Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 20
download
Luận văn được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của Công ty nhằm đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra sông Cầu và giảm thiểu tác động tới môi trường nước sông Cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Đồng Thị Phương Liên NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2012 i
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Đồng Thị Phương Liên NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Trần Văn Quy Hà Nội - 2012 ii
- Lêi c¶m ¬n! Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân. Trước tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy tôi trong những năm qua. Và đặc biệt là thầy TS.Trần Văn Quy, là người hướng dẫn trực tiếp tôi, thầy đã rất mực quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên và các cô chú trong Công ty đã tạo điều kiện và cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình tôi làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường Thái Nguyên cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Đồng Thị Phương Liên iii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Tổng quan ngành công nghiệp giấy ..............................................................3 1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành giấy trong những năm gần đây (từ năm 2006 đến nay) .................................................................................................3 1.1.2. Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy....................................................10 1.1.3. Sản xuất giấy từ giấy loại (giấy tái chế) ...............................................15 1.1.3.1. Phân loại giấy...............................................................................15 1.1.3.2. Lợi ích của giấy tái chế.................................................................16 1.1.3.3. Tái chế giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam .................17 1.2. Đặc tính nước thải ngành công nghiệp giấy và các biện pháp giảm thiểu, xử lý.......................................................................................................................19 1.2.1. Các nguồn phát sinh nước thải và đặc tính nước thải ngành công nghiệp giấy...............................................................................................................19 1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải trong công nghiệp giấy...23 1.2.2.1. Các biện pháp giảm thiểu nước thải trong công nghiệp giấy ........23 1.2.2.2. Các biện pháp xử lý nước thải trong công nghiệp giấy..................24 1.2.2.3. Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải giấy ......................26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................29 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................. 29 2.2.2. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa...................................................29 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu...............................................29 2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm...................................30 2.2.5. Phương pháp xử lý, đánh giá số liệu ....................................................31 2.2.6. Phương pháp đánh giá công nghệ xử lý nước thải................................ 31 2.2.7. Phương pháp tính toán theo công thức thực nghiệm............................. 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 34 3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ........................34 3.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ...................34 iv
- 3.1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty .........................................35 3.1.2.1. Sản phẩm......................................................................................35 3.1.2.2. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất..................................35 3.1.2.3. Các trang thiết bị chính phục vụ sản xuất......................................36 3.1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất .......................................................37 3.2. Hiện trạng phát sinh nước thải và hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Công ty .............................................................................................................41 3.2.1. Các nguồn phát sinh nước thải của Công ty .........................................41 3.2.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Công ty ..................41 3.2.2.1. Đối với nước sinh hoạt .................................................................41 3.2.2.2. Đối với nước mưa chảy tràn .........................................................42 3.2.2.3. Đối với nước thải sản xuất............................................................ 42 3.2.3. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải ....................................................50 3.2.3.1. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải về mặt kỹ thuật ...................50 3.2.3.2. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải về mặt kinh tế ......................56 3.2.3.3. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải về mặt môi trường………….58 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải ..................................61 3.4. Tính toán các công trình xử lý nước thải theo phương án chọn ...................66 3.4.1. Song chắn rác ......................................................................................67 3.4.2. Bể lắng cát và bể điều hòa ...................................................................68 3.4.3. Hệ thống bể tuyển nổi..........................................................................68 3.4.4. Bể Aeroten theo mẻ kế tiếp (SBR).......................................................73 3.4.5. Bể nén bùn ..........................................................................................79 3.4.6. Bể chứa bùn và sân phơi bùn ............................................................... 80 3.4.7. Hồ sinh học .........................................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 81 Kết luận.............................................................................................................81 Khuyến nghị......................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 83 v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tình hình sản xuất giấy của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á 3 Bảng 2. Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 ................................................................................................................9 Bảng 3. So sánh công nghệ sản xuất giấy từ các loại nguyên liệu khác nhau..........13 Bảng 4. Tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Châu Á năm 2007 ............................ 19 Bảng 5. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các công đoạn sản xuất giấy .........................................................................................................21 Bảng 6. Tải lượng nước thải và COD của một số loại giấy ...................................22 Bảng 7. Đặc tính nước tuần hoàn của các nhà máy giấy ........................................22 Bảng 8. Đặc tính nước thải đầu vào và chất lượng nước sau xử lý của nhà máy sản xuất giấy của Công ty DIANA ..............................................................................28 Bảng 9. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường ...........................31 Bảng 10. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất .......35 Bảng 11. Danh mục các trang thiết bị chính phục vụ sản xuất của Công ty ..........37 Bảng 12. Kết quả đo, phân tích nước thải sau xử lý thải ra ngoài môi trường của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ .................................................................47 Bảng 13. Các máy móc, thiết bị sử dụng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải .......................................................................................................................51 Bảng 14. Giá trị các thông số ô nhiễm đặc trưng sau các công đoạn xử lý .............53 Bảng 15. Các hạng mục xây dựng trong hệ thống xử lý nước thải ........................57 Bảng 16. So sánh ưu, nhược điểm của 2 phương án đề xuất...................................64 Bảng 17. Các thông số chính đầu vào và yêu cầu đặc tính nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải cần thiết kế..........................................................................66 Bảng 18. Hệ số không điều hòa K .........................................................................67 Bảng 19. Các thông số đầu vào bể tuyển nổi..........................................................68 Bảng 20. Độ hòa tan của không khí vào nước theo nhiệt độ ..................................69 Bảng 21. Kết quả tính toán bể tuyển nổi ................................................................ 72 Bảng 22. Giá trị của các thông số đầu ra hệ thống tuyển nổi ..................................73 Bảng 23. Các thông số đầu vào và đầu ra khỏi bể SBR..........................................79 vi
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kèm dòng thải với nguyên liệu đầu vào là tre, nứa, gỗ... .........................................................................................................11 Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kèm dòng thải với nguyên liệu đầu vào là giấy phế liệu ..........................................................................................................12 Hình 3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty Roemond Hà Lan ..................26 Hình 4. Dây chuyền xử lý nước thải Công ty sản xuất giấy DIANA ......................27 Hình 5. Quy trình công nghệ sản xuất giấy của Công ty ........................................38 Hình 6. Sơ đồ tuần hoàn tái sử dụng nước ............................................................. 44 Hình 7. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công ty .................................45 Hình 8. Diễn biến giá trị của thông số BOD trong nước thải của Công ty từ đợt 1/2010 đến đợt 4/2011 ...........................................................................................48 Hình 9. Diễn biến giá trị của thông số COD trong nước thải của Công ty từ đợt 1/2010 đến đợt 4/2011 ...........................................................................................48 Hình 10. Sơ đồ công nghệ của quá trình tuyển nổi.................................................69 vii
- BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh hoá COD : Nhu cầu oxy hóa học CHLB : Cộng hòa Liên bang ERPA : Hiệp hội thu hồi giấy Châu Âu (Emissions Reduction Purchase Agreement INEST : Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Institute for Environmental Science and Technology) KN : Kim ngạch QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam : Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (Vietnam Pulp and VPPA Paper Association) WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) XK : Xuất khẩu viii
- MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kinh tế và xã hội. Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhiều vấn đề môi trường cấp bách đang đặt ra, nếu không được giải quyết thoả đáng và kịp thời thì sẽ cản trở, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước. Trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò rất quan trọng, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất giấy. Song song với những thuận lợi còn rất nhiều những khó khăn, thách thức mà ngành giấy Việt Nam cần phải đối mặt trong thời kì hội nhập: công nghệ lạc hậu, sản lượng thấp, lực lượng lao động cồng kềnh và trình độ thấp, thiếu nguồn nguyên liệu, vốn, cạnh tranh tăng cao và đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Do đặc trưng của ngành là sử dụng lượng lớn nguyên liệu thô, năng lượng, nước và các hóa chất trong quá trình sản xuất nên tạo ra một lượng lớn chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý. Đặc biệt là nước thải có hàm lượng các chất ô nhiễm cao và khó xử lý. Hiện nay, môi trường ở các cơ sở sản xuất giấy này ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đòi hỏi cần phải có các biện pháp giải quyết hơn bao giờ hết. Tại các nước tiên tiến, để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, Chính phủ các nước khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu thứ cấp và coi đó là nguồn nguyên liệu rất có giá trị. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang sản xuất giấy từ giấy loại (giấy tái chế), trong đó có Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên. Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ trải qua quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến nay đã có nhiều lần nâng công suất và cải tiến công nghệ trong 1
- dây chuyền sản xuất cũng như xử lý chất thải. Bên cạnh những giá trị kinh tế - xã hội mà Công ty đem lại thì vẫn tồn tại một số vấn đề gây tác động xấu đến môi trường do các nguồn thải phát sinh, đặc biệt là nước thải. Xuất phát từ thực tiễn trên của ngành giấy nước ta nói chung và của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nói riêng, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của Công ty nhằm đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra sông Cầu và giảm thiểu tác động tới môi trường nước sông Cầu. Nội dung nghiên cứu bao gồm: - Khảo sát hiện trạng sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ; - Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại Công ty; - Đánh giá công nghệ xử lý nước thải sản xuất đang vận hành tại Công ty; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sản xuất cho Công ty; - Tính toán sơ bộ các công trình xử lý và thiết bị đáp ứng yêu cầu xả thải cho phương án được đề xuất. 2
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan ngành công nghiệp giấy 1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành giấy trong những năm gần đây (từ năm 2006 đến nay) Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và điều này đã tác động rất lớn đến ngành giấy trong và ngoài nước. Năm 2006 Việt Nam sản xuất được 503.000 tấn giấy và nhập khẩu 658.000 tấn giấy làm bao bì công nghiệp. Lượng giấy tiêu dùng trong nước năm 2006 là 1.155.000 tấn, trong đó giấy làm bao bì công nghiệp chiếm tới 74%. Như vậy, sản xuất trong nước mới đáp ứng được 43% nhu cầu, 90% nguyên liệu dùng để sản xuất giấy bao bì công nghiệp là giấy loại hoặc các tông loại thu gom trong nước và nhập khẩu. Năm 2006, giấy loại nhập khẩu đã lên tới 300.000 tấn và thu gom trong nước đạt 270.000 tấn [13]. Tỷ lệ lượng giấy loại nhập khẩu thường lớn hơn lượng giấy loại thu gom trong nước do giấy loại nhập khẩu được sản xuất từ bột nguyên thuỷ, còn giấy loại thu gom trong nước là giấy đã được tái chế nhiều lần, khó có thể dùng để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Những số liệu về sản xuất giấy của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á năm 2006 được chỉ ra trong Bảng 1. Bảng 1. Tình hình sản xuất giấy của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á [13] Nước Việt Thái Nhật Hàn Đài Philipine Indonesia Nam Lan Bản Quốc Loan Sản phẩm - Giấy 1.158 1.266 10.537 5.173 33.447 10.861 5.230 - Bột 355 120 6.447 1.120 15.766 582 420 - Giấy loại 600 825 5.612 Sản xuất - Giấy 959 950 8.853 4.300 31.108 10.703 6.646 - Bột 300 90 5.672 1.100 10.883 500 392 3
- - Giấy loại 445 619 2.750 1.721 22.837 3.218 Nhập khẩu - Giấy 767 142 290 639 1.651 789 1.526 - Bột 132 45 923 409 2.365 2.417 895 - Giấy loại 300 564 2.811 1.050 72 1.211 761 Xuất khẩu - Giấy 171 160 3.540 1.071 1.218 2.913 1.411 - Bột 20 2.801 211 230 0 34 - Giấy loại 0 0 0 3.887 124 32 Tiêu dùng - Giấy 1.155 932 5.603 3.513 31.538 8.648 4.762 - Bột 425 115 3.794 1.326 12.266 2.917 1.253 - Giấy loại 552 1.183 5.561 2.771 18792 8.668 3.979 Tiêu dùng* 18,46 16,00 25,40 56,00 246,90 179,10 208,20 Hiệu suất - Giấy 83% 85% 84% 84% 96% 99% 68,2% - Bột 85% 12% 88% 99% 39% 86% 27% - Giấy loại 38% 52% 49% 49% 72% 75% 68,3% Lao động 1,606 - Trực tiếp 6 120 33 20 - Gom giấy 1,600 Ghi chú: - Đơn vị lao động: 1.000 người. - Số liệu khác có đơn vị tính là 1.000 tấn. - Tiêu dùng* = tiêu dùng giấy theo đầu người/năm. Năm 2007 ngành giấy và bột giấy Việt Nam (gọi chung là ngành giấy Việt Nam) tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Thị trường giấy và bột giấy tiếp tục phát triển. Đầu tư vào công nghiệp giấy từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất sôi động với nhiều dự án quy mô lớn và công nghệ hiện đại. 4
- Sang năm 2008 ngành giấy Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2007. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đáng kể đến ngành công nghiệp giấy và bột giấy thế giới. Sau nhiều năm giá bột, giá giấy tăng vùn vụt ở mức cao chưa từng có. Từ tháng 6/2008, giá giấy ở khu vực đã bắt đầu giảm và giá bột giảm theo từ tháng 7/2008. Mức giảm tháng sau cao hơn tháng trước. Giá nhiều loại bột trong tháng 11/2008 đã ở mức mà mọi người cho rằng đã chạm đáy. Hàng loạt nhà máy đóng cửa. Nhiều công ty lớn, siêu thị lớn cũng ngừng sản xuất, giảm sản lượng, đóng cửa bớt nhà máy, dây chuyền. Phần lớn các nhà máy còn hoạt động, hàng tháng đều ngừng sản xuất 5-7 ngày. Tuy nhiên, lượng bột giấy và giấy tồn kho trên thế giới đã ở mức cao kỷ lục, trong đó Trung Quốc là nước có lượng giấy tồn kho lớn nhất thế giới, theo một nhà phân tích, lượng giấy tồn này khoảng gần 20 triệu tấn [13]. Giá giấy trên toàn thế giới cũng giảm mạnh, thậm chí giá giấy nhập khẩu ở nhiều nước thấp hơn giá giấy sản xuất nội địa, tệ hơn nữa là bán với giá do người mua định đoạt. Một nhà phân tích cho biết “Do không thể tiêu thụ thêm được giấy ở thị trường trong nước dù có giảm giá đến mức nào, nên các nhà sản xuất phải đổ hàng thừa tồn đọng của mình ra thị trường ngoài nước và bán với mục đích thu hồi vốn”. Nhu cầu giấy trong 6 tháng đầu năm 2008 lớn do kim ngạch xuất khẩu và tiêu dùng cao cho dù chỉ số giá cả tăng hơn năm trước. Dù đã chạy hết công suất, nhiều công ty không đủ khả năng thoả mãn khách hàng. Muốn mua được giấy nhiều người phải trả tiền trước hoặc chịu thêm phụ phí. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 đạt 84.000 tấn (trong đó chủ yếu là giấy vàng mã đạt 50.000 tấn, giấy in và viết là 10.000 tấn, còn lại là giấy tissue). Như vậy tiêu dùng biểu kiến trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1.185.913 tấn. Sản xuất trong nước đáp ứng được 54% tiêu dùng trong cả nước [13]. Sản xuất giấy trong 6 tháng cuối năm 2008 chỉ bằng 75% sản xuất trong 6 tháng trước đó. Tuy nhiên tốc độ sụt giảm là cực nhanh. So với tháng 7/2008, sản 5
- xuất giấy của các tháng 8-11 lần lượt là 90%, 69% và 31%. Dự báo sản xuất tháng 12 chỉ bằng 26% so với tháng 7/2008. Như vậy sản xuất tháng 12/2008 chỉ bằng 25% khả năng sản xuất, làm cho 22.500 lao động không có việc làm. Xuất khẩu giấy trong nửa cuối năm 2008 giảm từ 12.000-15.000 tấn/tháng (trong nửa đầu năm 2008) xuống còn 1.000 tấn/tháng [13]. Trong 19 dự án đầu tư vào sản xuất bột giấy và giấy chỉ còn dự án bột An Hoà và Giấy kraft Vina (Thái Lan) là vẫn tiếp tục hoàn thiện, nhưng sẽ chậm so với kế hoạch 1 năm, các dự án khác đã tuyên bố ngừng không hạn định. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), năm 2009 ngành giấy cũng gặp nhiều khó khăn, không chỉ doanh nghiệp giấy Việt Nam mà cả doanh nghiệp các nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tạm ngừng sản xuất giấy đã mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nhằm cân bằng lại cung-cầu. Diễn biến thị trường trong năm 2009, làm cho nhiều doanh nghiệp lỡ nhịp trong việc ra các quyết định sản xuất, quyết định tăng giá. Thị trường giấy in viết và giấy làm bao bì có nhiều biến động mạnh hơn so với các loại giấy khác. Thị trường giấy làm bao bì sau khi “sáng sủa” trong vài tháng giữa năm thì cũng “âm u” trở lại trong những tháng cuối năm. Năm 2009, hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi, tiêu dùng giấy năm 2009 cao hơn năm 2008 chút ít (gần 2%). Sản lượng toàn ngành đạt được cao hơn năm 2008 đạt 2,14%, bao bì 6%. Đây là một kết quả khá khả quan, bởi năm 2009 có 7 tháng sản xuất cật lực còn 5 tháng, trong đó có 2 tháng khó khăn và 3 tháng cực kỳ khó khăn [2]. Thị trường giấy châu Á tăng trưởng vững chắc trong năm 2010, đạt 6 – 7%. Thị trường giấy báo, giấy in, giấy viết đều phát triển thuận lợi theo sau sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, do sự phục hồi của các thị trường in ấn, quảng cáo và tiêu dùng giấy trong kinh doanh. Sự đảo chiều của hàng tồn kho phần nào cũng góp phần phục hồi nhu cầu tiêu dùng giấy. Sự tăng trưởng thể hiện ở nhu cầu giấy in báo tăng thêm 780.000 tấn, nhu cầu giấy in/viết tăng 2,9 triệu tấn (trong đó 1,2 triệu tấn giấy từ bột hóa không tráng phủ và 1,35 triệu tấn giấy tráng phủ) [4]. 6
- Sự phục hồi rộng khắp trong khu vực, dẫn đầu là Ấn Độ và Trung Quốc với tổng nhu cầu giấy báo tăng thêm 550.000 tấn và giấy in/viết tăng 2,1 triệu tấn. Nhu cầu giấy của các nước trong khu vực hầu hết đều tăng trở lại sau sự sụt giảm năm 2009. Ngoại lệ có Nhật bản, nhu cầu giấy báo giảm nhưng nhu cầu giấy in/viết tăng tương ứng sự giảm sút nhu cầu của giấy báo [4]. Trong 4 chủng loại giấy in/viết chính, giấy làm từ bột cơ phát triển nhanh hơn, nhưng phần lớn sản lượng là giấy làm từ bột hóa. Nhu cầu giấy tráng phủ năm 2010 tăng 6% (trong khi năm 2009 giảm 7%), bù trừ tăng 710.000 tấn so với năm 2009. Nhu cầu giấy không tráng phủ tăng 5%, bù trừ tăng 1% so với năm 2009. Nhu cầu giấy tráng phủ từ bột cơ tăng 19%, do sự tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc [4]. Sau một năm 2009 ảm đạm, năm 2010 ngành giấy Việt Nam cũng có sự phục hồi vượt bậc. Trong năm 2010, một số nhà máy sản xuất giấy đi vào hoạt động, góp phần tăng sản lượng giấy sản xuất trong nước, ước sản lượng giấy sản xuất cả năm đạt 1,85 triệu tấn, tăng 9,7% so với năm 2009, chủ yếu là giấy in, giấy viết và giấy làm bao bì. Năm 2010, nhập khẩu giấy ở Việt Nam giảm dần ở tất cả các loại giấy kể cả giấy tráng phấn, do khả năng sản xuất của các công ty giấy ở Việt Nam đã tăng lên, chất lượng giấy ngày càng được cải thiện. Những mặt hàng lâu nay Việt Nam phải nhập khẩu (giấy làm bao bì công nghiệp, giấy tissue) đã dần được thay thế bằng sản phẩm nội địa [4]. Hiện nay ngành công nghiệp giấy đang phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thế giới mà ngay cả với các công ty, doanh nghiệp trong nước cũng có sự cạnh tranh khốc liệt. Một mặt để giành thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ mặt hàng, mặt khác gây tầm ảnh hưởng lên nền phát triển công nghiệp giấy của nước nhà. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình sản xuất của ngành giấy Việt Nam tương đối ổn định, sản lượng giấy, bìa các loại ước đạt 925,7 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước [3]. Sản lượng giấy sản xuất tháng 7/2011 ước đạt 181 nghìn tấn, tăng 10% so với tháng 6 và tăng 11% so với tháng 7/2010. Nhờ chủ động sản xuất, đảm bảo 7
- nguồn cung và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý thị trường nên giá giấy trong tháng khá ổn định, đặc biệt là mặt hàng giấy in, giấy viết [3]. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam tháng 7/2011 đạt 32,3 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng trước và giảm 10,2% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 đạt 246,7 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước 7 tháng đầu năm 2011 [3]. Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường về kim ngạch xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 đạt 58 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ, chiếm 23,7% trong tổng kim ngạch [3]. Phần lớn thị trường xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 đều có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Đức đạt 1,7 triệu USD, tăng 281,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Anh đạt 470 nghìn USD, tăng 200,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; Trung Quốc đạt 3,6 triệu USD, tăng 79,7% so với cùng kỳ, chiếm 1,5% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Indonesia đạt 4,7 triệu USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ, chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch [3]. Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy 7 tháng đầu năm 2011 có độ suy giảm: Hồng Kông đạt 512,8 nghìn USD, giảm 96,6% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Nhật Bản đạt 38,4 triệu USD, giảm 23,4% so với cùng kỳ, chiếm 15,6% trong tổng kim ngạch; Hoa Kỳ đạt 58 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ, chiếm 23,7% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Ôxtrâylia đạt 11,6 triệu USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ, chiếm 4,7% trong tổng kim ngạch [3]. 8
- Bảng 2. Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 [3] Kim ngạch Kim ngạch % tăng, giảm Stt Thị trường XK 7T/2010 XK 7T/2011 KN so với (USD) (USD) cùng kỳ 1 Anh 156.242 469.999 + 200,8 Tiểu vương 2 quốc Ả rập - 2.340.271 - thống nhất 3 Campuchia 8.783.052 10.213.375 + 16,3 4 Đài Loan 39.619.895 43.541.174 + 9,9 5 Đức 443.081 1.691.780 + 281,8 6 Hàn Quốc 4.256.402 7 Hoa Kỳ 61.514.676 58.443.075 - 5,0 8 Hồng Kông 15.254.168 512.819 - 96,6 9 Indonesia 2.864.025 4.738.616 + 65,5 10 Malaysia 9.686.713 12.315.652 + 27,1 11 Nhật Bản 50.161.813 38.434.343 - 23,4 12 Ôxtrâylia 11.810.229 11.615.614 - 1,6 13 Philippine 3.396.718 3.773.581 + 11,0 14 Singapore 10.781.569 13.516.274 + 25,4 15 Thái Lan 3.406.422 5.315.496 + 56,0 16 Trung Quốc 2.026.933 3.642.212 + 79,7 Tổng 229.361.644 246.734.612 + 7,6 Dự báo trong trung hạn, tổng cầu giấy in/viết Châu Á sẽ tăng trung bình 4,2% /năm, nâng tổng sản lượng lên 53 triệu tấn vào năm 2015, tức tăng thêm 10 triệu tấn so với năm 2010. Trung Quốc sẽ thống lĩnh sự tăng trưởng trong khu vực, chiếm 67% lượng tăng thêm do nhu cầu sẽ tăng 6,7 triệu tấn tính từ năm 2010 đến 9
- năm 2015. Ấn Độ đứng thứ hai trong khu vực về sản lượng tăng thêm do có dân số khổng lồ, chiếm 15% sự tăng trưởng của khu vực, tức 1,5 triệu tấn [1]. Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), dự báo năm 2015 tiêu dùng giấy ở Việt Nam lên tới 6 triệu tấn, tiêu dùng tính theo đầu người tăng so với trung bình hiện nay từ 20 kg/người/năm lên 60kg/người/năm. Mặt khác, theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất nhập khẩu, giấy in báo, giấy in, viết và các loại giấy khác xuống còn 20% vào năm 2012. Như vậy, có thể thấy tiềm năng và cơ hội phát triển ngành giấy ở nước ta là rất lớn, đồng thời cũng phản ánh sự phát triển của đất nước trong thời gian không xa [13]. 1.1.2. Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy Hiện nay, có rất nhiều công nghệ sản xuất giấy và bột giấy, tùy theo từng loại nguyên liệu, loại sản phẩm sẽ có nhiều công nghệ sản xuất khác nhau. Hai sơ đồ công nghệ sản xuất giấy điển hình với hai nguồn nguyên liệu đầu vào khác nhau (từ nguyên liệu thô - tre, nứa, gỗ... và từ giấy phế liệu) được mô tả trên Hình 1 và 2. 10
- Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ...) Nước rửa Gia công nguyên liệu thô Nước thải chứa tạp chất Dung dịch kiềm tuần hoàn Hóa chất nấu Nước ngưng Nấu Nước Dịch đen Nước rửa Rửa Cô đặc - đốt – xút hóa Nước ngưng Hóa chất tẩy Tẩy trắng Nước thải có độ màu, BOD5, COD cao Nghiền bột Nước thải có SS, BOD5, COD cao Chất độn, phụ gia Phèn Dầu Nước Xeo giấy Nước thải có SS, BOD5, COD cao Hơi nước Hơi nước Sấy, cắt Nước ngưng cuộn Sản phẩm Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kèm dòng thải với nguyên liệu đầu vào là tre, nứa, gỗ... 11
- Giấy phế liệu Nước Nước thải có SS, Máy nghiền BOD5, COD cao Hóa chất tẩy trắng Tẩy trắng Nước thải có độ màu, BOD5, COD cao Nước Bể chứa Chất phụ gia tổng hợp (dầu, bột đá, tinh bột...) Xeo giấy Nước thải có SS, BOD5, COD cao Hơi nước Sấy Nước ngưng Cắt, cuộn Sản phẩm Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kèm dòng thải với nguyên liệu đầu vào là giấy phế liệu 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn