Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải, áp dụng thử nghiệm đánh giá công nghệ xử lý nước thải chế biến thuỷ sản tại Việt Nam
lượt xem 8
download
Nội dung nghiên cứu của đề tài là hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam; Phương pháp luận đánh giá công nghệ xử lý chất thải; Công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản; Áp dụng các tiêu chí đánh giá cho công nghệ xử lý nước thải của nhà máy chế biến thuỷ sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải, áp dụng thử nghiệm đánh giá công nghệ xử lý nước thải chế biến thuỷ sản tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGÔ HỒNG PHƯƠNG ----------------------------------------- NGÔ HỒNG PHƯƠNG NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI, ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KHOÁ: 2006-2008 HÀ NỘI - 2008
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------------------------------------- NGÔ HỒNG PHƯƠNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI, ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐẶNG KIM CHI HÀ NỘI - 2008
- MỤC LỤC Mở đầu Trang Chương I: Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam I.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải I.1.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải đô thị I.1.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp I.1.2.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp I.1.2.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải một số ngành công nghiệp I.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý khí thải công nghiệp I.2.1. Công nghệ xử lý bụi I.2.2. Công nghệ xử lý hơi, khí độc I.3. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại I.3.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị I.3.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại I.4. Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam Chương II: Phương pháp luận đánh giá công nghệ xử lý chất thải II.1. Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải trên thế giới II.2. Hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam II.2.1. Khái niệm về đánh giá công nghệ xử lý chất thải II.2.2. Hiện trạng hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam II.2.3. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải II.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải II.3.1. Định nghĩa về tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải II.3.2. Nguyên tắc lựa chọn, định hướng các tiêu chí đánh giá II.3.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá II.3.4. Lượng hoá các tiêu chí đánh giá Chương III: Công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản III.1. Hiện trạng sản xuất ngành chế biến thuỷ sản và các vấn đề môi trường III.1.1. Hiện trạng sản xuất ngành chế biến thuỷ sản III.1.2. Hiện trạng môi trường ngành chế biến thuỷ sản III.2. Công nghệ xử lý chất thải ngành chế biến thuỷ sản III.2.1. Công nghệ xử lý khí thải III.2.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn III.2.3. Công nghệ xử lý nước thải
- Chương IV: Áp dụng các tiêu chí đánh giá cho công nghệ xử lý nước thải của nhà máy chế biến thuỷ sản IV.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá IV.1.1. Đề xuất các tiêu chí đánh giá IV.1.2. Lượng hoá các tiêu chí đánh giá IV.2. Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy chế biến thuỷ sản được đánh giá IV.2.1. Công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh 8, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang IV.2.2. Công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau 2, Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Cà Mau IV.2.3. Công nghệ xử lý nước thải của Công ty cổ phần thuỷ sản và Xuất nhập khẩu Long An IV.3. Áp dụng các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho các nhà máy IV.4. Nhận xét về kết quả đánh giá tại ba nhà máy Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục
- 1 MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới (1986-2008), nền kinh tế của nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Bên cạnh những lợi ích kinh tế xã hội, sự phát triển cũng đã, đang và sẽ sinh ra một lượng lớn chất thải, thành phần chất thải ngày càng phức tạp, khó xử lý. Nếu không áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa, khống chế ô nhiễm một cách thích hợp và hiệu quả thì các chất thải này sẽ là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khoẻ của cộng đồng. Công nghệ môi trường phát triển như là một nhu cầu cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nói riêng. Nếu có thể lựa chọn được công nghệ thích hợp thì có thể giảm thiểu được các đe dọa tiềm tàng cho xã hội, kinh tế và tác động môi trường. Vì vậy hoạt động đánh giá công nghệ môi trường có thể giúp cho các nhà quy hoạch, các nhà quyết định chính sách và các đơn vị, cơ quan có chức năng, các cơ sở, nhà máy sản xuất xác định được các tác động tiềm tàng của các công nghệ xử lý chất thải thay thế trước khi xảy ra bất cứ các vấn đề liên quan đến môi trường hoặc sự cố môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường được sử dụng để kiểm tra các qui trình và đánh giá hoạt động của các công nghệ tiên tiến, hiện đại có sẵn hoặc có nhiều tiềm năng sử dụng trong thực tế để bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường, thúc đẩy việc đưa các công nghệ môi trường mới vào thị trường giúp cho các cơ sở, nhà máy sản xuất lựa chọn các công nghệ phù hợp trong việc quản lý chất lượng môi trường tại cơ sở mình theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Theo nguồn từ Cục Bảo vệ môi trường, công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ
- 2 môi trường bao gồm các chi thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó. Theo định nghĩa công nghệ môi trường là một khái niệm rộng, bao gồm: - Các biện pháp ngăn ngừa phát sinh chất thải như sản xuất sạch, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng (giảm thiểu tại nguồn); - Các biện pháp xử lý chất thải như tái chế, tái sử dụng, tái sinh, tiêu huỷ, chôn lấp (xử lý cuối đường ống). Tuy nhiên, Việt Nam hiện mới ở giai đoạn tập trung vào khâu xử lý chất thải cuối đường ống. Do đó, công nghệ xử lý chất thải đóng vai trò quyết định hiệu quả bảo vệ môi trường, nội dung của luận văn này sẽ tập trung vào nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải và áp dụng các tiêu chí này đánh giá công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thuỷ sản tại Việt Nam.
- 3 CHƯƠNG I HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM I.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải I.1.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải đô thị Quá trình xử lý nước thải được thực hiện theo nhiều bước, thực hiện ngay tại nơi hình thành nước thải (xử lý cục bộ), tại trạm xử lý nước thải tập trung và trong sông, hồ, nguồn tiếp tiếp nhận. Các bậc xử lý liên quan đến mức độ xử lý cần đạt được theo các tiêu chuẩn môi trường. Có thể phân loại các bậc xử lý thành: xử lý sơ bộ, xử lý bậc I, xử lý bậc II, xử lý bậc III (xử lý triệt để) theo nguyên tắc sau đây (hình I.1). Trong nội dung xử lý nước thải luôn bao gồm hai phần chính: xử lý nước thải và xử lý bùn cặn. Nội dung chính của quá trình xử lý nước thải bao gồm: - Xử lý các vật chất lơ lửng vào keo. - Xử lý các vật chất tan (chủ yếu là các chất hữu cơ). - Xử lý các chất dinh dưỡng (N, P...) - Diệt các vi sinh vật gây bệnh...
- 4 Nước thải sinh hoạt Nước thải bệnh viện Nước thải sản xuất Xử lý bậc I (Xử lý sơ bộ ) Khử trùng, diệt vi khuẩn gây bệnh dịch (các biện pháp hoá học hoặc vật lý) Khử chất độc hại và đảm bảo điều kiện Tách rác, cát và cặn lắngtrong làm việc bình thường cho các công trình nước thải xử lý sinh học (các biện pháp cơ học, hoá (các biện pháp cơ học) học hoặc lý hoá) Tách chất hữu cơ và một số chất Xử lý bậc II vô cơ trong nước thải (biện pháp sinh học) Xử lý bậc III Khử các chất dinh dưỡng (N,P) và khử (Xử lý triệt để) trùng NT (các biện pháp sinh hoá, hoá học hoặc hoá lý) Tự làm sạch Xả nước thải ra nguồn và tăng cường nguồn nước quá trình tự làm sạch của nguồn nước Hình I.1. Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn cho mỗi trường hợp cụ thể phụ thuộc vào hai yếu tố chính: thành phần, tính chất và các điều kiện đầu vào khác của nước thải, tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra. Sơ đồ chung của một trạm xử lý nước thải có thể biểu diễn thông qua hình I.2 dưới đây: Níc th¶i M«i trêng Xö lý níc th¶i tiÕp nhËn CÆn l¾ng cña níc th¶i N¬i sö dông Xö lý bïn cÆn hoÆc th¶i bá Hình I.2. Sơ đồ chung của một trạm xử lý nước thải.
- 5 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay ở Việt Nam: 1. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Trạm xử lý nước thải có công suất 8125 m3/ngày được thiết kế theo nguyên tắc xử lý sinh học điều kiện tự nhiên trong hệ thống hồ ổn định 3 giai đoạn. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải được nêu trên hình I.3. Nước thải thành phố Buôn Ma Thuột (chủ yếu là nước thải sinh hoạt Nước thải được qua lưới chắn rác để tách các tạp chất phân tán thô, lớn sau đó được phân lưu về hai hồ kị khí A1 và A2 có chiều sâu 6,0 m. Tại đây bắt đầu xử lý sinh học nước thải và bùn kị khí lắng ở đáy hồ sẽ được định kỳ nạo vét bằng máy bơm. Nước thải được tiếp tục xử lý trong hệ thống hồ tuỳ tiện (facultative) hai bậc (có chiều sâu 2,0 m). Tận dụng độ chênh cao địa hình, người ta đã bố trí các thác làm thoáng kiểu bậc để cung cấp ô xy cho hồ. Sau khi được xử lý bằng phương pháp ô xy hoá sinh hoá, nước thải tiếp tục qua hệ thống hồ xử lý triệt để (hồ maturation). Với chiều sâu lớp nước nhỏ (1,0 m), hồ sẽ tiếp nhận bức xạ ánh sáng mặt trời và các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Số coliform của nước thải sau hệ thống hồ này sẽ nhỏ hơn 10.000 MPN/100 ml. Nước thải sau quá trình xử lý đáp ứng TCVN 5945-1995 cột B được xả ra suối và tái sử dụng để tưới cà phê.
- 6 Nước thải Lưới chắn rác Bể phân lưu Hồ A1 Hồ A2 Hồ kị khí Tháp làm thoáng 1 Hồ F1.1 Hồ F1.2 Tháp làm thoáng 2 Hệ Hồ F2.1 Hồ F2.2 thống hồ Tuỳ tiện Bể phân lưu Hệ thống hồ M Bể phân lưu Sử dụng tưới cà phê Xả ra suối Hình I.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT thành phố Buôn Ma Thuộ t- [5] 2. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Trạm xử lý có công suất 2000 m3/ngày, nước thải từ các bể tự hoại từ các nhà vệ sinh được tách từ các tuyến cống chung trong khu vực chảy về trạm bơm, sau đó bơm về bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính (bể aeroten). Ô xy được cấp nhờ máy sục khí chìm dạng Jet. Tại đây diễn ra các
- 7 quá trình ô xy hoá sinh hoá các chất hữu cơ và nitrat hoá. Bùn hoạt tính theo nước thải được tách trong bể lắng đợt hai dạng lớp mỏng (lamen), một phần được bơm tuần hoàn về bể aeroten và phần dư được lên men trong bể ủ bùn. Nước thải sau khi xử lý sinh học được khử trùng bằng nước dung dịch hypoclorid và xả ra môi trường bên ngoài. Nước thải tách từ cống Các trạm bơm nước thảI khu vực thoát nước chung Bể Aeroten Bể ủ bùn Bể lắng đợt hai (dạng bể lamen) Máng trộn-khử trùng Xả ra nguồn nước Hình I.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT đô thị thành phố Hạ Long - [5] I.1.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp I.1.2.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Thành phần và tính chất nước thải công nghiệp tùy thuộc vào quy mô khu công nghiệp cũng như các loại hình ngành nghề trong khu công nghiệp. Nhìn chung trong nước thải của các khu công nghiệp hàm lượng các chất hữu cơ như COD, BOD, N, P đều cao. Ngoài ra các thành phần kim loại nặng như Pb, Cu, Zn, Ni, Cr,... đều ở mức khá cao, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất cơ
- 8 khí như mạ, cán thép,... do đó nếu không xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường bên ngoài thì đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn. Một số sơ đồ công nghệ XLNT khu công nghiệp hiện nay tại Việt Nam: Nứơc thải Máng lắng cát Sân phơi cát SCR thô Hố thu Máy nén khí Song chắn tinh ồi Bể chứa dầu Bể tuyển nổi và bọt Máy thổi khí Bể điều hòa Máy thổi khí Bể Aêrôten Bể Lắng đợt 2 Bể nén bùn b ứ Hồ sinh vật Polymer Máy ép bùn NaOCl Bể tiếp xúc Bùn thải Kênh Việt Thắng Bãi chôn lấp Bón cây Hình I.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT khu công nghiệp Bắc Thăng Long - [4]
- 9 Nước thải từ các nhà máy Bể lắng cát/song chắn rác Sân phơi cát thô Máy nén khí Hố thu Bể khuếch tán Bể tuyển nổi Bể điều hòa Bể SBR Bể tuyển nổi kết hợp Bể nén bùn keo tụ NaOCl Bể tiếp xúc Máy ép bùn Polymer Xả vào sông Đồng Nai Bùn thải Hình I.6. Sơ đồ công nghệ XLNT khu công nghiệp Biên Hòa II -[4] Nước thải từ cống chung Song chắn rác Bể điều hoà Bể điều chỉnh pH Bể lọc sinh học Bể sục khí bùn hoạt tính Bể lắng Khử trùng Kênh Bình Hoà Hình I.7. Sơ đồ công nghệ XLNT khu công nghiệpViệt Nam – Singapor - [4] I.1.2.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải một số ngành công nghiệp Nguồn gốc nước thải phát sinh chủ yếu tại Việt Nam là từ các nhà máy chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, sản xuất giấy bột giấy, chế biến cao su, .... Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng các công nghệ xử lý nước thải được chế tạo tại Việt Nam hay ngoại nhập. Tuy nhiên thực tế hoạt
- 10 động cho thấy, trừ một số hệ thống xử lý tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả chưa cao do trình độ thiết kế, chế tạo, chất lượng thiết bị, trình độ công nhân vận hành, ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao. Một số công nghệ xử lý nước thải được áp dụng tại Việt Nam hiện nay: 1. Hệ thống xử lý nước thải tại Công ty giấy Bình Minh, tỉnh Bắc Ninh Công suất: 30 m3/h Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, loại B. Hệ thống cấp khí Nước thải vào Bể điều Bể tuyển Hồ sinh Nước thải hoà nổi học ra sông Thu hồi bột giấy Hình I.8. Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT Công ty giấy Bình Minh -[7] 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng Công suất: 600 m3/ngày. Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, loại B.
- 11 Nước thải Bể cân bằng Bể trung hoà Bể keo tụ Bể tạo bông Bể lắng bậc 1 Bể nén bùn Bể trung hoà Bể dinh dưỡng Máy ép bùn Bùn khô Bể Aeroten Bể lắng bậc 2 Hố thu bùn Bể trung gian Bể lọc áp lực Bể trung gian Hệ thống thoát nước Hình I.9. Sơ đồ công nghệ XLNT Công ty Liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng - [7]
- 12 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Xí nghiệp cơ khí mạ Đà Nẵng Công suất: 30 m3/h Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, lọai B. Hoá chất Hoá chất điều chỉnh pH keo tụ Nước thải Bể Nước sau Bể trung hoà Bể keo tụ lắng xử lý sản xuất Xử lý Bùn bùn thải Hình I.10. Sơ đồ công nghệ XLNT Xí nghiệp cơ khí mạ Đà Nẵng - [4] 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – VIFON Công suất: 1.000 m3/ngày. Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945-1995, loại B.
- 13 Nước thải Lọc rác Bể cân bằng Bể keo tụ Bể tạo bông Bể lắng sơ bộ Bể sinh học theo mẻ Bể nén bùn Máy ép bùn Bùn khô đi Nguồn tiếp nhận chôn lấp Hình I.11. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – VIFON - [7] I.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý khí thải công nghiệp Công nghệ xử lý bụi và khí độc hại, một số cơ sở sản xuất cũ quy mô vừa và nhỏ có áp dụng các phương pháp xử lý đơn giản như: buồng lắng bụi, xiclon, lọc bụi túi vải, tháp rửa khí, tháp hấp thụ bằng vật liệu rỗng tưới nước. Nhìn chung các loại thiết bị và hệ thống xử lý khí ở khu vực này còn ở mức thấp do trình độ thiết kế, chế tạo, trình độ công nhân vận hành chưa được nâng
- 14 cao, cộng vào đó là ý thức của các chủ doanh nghiệp chưa thật sự tự giác trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý khí thải nhằm hạn chế phát thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Riêng đối với một số ngành công nghiệp quan trọng như: xi măng, nhiệt điện và nhất là các cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hệ thống xử lý khí thải tương đối quy mô và đồng bộ, bao gồm cả thiết bị lọc bụi xiclon, túi vải và tĩnh điện kết hợp với tháp hấp thụ bằng dung môi hay thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính, ... Các cơ sở này thường kết hợp xử lý bụi cũng như khí thải chung trong một hệ thống. I.2.1. Công nghệ xử lý bụi Tuỳ theo đặc thù của ngành công nghiệp, các cơ sở sản xuất thường áp dụng các công nghệ xử lý bụi như lọc bụi tĩnh điện, lọc túi vải, cylon hay bằng các dung môi, .... I.2.2.3. Công nghệ xử lý khí thải và bụi Một số sở đồ công nghệ xử lý bụi được áp dụng tại Việt Nam: OÁ ng khoù i Thieá t bò loï c buï i tuù i vaû i Quaï t Buï i Caù c chuï p huù t Hình I.12. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi dùng thiết bị lọc bụi túi vải - [4]
- 15 OÁng khoùi Loïc buïi tónh ñieän Caùc chuïp huùt Buïi Quaït Hình I.13. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi dùng thiết bị lọc bụi tĩnh điện - [4] Thieát bò Xyclon Thieát bò loïc buïi OÁng khoùi tuùi vaûi Caùc chuïp huùt Quaït Buïi Buïi Hình I.14. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi tại các cơ sở chế biến gỗ - [4] I.2.1. Công nghệ xử lý hơi, khí độc Hiện nay tại các khu công nghiệp phần lớn các loại khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu, hơi, khí thải từ các quá trình sản xuất đều được xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý. Đây là nguồn gây ô nhiễm trầm trọng cho không khí, nhất là vào giai đoạn bắt đầu của quá trình cháy. Với các nguồn ô nhiễm từ quá trình sản xuất thì số lượng doanh nghiệp có hệ thống xử lý không nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã có những nhà máy, công ty đã quan tâm đầu tư trong việc thiết kế lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải. Các hệ thống xử lý này bước đầu đã góp phần đáng kể trong việc khống chế, giảm thiểu ô nhiễm.
- 16 Một số sơ đồ công nghệ xử lý hơi, khí thải được áp dụng tại Việt Nam: Hình I.15. Công nghệ xử lý khí thải đốt phụ phẩm nông nghiệp - [4] Thaù p Thaù p haá p thuï haá p phuï OÁ ng khoù i Quaï t Nöôù c Caù c chuï p huù t Hình I.16. Sơ đồ công nghệ xử lý khí độc hại áp dụng tại các cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu - [4] Hình I.17. Công nghệ xử lý khí thải đốt phụ phẩm nông nghiệp - [4]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 193 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn