intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn mô tả và tìm hiểu những đặc điểm tương đồng và dị biệt của phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong quá trình dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC HOÀNG THỊ HÀ NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHÉP TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội - 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC --- --- HOÀNG THỊ HÀ NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHÉP TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Khóa: 2005-2008 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Cổn Hà Nội - 2008
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................Trang 1. Lí do chọn đề tài.. ........................................ ..................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu .................................................................. 4 4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn ............................................................................... 5 5. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .......................................................................................... 7 1.1 Chỉ xuất và hồi chỉ .......................................................................................... 7 1.1.1 Chỉ xuất và các biểu thức chỉ xuất ............................................................... 7 1.1.2. Hồi chỉ và các phương tiện hồi chỉ ............................................................. 9 1.1.2.1 Khái niệm hồi chỉ ...................................................................................... 9 1.1.2.2 Các phương tiện hồi chỉ (Anaphoric Devices)........................................ 11 a. Đại từ nhân xưng (Pronouns) .......................................................................... 11 b. Chỉ định từ (Determiners) ............................................................................... 12 c. Liên hệ từ vựng ( Lexical Relationship) ......................................................... 13 d. Tỉnh lược (Ellipsis) ......................................................................................... 14 e. Thay thế (Substitution) .................................................................................... 15 f. Đồng vị ngữ (Apposition) ................................................................................ 16 1.2 Tỉnh lược và các chức năng của Tỉnh lược ................................................... 17 1.2.1 Khái niệm Tỉnh lược .................................................................................. 17 1.2.2 Các chức năng của tỉnh lược ..................................................................... 19 1.2.2.1 Tỉnh lược có chức năng rút gọn ............................................................. 20 1.2.2.2 Tỉnh lược có chức năng thay thế ............................................................. 22
  4. 1.2.2.4 Tỉnh lược có chức năng khứ chỉ.............................................................. 26 1.2.2.5 Tỉnh lược có chức năng hồi chỉ .............................................................. 27 1.3 Tỉnh lược hồi chỉ là gì? ................................................................................. 29 1.3.1 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh ....................................... 29 1.3.2 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Việt ....................................... 32 1.3.3 Quan điểm của luận văn về Tỉnh lược hồi chỉ ........................................... 37 CHƯƠNG 2: TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ CHỦ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..40 2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh................................................... 41 2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn .................................................. 41 2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (co- ordinated clauses) ................................................................................................................ 43 2.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép chính phụ (Subordinated clauses) ................................................................................................................ 47 2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt.................................................. 50 2.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn ................................................... 50 2.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập .................................. 53 2.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ ................................ 54 2.3 Đối chiếu và Chuyển dịch ............................................................................ 55 2.3.1 Đối chiếu .................................................................................................... 55 2.3.2 Chuyển dịch ............................................................................................... 59 2.3.2.1 Tương đồng ............................................................................................. 59 2.3.2.2 Khác biệt ................................................................................................. 60 2.4 Tiểu kết .......................................................................................................... 69 CHƯƠNG 3: TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........ 71 3.1 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh ..................................................... 72 3.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ ...................................................... 72 3.1.1.1 Chỉ tỉnh lược hồi chỉ thành phần động từ chính của vị ngữ.................... 72
  5. 3.1.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính (hoặc động từ tobe) + bổ ngữ………………………………………………………………………… ...... 74 3.1.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ ................................. 75 3.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ ........................................................... 78 3.1.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu đơn .................................. 79 3.1.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép đẳng lập ................. 80 3.1.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép chính phụ ............... 81 3.1.2.4 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu bị động ............................ 82 3.2 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Việt ..................................................... 83 3.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ ...................................................... 83 3.2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ ............................................ 83 3.2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ ................................. 84 3.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ ............................................................ 85 3.3 Đối chiếu và Chuyển dịch ............................................................................. 87 3.3.1. Đối chiếu ................................................................................................... 87 3.3.2 Chuyển dịch ............................................................................................... 89 3.3.2.1 Tương đồng ............................................................................................. 89 3.3.1.2 Khác biệt ................................................................................................. 91 3.4 Tiểu kết .......................................................................................................... 95 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 101
  6. CÁC QUY ƯỚC VIẾT TẮT TLHC: Tỉnh lược hồi chỉ TLHC CN: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ TLHC VN: Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ : rêzô TA: Tiếng Anh TV: Tiếng Việt NXB: Nhà xuất bản
  7. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trước sự phát triển mạnh mẽ và xu thế hội nhập toàn cầu của đất nước, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng chứng tỏ vị trí quan trọng trong xã hội. Do vậy, việc nắm vững những đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt và tiếng Anh là điều hết sức cần thiết để có thể truyền tải đầy đủ và chính xác nội dung thông điệp khi thực hiện chuyển dịch từ Anh sang Việt hay ngược lại. Chúng ta có thể nhận diện những đặc điểm tương đồng hay dị biệt này giữa hai ngôn ngữ này qua nhiều khía cạnh như ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng... Tuy nhiên, ít ai biết rằng có một hiện tượng ngữ pháp xảy ra khá phổ biến có thể giúp ta nhận thấy rất rõ những đặc điểm khác nhau và giống nhau giữa hai ngôn ngữ trong quá trình chuyển dịch, đó là hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ. Tỉnh lược hồi chỉ là một hiện tượng khá phức tạp. Như ta đã biết, tỉnh lược là phương thức liên kết quan trọng trong hệ thống liên kết văn bản. Nó đã vượt qua giới hạn của một phát ngôn để thể hiện sự duy trì liên kết ở mức độ giữa các phát ngôn khác nhau trong văn bản. Hơn thế nữa, nó cũng góp phần tạo cho văn bản tính hệ thống chặt chẽ và chính xác mà lại tiết kiệm được ngôn từ. Tỉnh lược hồi chỉ là một dạng đặc biệt của phương thức tỉnh lược. Nó không những đem lại những hiệu quả ngữ dụng cũng như tính mạch lạc cao hơn cả các phương thức liên kết thông thường mà còn được đánh giá là một trong những biện pháp rút gọn và liên kết tối ưu nhất. Bàn về vấn đề này, tác giả Cao Xuân Hạo [5, 198] đã sử dụng thuật ngữ "hồi chỉ rê rô" và có nhận xét trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1) như sau: “Một câu không có yếu tố hồi chỉ thì tính độc lập của nó cao hơn và do đó ít gắn bó với văn cảnh hơn một câu có yếu tố hồi chỉ, trong đó có cả hồi chỉ  (Tỉnh lược)”. Hoàng Thị Hà 1
  8. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt Ta có thể thấy rằng vấn đề này đã được đề cập đến tương đối nhiều trong nghiên cứu ngôn ngữ học với nhiều thuật ngữ khác nhau: hồi chỉ zê rô, tỉnh lược hồi chỉ, thế bằng zê rô... Sở dĩ chưa có sự thống nhất về tên gọi là do những khác biệt về quan điểm và góc độ nhìn nhận từ nhiều cách tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu. Hơn thế nữa, phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt có những đặc điểm khác biệt nhau về hình thức cấu trúc và tần số xuất hiện trong quá trình dịch thuật. Do vậy, khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, các câu có chứa phương thức tỉnh lược hồi chỉ không phải lúc nào cũng tương ứng hoàn toàn về cấu trúc cũng như dạng thức liên kết. Sau đây là một ví dụ về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ: (1) The King was so charmed with his address that he ordered a little chair to be made, in order that Tom might sit upon his table, and  also a palace of gold, a span high, with a door an inch wide, to live in. (Đức vua rất vui thích vì sự khôn ngoan của chú. Ngài ra lệnh thuê làm một chiếc ghế tựa nhỏ và đặt lên trên bàn của ngài cho Tôm ngồi. Ngài cũng sai làm một chiếc lâu đài bằng vàng cao một gang tay, với một cái cửa ra vào rộng một insơ để chú ở.) (Truyện chú Tôm tí hon, Tr18, Truyện cổ tích Anh, NXB Giáo dục 2003) Xét ví dụ trên, ta có thể thấy rằng câu nguyên bản tiếng Anh là một câu ghép nhiều vế lại với nhau. Trong đó có một chuỗi quy chiếu hồi chỉ đến một chủ thể làm chủ ngữ lần lượt là: “the King” (Đức vua) - “he” (ngài) - “”. Trong câu này, chủ ngữ cuối cùng là , nghĩa là chủ thể đã được tỉnh lược hồi chỉ, thay vì lặp lại từ "he". Tuy nhiên khi câu tiếng Anh này được chuyển dịch sang tiếng Việt thì đã có sự khác biệt rõ ràng. Mặc dù khi chuyển dịch sang tiếng Việt, ý nghĩa nội dung của câu không thay đổi nhưng rõ ràng đã có sự khác biệt về cấu trúc và phương thức sử dụng để liên kết hồi chỉ. Lúc này câu ghép tiếng Anh đã được chuyển dịch sang thành ba câu đơn riêng biệt và có chuỗi quy chiếu hồi chỉ giữa các câu đơn là: “Đức vua” - “ngài” - “ngài”. Hoàng Thị Hà 2
  9. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt Như vậy, trong câu tiếng Việt đã không còn sử dụng phương thức liên kết tỉnh lược hồi chỉ như trong câu gốc tiếng Anh nữa mà thay thế bằng phương thức liên kết lặp từ vựng “ngài”. Như vậy ta thấy có sự khác biệt rõ ràng về cấu trúc ngữ pháp cũng như cách sử dụng phương thức liên kết khi chuyển dịch bản tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng nội dung thông báo thì vẫn không thay đổi. Mặc dù có một vai trò quan trọng trong liên kết văn bản nhưng trên thực tế tỉnh lược hồi chỉ vẫn là một vấn đề hết sức phức tạp, gây ra nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Đặc biệt, theo hiểu biết của chúng tôi, hiện nay chưa có công trình khoa học nào đi nghiên cứu sâu về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ, nhất là trên bình diện đối chiếu trên cứ liệu hai ngôn ngữ Anh - Việt. Để góp phần tìm hiểu thêm phương thức tỉnh lược hồi chỉ cũng như để thấy được những đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thông qua việc đối chiếu ngữ liệu Anh - Việt có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ, luận văn của chúng tôi nhằm đến hai mục đích cụ thể sau: (1) Mô tả và tìm hiểu những đặc điểm tương đồng và dị biệt của phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong quá trình dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt. (2) Khảo sát các cách chuyển dịch phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh sang tiếng Việt. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát của chúng tôi là các dạng thức biểu hiện của tỉnh lược hồi chỉ các thành phần của nòng cốt câu là: Chủ ngữ, vị ngữ trong tiếng Anh và dạng thức tương ứng trong tiếng Việt ở cấp độ câu và chuỗi câu. Tuy nhiên, tỉnh lược hồi chỉ là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu hiện tượng này trong khuôn khổ đối chiếu tiếng Anh và tiếng việt trên bình diện dịch thuật và tần số xuất hiện trên ngữ liệu song ngữ Anh - Việt. Hoàng Thị Hà 3
  10. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt 3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp quy nạp. Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cụ thể như phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích đối chiếu và phương pháp thống kê. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được sử dụng nhằm khảo sát và mô tả các đặc điểm ngữ nghĩa của các dạng tỉnh lược hồi chỉ và phân loại chúng trên tư liệu hai ngôn ngữ trước khi tiến hành phân tích đối chiếu. - Phương pháp phân tích - đối chiếu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu với quan điểm lấy tiếng Anh làm xuất phát điểm để đối chiếu với tiếng Việt. Qua đó, chúng tôi xem xét tính tương ứng hay không tương ứng, hay nói cách khác là những tương đồng hay dị biệt giữa tỉnh lược hồi chỉ trong văn bản tiếng Anh và dạng thức tương ứng trong văn bản dịch tiếng Việt. Để tiến hành phân tích, đối chiếu sự giống nhau và khác nhau của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một cách thuận lợi và chính xác, chúng tôi sẽ trích dẫn những tư liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. - Phương pháp thống kê: Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thu thập tư liệu về tần số xuất hiện của phương thức liên kết tỉnh lược hồi chỉ trong các văn bản song ngữ Anh - Việt. Về tư liệu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thống kê tư liệu trong những văn bản song ngữ Anh - Việt có độ tin cậy cao về mặt dịch thuật. Chúng tôi đã thu thập được 204 phiếu (trong đó mỗi phiếu là phần trích dẫn tiếng Anh và đi kèm theo là phần tiếng Việt đối dịch tương ứng), được chọn lọc ra từ 1.484 câu của 6 văn bản song ngữ Anh – Việt. Các tác phẩm được trích dẫn bao gồm: (1) Cái chết trắng (White Death), Tim Vicary, Thôn Bạch Hạc dịch, Nhà Xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1999. Hoàng Thị Hà 4
  11. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (2) Chú mèo đi hia (Puss in boots), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. (3) Đích Uýtingtơn - Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn (Dick Whittington), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. (4) Truyện chú Tôm tí hon (The history of Tom Thumb), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. (5) Cô bé mặc áo choàng mũ đỏ (Red Riding Hood), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. (6) Cậu Giắc và cây đậu (Jack and the Beanstalk), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. 4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn - Ý nghĩa lí luận: Theo những tài liệu mà chúng tôi có được thì cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách có hệ thống và đầy đủ. Do vậy chúng tôi mong muốn đưa ra những tìm hiểu ban đầu về tỉnh lược hồi chỉ cũng như những nét tương đồng và dị biệt của hiện tượng này giữa hai ngôn ngữ, góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề này cùng với các nhà Anh ngữ và Việt ngữ học. - Ý nghĩa thực tiễn: Phương thức liên kết tỉnh lược hồi chỉ được đánh giá là một trong các phương thức đem lại hiệu quả liên kết và ngữ dụng tối ưu nhất. Do vậy, chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ đóng góp phần vào việc phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ và kiến giải vấn đề để nâng cao hiệu năng trong sử dụng và nghiên cứu, nhất là nâng cao chất lượng dịch thuật, giảng dạy tiếng Việt cho người Việt và cho người nói tiếng Anh học tiếng Việt. Từ đó, giúp cho người học có thể phân tích và tiếp thụ văn bản song ngữ Anh - Việt một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi hiện nay tiếng Anh ngày càng có vị thế quan trọng trong xã Hoàng Thị Hà 5
  12. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt hội chúng ta và tiếng Việt đã và đang trở thành một ngoại ngữ thực sự và có phạm vi ứng dụng rộng rãi. 5. Bố cục của luận văn Trong khuôn khổ luận văn này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chúng tôi sẽ trình bày phần nội dung gồm các chương sau đây: - Chương 1: Cơ sở lí luận chung - Chương 2: Đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt và khảo sát khả năng chuyển dịch. - Chương 3: Đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt và khảo sát khả năng chuyển dịch. Ngoài ra, luận văn còn có phần phụ lục bao gồm 204 phiếu tư liệu tiếng Anh có chứa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ và phần đối dịch tiếng Việt được trích dẫn từ các văn bản song ngữ Anh - Việt hiện đại. Hoàng Thị Hà 6
  13. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Chỉ xuất và hồi chỉ 1.1.1 Chỉ xuất và các biểu thức chỉ xuất Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học (Tập II: Ngữ dụng học) thì chỉ xuất (dexis) là phương thức chiếu vật dựa trên hành động chỉ trỏ. Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là: sự vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với của người chỉ và trong tầm nhìn của cả người chỉ lẫn người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc. Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theo hướng nhìn thẳng của người này. Quy tắc này sẽ giải thích sự chiếu vật bằng chỉ xuất trong ngôn ngữ. [2, 72] Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức chỉ xuất. Trong đó có thể liệt kê ra ba phạm trù chỉ xuất trong các ngôn ngữ là phạm trù ngôi (nhân xưng), phạm trù chỉ xuất không gian, phạm trù chỉ xuất thời gian. - Phạm trù ngôi (tức nhân xưng): Phạm trù ngôi hay phạm trừ xưng hô bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn. Như thế, phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói. Khi vai trò người nói luân chuyển thì ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai cũng thay đổi theo: ở lời nói của Sp1 thì Sp1 là tôi (I), còn Sp2 là anh (you). Đến khi Sp2 nói thì Sp2 sẽ là tôi (I) còn Sp1 sẽ là anh (you). [2, 72] - Phạm trù chỉ xuất không gian: Là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật (sự kiện) theo vị trí tương đối của nó trong không gian theo một Hoàng Thị Hà 7
  14. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt điểm mốc để định vị không gian của sự vật, sự việc. Hoặc người ta lấy một điểm không gian làm điểm mốc định vị sự vật, sự việc. - Phạm trù chỉ xuất thời gian: Là phương thức chiếu vật bằng cách lấy lấy thời điểm nói năng làm điểm gốc. Hiện tại, quá khứ, tương lai là so với thời gian nói - điểm gốc đó. Đó là các từ như: now (bây giờ), then (bấy giờ),... Trong chỉ xuất có sự phân biệt giữa nội chỉ (endophoric) và ngoại chỉ (exophoric). Biểu thức chỉ xuất ngoại chỉ khi sự vật - nghĩa chiếu vật của nó nằm ngoài diễn ngôn, trong thế giới thực tại. Biểu thức chiếu vật nội chỉ khi sự vật - nghĩa chiếu vật cuả nó đã nằm trong diễn ngôn (tức nằm trong nhận thức của người nói, người nghe). [2, 74] Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi chỉ bàn về vấn đề nội chỉ, nghĩa là vấn đề chỉ xuất trong diễn ngôn (chỉ xuất trong văn bản) và cụ thể là phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong văn bản. Nội chỉ là phương thức chỉ xuất sự vật đang được nói đến trong một lời nói, một phát ngôn theo việc nó đã được nói đến trong tiền văn hay nó sẽ được nói tới trong hậu văn hay không. Biểu thức chiếu vật đang nói tới trong phát ngôn được dùng để thay thế cho sự vật đã được nói trước trong tiền văn hoặc sẽ được nói tới trong hậu văn. Xét ví dụ sau đây: (2) "Lớp bàn về khuyết điểm của Quân trong học tập. Về điều ấy tôi có ý kiến như thế này: Quân đã tỏ ra không tôn trọng tập thể”. Trong ví dụ trên, biểu thức "điều ấy” thay thế cho biểu thức chiếu vật “khuyết điểm của Quân trong học tập” đã được nói tới ở tiền văn; biểu thức “như thế này” thay thế cho điều sẽ được nói tới ở sau: “Quân đã tỏ ra …”. biểu thức chiếu vật trong diễn ngôn "điều ấy” có tính chất hồi chỉ (anaphoric) còn biểu thức “như thế này” có tính chất khứ chỉ (cataphoric). Hoàng Thị Hà 8
  15. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt 1.1.2. Hồi chỉ và các phương tiện hồi chỉ 1.1.2.1 Khái niệm hồi chỉ Trong văn bản cũng như trong quá trình giao tiếp, con người có thể lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp để tổ chức phát ngôn nhằm phục vụ cho ý đồ thông báo riêng của mình. Thực tế, khi viết cũng như khi nói, người ta có xu hướng lựa chọn cách diễn đạt tối ưu nhất, vừa tiết kiệm ngôn từ mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong khi diễn đạt ngữ nghĩa của người nói theo các ý đồ thông báo khác nhau. Các nhà ngôn ngữ đã chỉ ra rằng hồi chỉ là một trong những phương thức liên kết văn bản tối ưu góp phần tạo nên tính mạch lạc trong văn bản và có phạm vi sử dụng khá phổ biến. Hầu như trong ngôn ngữ nào cũng sử dụng hồi chỉ để liên kết. Do tầm quan trọng như vậy, đã có không ít các công trình trong nước và ngoài nước xem xét vấn đề này với phạm vi và mức độ khác nhau. Vậy hồi chỉ là gì? Bàn về khái niệm hồi chỉ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ khác nhau như: hồi chỉ, hồi chiếu, liên kết hồi quy… Có thể liệt kê các quan điểm của các tác giả: Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo và các tác giả nước ngoài như: Geogre Yule, Halliday, David Nunan…Theo đó, ta thấy thuật ngữ “hồi chiếu” được sử dụng trong các sách như “Dụng học” của George Yule; “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” của David Nunan; Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang Ban. Trong đó khái niệm “hồi chiếu ” mà Diệp Quang Ban đưa ra như sau: "Hồi chiếu là trường hợp yếu tố giải thích xuất hiện trước, yếu tố được giải thích xuất hiện sau. Vì vậy muốn hiểu yếu tố được giải thích thì phải quay trở lại với yếu tố giải thích nằm trong phần lời đã nói trước đó, tức tham khảo ở phần lời đã có trước yếu tố được giải thích." [1, 178]. Trong khi đó các tác giả Trần Ngọc Thêm, Võ Văn Chương, Nguyễn Thị Việt Thanh… lại gọi đây là liên kết hồi quy. Tiêu biểu là ý kiến do Trần Ngọc Thêm đưa ra trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt ”. Hoàng Thị Hà 9
  16. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt "Trong phần lớn các liên kết hiện diện, kết ngôn đứng sau chủ ngôn, nó chỉ ra sự liên kết với phần văn bản đã qua. Loại liên kết này, ta sẽ gọi là liên kết hồi quy. Các phát ngôn có liên kết hồi quy không bao giờ đứng đầu văn bản". [15, 81] . Tuy nhiên, phần đông các tác giả dùng thuật ngữ hồi chỉ (Anaphora) như: Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Halliday, Đường Công Minh… Tiêu biểu phải kể đến quan niệm mà tác giả Cao Xuân Hạo đã đưa ra trong cuốn “Cơ sở ngữ pháp chức năng (q.1)” như sau: "Các câu làm thành một tổ hợp câu hay một đoạn văn có thể gồm có những sở chỉ chung. Trường hợp đó sở chỉ của những danh ngữ, động ngữ trong một câu hay của cả câu đó có thể biểu thị bằng những yếu tố hồi chỉ (anaphoric) trong các câu kế tiếp theo…" [7, 195]. Nhìn chung, “hồi chỉ” có nhiều cách gọi khác nhau nhưng hầu như các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm là yếu tố hồi chỉ chỉ ra một đối tượng bên ngoài nhờ vào mối quan hệ đồng sở chỉ với một yếu tố có mặt ở tiền biểu thức (hoặc tiền từ). Muốn xác định được quy chiếu của yếu tố hồi chỉ phải dựa vào các phát ngôn chứa tiền từ đứng ở phía trước. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến cuả các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả Võ Văn Chương đã đề ra ba điều kiện để xác định một liên kết hồi quy trong bài báo “Liên kết hồi quy trong ngôn ngữ học văn bản - Vài kiến nghị về cách xác định và phân loại” (Ngôn ngữ số 7, 2004). (1) Sự phụ thuộc vào ngôn cảnh của kết tố: tức là đòi hỏi sự giải nghĩa của kết tố hồi quy phải dựa vào ngôn cảnh mà nó xuất hiện. (2) Chủ tố phải hiện diện trong ngôn cảnh đặt trước kết tố và được xác định một cách rõ ràng. (3) Bắt buộc phải có sự lặp lại của chủ tố. Hoàng Thị Hà 10
  17. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “hồi chỉ” và lấy khái niệm mà tác giả Diệp Quang Ban đưa ra làm cơ sở nghiên cứu của luận văn. 1.1.2.2 Các phương tiện hồi chỉ (Anaphoric Devices) Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù hồi chỉ là vấn đề phổ quát, thế nhưng các phương tiện hồi chỉ (Anaphoric Devices) vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ đối với các nhà ngôn ngữ, đặc biệt là trong giới Việt ngữ học. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng nhà ngôn ngữ học người Anh Richard Hudson (hay còn gọi là Dick Hudson) là một trong số ít những nhà ngôn ngữ xem xét đến vấn đề này trong cuốn “Coherence: Anaphora and Reference” (Liên kết: Hồi chỉ và Quy chiếu). Theo quan điểm của Richard Hudson [30], hồi chỉ là một dạng của liên kết vì nó kết nối bằng cách quy chiếu một từ ngược trở lại với một từ khác đứng trước có cùng sở chỉ với nó. Theo nhà ngôn ngữ học người Anh này thì có 5 phương tiện hồi chỉ như sau: a. Đại từ nhân xưng (Pronouns) Đại từ là lớp từ được sử dụng phổ biến nhất để tạo nên chuỗi quy chiếu về người hoặc vật dù trong cùng một câu hoặc câu đi trước là sử dụng đại từ nhân xưng và hình thức sở hữu (chẳng hạn “she- cô ấy”; “her - cuả cô ấy”, “it - nó”, “they - họ”, “them- họ”, “their - cuả họ”…). Ta xét ví dụ sau: (3) "Once upon a time there was an old woman who had a lazy son. She was forever scolding him, but it made no difference - he spent all his time lying in the sunshine, ignoring her. His main job was to look after her goats, but he preferred to sleep in the sun". (Ngày xưa có một bà già có một người con trai rất lười. Bà ta luôn luôn rầy la hắn, nhưng điều đó chẳng có ảnh hưởng gì cả - hắn dành tất cả thời gian để nằm sưởi nắng, phớt lờ bà mẹ. Công việc chủ yếu của hắn là trông coi đàn dê của mẹ nhưng mà hắn lại thích nằm ngủ sưởi nắng hơn. ) Hoàng Thị Hà 11
  18. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt Hồi chỉ (anaphora) là cách gọi tên cho mối quan hệ giữa hai chuỗi quy chiếu trong đoạn văn trên là: An old woman (một bà già)- she (bà ta) - her (bà ta) - her (của bà) An lazy son (một người con trai lười) - him (hắn ta)- he (hắn ) - his (của hắn) - his (của hắn) - he (hắn) Ta thấy trong ví dụ trên, các đại từ đã thực hiện chức năng hồi chỉ và tạo nên mối liên kết, mạch lạc cho cả đoạn văn một cách rõ ràng, dễ hiểu. Trong đoạn văn trên, nhờ có các đại từ nhân xưng và đại từ sở hữu được sử dụng một cách thích hợp, ta biết được chính xác có hai nhân vật được đề cập đến, một là “he”- đàn ông và hai là “she” - đàn bà, và cụ thể là hai nhân vật: bà mẹ và người con trai. b. Chỉ định từ (Determiners) Các từ chỉ định (this- cái này, that - cái kia, these - những cái này, those - những cái kia) cũng có chức năng hồi chỉ tương tự. Về nguồn gốc có lẽ chúng giống với các hình thức ngôi thứ ba nhưng chúng giữ lại được những đặc điểm chỉ trỏ mạnh mẽ hơn các yếu tố nhân xưng, và đã tiến hóa thành các chức năng hồi chỉ khu biệt riêng của chúng. Nét nghĩa cơ bản của “this/these” và “that / those” là nét nghĩa chỉ sự kề cận. “this/ these ” chỉ một cái gì đó ở gần, “that/ those” chỉ một cái gì đó không ở gần. Ta có các ví dụ minh họa sau: (4) People are beginning to realize the true scale of the problem facing them. Some of these are Germany’s alone, though with powerful European side - effects (“these” = “these problems”). (Người ta bắt đầu nhận ra mức độ đúng đắn cuả vấn đề họ gặp. Một vài vấn đề ấy của riêng nước Đức, mặc dầu có tác động mạnh mẽ của châu Âu ). (5) A century earlier, Messina had had a famous architechural seafront, lined with elegant palaces. Only remmants of that remained. Hoàng Thị Hà 12
  19. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Thế kỷ trước, Messina đã có một công trình kiến trúc nổi tiếng hướng ra biển, với nhiều toà lâu đài tao nhã. Chỉ có một số tàn dư của công trình đó là còn tồn tại.) Các yếu tố chỉ định chỉ địa điểm “here” và “there” cũng được sử dụng làm phương thức hồi chỉ nơi chốn đã được đề cập hoặc hàm ẩn trong văn bản. (6) The house stood near a quiet sandy beach facing across the vast distances of the lake of Oulu; here she could wander and imagine herself on the edge of a great sea. (Ngôi nhà nằm cạnh bãi cát biển yên tĩnh đối mặt với khoảng không bao la của hồ Oulu; ở đây cô ấy có thể bách bộ và hình dung mình đang bên bờ đại dương) (7) My father expects to land at Portsmouth within the portnight. It would mean so much to me to be there on the dock, waiting for him. (Bố tôi mong cập cảng Portsmouth trong vòng nửa tháng nữa. Được có mặt ở đấy, tại bến tàu để đợi ông, đối với tôi rất có nhiều ý nghĩa) Ngoài ra, do tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, nên còn có một phương tiện hồi chỉ khác là mạo từ “the”. Mạo từ “the” thông thường được sử dụng để chỉ ra một nhân vật hay đặc điểm đã được đề cập đến trước đó, hoặc ít nhất đã được người đọc biết đến, để đối lập với mạo từ không xác định như “a”, “an” hay “some”, là những từ thể hiện một nhân vật hay đặc điểm mới. Ví dụ: (8) Once upon a time there was an old woman who had a lazy daughter. The woman used to scold the daughter all day long. (Ngày xưa có một người đàn bà già nua có một cô con gái lười biếng. Người đàn bà thường mắng nhiếc cô con gái suốt ngày) c. Liên hệ từ vựng ( Lexical Relationship) Liên kết hồi chỉ có thể được thể hiện bằng cách thiết lập trong ngôn bản mối liên hệ từ vựng. Đó là cách lựa chọn một từ ngữ có mối quan hệ nào đó Hoàng Thị Hà 13
  20. Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt với từ ngữ khác trước đó về ngữ nghĩa. Liên kết từ vựng có thể được duy trì qua các phát ngôn hoặc chuỗi phát ngôn dài bằng sự hiện diện của các đơn vị ngôn ngữ mà ở một khía cạnh nào đó có liên hệ với các đơn vị đã xuất hiện ở trước đó. Cách đơn giản nhất để hồi chỉ là lặp lại một đơn vị từ vựng. Ví dụ: (9) Algy met a bear. The bear was bulgy. (Algy đã gặp một con gấu. Con gấu là bulgy) (10) Sports cars are beautiful. Small cars are very practical. (Những xe ô tô thể thao đều rất đẹp. Những xe con thì rất thiết thực) Trong một vài trường hợp nhất định thì việc lặp lại như vậy là có hiệu quả, nhưng điều này nhanh chóng trở nên nhàm chán nếu như chuỗi câu được mở rộng tiếp. Một sự lựa chọn đưa ra là thay thế một danh từ hoặc ngữ danh từ trước đó bằng một từ đồng nghĩa mà nghĩa của từ này có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn so với từ được thay thế. Ví dụ: (11) Once upon a time an old king was very ill. The old man sent for his councillors. When they came before him, their ruler told them that he wanted to divide his kingdom. (Ngày xưa có một ông vua già rất ốm yếu. Người đàn ông già nua ấy cho gọi triều thần của ông ta đến. Khi họ đến trước ông, người cai trị của họ nói với họ rằng ông ta muốn chia vương quốc của ông.) (12) Con chó run rẩy bước vào. Con vật đáng thương ấy ướt như chuột lột. d. Tỉnh lược (Ellipsis) Một hình thức liên kết hồi chỉ khác trong ngôn bản được thông qua là tỉnh lược (ellipsis), nơi mà chúng ta tiền giả định một thành phần nào đó bằng thành phần bị bỏ ngỏ. Đó là cách sử dụng phổ biến nhất nhằm tránh sự lặp lại và có thể coi đây như là một dạng của phép thế. Ta có thể thấy rõ hơn qua các ví dụ sau: (13) She might sing, but I don't think she will  ( = sing) Hoàng Thị Hà 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0