Hình 1.3 Cấu trúc của Bayerite 5 4 Hình 1.4 Cấu trúc lớp của Bayerite 6 5 Hình 1.5 Cấu trúc tinh thể của Nordstrandit 7 6 Hình 1.6 Ô mạng cơ sở của Bemit 9 7 Hình 1.7 Cấu trúc của tinh thể Bemit 9 8 Hình 1.8 Cấu trúc dạng phân tử polime của Bemit 10 9 Hình 1.9 Hình dạng tinh thể Diaspor 11 10 Hình 1.10 Cấu trúc của Diaspor 12 11 Hình 1.11 Mô hình cấu trúc Spinel 19 Mô hình cấu trúc lớp nhôm bát diện xem kẽ với 12 Hình 1.12 20 nhôm tứ diện 13 Hình 1.13 Cấu trúc khối của γ - Al2O3 20 14 Hình 1.14 vị trí cation Al3+ trong cấu trúc oxyt 22
- Ba dạng cấu trúc hình thành khi tổng hợp trong 15 Hình 1.15 22 môi trường bazơ Cấu trúc hình thành khi tổng hợp trong môi 16 Hình 1.16 23 trường axit Sơ đồ tổng quát phương pháp tổng hợp sử dụng 17 Hình 1.17 25 chất HĐBM 18 Hình 1.18 Sơ đồ mô tả cơ chế tạo khuôn tinh thể lỏng 26 19 Hình 1.19 Sơ đồ mô tả sự sắp xếp các que tròn chất vô cơ 27 20 Hình 1.20 Hình minh họa sự co lại của các lớp chất vô cơ 28 Hình minh họa quá trình thay đổi cho phù hợp về 21 Hình 1.21 28 mật độ điện tích 22 Hình 1.22 Sự tạo thành pha tinh thể lỏng chất vô cơ 29 23 Hình 2.1 Sơ đồ điều chế nhôm hydroxit 37 24 Hình 2.2 Sơ đồ tổng hợp Bemit, giả Bemit và gama nhôm 43 Phổ XRD của Bemit tổng hợp từ nguyên liệu 25 Hình 3.1a 53 phèn đơn được oxi hoá làm sạch bằng H2O2 Phổ XRD của Bemit được tổng hợp từ nguyên 26 Hình 3.1b liệu đầu là phèn đơn oxi hoá làm sạch bằng 54 KMnO4 Phổ XRD của Bemit được tổng hợp từ nhôm phế 27 Hình 3.1c 54 liệu sử dụng tác nhân oxy hoá là KMnO4
- Phổ XRD của Bemit tổng hợp từ nhôm phế liệu 28 Hình 3.1d 55 sử dụng tác nhân oxy hoá là H2O2 29 Hình 3.2a Phổ XRD của Bemit không sử dụng chất HĐBM 57 Phổ XRD của Bemit sử dụng chất HĐBM là axit 30 Hình 3.2b 58 Citric Phổ XRD của Bemit dùng chất HĐBM là 31 Hình 3.2c 58 Glucose Đường đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ của 32 Hình 3.3 60 Bemit 33 Hình 3.4 Đồ thị đo diện tích bề mặt riêng của Bemit 61 34 Hình 3.5 Đường phân bố lỗ xốp theo BJH của Bemit 62 Bảng so sánh kết quả thu được của khi sử dụng 35 Bảng 3.1 66 tác nhân oxy hóa khác nhau Giá trị pH đo được khi xác định độ trung hòa của 36 Bảng 3.2 68 Bemit Phổ XRD của giả Bemit tạo thành ở nhiệt độ 37 Hình 3.6 71 25 oC theo phương pháp trực tiếp Phổ XRD của giả Bemit tạo thành ở nhiệt độ 30 38 Hình 3.7 71 o C theo phương pháp trực tiếp Phổ XRD của giả Bemit tạo thành ở nhiệt độ 40 39 Hình 3.8 72 o C theo phương pháp trực tiếp 40 Hình 3.9 Phổ XRD của giả Bemit tạo thành ở nhiệt độ 50 73
- o C theo phương pháp trực tiếp Phổ XRD của giả Bemit tạo thành ở nhiệt độ 80 41 Hình 3.10 73 o C theo phương pháp trực tiếp Phổ XRD của sản phẩm thu được khi để gel tự khô ở 42 Hình 3.11 75 nhiệt độ thường Phổ XRD của sản phẩm thu được khi sấy gel ở 43 Hình 3.12 75 nhiệt độ 110oC. Phổ XRD của giả Bemit tổng hợp ở 25oC bằng 44 Hình 3.13 phương pháp trực tiếp sử dụng chất HĐBM là 76 axit citric, sấy khô ở 70oC Phổ XRD của giả Bemit tổng hợp bằng phương 45 Hình 3.14 pháp trực tiếp ở 25oC sử dụng chất HĐBM là 77 etylenglycol, sấy khô ở 70oC Phổ XRD của Mẫu 1: giả Bemit tổng hợp bằng 46 Hình 3.15 phương pháp gián tiếp ở 25oC, pH=5, không sử 78 dụng chất HĐBM Phổ XRD của mẫu 2: giả Bemit tổng hợp bằng 47 Hình 3.16 phương pháp gián tiếp ở 25oC, pH=3, không sử 78 dụng chất HĐBM Phổ XRD của mẫu 3: giả Bemit tổng hợp bằng 48 Hình 3.17 phương pháp gián tiếp ở 25oC, pH=4, sử dụng 79 chất HĐBM là axit Lactic 49 Bảng 3.3 Hàm lượng giả Bemit tạo keo – gel với nước 80 50 Hình 3.18 Phổ XRD của mẫu Gama 1 81 51 Hình 3.19 Phổ XRD của mẫu Gama 2 82
- Số liệu về diện tích bề mặt, thể tích mao quản và 52 Hình 3.20 kích thước mao quản trung bình của mẫu 82 Gama 1 Số liệu về diện tích bề mặt, thể tích mao quản và 53 Hình 3.21 83 kích thước mao quản trung bình của mẫu Gama2 Đường đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ của 54 Hình 3.22 83 Gama 1 và Gama 2 55 Hình 3.23 Phân bố lỗ xốp theo BJH của Gama 1 và Gama 2 84
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN XRD: X-Ray Diffraction (nhiễu xạ tia X). BET: Brunauer – Emnet – Teller (Tên riêng). BJH: Barret – Joyner – Halenda (Tên riêng). MQTB: Mao quản trung bình. HĐBM: Hoạt động bề mặt. SLC: Tinh thể lỏng chất vô cơ.
- 1 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 LỜI MỞ ĐẦU Nhôm và các hợp chất của nhôm từ lâu đã được con người biết đến. Ngày nay, chúng ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong các ngành công nghiệp như: gốm sứ, chế tạo bột mài, đá quý nhân tạo…Các loại nhôm hydroxit và nhôm oxit hoạt tính có cấu trúc xốp, có bề mặt riêng lớn, có các tâm axit, dễ tạo viên, có độ bền cơ, bền nhiệt, chịu được nước nên chúng được ứng dụng làm chất hút ẩm trong chế biến khí, làm chất hấp phụ, chất mang, xúc tác cho ngành tổng hợp hữu cơ - hoá dầu. Oxit nhôm và các hydroxit nhôm còn được sử dụng trong dược phẩm để sản xuất các loại thuốc như thuốc dạ dày, thuốc thử, vacxin... Từ lâu, loài người đã nghiên cứu về nhôm và các hợp chất của nó, nhưng mãi đến năm 1945 mới bắt đầu có những công bố chi tiết về các phương pháp điều chế và tính chất của nhôm oxit. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hợp chất nhôm hoạt tính và ứng dụng của chúng làm chất hút ẩm, chất mang, chất xúc tác và chất hấp phụ. Trên thế giới, rất nhiều nước sử dụng hydroxit nhôm dạng gel để sản xuất thuốc đau dạ dày. Ở Việt Nam, mặc dù có tới 7-10% dân số bị loét dạ dày, tá tràng và tỷ lệ ung thư dạ dày ngày một tăng cao, nhưng tất cả các loại thuốc đau dạ dày gần như đều là thuốc nhập ngoại, chưa có công trình nào nghiên cứu kỹ về việc điều chế và sử dụng các hợp chất nhôm trong sản xuất thuốc nói chung và sản xuất thuốc đau dạ dày nói riêng. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng hợp các mono hydroxit nhôm dạng Bemit, giả Bemit và gama oxit nhôm sử dụng các quy trình làm sạch khác nhau, khảo sát sự biến đổi theo nhiệt độ, pH, chất hoạt động bề mặt, xác định hàm lượng giả Bemit tối ưu để tạo gel nhằm thu được các mono hydroxit tinh khiết và đáp ứng được các chỉ tiêu trong sản xuất thuốc. Học viên: Vương Thanh Huyền
- 2 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. Nhôm hydroxit Nhôm hydroxit là 1 sản phẩm phổ biến và rất quan trọng trong ngành công nghiệp. Từ nhôm hydroxit có thể sản xuất ra nhôm kim loại siêu tinh khiết, sản xuất gốm sứ cao cấp, các loại thuốc, các chất hấp phụ và xúc tác. Theo cấu trúc thì nhôm hydroxit thường được chia làm hai loại: nhôm tri hydroxit Al(OH)3 và nhôm mono hydroxit AlO(OH). 1.1.1. Nhôm tri hydroxit Nhôm tri hydroxit được biết đến với nhiều dạng khác nhau, nhưng có ba dạng thông dụng nhất là Gibbsite, Bayerite và Nordstandite. Trong đó, Gibbsite là dạng tồn tại nhiều trong tự nhiên. Cả ba dạng trihydroxit này đều có cấu trúc lớp. Mỗi lớp gồm có hai mặt phẳng chứa đựng các nhóm OH- và những ion Al3+ thuộc lớp nằm giữa hai mặt phẳng đó và 2/3 thể tích của mỗi lỗ trống bát diện được chiếm bởi ion Al3+. Các lớp được liên kết với nhau bằng liên kết giữa các nhóm hydroxit ngay bên cạnh và gần nhất. Sự khác nhau trong cấu trúc của chúng là do không gian liên kết giữa các lớp. 1.1.1.1. Dạng Gibbsite Gibbsite là một dạng thù hình của nhôm tri hydroxit, nó là thành phần quan trọng nhất của Bôxit và cũng là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất nhôm kim loại từ quặng Bôxit. Thành phần hoá học: Gibbsite có công thức: Al2O3.3 H 2O =2Al(OH)3 Khối lượng riêng: 2,3 – 2,43 g/cm3 [8]. Cấu trúc Ô mạng cơ sở của Gibbsite gồm có 8 ion Al3+ và 24 ion OH-, tương ứng với 8 phân tử Al(OH)3. Các thông số mạng của Gibbsite:[8] Học viên: Vương Thanh Huyền
- 3 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 a = 8,54 ÷ 8,68 Ao; b = 5,06 ÷ 6,09 Ao; c = 9,21 ÷ 9,76 Ao; β = 85o16’ ÷ 85o26’. Gibbsite gồm những tinh thể đơn tà và có cấu trúc lớp, sự sắp xếp liên tiếp giữa các lớp bát diện của nhôm hydroxit, ion nhôm nằm ở trung tâm hình lục giác. Các bát diện nối với nhau bằng các đỉnh chung vào một vòng gồm 6 cạnh với thành phần Al6(OH)24 6- [8, 24]. (Hình 1.1) o Al Hình 1.1. Cấu tạo của Gibbsite Cấu trúc mạng tinh thể Gibbsite gồm các lớp từ tập hợp các vòng và các nhóm hydroxyl. Trong các lớp đó, ion OH- của lớp này nằm đối diện với lớp kia. Giữa các lớp được nối với nhau bằng liên kết OH-. Trong mạng lưới tinh thể của Gibbsite xuất hiện các tinh thể bó chặt trong các vòng bát diện Al(OH)3-6 (hình 1.2) [8]. Học viên: Vương Thanh Huyền
- 4 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 Hình 1.2. Mô hình cấu trúc của Gibbsite Điều chế: Có nhiều phương pháp điều chế Gibbsite như - Sục CO2 vào dung dịch natri aluminat, NaAlO2. - Kiềm hóa muối nhôm nitrat Al(NO3)3. - Axit hóa dung dịch natri aluminat với pH>12. 1.1.1.2. Dạng bayerite Bayerite là một khoáng chất không gặp trong tự nhiên mà chủ yếu được điều chế nhân tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bayerite có thể điều chế ra các loại hydroxit nhôm có hoạt tính. Điều chế: - Thủy phân aluminum alkoxide. - Già hóa keo nhôm hydroxit [30]. - Từ dung dịch muối nhôm với pH>10 [8]. - Sục CO2 vào dung dịch aluminat với nồng độ lên đến 200g/l Al2O3 trong điều kiện nhiệt độ phòng. Học viên: Vương Thanh Huyền
- 5 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 - Chế biến thủy nhiệt Gibbsite trong nồi áp lực, dưới áp lực của không khí hoặc CO2 ở nhiệt độ 100 – 105oC. Các thông số mạng của Bayerite: a = 5,01 ÷ 5,05 Ao; b = 8,50 ÷ 8,67 Ao; c = 4,73 ÷ 4,76 Ao; Thường là: a = 5.062, b = 8.671, c = 4.713, Z = 4; β = 90.27° [32]. Do khoảng cách giữa các lớp trong Bayerite nhỏ hơn trong Gibbsite nên khối lượng riêng của Bayerite lớn hơn một chút so với Gibbsite, d = 2,53 g/cm3 [34]. Cấu trúc: Bayerite có cấu trúc giống như Gibbsite, chỉ khác nhau về cách phân bố bát diện. Các lớp OH- trong Bayerite được phân bố theo hệ lục giác (hình 1.3). OH- Al3+ 0 5.01A Hình 1.3. Cấu trúc của bayerite Trong cấu trúc của Bayerite (hình 1.3), các nguyên tử của lớp thứ 3 phân bố trên các nguyên tử của lớp thứ nhất. Trong cấu trúc của Bayerite, 2/3 thể tích do cation Al3+ chiếm, còn lại 1/3 là ô trống. Cấu trúc lớp của Bayerite theo [34] thể hiện trên hình 1.4. Học viên: Vương Thanh Huyền
- 6 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 Hình 1.4. Cấu trúc lớp của Bayerite 1.1.1.3. Dạng Nordstrandite Nordstrandite được Van Nordstrandite cùng với một số tác giả khác đồng thời khám phá ra vào năm 1958 [27]. Các nhà khoa học đã lấy tên của nó là Nordstrandite – tên nhà khoa học đầu tiên tổng hợp được dạng hydroxit này. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp để điều chế Nordstrandite tinh khiết. Trong mọi phương pháp điều chế Nordstrandite đều thu được nhôm hydroxit dạng gel, bằng cách bão hoà với sự có mặt của các tác nhân tạo keo kelat như: etylen diamin, etylenglycol...[8] Học viên: Vương Thanh Huyền
- 7 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 Thành phần hoá học - Nordstransite có công thức: Al(OH)3 . - Khối lượng riêng: 2,42 – 2,43 g/cm3 [33]. Cấu trúc Các hằng số ô mạng cơ sở: a = 6,125 – 6,167 Ao; b = 6,923 – 6,936 Ao; c = 5,074 – 5,082 Ao. Nordstrandite thuộc hệ tinh thể tam tà: α= 95,62 o – 95,93o ; β= 98,62o – 99,08 o ; γ = 83,22o - 83,53o; Z = 4. [34] Mạng lưới tinh thể Nordstrandite được xây dựng bởi các bát diện Al(OH)3 trung hoà điện, vì vậy sự khác biệt so với tinh thể Gibbsite là do sự vắng mặt của ion kim loại trong mạng lưới tinh thể. Cấu trúc tinh thể của Nordstrandite chiếu lên mặt phẳng (100) (hình 1.5) [8]. Kích thước các liên kết trong Nordstrandite: O – Al = 1,73 Ao; O – O = 2,85 Ao. c Al o b Hình 1.5. Cấu trúc tinh thể của Nordstrandite 1.1.2. Nhôm mono hydroxit Có hai dạng thù hình của nhôm mono hydroxit được biết đến với cấu trúc tương tự nhau, đó là Bemit (Boehmite) và Diaspor (Diaspore). Dưới áp suất hơi nước bão hoà, cả ba loại tinh thể Al(OH)3 đều chuyển thành Học viên: Vương Thanh Huyền
- 8 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 AlO(OH) ở cùng một nhiệt độ là 375K. Tại nhiệt độ thấp hơn 575K, sự tạo thành Bemit chiếm ưu thế, trừ khi có sự tồn tại của hạt Diaspor. Sự tạo thành tự phát của Diaspor cần nhiệt độ cao hơn 575K và áp suất cao hơn 20MPa. 1.1.2.1. Nhôm mono hydroxit dạng Bemit Nhôm mono hydroxit dạng Bemit tồn tại ở hai trạng thái: dạng gel Bemit (còn gọi là dạng giả Bemit hay Boehmite gelatine) và dạng Bemit (Bemit tinh thể). Giả Bemit là thành phần chính trong Bauxite ở Châu Âu, từ giả Bemit có thể dễ dàng đều chế được các muối nhôm trung hoà, nhưng để tạo thành Bemit tinh thể cần phải xử lý thuỷ nhiệt trong giai đoạn tiếp theo. Thành phần hoá học: Bemit có công thức : Al2O3.H2O = 2AlO(OH). Khối lượng riêng: 3,00 – 3,20 g/cm3[8]. Cấu trúc: Ô mạng cơ sở của Bemit được cấu tạo từ 4 phân tử AlO(OH). Spin tinh thể của Bemit có dạng hình thoi. Các thông số ô mạng cơ sở: a = 2,85 – 2,87Ao; b = 12,20 – 12,24 Ao; c = 3,69 – 3,70 Ao. Tinh thể Bemit bao gồm các lớp đôi O, OH dạng gợn sóng trong đó các anion gói ghém chắc khít dạng lập phương. Các ion nhôm nằm trong trạng thái phối trí bát diện, nằm ở tâm hình bát diện. Mỗi ion Al3+ được bao bọc bởi 4 ion oxy và 2 nhóm hydroxyl. Theo hướng trục x, các hình bát diện nối với nhau bằng các cạnh, theo hướng trục z, chúng nối với nhau bằng các đỉnh bát diện. Bemit thường gặp ở trạng thái phân tán mịn. Cấu trúc tinh thể của nó được thể hiện trên hình 1.6. Học viên: Vương Thanh Huyền
- 9 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 Al Hình 1.6. Ô mạng cơ sở của Bemit Hình 1.7. Cấu trúc của tinh thể Bemit Trong cấu trúc của Bemit có hai loại nguyên tử oxy điển hình: - Loại các nguyên tử oxy được sắp xếp ở giữa các lớp và nó chia thành 4 hình bát diện. Học viên: Vương Thanh Huyền
- 10 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 - Loại các nguyên tử oxy được sắp xếp ở bên ngoài các lớp và nó chia thành 2 hình bát diện. Theo Van Oosterhou mô hình cấu trúc của Bemit như sau: Theo hướng trục a có mạch HO-Al-O. Hai trong số mạch này phân bố đối song với nhau, như vậy các nguyên tử oxy của mạch thứ 2 nằm trên cùng mức với các nguyên tử nhôm của lớp thứ nhất, kết quả tạo nên phân tử polime (hình 1.7 và hình 1.8). OH Al O O Al n OH OH- OH- OH- OH- OH- OH- OH- OH- OH- OH- - - OH OH OH- OH- O2- OH - OH- OH- Al3+ OH- OH- Hình 1.8. Cấu trúc dạng phân tử polime của Bemit 1.1.2.2. Nhôm mono hydroxit dạng Diaspor Nhôm mono hydroxit dạng Diaspor gặp nhiều trong thiên nhiên, trong các dạng đất sét và quặng Bôxit. Thành phần hoá học: Diaspor có công thức là : Al2O3. H2O =2AlO(OH). Học viên: Vương Thanh Huyền
- 11 Luận văn thạc sĩ Công nghệ Hoá học - Khoá 2006-2008 Khối lượng riêng: 3,2 – 3,5 g/cm3 [8, 34]. Cấu trúc: Ô mạng cơ sở của diaspor chứa 4 đơn vị AlOOH. Hằng số mạng: a = 4,39 – 4,43 Ao; b = 9,36 – 9,43 Ao; c = 2,8 – 2,84 Ao. Tinh thể Diaspor có dạng tấm, đôi khi có dạng hình kim hay dạng vẩy, phổ biến nhất là dạng hình lăng trụ (hình 1.9). Hình 1.9. Hình dạng tinh thể Diaspor Hình dạng của tinh thể Diaspor phụ thuộc vào nhiệt độ, độ bão hoà của môi trường và tốc độ kết tinh. Diaspor cũng giống như Bemit kết tinh ở hệ trục thoi. Các lớp nguyên tử oxy được bó chặt trong hệ lục giác là cơ sở của cấu trúc tinh thể diaspor (hình 1.10). Ion nhôm nằm ở vị trí bát diện giữa các lớp và tạo thành các dải khối bát diện theo hướng xác định. Học viên: Vương Thanh Huyền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn