intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:102

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá HST rừng đầu nguồn với những nội dung chính về đánh giá cấu trúc, đánh giá chức năng và đánh giá dịch vụ của HST rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ đó phân tích và xác định các nguyên nhân gây suy thoái và hậu quả do tác động từ việc suy thoái của các hệ sinh thái để tìm ra định hướng bảo tồn hợp lý các HST rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu, đánh giá hệ  sinh thái rừng đầu   nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý” là công trình nghiên cứu của  bản thân với sự  hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn Thụy. Nội dung, kết quả  trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ  luận văn nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Nga i
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự   dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động   viên to lớn của gia đình và những người thân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.   Trần Văn Thụy cùng những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp   đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt   tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ An,   phòng Kiểm soát ô nhiễm cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện   thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.  Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga                 ii
  3. MỤC LỤC Theo nguồn số liệu cung cấp từ Chi cục Kiểm Lâm, trong những năm gần đây, các  loại LSNG quí và đặc biệt các loài cây thuốc quí đã cạn kiệt. Những loại còn lại đến  năm 2014 chủ yếu là các loại quả như: bobo, hạt dẻ, sấu, cau, măng khô, mật ong,...  Còn một vài loại là mới đang khai thác ồ ạt trong những tháng gần đây như cây Chè  cỏ, Dây gai có tinh dầu the và lá co­ke và một số rễ và vỏ của các loài cây trong rừng   như: Mua, Na, Chay, Quao.                                                                                                 ............................................................................................       38 Với tốc độ khai thác như hiện nay thì sự cạn kiệt của các loại LSNG là rất nhanh   chóng và giá trị ĐDSH cũng suy giảm theo.                                                                       ...................................................................       38 iii
  4. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BTTN Bảo tồn thiên nhiên BVR Bảo vệ rừng CBD Công ước đa dạng sinh học DTSQ Dự trữ sinh quyển ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KBT Khu bảo tồn LSNG Lâm sản ngoài gỗ QHLN Quy hoạch lâm nghiệp QLBVR Quản lý bảo vệ rừng VQG Vườn quốc gia UBND Ủy ban nhân dân iv
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Theo nguồn số liệu cung cấp từ Chi cục Kiểm Lâm, trong những năm gần đây, các  loại LSNG quí và đặc biệt các loài cây thuốc quí đã cạn kiệt. Những loại còn lại đến  năm 2014 chủ yếu là các loại quả như: bobo, hạt dẻ, sấu, cau, măng khô, mật ong,...  Còn một vài loại là mới đang khai thác ồ ạt trong những tháng gần đây như cây Chè  cỏ, Dây gai có tinh dầu the và lá co­ke và một số rễ và vỏ của các loài cây trong rừng   như: Mua, Na, Chay, Quao.                                                                                                 ............................................................................................       38 Với tốc độ khai thác như hiện nay thì sự cạn kiệt của các loại LSNG là rất nhanh   chóng và giá trị ĐDSH cũng suy giảm theo.                                                                       ...................................................................       38 v
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Khai thác LSNG tại Pù Mát. 31 Hình 3.2 Đốt rừng làm nương rẫy tại Pù Huống. 34 Hình 3.3 Hoạt động khai thác vàng trái phép tại Pù Huống. 35 Hình 3.4 Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An. 42 Hình 3.5 Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên   44 đai thấp (VQG Pù Mát, 2014). Hình 3.6 Rừng   rậm   thường   xanh   nhiệt   đới   thứ   sinh   cây   lá   rộng  47 thường xanh (VQG Pù Huống, 2014). vi
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Theo nguồn số liệu cung cấp từ Chi cục Kiểm Lâm, trong những năm gần đây, các  loại LSNG quí và đặc biệt các loài cây thuốc quí đã cạn kiệt. Những loại còn lại đến  năm 2014 chủ yếu là các loại quả như: bobo, hạt dẻ, sấu, cau, măng khô, mật ong,...  Còn một vài loại là mới đang khai thác ồ ạt trong những tháng gần đây như cây Chè  cỏ, Dây gai có tinh dầu the và lá co­ke và một số rễ và vỏ của các loài cây trong rừng   như: Mua, Na, Chay, Quao.                                                                                                 ............................................................................................       38 Với tốc độ khai thác như hiện nay thì sự cạn kiệt của các loại LSNG là rất nhanh   chóng và giá trị ĐDSH cũng suy giảm theo.                                                                       ...................................................................       38 vii
  8. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ Lục 1. Danh lục các loài thực vật quý hiếm tại HST rừng đầu  75 nguồn Nghệ An Phụ Lục 2.   Danh lục các loài thú quý hiếm Hệ  sinh thái rừng đầu nguồn  82 Nghệ An Phụ Lục 3.   Danh lục các chim quý hiếm tại HST rừng đầu nguồn Nghệ An 85 Phụ Lục 4. Danh lục các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm 86 viii
  9. MỞ ĐẦU Nghệ  An là tỉnh thuộc khu vực Bắc trung b ộ  và đượ c đánh giá là một   trong những nơi có các hệ  sinh thái tự  nhiên rất phong phú và có độ  đa dạng   sinh học rất cao. Cũng như  các hệ  sinh thái tự  nhiên khác, hệ  sinh thái rừng  đầu nguồn tỉnh Nghệ An đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp s ản phẩm   và dịch vụ  cho sự  phát triển. Không những thế, hệ  sinh thái rừng đầu nguồn   tỉnh Nghệ An khá đa dạng và phong phú về  hệ  động thực vật, đồng thời cũng  là nơi cư trú của nhiều loài quý hiếm. Trong những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế, xã hội và đời sống đã   dần đưa tỉnh Nghệ An có những chuyển biến rõ nét. Tiến trình công nghiệp hóa,  hiện đại hóa và đô thị hóa đang có tác động mạnh mẽ làm tăng mức độ sử dụng   tài nguyên thiên nhiên. Là một trong những tỉnh được thiên nhiên  ưu đãi với các  hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú và độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, các hệ  sinh thái này lại đang đứng trước những áp lực vô cùng to lớn của việc gia tăng   dân số thêm vào đó là ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu…đã  và đang là mối đe dọa cho các hệ sinh thái đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm   trọng. Đứng trước những nguy cơ  đó, cùng với việc thực hiện quy hoạch tổng   thể  bảo tồn đa dạng sinh học của cả  nước đến năm 2020 đính hướng đến năm   2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 01 năm 2014 thì UBND   tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành kế hoạch hành động về bảo vệ đa dạng sinh học,   an toàn sinh học. Đây là những văn bản có tính pháp lý cao cho các kế hoạch hành  động bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để  có cơ  sở  dữ  liệu cho việc xây dựng, ban hành các chương trình, giải   pháp, kế hoạch thực hiện cụ thể trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học và phục  hồi các hệ  sinh thái tự  nhiên đang bị  suy thoái trên địa bàn tỉnh Nghệ  An nói  chung cũng như  các hệ  sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ  An nói  1
  10. riêng, học viên lựa chọn đề  tài "Nghiên cứu, đánh giá hệ  sinh thái rừng đầu   nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý" là một trong những bước  đi mở đầu cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh  học của các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh nhà. Với mục tiêu đặt ra là làm rõ hiện trạng tính đa dạng sinh học của hệ sinh  thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An hiện nay. Xác định đúng vai trò của các HST  rừng đầu nguồn trong lợi ích về sinh thái cảnh quan, môi trường và lợi ích kinh  tế. Đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá HST rừng đầu nguồn với những nội   dung chính về đánh giá cấu trúc, đánh giá chức năng và đánh giá dịch vụ của HST   rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ  An.   Từ  đó phân tích và xác định các  nguyên nhân gây suy thoái và hậu quả  do tác động từ  việc suy thoái của các hệ  sinh thái để  tìm ra định hướng bảo tồn hợp lý các HST rừng đầu nguồn trên địa  bàn tỉnh Nghệ An. 2
  11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên   cứu a) Vị trí địa lý Khu hệ  sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ  An nằm gọn trong khu vực   của khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An có tọa độ địa lý: Kinh độ:  103,874345 – 105,500152; vĩ độ: 18,579179 – 19,727594. Với tổng diện tích toàn  khu DTSQ là 1.303.285 ha thuộc địa bàn 9 huyện miền núi (Con Cuông, Anh Sơn,   Tương Dương, Quế  Phong, Quỳ  Châu, Quỳ  Hợp, Kỳ  Sơn, Thanh Chương, Tân   Kỳ) đồng thời có 440,8 km biên giới hữu nghị với nước CHDC Nhân dân Lào. 3
  12. b) Địa hình Hệ sinh thái rừng đầu nguồn thuộc Khu DTSQ miền Tây Nghệ  An có độ  cao so với mực nước biển là 2000m. Kết quả nghiên cứu các đặc điểm địa mạo  thuộc các huyện thuộc khu Hệ sinh thái rừng đầu nguồn cho thấy độ cao địa hình  nhìn chung thấp dần từ  Tây Bắc xuống Đông Nam. Bậc địa hình cao nhất phân  bố dọc theo biên giới Việt – Lào thành một dải dài theo phương Tây Bắc­ Đông  Nam tạo thành các đỉnh như đỉnh Pù Hoạt, Pù Miêng, Pù Samtie, Pù Tong Chinh,   Pù Xông, Pù Xai Lai Leng với độ cao từ  2000­2700 m. Thấp nhất là các bề  mặt   đáy thung lũng với độ cao từ 0­10 m phân bố dọc theo sông Cả và các sông suối   trong khu vực. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu thực tế, bản đồ địa mạo ảnh, bản  4
  13. đồ trắc lượng hình thái và các tài liệu có trước địa hình khu vực nghiên cứu được  chia thành hai nhóm bề mặt địa hình chính:  ­ Nhóm bề mặt nguồn gốc tích tụ: Khu vực nghiên cứu có hệ  thống sông   suối khá dày đặc song các sông suối đều ngắn, dốc, lòng hẹp, nước chảy xiết do   đó ít thuận lợi cho việc hình thành địa hình tích tụ. Vì lẽ  đó địa hình tích tụ  chỉ  chiếm điện tích rất nhỏ (khoảng 2%), bao gồm bãi bồi, bậc thềm I, bậc thềm II,  bậc thềm III, bề mặt tích tụ sườn – lũ tích, bề mặt tích tụ sông – lũ tích. ­ Nhóm bề mặt nguồn gốc bóc mòn xâm thực: Các bề mặt thuộc nhóm này  chiếm diện tích chủ  yếu của vùng nghiên cứu bao gồm các bề mặt san bằng và  các bề mặt sườn. c) Khí hậu, thủy văn khu vực: Nằm trong Khu DTSQ miền tây nên HST rừng đầu nguồn cũng nằm trong  vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông bắc  và Tây Nam. Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí   quyển đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu khu vực. Gió Tây khô nóng: đây là vùng chịu ảnh hưởng có gió Tây khô nóng. Hoạt   động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ  đầu và giữa mùa hè  (tháng 5­7). Trong những ngày này nhiệt tối cao có thể  vượt quá 40oC và độ  ẩm  tối thấp xuống dưới 30%. Mưa bão: Vùng này ít chịu  ảnh hưởng của mưa bão, hai tháng nhiều bão   nhất là tháng 9 và tháng 10. Bão tuy đã yếu nhưng thường kèm theo mưa lớn và  lụt lội. Nhìn chung đây là một trong những vùng có chế  độ  khí hậu ít thuận lợi   của tỉnh Nghệ An. Khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu miền Trường sơn Bắc, miền này  có khác với Đông Bắc và Tây Bắc nhưng riêng Pù Huống lại có những đặc thù  riêng. Khí hậu không những phân hóa theo độ  cao từ  200m đến 1600m mà còn  phân hóa do  ảnh hưởng yếu dần c ủa mùa Đông Bắc tới sườn Bắc Pù Huống  và sườn Nam lại chịu  ảnh hưởng của vùng khô hạn điển hình Mườ ng Xén­Kỳ  5
  14. Sơn. Sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam và suy yếu của gió mùa Đông Bắc khi  tới Pù Huống tạo nên những nét riêng của Pù Huống. Chế  độ  nhiệt, mưa  ẩm,   số  ngày mưa và  ẩm độ  cũng sai khác qua các trạm bao quanh Pù Huống như:  Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu… Chế  độ  thủy văn khu vực Pù Mát được các trạm thủy văn đo đạc và lưu  trữ cho thấy trong khu vực có hệ thống sông Cả chảy theo hướng TB – ĐN. Các  chi lưu phía hữu ngạn như  Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng lại chảy theo   hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả. Dưới góc độ giao thông   thuỷ  thì cả  ba con sông trên đều có thể  dùng bè mảng đi qua một số  đoạn nhất   định, riêng Khe Choang, Khe Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở  phía  hạ lưu. Nhìn chung mạng lưới sông suối khá dày đặc. Với lượng mưa trung bình   năm từ 1300­1400 mm, nguồn nước mặt trên diện tích của VQG lên tới hơn 3 tỷ  m3. Song lượng nước đó phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên tình  trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra. Thủy văn vùng Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ  sông: sông  Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là Nậm Xam chảy  qua huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, hệ  sông Hiếu với các  suối Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quang. Các hệ suối chính kể trên đều chảy từ  Tây Bắc xuống Đông Nam, cách nhau từ  10 – 25 km. Dòng chảy mạnh, thường   xuyên có nước cả mùa khô, mật độ suối nhánh từ 2 – 4 km/suối. Do địa hình chia  cắt sâu, đôi chỗ  do đứt gẫy mạnh đã hình thành nên nhiều thác nước trong Khu   bảo tồn mà thác lớn nhất có giá trị  cảnh quan du lịch là thác Sao Va. Những kết   quả khảo sát năm 1997 cho thấy rừng Pù Hoạt có bị tác động ở một số điểm ven  suối gần làng bản, nhưng tính nguyên sinh còn giữ được ở phần lớn diện tích với  tỷ lệ cao. d) Đất đai Vùng nghiên cứu chủ yếu ở vùng núi đặc điểm của đất bao gồm các nhóm  đất sau: 6
  15. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Phân bố trên một phạm vi  rộng khắp các huyện, tập trung nhiều ở Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh   Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ  Hợp. Đất đỏ  vàng trên phiến sét có hầu  hết ở các loại địa hình nhưng tập trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá  dày; ở các vùng thấp đất đỏ vàng trên phiến sét gặp nhiều trên các đồi đất, tầng  đất mỏng hoặc trung bình. Đất đỏ  vàng trên phiến sét ở  vùng có thảm thực vật  cây bụi là loại đất có độ phì khá, độ mùn từ 2 – 4%, đạm từ 0,1 ÷ 0,25%, lân từ  0,006 ÷ 0,07%, kali từ 1 ÷ 2%, độ chua cao, pHKCL 
  16. Đất đỏ  nâu trên đá vôi: Phân bố  rải rác  ở  các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn,   Quỳ Hợp,… Ngược lại với các loại đất khác, đất đỏ  nâu trên đá vôi ở  các vùng   địa hình thấp thường có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hoá và  rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có độ dày  tầng đất khá thường trên 50 cm, độ  phì  ở  đất đá vôi khá, mùn từ  2 ÷ 4%; đạm  trên 0,15%, đất chua pH 
  17. có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp, chuyên trồng các loại cây lương thực và   cây công nghiệp ngắn ngày.  e) Kinh tế xã hội  Một dải các Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống và Vườn Quốc   gia Pù Mát thuộc khu DTSQ miền Tây Nghệ  An sẽ  gắn kết những giá trị  tài  nguyên thiên nhiên và cảnh quan, truyền thống văn hóa góp phần phát triển kinh  tế đảm bảo xây dựng thành công chiến lược phát triển bền vững của đất nước.. Tiềm năng phát triển  du lịch sinh thái dựa trên nguồn tài nguyên thiên  nhiên trong toàn vùng rất đa dạng và phong phú. Du khách có thể khám phá những  giá trị  cảnh quan rất phong phú đặc sắc của toàn vùng từ  Pù Hoạt xuống Pù  Huống và tới Pù Mát, từ  những dãy núi Pù Hoạt – Pù Pha Lâng – Pù Nhích – Pù   Phà Nhà kéo dài xuống Pù Khạng, Pù Huống với đỉnh cao trên  1500 m nối tiếp  nhau (đỉnh cao nhất 2452 m) trên lưu vực sông Cả  về  phía Bắc ; dãy núi Pù Xai  Lai Leng, Pù Đen Đin, Pù Mát, Cao Vều trên lưu vực sông Cả  về phía Nam, với  nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Hệ thống sông suối thượng nguồn của lưu vực sông   Cả không chỉ tạo nên cảnh quan độc đáo mà còn đậm nét các vùng văn hóa nhân   văn bản sắc tộc người Thái (ven sông Hiếu, sông Nậm Mô, sông Khe Thơi), tộc  người Ơ Đu (ven sông Nậm Nơn), tộc người Đan Lai (sông Khe Choang), và đan  xen nhiều nền văn hóa ven sông suối. Đây chính là những giá trị  cảnh quan thiên  nhiên và giá trị  bản sắc các nền văn hóa gắn liền với tiềm năng du lịch mà vẫn   chưa được khai thác. Một số chính sách của địa phương đã khuyến khích phát triển du lịch sinh   thái lồng ghép các nội dung du lịch văn hóa, có sự  tham gia đích thực của các  cộng đồng tộc người bản địa, là một trong những thế  mạnh thúc đẩy phát triển   bền vững toàn vùng. Hoạt động du lịch với các mục tiêu nâng cao nhận thức bảo   tồn thiên nhiên và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đem lại những lợi ích   an sinh thực sự  cho địa phương có Khu dự  trữ  sinh quyển. Các hoạt động này   đang góp phần nâng cao hiệu quả  bảo tồn và tôn tạo những cảnh quan thiên   9
  18. nhiên, đa dạng sinh học, các nguồn gen nhiều loài quí hiếm. Chính công việc bảo   tồn sẽ trợ giúp cho phát triển kinh tế.  Thực hiện chỉ  đạo của Chính Phủ  về  Chương trình hỗ  trợ  phát triển các  dân tộc ít người đặc biệt khó khăn và có nguy cơ tuyệt chủng, triển khai dự án  “Hỗ  trợ  phát triển dân tộc  Ơ  Đu  ở  miền núi Nghệ  An” nhằm thực hiện phát  triển kinh tế – văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở vùng dân tộc Ơ  Đu đạt được  ổn định lâu dài, bảo tồn và phát huy những yếu tố  văn hóa đặc   trưng của người Ơ Đu bản địa. Hiện nay, vùng đệm thuộc các khu DTSQ đã tăng  cường các hoạt động phát triển kinh tế. Các hoạt động kinh tế  của cộng đồng  dân cư  vùng đệm là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và tham gia khai thác lâm   sản phi gỗ. Thu nhập chính của  đại bộ  phận người dân trong vùng từ  nông  nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên, trong vùng vẫn có những hộ  gia đình có nguồn   thu tiền mặt chủ  yếu từ  thu hái lâm sản. Nhìn chung, mức sống của người dân   trong vùng rất thấp do họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trong khi thiếu   đất canh tác, thiếu vốn đầu tư, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản   xuất và họ cũng không có nghề phụ. Cơ sở hạ tầng ở các xã vùng đệm gặp nhiều khó khăn. Hầu hết tất cả các xã   chưa tiếp cận với lưới điện quốc gia, phần lớn dân trong vùng dùng máy thuỷ điện   nhỏ.  Hệ thống giao thông trong vùng rất khó khăn, phần lớn các xã có thể  tiếp   cận bằng đường ô tô song là đường đất, hệ thống cầu chưa được xây dựng nên  rất khó tiếp cận trong mùa mưa. Hiện tại một vài xã chỉ  có thể  tiếp cận bằng  đường sông như  xã Hữu Khuông, Yên Tĩnh huyện Tương Dương. Mạng lưới  giáo dục đã tới các thôn bản song chưa đảm bảo chất lượng phục vụ. Cũng như  giáo dục, hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cũng gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng,   trang thiết bị và chất lượng cán bộ. 1.2. Khái quát các nghiên cứu chức năng hệ  sinh thái rừng trên thế  giới và ở Việt Nam 10
  19. 1.2.1. Trên thế giới Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý, nơi  mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và tương tác với   môi trường để phát triển ổn định theo thời gian thông qua hoạt động của các chu  trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.  Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là   sinh vật rừng và môi trường vật lý của chúng. Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái  rừng là trong tổ  thành thực vật, loài cây cao phải chiếm  ưu thế, chúng có một   mật độ nhất định mọc chung với nhau trên một diện tích nhất định, giữa các thực   vật hệ sinh thái rừng với nhau và giữa thực vật hệ sinh thái rừng với hoàn cảnh  có mối quan hệ  qua lại với nhau, hệ  sinh thái rừng luôn luôn vận động theo   những quy luật của hệ sinh thái và hình thành nên những quần xã có tính ổn định  cao, luôn diễn ra các quá trình chức năng để  đảm bảo duy trì tính  ổn định của  HST như: Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ trong hệ sinh thái. Điều khiển sinh học của môi trường hóa học trong hệ sinh thái. Quá trình sinh địa hóa học. Rừng đầu nguồn là hệ sinh thái rừng nằm thượng lưu của các lưu vực các   con sông. Cũng như  các hệ  sinh thái khác, hệ  sinh thái rừng đầu nguồn là một  trong những hệ sinh thái thành phần năng động nhất của sinh quyển. Rừng đầu   nguồn có  ảnh hưởng tổng hợp đến môi trường xung quanh, là trung tâm trong   việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ  cho sự phát triển bền vững của loài người.   Trong phạm vi  ảnh hưởng qua lại giữa rừng với sinh quyển, chúng ta có thể  nhận thấy một chức năng cực kỳ quan trọng của hệ sinh thái rừng là chức năng   sinh quyển. Đó là sự  hình thành sinh quyển và cải biến sinh quyển. Chức năng   này biểu hiện  ở chỗ, hệ sinh thái rừng có khả  năng cải biến tình trạng của sinh   quyển. Trên bình diện chung, chức năng sinh quyển của hệ sinh thái rừng là chức   năng lớn nhất. Nó biểu hiện ở khả năng hấp thu và cải biến năng lượng ánh sáng  11
  20. mặt trời, sản xuất chất hữu cơ và giải phóng ra oxy tự do. Những chức năng còn   lại (hình thành và cải biến khí hậu; hình thành và bảo vệ đất; hình thành và bảo  vệ  nguồn nước; hình thành sinh cảnh,…) là chức năng sản xuất và bảo tồn sự  sống.  Nhiều nghiên cứu đã chỉ  ra rằng: Các hệ  sinh thái là cơ  sở  sinh tồn của  mọi sự sống, bao gồm trong đó cả đời sống con người. Hệ sinh thái đảm bảo cho   sự  vận động không ngừng của các nguyên tố  hóa học giữa môi trường và quần   xã sinh vật, duy trì sự   ổn định và màu mỡ  của đất đai, điều tiết nước ngầm,   chống xói lở  bờ  bãi, điều hòa chế  độ  thủy văn, khí hậu, thời tiết, thanh lọc các   chất ô nhiễm. Ngoài ra, các hệ  sinh thái còn có các chức năng dịch vụ. Có thể  phân thành bốn loại dịch vụ của hệ sinh thái như sau: Dịch vụ cung cấp: Hệ sinh thái mang đến những lợi ích trực tiếp cho con   người, thường có giá trị  kinh tế  rõ ràng, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia,   đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; là cơ  sở  đảm bảo an ninh lương thực của đất, nước; duy trì nguồn gen tạo giống vật  nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược   liệu; cung cấp khoảng 80% lượng thủy sản khai thác từ vùng biển ven bờ và đáp  ứng gần 40% lượng protein cho người dân. Ở Việt Nam, khoảng 25 triệu người   sống trong hoặc gần rừng và khoảng 20% thu nhập của họ từ lầm sản ngoài gỗ.   Nghề thủy sản đem lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 8 triệu người và một  phần thu nhập cho khoảng 12 triệu người. Dịch vụ  văn hóa: Hệ sinh thái không chỉ cung cấp những lợi ích vật chất  trực tiếp mà còn đóng góp vào những nhu cầu lớn hơn của xã hội. Những nhu  cầu này khiến con người tự nguyện chi trả cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh   học. Các hệ  sinh thái có tính ĐDSH cao cung cấp giá trị  vô cùng to lớn cho các  ngành giải trí  ở  Việt Nam với các loại hình du lịch sinh thái đang dần dần phát   triển, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng  12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2