Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước các sông chính trên địa bàn TP Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu (đánh giá) diễn biến chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước trên các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Dự báo lưu lượng và tải lượng do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào các lưu vực sông chính trên địa bàn Tp. Hà Nội dựa trên hiện trạng phát triển dân số đến 2020 và quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2010 và tầm nhìn 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước các sông chính trên địa bàn TP Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------- LÊ KIM THOA NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Trần Văn Nhân HÀ NỘI, 2008
- Lời cảm ơn! Để hoàn thành được bản luận văn này trước tiên tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Trần Văn Nhân, Viện KHCNMT Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể các Thầy Cô giáo thuộc Viện KHCNMT Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt 2 năm học qua. Tôi cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS Lê Trình và các đồng nghiệp thuộc Viện Môi trường và Phát triển Bền vững đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Hà Nội, ngày 10/11/2008
- Viện KHCNMT i Luận văn thạc sỹ 2006-2008 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. iv Danh mục các Bảng ....................................................................................... v Danh mục các Hình ........................................................................................ vii MỞ ĐẦU 0.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1 0.2. Mục tiêu của luận văn ............................................................................. 2 0.3. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................... 2 0.4. Nội dung chính của luận văn................................................................... 2 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ................................................... 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM ......................................................... 4 1.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC .................................................................................6 1.3.1 Cách tiếp cận ..................................................................................... 6 1.3.2. Phương pháp luận đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng môi trường nước tại thành phố Hà Nội ............................................................. 7 CHƯƠNG 2 - DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI ........ 18 2.2. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................................................................................... 20 2.2.1. Sông Hồng ........................................................................................ 20 2.2.2. Sông Nhuệ ........................................................................................ 22 2.2.3. Sông Cầu............................................................................................... 23 Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT ii Luận văn thạc sỹ 2006-2008 2.2.3. Các sông nội thành Hà Nội .................................................................. 24 2.3. DIẾN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................ 26 2.3.1. Sông Hồng ............................................................................................ 26 2.3.2. Sông Nhuệ ............................................................................................ 32 2.3.2.1. Các lưu vực thoát nước vào sông Nhuệ ....................................... 33 2.3.2.2. Chất lượng nước ........................................................................... 34 2.3.3. Các sông nội thành ........................................................................... 43 2.3.4. Các sông khác .........................................................................................52 CHƯƠNG 3 - HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN 2020 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ... 57 3.1.1. Diến biến phát triển dân số các năm qua và dự báo đến năm 2010 ......57 3.1.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp ............................. 59 3.2. DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................................................................................................. 74 3.2.1. Dự báo lưu lượng và tải lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội đến 2020 ....................................................................................... 74 3.2.1.1 Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sinh hoạt ........................ 75 3.2.1.2. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP Hà Nội .... 76 3.2.1.3.Dự lưu lượng và tải lượng nước thải sinh hoạt đến năm 2020 ......... 77 3.2.2. Dự báo lưu lượng và tải lượng BOD phát sinh do nước thải công nghiệp của Hà Nội đến 2020 ...................................................................... 81 3.2.2.1. Đặc tính nước thải công nghiệp của Hà Nội ........................... 81 3.2.2.2. Dự báo lưu lượng và tải lượng BOD phát sinh do phát triển công nghiệp đến 2020 ............................................................................ 82 3.2.3. Dự báo ô nhiễm các sông trên địa bàn Hà Nội qua thông số BOD đến năm 2020 .................................................................................... 85 Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT iii Luận văn thạc sỹ 2006-2008 3.2.3.1. Dự báo ô nhiễm nước các sông khi không thực hiện xử lý nước thải ................................................................................................ 85 3.2.3.2. Dự báo ô nhiễm nước các sông khi thực hiện xử lý nước thải .....91 CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ ............................................. 92 4.1.1. Phân vùng chất lượng nước các vực nước trên địa bàn Hà Nội ..... 92 4.1.1.1. Phân loại chất lượng nước trên địa bàn Hà Nội ...................... 92 4.1.1.2. Phân vùng chất lượng nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội .. 94 4.1.2.Áp dụng bộ tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt và tiêu chuẩn về nước thải phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội ................ 95 4.1.3. Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước các sông trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................. 97 4.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT........................................... 97 4.2.1. Thống kê và quản lý các nguồn nước thải trên địa bàn Hà Nội....... 97 4.2.2. Quy hoạch thoát nước thải và xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung...................................................................................................... 100 4.2.3. Tuần hoàn lượng nước thải sau xử lý............................................... 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 107 PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................. 110 Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT iv Luận văn thạc sỹ 2006-2008 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AQI Chỉ số chất lượng không khí BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BVMT Bảo vệ môi trường CN Công nghiệp CLN Chất lượng nước COD Nhu cầu oxy hóa học DO Oxy hòa tan ĐBSH Đồng bằng sông Hồng EC Độ dẫn điện GPS Hệ thống định vị vệ tinh JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học và Công nghệ KTXH Kinh tế xã hội mg/L miligam/lít MPN Số sác xuất cao nhất Q. Quận SS Chất rắn lơ lửng TDS Tổng chất rắn tan TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCHN Tiêu chuẩn Hà Nội TCMT Tiêu chuẩn môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT Tài nguyên và Môi trường Tp Thành phố WB Ngân hàng Thế giới WQI Chỉ số chất lượng nước WHO Tổ chứcY tế Thế giới Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT v Luận văn thạc sỹ 2006-2008 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân loại mức độ ô nhiễm thông qua giá trị BOD .......................... 13 Bảng 2.1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ tại các sông nội thành Hà Nội mùa mưa 2006 ............................................................................ 44 Bảng 2.2. Hàm lượng chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ tại các sông nội thành Hà Nội mùa mưa 2007 ............................................................................ 44 Bảng 2.3. Hàm lượng các chất ô nhiễm các sông nội thành Hà Nội mùa khô năm 2006 .................................................................................................... 47 Bảng 2.4. Hàm lượng các chất ô nhiễm các sông nội thành Hà Nội mùa khô năm 2007 .................................................................................................... 48 Bảng 2.5. Hàm lượng các chất ô nhiễm trên các sông nội thành mùa mưa năm 2008 ............................................................................................................ 48 Bảng 3.1. Diễn biến phát triển dân số Thành phố Hà Nội từ 2004-2007 ........ 57 Bảng 3.2. Ước tính dân số thành phố Hà Nội đến 2020................................... 58 Bảng 3.3. Phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp theo quận huyện .................... 61 Bảng 3.4. Diện tích và số cơ sở CN đang hoạt động tại 9 cụm công nghiệp cũ trên địa bàn TP Hà Nội ................................................................................. 62 Bảng 3.5. Các cụm công nghiệp mới của TP Hà Nội (theo quy hoạch) .......... 70 Bảng 3.6. Ước tính lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh từ 9 cụm công nghiệp cũ của Hà Nội .............................................................................. 71 Bảng 3.7. Quy hoạch phát triển công nghiệp cho từng vùng môi trường đến 2020 ............................................................................................................. 73 Bảng 3.8. Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người .................................. 75 Bảng 3.9. Phân bố dân cư và lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh theo quanạ, huyện năm 2007 của thành phố Hà Nội ............................................... 76 Bảng 3.10. Ước tính lưu lượng nước thải trung bình tại các quanạ huyện trên địa bàn Hà Nội cũ đến 2020....................................................................... 77 Bảng 3.11. Ước tính tải lượng BOD trong nước thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội cũ đến 2020 khi không thực hiện xử lý................................................ 79 Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT vi Luận văn thạc sỹ 2006-2008 Bảng 3.12. Ước tính tải lượng BOD trong nước thải sinh hoạt tại 9 quận nội thành Hà Nội cũ đến 2020 khi thực hiện xử lý........................................... 80 Bảng 3.13. Thành phần chính của nước thải một số ngành công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội ...................................................................................... 81 Bảng 3.14. Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công nghiệp tại khu vực bờ phải sông Hồng .................................................... 83 Bảng 3.15. Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công nghiệp tại khu vực bờ trái sông Hồng, sông Đuống ................................ 83 Bảng 3.16. Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công nghiệp tại khu vực bờ phải sông Đuống .................................................. 84 Bảng 3.17. Dự báo tải lượng ô nhiễm BOD do nước thải sinh hoạt đưa vào sông Cà Lồ đến 2020 ................................................................................. 86 Bảng 3.18. Dự báo tải lượng ô nhiễm BOD do nước thải sinh hoạt đưa vào sông Hồng đến 2020 ................................................................................... 86 Bảng 3.19. Dự báo tải lượng ô nhiễm BOD do nước thải sinh hoạt đưa vào sông Nhuệ đến 2020 (đoạn Liên Mạc – đập Thanh Liệt).......................... 88 Bảng 3.20. Dự báo lưu lượng và thải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào các sông nội thành ....................................................................... 90 Bảng 3.21. Dự báo nồng độ BOD trên các sông nội thành do ô nhiễm nước thải sinh hoạt đến 2020 khi không xử lý ................................................. 90 Bảng 3.22. Dự báo ô nhiễm do nước thải sinh hoạt các sông nội thành đến 2020 khi thực hiện xử lý .................................................................................... 91 Bảng 4.1. Bảng đề xuất phân vùng chất lượng nước mặt ở Hà Nội ................ 94 Bảng 4.2. Bảng đề xuất áp dụng TCMT Hà Nội đối với chất lượng nước mặt ...................................................................................................................... 96 Bảng 4.3. Các công trình trên hệ thống thoát nước thải đến 2020................... 101 Bảng 4.4. Quy mô các trạm xử lý nước thải ở Hà Nội đến 2020..................... 102 Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT vii Luận văn thạc sỹ 2006-2008 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũ ...... 19 Hình 2.2. Sự biến thiên của DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Hồng theo hướng xuôi dòng (7/2008) ........................................................................... 30 Hình 2.3. Bản đồ cột mốc đo chất lượng nước khu vực sông Hồng theo hướng xuôi dòng (7/2008) ................................................................................... 31 Hình 2.4. Hàm lượng DO trên sông Nhuệ mùa mưa 2006, 2007 ...................... 35 Hình 2.5. Nồng độ BOD5 trên sông Nhuệ mùa mưa năm 2006, 2007.............. 36 Hình 2.6. Hàm lượng Coliform trên sông Nhuệ mùa mưa năm 2006, 2007 ..... 37 Hình 2.7. Hàm lượng DO trên sông Nhuệ mùa khô năm 2006, 2007 ............... 38 Hình 2.8. Nồng độ BOD5 trên sông Nhuệ mùa khô năm 2006, 2007 ............... 39 Hình 2.9. Hàm lượng coliform trên sông Nhuệ mùa khô năm 2006, 2007 ....... 41 Hình 2.10. Sự biến thiên DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Nhuệ theo hướng xuôi dòng (7/2008) ................................................................................... 41 Hình 2.11. Bản đồ đo chất lượng nước khu vực sông Nhuệ 7/2008.................. 42 Hình 2.12. Hàm lượng BOD5 trên các sông nội thành mùa mưa 2006, 2007 .. 45 Hình 2.13. Hàm lượng Coliform trên các sông nội thành mùa mưa ................ 