intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

96
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai, xây dựng các hệ thống sử dụng đất để từ đó đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất tại xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả mang tính bền vững, điều chỉnh việc quy hoạch một cách khoa học theo kịp những biến động của việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện một cách kịp thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------  ------ LÊ KHÁNH HỘI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------  ------ LÊ KHÁNH HỘI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện không trùng với bất kỳ luận văn, đề tài nào đã công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Lê Khánh Hội
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Cao Huần người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất bằng tất cả khả năng của mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng năm 2014 Học viên Lê Khánh Hội ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................6 1. Tính cấp thiết ...............................................................................................6 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ....................................................................7 3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7 4. Cơ sở tài liệu ................................................................................................7 5. Kết quả và ý nghĩa .......................................................................................7 6. Cấu trúc luận văn .........................................................................................8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .......................................................................9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai......................................9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất ...........................15 1.1.3. Các công trình nghiên có liên quan đến xã Mộ Đạo ............................18 1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất...................................................................................18 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan ...................................................18 1.2.2. Hệ thống sử dụng đất - phức hợp đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất .......................................................................................................21 1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển nông thôn mới ......22 1.2.4 . Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững ....................................................................23 1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................24 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ...........................................................................24 1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu ...................................................25 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................29 1
  6. CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO ..............................................30 2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ............................................................30 2.2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo ...........................................................30 2.3. Đặc điểm và vai trò của các hoạt động sử dụng đất đối với sự hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo ......................................34 2.4. Các hệ thống sử dụng đất xã Mộ Đạo ..................................................37 2.4.1. Các đơn vị đất đai ..................................................................................37 2.4.2. Các loại hình sử dụng đất ......................................................................39 2.4.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất .......................................................39 2.5. Tình hình sử dụng và quản lý đất xã Mộ Đạo .....................................41 2.5.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất .....................................................41 2.5.2. Tình hình quản lý đất đai .......................................................................45 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................50 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KINH TẾ SINH THÁI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO .....52 3.1. Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai ........................52 3.1.1. Đánh giá thích nghi sinh thái của các hệ thống sử dụng đất đai............52 3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................................................54 3.1.3. Phân tích hiệu quả xã hội và môi trƣờng ...............................................56 3.2. Đề xuất hƣớng lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo ....................................................................59 3.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất .....................................................................................59 3.2.2. Phân tích hiện trạng quy hoạch sử dụng đất .........................................59 2
  7. 3.2.3. Đề xuất nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dựa theo kết quả đánh giá hệ thống sử dụng đất .........................................................................68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................72 PHỤ LỤC ................................................................................................................74 3
  8. MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT FAO: Food and Agriculture Orangization (Tổ chức nông lƣơng của Liên hợp quốc) UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HTSDĐ: Hệ thống sử dụng đất QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất CNXH: Chủ nghĩa xã hội BVMT: Bảo vệ môi trƣờng 4
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất ......................................... 22 Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu........................................................................ 28 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động xã Mộ Đạo năm 2010 ...................... 34 Bảng 2.2. Đặc điểm các đơn vị đất đai.......................................................... 38 Bảng 2.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất .............................................. 40 Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 ...................................... 42 Bảng 2.5. Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất................. 47 Bảng 3.1. Đánh giá tính thích nghi của các hệ thống sử dụng đất .................... 52 Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ chuyên trồng lúa nước .................. 54 Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ trồng cây mầu vụ đông ................. 55 Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ nuôi trồng thủy sản ....................... 56 Bảng 3.5. Lượng phân bón và thuốc BVTV được dùng trong các HTSDĐ .... 58 Bảng 3.6. Diện tích các loại đất cấp huyện phân bổ cho xã Mộ Đạo trong kỳ quy hoạch sử dụng đất .............................................................................. 62 Bảng 3.7. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Mộ Đạo .......................................................................................................... 65 Bảng 3.8. Đề xuất một số nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ............. 68 5
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia, địa bàn để phân bố dân cƣ và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển quốc gia. Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cố định về vị trí, giới hạn về không gian. Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, dân số đông mật độ lớn, phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành ngày càng cao. Vì vậy qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng. Giúp cho các cấp các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai” vừa tránh đƣợc việc sử dụng chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí, hủy hoại môi trƣờng đất, đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của xã hội. Xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một xã nông nghiệp đang trên đà xây dựng nông thôn mới, việc triển khai quy hoạch sử dụng đất luôn xảy ra nhiều vấn đề bất cập, điều chỉnh chƣa phù hợp sử dụng đất theo quy hoạch dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất, nhân lực và các nguồn lực khác. Với mục tiêu là nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai, xây dựng các hệ thống sử dụng đất để từ đó đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch sử dụng đất tại xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả mang tính bền vững, điều chỉnh việc quy hoạch một cách khoa học theo kịp những biến động của việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện một cách kịp thời. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”. 6
  11. 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai về mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng đề xuất hƣớng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Mộ Đạo theo hƣớng bền vững. - Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng phát triển bền vững. - Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất chủ yếu. - Phân tích, đánh giá kinh tế - sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai (mức độ thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng) tại xã Mộ Đạo. - Đề xuất hƣớng quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 theo hƣớng bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ diện tích đất theo đơn vị hành chính xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp chủ yếu của xã. 4. Cơ sở tài liệu - Các báo cáo của các cấp: ủy ban nhân dân xã Mộ Đạo, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Công Thƣơng và phòng Nông nghiệp huyện Quế Võ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Các tài liệu về chính sách, pháp luật liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. - Các tài liệu và bản đồ đã đƣợc công bố có hiệu lực. - Các tài liệu khảo sát, điều tra thực tế. 5. Kết quả và ý nghĩa - Xây dựng đƣợc cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bề vững. - Xây dựng bản đồ hệ thống sử dụng đất đai và kết quả đánh giá. 7
  12. - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo hƣớng bền vững của xã Mộ Đạo. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Là tài liệu quan trọng tham khảo cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của xã Mộ Đạo. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững. Chƣơng 2: Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất đai và tình hình sử dụng đất xã Mộ Đạo. Chƣơng 3: Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo. 8
  13. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai 1.1.1.1. Trên thế giới Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nƣớc đã đề ra nội dung, phƣơng pháp đánh giá đất của mình. Đã có nhiều phƣơng pháp đánh giá đất khác nhau, nhƣng nhìn chung theo hai khuynh hƣớng: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét tới điều kiện tự nhiên. Nhƣng dù có theo phƣơng pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá, phân hạng. Phƣơng pháp đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ: theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai đƣợc tiến hành trên toàn Liên bang và đƣợc Bộ Nông nghiệp chủ trì. Công tác đánh giá đất đai nhằm mục đích: * Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất * Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp * Dự kiến số lƣợng và giá thành sản phẩm * Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch Đánh giá đất đƣợc chia theo hai hƣớng: đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu quả của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là: * Năng suất – giá thành sản phẩm * Mức hoàn vốn * Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy) 9
  14. Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất. Đánh giá đất chủ yếu dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình địa mạo, thổ nhƣỡng, nƣớc ngầm và thực vật. Nguyên tắc đánh giá mức độ thích hợp là chia khả năng sử dụng đất thành các nhóm và lớp trong đó nhóm đất thích hợp đƣợc tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhƣỡng nhƣ địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nƣớc. Kết quả đánh giá đất của Liên Xô (cũ) đã giúp cho việc thống kê tài nguyên đất đai và hoạch định chiến lƣợc sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất trong phạm vi toàn Liên bang Xô Viết. Đánh giá đất đai ở Mỹ Phƣơng pháp đánh giá đất đai của Mỹ là dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, các yếu tố này đƣợc chia thành hai nhóm: + Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không thể cải tạo đƣợc nhƣ độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt. + Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục đƣợc bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai nhƣ độ phì, thành phần dinh dƣỡng, những trở ngại về tƣới hoặc tiêu. Đánh giá mức độ khả năng sử dụng đất đai chủ yếu đƣợc xác định dựa trên những yếu tố hạn chế vĩnh viễn. Nguyên tắc chung của phƣơng pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn và khả năng chi phối mạnh đến sử dụng đất là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất. Tóm lại : Các nƣớc trên Thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nƣớc và ở mức độ chi tiết cho các vùng cụ thể. Hạng đất đƣợc phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nƣớc. 10
  15. Phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO: Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Tổ chức Nông nghiệp – Lƣơng thực của Liên hợp quốc (FAO) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nƣớc, xây dựng lên bản : Đề cƣơng đánh giá đất đai năm 1976. Tài liệu đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hành loạt các tài liệu hƣớng dẫn đã đƣợc xuất bản nhƣ : Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời năm 1983, cho các vùng nông nghiệp đƣợc tƣới năm 1985, đánh giá đất cho các vùng rừng năm 1984 và đánh giá đất cho đồng cỏ Trƣớc hết cần xác định : Đề cƣơng và hƣớng dẫn của FAO là khát quát toàn bộ nội dung, các bƣớc tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng cho sát đúng và phù hợp. Đề cƣơng đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất nhƣ sau : * Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá, phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể. * Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần thiết trên các loại đất đai khác nhau. * Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp * Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng * Khả năng thích nghi đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. * Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất. Đề cƣơng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá : sơ lƣợc, bán chi tiết và chi tiết ; hai phƣơng pháp đánh giá : phƣơng pháp hai bƣớc và phƣơng pháp song song để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. 11
  16. Trong đánh giá đất đƣợc chia thành hai bậc : thích hợp và không thích hợp Trong bậc thích hợp chia thành 3 hạng : * Thích hợp cao (Hight suitable) * Thích hợp trung bình (Moderately suitable) * Kém thích hợp (Marginally suitable) Bậc không thích hợp chia thành 2 hạng : * Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable) * Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently suitable) Từ lớp thích hợp trung bình và kém đƣợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lý, sử dụng đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra, các hƣớng dẫn cụ thể khác nhƣ : Xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị đất đai, phân hạng mức độ thích hợp… Có thể nói, đề cƣơng hƣớng dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh. 1.1.1.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu Xuất phát từ quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời, bằng những kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất nông nghiệp, khái niệm về đánh giá đất, phân hạng đất đã xuất hiện dựa vào kinh nghiệm để phân biệt loại đất tốt, đất xấu để bố trí thích hợp cho từng loại cây trồng. Năm 1092 thời nhà Lý ngƣời ta đã biết tiến hành đạc điền. Vào thời nhà Lê thế kỷ XV đã bắt đầu phân ra các hạng điền nhằm phục vụ công tác quản lý và thu thuế điền địa. Vào thời Gia Long nhà Nguyễn đã phân chia thành "Tứ hạng điền" và "Lục hạng thổ" để làm cơ sở cho việc mua bán và phân cấp ruộng đất Thời Pháp thuộc nhằm mục đích khai thác tài nguyên đất, công tác nghiên cứu đánh giá đất đƣợc chú ý và tiến hành nghiên cứu ở các vùng đất màu mỡ để xác định tiềm năng và lựa chọn đất đai lập đồn điền trồng cây ngắn ngày và dài ngày. 12
  17. Sau hoà bình lặp lại, các công trình nghiên cứu về đất cũng nhƣ đánh giá đất đai ở hai miền có những thành tựu khác nhau. Tại miền Bắc, đƣợc sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành điều tra ở miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000, mỗi huyện đều xây dựng đƣợc sơ đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000. Một số công trình nghiên cứu cơ bản về đất đƣợc công bố nhƣ Fridland V. M với "Một số kết quả nghiên cứu bƣớc đầu về đất miền Bắc Việt Nam"; Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu với "Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam", Tôn Thất Chiểu với "Tổng quan về điều tra phân loại đất Việt Nam"... Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản đã cùng một số cán bộ khoa học của Viện Thổ nhƣỡng nông hoá nhƣ Vũ Cao Thái, Đinh Văn Tính, Nguyễn Văn Thân... thực hiện công tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã thuộc 9 vùng chuyên canh thu đƣợc những kết quả phục vụ thiết thực cho công tác tổ chức lại sản xuất. Từ những năm 1989 đến năm 1995 nhiều công trình đánh giá đất ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO đƣợc tiến hành và thu đƣợc nhiều kết quả tốt nhƣ nghiên cứu của Vũ Cao Thái và một số tác giả xác định mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm Nguyễn Khang và Phạm Dƣơng Ƣng với những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Nguyễn Công Pho với đánh giá đất vùng đồng bằng Sông Hồng. Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân với đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu EA SOUP. Phạm Quang Khánh với kết quả nghiên cứu hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp và nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Đặc biệt khi Luật đất đai 1993 đƣợc ban hành, Tổng cục Địa Chính và sau là Bộ Tài nguyễn và Môi trƣờng triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, tất cả các cấp. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, các mối 13
  18. quan hệ đất đai đƣợc điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đất đai đƣợc tiếp cận với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Tạo một bƣớc cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lƣơng thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị hoá. Nói cách khác là sử dụng tài nguyên đất đƣợc hiệu quả hơn, kích thích phát triển của hiện tại mà không ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Ở Philippin:Từ 1974 - 1975 các nhà khoa học của Trung tâm phát triển đời sống nông thôn (MBRLC) tại Mindanao, đã tiến hành các thí nghiệm về việc sử dụng bằng hàng rào xanh chống xói mòn trên đất dốc, đó là kỹ thuật canh tác trên đất dốc (viết tắt là SALT). Mô hình SALT bao gồm nhiều dạng SALT1, SALT2, SALT3, SALT4. Kỹ thuật này đã tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, làm giàu đất và nâng cao năng suất cây trồng từ 2 - 3 lần so với canh tác truyền thống. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đƣờng đồng mức, góp phần bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái, chống xói mòn và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất so với các phƣơng thức canh tác trƣớc đây. Ở Thái Lan: Sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt sự tăng trƣởng kinh tế trong nông nghiệp một cách rõ rệt, các vùng nông thôn đều có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, phục vụ phúc lợi cho cộng đồng nâng cao. Thái Lan đã có những bƣớc tiến trong quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nhằm ổn định các chƣơng trình của Hoàng gia Thái Lan. Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở các nông thôn làng, xã đƣợc xây dựng theo mô hình mới với các phƣơng pháp hiện đại, với khu dân cƣ đƣợc bố trí tập trung, khu trung tâm bố trí các công trình phục vụ công cộng, khu sản xuất đƣợc bố trí ở vòng ngoài. 14
  19. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất Theo FAO: Quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng ở 3 cấp, cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố và cấp địa phƣơng (bao gồm cấp huyện và xã). Không cần thiết phải theo thứ tự cấp độ nào, tùy theo từng quốc gia mà có thể sử dụng cấp nào mà chính quyền nơi đó có thể quyết định đƣợc việc quy hoạch sử dụng đất đai. Sự tác động qua lại ở 3 cấp này là rất cần thiết và quan trọng. Ở mỗi cấp độ đƣợc quy hoạch thì mức độ chi tiết càng gia tăng theo chiều từ trên xuống và đặc biệt khi xuống cấp độ địa phƣơng thì sự tham gia của con ngƣời tại địa phƣơng giữ vai trò rất quan trọng. Quy trình lập quy hoạch theo FAO đƣợc tiến hành theo 10 bƣớc: - Thiết lập mục tiêu và các tƣ liệu có liên quan - Tổ chức công việc - Phân tích vấn đề - Xác định các cơ hội cho sự thay đổi - Đánh giá thích nghi đất đai: Đối với mỗi kiểu sử dụng đất đai triển vọng, cần xây dựng yêu cầu sử dụng đất đai và đối chiếu yêu cầu sử dụng đất đai này với những đặc tính của đất đai để cho ra đƣợc khả năng thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên cho các kiểu sử dụng có triển vọng đó. - Đánh giá sự lựa chọn trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng - Lọc ra những lựa chọn tốt nhất - Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai - Thực hiện quy hoạch - Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch 15
  20. Ở Việt Nam: Trƣớc năm 1993, quy hoạch sử dụng đất đai chƣa đƣợc coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ đƣợc thực hiện nhƣ một phần của quy hoạch phát triển ngành nông – lâm nghiệp. Thời kỳ 1986 – 1990, Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nƣớc Đến năm 1993 Luật Đất đai ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tƣơng đối đầy đủ hơn, đƣợc triển khai ở 4 cấp là: cả nƣớc, tỉnh, huyện, xã. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ – CP ngày 01/01/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phƣơng. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc đến năm 2010. Trong giai đoạn này “Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cƣờng hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…đã góp phần thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa. Đất có mục đích công cộng đƣợc quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân’’. Năm 2003, Luật Đất đai mới quy định tại mục 2 chƣơng II (gồm 10 điều); Nghị định số 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định tại chƣơng III (gồm 18 điều); Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, quy định tại chƣơng II (gồm 7 điều). Theo kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đến hết năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0