46 Hình 2.14. Nồng độ BOD5 trên các sông nội thành mùa khô .......................... 49 Hình 2.15. Hàm lượng Coliform trên các sông nội thành mùa khô năm .......... 50 Hình 2.16. Sự biến thiên DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Cà Lồ theo hướng xuôi chiều (7/2008) .................................................................................. 53 Hình 2.17. Bản đồ đo chất lượng nước khu vực sông Cà Lồ 7/2008 ................ 54 Hình 2.18. Sự biến thiên của DO (mg/l), pH, và nhiệt độ trên sông Đuống theo hướng xuôi dòng (7/2008) ........................................................................... 56 Hình 2.19. Bản đồ cột mốc đo chất lượng nước khu vực sông Đuống theo hướng xuôi dòng, 7/2008 .................................................................................... 56 Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 1 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 MỞ ĐẦU 0.1 Đặt vấn đề Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, khoa học công nghệ, văn hoá mà còn là một trong các trung tâm kinh tế, đô thị lớn của đất nước. Trên diện tích hẹp 921,8 km2 [22] (địa giới trước khi sát nhập với tỉnh Hà Tây và 4 xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc – Hà Nội cũ) nhưng Hà Nội có 3,4445 triệu dân [7] (năm 2007) và hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, trung bình, hàng vạn cơ sở tiểu thủ công nghiệp, hàng trăm chuồng trại, chăn nuôi, hàng chục thị trấn... Hàng ngày, sông, hồ, mặt đất Hà Nội tiếp nhận trên 500.000 m3 nước thải các loại trong đó chỉ có khoảng 5% lượng nước thải được xử lý [28] , còn lại hầu hết nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước của thành phố. Chính vì vậy chất lượng nước các thủy vực trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang bị ô nhiễm nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các sông, hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Để có cở sở phục vụ cho quản lý chất lượng nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc nghiên cứu diễn biến chất lượng nước trên các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được thực hiện cấp bách nhằm cung cấp các thông tin có tính khoa học cho các nhà quản lý chất lượng nước tại Hà Nội nói chung. Với lý do trên tôi thực hiện đề tài luận văn: “Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước các sông chính trên địa bàn TP Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ”. Sông Hồng, sông Cầu, sông Nhuệ và các sông nội thành là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này. Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm cơ sở dữ liệu trong quản lý, cải thiện chất lượng nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 2 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 0.2. Mục tiêu của luận văn - Nghiên cứu (đánh giá) diễn biến chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước trên các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Dự báo lưu lượng và tải lượng do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào các lưu vực sông chính trên địa bàn Tp. Hà Nội dựa trên hiện trạng phát triển dân số đến 2020 và quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2010 và tầm nhìn 2020. - Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước các sông chính cho thành phố Hà Nội dựa vào các luận cứ khoa học đã nghiên cứu. 0.3. Ý nghĩa khoa học của luận văn Luận văn có các ý nghĩa khoa học sau: - Kết quả luận văn góp phần xác định rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá diễn biến và dự báo môi trường nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất được một số biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên những nhận định và đánh giá diễn biến chất lượng nước. 0.4. Nội dung chính của luận văn Luận văn này tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Xác định đặc điểm hiện trạng thủy văn, hiện trạng chất lượng nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội qua tổng hợp các tài liệu hiện có. - Đánh giá diễn biến chất lượng nước trên các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội theo không gian và thời gian. - Dự báo chất lượng nước các sông chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội dựa trên hiện trạng phát triển dân số và quy hoạch phát triển công nghiệp đến 2010 và tầm nhìn 2020. - Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước các sông chính. Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 3 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI Nghiên cứu (đánh giá) diễn biến chất lượng môi trường nói chung và nghiên cứu diễn biến chất lượng nước nói riêng thực chất là quá trình phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường. Mục đích của công việc này là cung cấp các thông tin đáng tin cậy về diễn biến môi trường theo không gian của mỗi vùng, mỗi quốc gia và theo các mốc thời gian để hỗ trợ quá trình ra các quyết định về phát triển kinh tế xã hội bền vững và chính sách quản lý môi trường phù hợp[12]. Vì vậy, theo luật pháp qui định, ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Nhật, Canada… từ những năm 1970 trở lại đây và phần lớn các nước đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Mexico, Nam Phi,…từ nhứng năm 1990 trở lại đây, ngoài việc tiến hành nghiên cứu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tổng quát của quốc gia, người ta thường tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường, tiến hành quan trắc môi trường, kiểm soát nguồn thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời ở các điểm “nóng” về môi trường hay các vấn đề môi trường bức bách của mỗi quốc gia. Ví dụ nư ở vùng Vịnh San Francisco (Mỹ) do phát triển mạnh đô thị và công nghiệp xung quanh Vịnh đã gây ra ô nhiễm nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên người ta đã xây dựng hệ thống quan trắc môi trường , thường xuyên đánh giá diễn biến môi trường và áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường cho vùng Vịnh này đã gần 40 năm qua (từ 1970 đến nay). Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 4 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 Tuơng tự như vậy đối với vùng hồ Lgunna ở Metro Manila (Philippines) người ta đã xây dựng chương trình quan trắc lâu dài để đánh giá diễn biến môi trường nước hồ, đề ra và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời đối với hồ. Quan trắc và đánh giá diễn biến môi trường không khí cũng như đề ra các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường riêng cho thành phố Osaka (Nhật Bản), quan trắc và đánh giá diễn biến môi trường nước ở Vịnh Minamata (tỉnh Kumamoto, Nhật Bản) từ 1960 đến nay, hay tương tự kiểm soát ô nhiễm nhiễm không khí ở vùng công nghiệp Ingolstadt (Công hòa liên bang Đức). Ở Kenya đã xây dựng một chương trình quản lý môi trường riêng cho hồ Nakuru vì hồ này đã trở nên ô nhiễm nghiêm trọng do tác động của phát triển đô thị và công nghiệp xung quanh hồ. Nước hồ này đã bị ô nhiễm nhiễm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, độ pH lên tới 10,5, độ dẫn điện trung bình là 36ms/cm, đa dạng sinh học của hồ bị suy giảm nghiêm trọng [12]. WB, ADB, ESCAP, UNDP, UNEP đã đề xuất nhiều phương pháp và hướng dẫn đánh giá tác động tương hỗ giữa phát triển kinh tế - xã hội – và diễn biến môi trường, cũng như đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH nhằm mục đích phát triển bền vững. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, trong thời gian 10 năm qua cũng như trong thời gian tới quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp đã và sẽ diễn ra rất sôi động đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta trong đó có thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy diễn biến môi trường của thủ đô Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung đang diễn ra ngày càng phức tạp, dẫn tới suy thoái tài nguyên môi trường đặc biệt là môi trường nước mặt. Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong đó việc đánh giá diễn biến và dự báo môi trường cho mỗi vùng là việc làm hết sức cấp bách. Trong khả năng và khuôn khổ của luận văn Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 5 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 này, tác giả không thể đánh giá diễn biến và dự báo môi trường nói chung cho toàn vùng thủ đô Hà Nội, vấn đề này đã được Phạm Ngọc Đăng chủ trì nghiên cứu trong Đề tài KHCN 07.11 “Nghiên cứu dự báo diễn biến môi trường và đề xuất các giải pháp BVMT Hà Nội đến năm 2010-2020”. Do vậy, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng nước các sông chính trên địa bàn Hà Nội. Như đã trình bày ở trên, do tính cấp bách về đánh giá và dự báo môi trường ở nước ta hiện nay nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này như: - Nghiên cứu biến động môi trường do các hoạt động kinh tế và quá trình đô thị hóa gây ra, các biện pháp làm sạch, đảm bảo phát triển bền vững vùng Hạ Long – Quảng Ninh – Hải Phòng. Đề tài KHCN07.06, Đặng Trung Thuận chỉ trì. - Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi môi trường do việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH Tây Nguyên, giai đoạn 1996-2010. Đề tài KHCN 07.05, Nguyễn Trọng Yêm Chủ trì. - Nghiên cứu biến động môi trường do quy hoạch phát triển KTXH, các biện pháp kiểm soát bảo đảm phát triển bền vững đồng bằng song Hồng. Đề tài KHCN.07.04, Phan Huy Chi chủ trì. - Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường tại một số khu đô thị và công nghiệp trọng điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Đề tài KHCN.07.12, Lâm Minh Triết chủ trì. Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã xây dựng phương pháp đánh giá sự biến động môi trường và lập bản đồ đánh giá sự biến động môi trường theo các thành phần môi trường vùng Tây Nguyên (Nguyễn Trọng Yêm và nnk, 2000). Sử dụng các mô hình toán để dự báo diến biến chất lượng môi trường theo các kịch bản phát triển quy hoạch vùng ĐBSH (Phan Huy Chi và nnk, Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 6 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 2000). Với những phương pháp đã lựa chọn, đề tài KHCN.07.11 đã đưa ra những dự báo có cơ sở định lượng về môi trường nước, không khí, chất thải rắn, tiếng ồn, giao thông,… và cho thấy tùy thuộc vào kịch bản phát triển mà các thông số môi trường biến đổi với các mức độ khác nhau (Phạm Ngọc Đăng và nnk, 1998). Đối với các lưu vực sông lớn trên địa bàn cả nước như lưu vực sông Đồng Nai – Sài Sòn, lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Cầu, Cục BVMT thuộc Bộ TNMT đã xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc diến biến chất lượng lượng nước cho 3 lưu vực này. Kết quả quan trắc chất lượng nước của chương trình này bắt đầu từ năm 2005 đến nay là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc đánh giá và dự báo biến đổi chất lượng môi trường nước các sông thuộc lưu vực do tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Ngoài các đề tài NCKH cấp Nhà nước kể trên thì trong lĩnh vực nghiên cứu này còn có một số đề tài nghiên cứu độc lập có liên quan như: 1. Đánh giá hiện trạng môi trường 6 vùng KTXH của Việt Nam, đề tài thực hiện trong 2 năm: 2001-2002, năm thứ nhất: Đánh giá hiện trạng môi trường vùng Đông Nam Bộ (Chủ trì thực hiện: Mai Hà, Ngô Kiều Oanh). 2. Xây dựng cơ sở khoa học quản lý môi trường lưu vực sông Đồng Nai, 2002 (Chủ trì, Lê Trình). 3. Các đề tài quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường của các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành trên cả nước và các trạm quan trắc và phân tích môi trường Quốc gia trong những năm gần đây. 1.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC 1.3.1 Cách tiếp cận - Phương pháp kế thừa: Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu và các báo cáo khoa học đã có về môi trường tại vùng thành phố Hà Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 7 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 Nội. Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin môi trường hiện có của thành phố Hà Nội, các kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan đã được thực hiện trong 5 năm trở lại đây. - Tiến hành khảo sát và quan trắc thực tế: tiến hành khảo sát và thu mẫu, phân tích tại khu vực cảng Hà Nội trên sông Hồng (sông lớn nhất tại Hà Nội) vào mùa khô năm 2008 nhằm phản ánh chân thực nhất chất lượng nước sông Hồng tại địa phận Hà Nội. Các phương pháp thu mẫu, bảo quản và xử lý mẫu được thực hiện theo các TCVN đã ban hành: - TCVN 5996-1995 - Hướng dẫn lấy mẫu nước sông, suối - TCVN 5992-1995 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu - TCVN 5993 - 1995 - Hướng dẫn bảo quản, xử lý mẫu - TCVN 6002 - 1995 - Xác định mangan - TCVN 5990 - 1995 - Xác định thuỷ ngân - TCVN 5988 - 1995 - Xác định thuỷ ngân - TCVN 6492 - 1999 – Xác định pH - TCVN 6187 – 2: 1996 – Xác định Coliform - TCVN 4566 – 88 - Xác định BOD5 - v.v... - Vận dụng phương pháp đánh giá nhanh chất thải để xác định một cách định lượng các nguồn thải gây ô nhiễm chất lượng nước trên các sông chính thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội. 1.3.2. Phương pháp luận đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng môi trường nước tại thành phố Hà Nội • Nhận dạng các tác động Để đánh giá diễn biến và dự báo ô nhiễm môi trường nước, trước hết cần phải nhận dạng đày đủ các tác động của phát triển kinh tế xã hội đối với môi trường nước. Vì hầu hết các tác động của phát triển KTXH đều có tác Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 8 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 động đến chất lượng môi trường nước, như là tác động của phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, nông, lâm thủy sản,... trong đó tác động mạnh nhất là do phát triển đô thị và công nghiệp. Dưới đây là nhận dạng các tác động môi trường nước do sự phát triển công nghiệp và đô thị tại thành phố Hà Nội [15]. Các hoạt động Các tác động tiêu cực đến tài nguyên Đánh giá nước tác động Giai đoạn xây dựng các KCN, nhà máy và khu đô thị Chuẩn bị giải phóng Thay đổi hệ sinh thái cạn và lớp đất bề xx mặt bằng mặt, gây xói mòn, cạn kiệt nguồn nước Di rời, tái định cư Tăng sử dụng nước tại nơi tái định cư, mở x rộng phạm vi ô nhiễm nguồn nước Cấp nước sinh hoạt Thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy, ảnh x và sản xuất trong quá hưởng đến hệ sinh thái thủy vực trình thi công Xả nước thải sinh Tăng nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ xx hoạt và sản xuất lửng, dầu mỡ,... trong thủy vực tiếp nhận nước thải Giai đoạn hoạt động của các nhà máy, KCN, khu đô thị Xả nước thải Ô nhiễm thủy vực tiếp nhận nước thải xx Các loại nước thải - Nước thải công Ô nhiễm do chất bẩn hoặc độc hại nguồn xx nghệ gốc công nghệ - Nước làm mát Tăng nhiệt độ của nước, ảnh hưởng đến hệ x sinh thái nước - Nước thải kho bãi Ô nhiễm dầu mỡ và các chất lơ lửng khác xx - Nước thải sinh hoạt Ô nhiễm hữu cơ, giảm hàm lượng oxi hòa xx tan trong nước Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 9 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 Các dạng chất thải Ô nhiễm do hưu cơ, chất độc hại, cặn lơ xx rắn (rác thải, chất lửng, các chất dinh dưỡng và coliform thải nguy hại, bùn cặn,...) Xả khí thải Mưa axit làm chua đất, giảm độ pH trong x nước ngần và nước mặt Xử lý khí thải Nước thải lọc khí và bụi chứa hàm lượng x chất lơ lửng lớn, pH cao gây ô nhiễm các thủy vực tiếp nhận Cấp nước sinh hoạt Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, giảm tiềm x và sản xuất năng cung cấp nước cho các mục đích khác Ghi chú: x : Tác động tiêu cực xx: Tác động rất tiêu cực • Phương pháp thông kê tập hợp số liệu quan trắc môi trường nước các sông chính trên địa bàn Hà Nội để đánh giá diến biến chất lượng nước quá khứ và dự báo xu thế biến đối trong tương lai Có hai cách đánh giá và dự báo diễn biến ô nhiễm môi trường nước mặt: - Phương pháp phân tích và thông kê số liệu quan trắc môi trường để hồi cứu quá khứ và dự báo tương lai. - Phương pháp tính theo mô hình biến đổi chất lượng nước. Phương pháp đo dạc ngoài hiện trường cần được thực hiện theo quy trình chung bao gồm: - Thu thập và tập hợp các số liệu về các nguồn ô nhiễm môi trường nước như nguồn ô nhiễm tự nhiên, nguồn nhân tạo (dân cư đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,...) - Các số liệu về sự cố môi trường Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 10 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 - Lấy mẫu và phân tích các mẫu về chất lượng nước bao gồm các thông số về lý hóa, sinh theo các phương pháp phân tích tiêu chuẩn. - Các số liệu về thủy văn,... - Bàn luận về kết quả phân tích, đánh giá diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm biến đổi theo thời gian và không gian, suy diễn dự báo tình trạng ô nhiễm nước trong tương lai. • Đánh giá diễn biến liên tục chất lượng nước các sông theo chiều dài sông Có hai cách đánh giá diễn biến chất lượng nước dựa vào số liệu quan trắc là: đánh giá diễn biến theo thời gian (nhờ vào thống kê, tập hợp số liệu quan trắc chất lượng nước theo thời gian) và phương pháp đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian (dựa vào kết quả đo đạc chất lượng nước liên tục theo chiều dài sông). Ở Việt Nam phương pháp đo đạc diễn biến chất lượng nước theo không gian đã được Lê Quốc Hùng và CTV triển khai thực hiện từ năm 1997. Bản chất của quá trình đo diễn biến liên tục chất lượng nước là: thiết bị quan trắc có gắn thiết bị định vị vệ tinh (GPS) gắn với phân tích nước và máy tính có chương trình chuyên dụng. Bằng thiết bị này, diễn biến chất lượng nước qua một vài thông số điển hình như pH, DO, EC, TDS qua từng mét trên cả dòng sông được thể hiện bằng bản đồ rất rõ nét và dễ đánh giá. • Dự báo thải lượng ô nhiễm môi trường nước - Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm [16] Được tính theo công thức: L= CxQ Trong đó, L: Tải lượng ô nhiễm (g/s) C: Nồng độ tác nhân ô nhiễm (g/m3) Học viên: Lê Kim Thoa
- Viện KHCNMT 11 Luận văn thạc sỹ 2006-2008 Q: Lưu lượng nước thải (m3/s) Trong thực tế việc xác định tải lượng bằng phương pháp đo lưu lượng nước thải và nồng độ ô nhiễm trong nước thải thường gặp khó khăn vì: - Lưu lượng nước thải của cơ sở sản xuất, khu dân cư và nồng độ tác nhân ô nhiễm thường thay đổi theo thời gian trong ngày và theo thời gian trong năm - Thiết bị thu mẫu và phân tích mẫu không đầy đủ. Để có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính tải lượng, nồng độ ô nhiễm trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân tích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề nghị sử dụng phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment). Hiện nay phương pháp này đã được chấp nhận và sử dụng tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, phương pháp này đã được giới thiệu và ứng dụng. Lưu lượng và thành phần nước thải đô thị và công nghiệp phụ thuộc vào nhiều thông số. Đối với nước thải, tải lượng L của chất ô nhiễm j có thể được thể hiện ở dạng toán học như sau: Lj=f (dạng nguồn thải, quy mô nguồn, quy trình công nghệ và đặc điểm thiết kế, tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu, đặc điểm sản phẩm, loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý, điều kiện môi trường xung quanh...). Các thông số trên đều đóng vai trò trong việc tạo ra nước thải và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Để xác định được Lj trước hết cần xác định hệ số tải lượng thải ej đối với chất ô nhiễm j qua phương trình: Lj (kg/năm) ej = Sản lượng (đơn vị sản phẩm/năm) Học viên: Lê Kim Thoa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn