intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chỉ số cảm xúc và chỉ số vượt khó của học sinh trung học cơ sở ở 2 xã huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng của một số chỉ số về hình thái, cảm xúc và vượt khó ở tuổi 12 - 15 của học sinh trường THCS Yên Lâm và trường THCS Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; xác định mối liên quan giữa chỉ số vòng ngực trung bình với vòng eo và với vòng mông; xác định tuổi dậy thì chính thức của học sinh trường THCS Yên Thái và trường THCS Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chỉ số cảm xúc và chỉ số vượt khó của học sinh trung học cơ sở ở 2 xã huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- TRẦN ANH TUẤN NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, CẢM XÚC VÀ CHỈ SỐ VƢỢT KHÓ CỦA HỌC SINH HAI TRƢỜNG THCS, HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- TRẦN ANH TUẤN NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, CẢM XÚC VÀ CHỈ SỐ VƢỢT KHÓ CỦA HỌC SINH HAI TRƢỜNG THCS, HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Động Vật Học Mã số: 60 42 01 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI VĂN HƢNG PGS.TS. NGUYỄN HỮU NHÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Trần Anh Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mai Văn Hưng, PGS.TS Nguyễn Hữu Nhân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Sinh lý học và Sinh học người, bộ môn Động vật, khoa Sinh học và phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh các trường THCS xã Yên Lâm, trường THCS xã Yên Thái huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2014. Tác giả Trần Anh Tuấn
  5. MỤC LỤC Lời cam kết........................................................................................................................ Lời cảm ơn ........................................................................................................................ Danh mục từ viết tắt trong luận văn ................................................................................ Danh mục bảng trong luận văn ........................................................................................ MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 3 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƢỜI ......... 3 1.1.1. Một số nghiên cứu về hình thái cơ thể ngƣời trên thế giới ..................... 3 1.1.2. Một số nghiên cứu về hình thái cơ thể ngƣời ở Việt Nam...................... 4 1.1.3. Khái quát về hình thái cơ thể tuổi dậy thì. .............................................. 9 1.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MỨC ĐỘ CẢM XÚC VÀ KHẢ NĂNG VƢỢT KHÓ.... 15 1.2.1. Khái quát những vấn đề về cảm xúc ..................................................... 15 1.2.2. Khái quát những vấn đề về khả năng vƣợt khó .................................... 20 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..24 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 24 2.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ..................................................... 24 2.1.2. Phân bố của đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 24 2.2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................... 25 2.2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25 2.2.2. Điều kiện xã hội .................................................................................... 26 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 26 2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số ...................................................... 26 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu.................................................................... 29 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................31 3.1. MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI CỦA HỌC SINH THCS ................... 31 3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh ................................................................ 31 3.1.2. Cân nặng của học sinh........................................................................... 33 3.1.3. Chỉ số vòng ngực trung bình của học sinh .............................................. 35 3.1.4. Chỉ số vòng eo của học sinh.................................................................. 37 3.1.5. Chỉ số vòng mông của học sinh ............................................................ 38 3.2. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo và với vòng mông của học sinh ... 40 3.2.1. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo và vòng mông ở học sinh tuổi 12 .. 40 3.2.2. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo và vòng mông ở học sinh tuổi 13 .. 41 3.2.3. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo và vòng mông ở học sinh tuổi 14 .... 42 3.2.4. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo và vòng mông ở học sinh tuổi 15 .... 43
  6. 3.3. CÁC DẤU HIỆU HÌNH THÁI TUỔI DẬY THÌ CỦA HỌC SINH ... 44 3.3.1. Các dấu hiệu dậy thì chính thức ............................................................ 44 3.3.2. Các dấu hiệu dậy thì phụ của học sinh .................................................. 47 3.3. TRẠNG THÁI CẢM XÚC CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH . 52 3.4.1. Cảm xúc chung của học sinh theo tuổi và giới tính. ............................ 52 3.4.2. Cảm xúc về sức khỏe của học sinh theo tuổi và giới tính ..................... 54 3.4.3. Cảm xúc về tính tích cực của học sinh theo tuổi và giới tính ............. 55 3.4.4. Cảm xúc về tâm trạng của học sinh theo tuổi và giới tính. ................... 56 3.5. CHỈ SỐ VƢỢT KHÓ CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH ..... 57 3.5.1. Chỉ số vƣợt khó (AQ) tổng quát của học sinh theo tuổi và giới tính .... 57 3.5.2. Chỉ số vƣợt khó thành phần của học sinh theo tuổi và giới tính............. 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................65
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN AQ : Adversity Quotient (Chỉ số vƣợt khó ) C : Control (Kiểm soát, điều khiển) ĐHQG : Đại học Quốc gia E : Endurance (Khả năng chịu đựng, tính nhẫn nại) EQ : Emotional Quotient (Chỉ số cảm xúc) O : Ownership (Quyền sở hữu) R : Reach (Phạm vi hoạt động) THCS : Trung học cơ sở VNTB : Vòng ngực trung bình WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thƣơng mại Thế giới)
  8. DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi và giới tính ...............................25 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn về đánh giá cảm xúc. .............................................................28 Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính. ...........31 Bảng 3.2. Cân nặng trung bình của học sinh (kg) theo lớp tuổi và giới tính. ...........34 Bảng 3.3. VNTB (cm) của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính. ........................36 Bảng 3.4. Vòng eo trung bình (cm) của học sinh theo lớp tuổi và giới tính. ............37 Bảng 3.5. Vòng mông trung bình (cm) của học sinh theo lớp tuổi và giới tính. ......38 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo, vòng mông ở lớp tuổi 12 ..........40 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo, vòng mông ở lớp tuổi 13 ..........41 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo, vòng mông ở lớp tuổi 14 ..........42 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa VNTB với vòng eo, vòng mông ở lớp tuổi 15 ..........43 Bảng 3.10. Tỷ lệ (%) học sinh dậy thì chính thức theo tuổi và giới tính. .................45 Bảng 3.11. Tuổi dậy thì chính thức của học sinh theo giới tính ...............................46 Bảng 3.12. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt và số ngày chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt ......47 Bảng 3.13. Tỷ lệ (%) học sinh xuất hiện trứng cá trên mặt theo tuổi và giới tính. .......48 Bảng 3.14. Thời điểm xuất hiện trứng cá trên mặt của học sinh theo giới tính. .......48 Bảng 3.15. Tỷ lệ (%) học sinh xuất hiện lông mu theo tuổi và giới tính. .................49 Bảng 3.16. Thời điểm xuất hiện lông mu của học sinh theo giới tính. .....................50 Bảng 3.17. Tỷ lệ (%) học sinh xuất hiện lông nách theo tuổi và giới tính. ..............51 Bảng 3.18. Thời điểm xuất hiện lông nách của học sinh theo giới tính....................52 Bảng 3.19. Cảm xúc chung (điểm) của học sinh theo lớp tuổi và giới tính. ............53 Bảng 3.20. Cảm xúc về sức khỏe (điểm) của học sinh theo tuổi và giới tính. ..........54 Bảng 3.21. Cảm xúc về tính tích cực (điểm) của học sinh theo tuổi và giới tính. ....55 Bảng 3.22. Cảm xúc về tâm trạng của học sinh theo lớp tuổi và giới tính. ..............56 Bảng 3.23. Chỉ số AQ (điểm) của học sinh theo tuổi và giới tính. ..........................57 Bảng 3.24. Chỉ số C (điểm) của học sinh theo tuổi và giới tính. ............................59 Bảng 3.25. Chỉ số O (điểm) của học sinh theo tuổi và giới tính. .......................60 Bảng 3.26. Chỉ số R (điểm) của học sinh theo tuổi và giới tính. .......................61 Bảng 3.27. Chỉ số E (điểm) của học sinh theo tuổi và giới tính. .......................62
  9. MỞ ĐẦU Nâng cao chất lƣợng dân số đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những mục tiêu của phát triển. Do đó việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội là vấn đề cấp thiết. Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định: “Tiếp tục quán triệt Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển Giáo dục và Đào tạo” [20]. Với mục tiêu Giáo dục toàn diện (đức, trí, lao, thể, mỹ) cho học sinh ở mọi lứa tuổi theo hƣớng bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng mũi nhọn và không ngừng thúc đẩy, nâng cao chất lƣợng đại trà. Ngành giáo dục đã và đang đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học, trang thiết bị và cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên, sự đổi mới này chỉ có hiệu quả cao khi áp dụng đúng với từng đối tƣợng học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, năng lực nhận thức của học sinh ở từng lứa tuổi. Thực tế cho thấy phải dựa vào những hiểu biết về thể trạng và năng lực trí tuệ của học sinh thì mới có phƣơng pháp đúng đắn và hữu hiệu đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Tuổi dậy thì rất nhạy cảm, hiểu biết về tuổi dậy thì rất cần thiết đối với cá nhân mỗi em và đặc biệt quan trọng đối với phụ huynh, các nhà hoạt động giáo dục. Đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lứa tuổi dậy thì và các chỉ số sinh học trên các đối tƣợng là học sinh, điển hình là các công trình nghiên cứu trên các đối tƣợng học sinh từ 6 đến 17 tuổi [13, 16, 18, 23, 50]... Các kết quả nghiên cứu của các công trình này cho thấy, các chỉ số về hình thể và hoạt động thần kinh đang tăng dần, tuổi dậy thì đang có xu hƣớng đến sớm hơn đối với các đối tƣợng học sinh. Các chỉ số sinh học của con ngƣời thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã hội đặc biệt là học sinh cấp THCS. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu cụ thể ở địa phƣơng Ninh 1
  10. Bình chƣa nhiều, đặc biệt ở huyện Yên Mô. Để góp phần cung cấp các số liệu cụ thể và một số phân tích khách quan cho chƣơng trình nâng cao chất lƣợng dân số huyện Yên Mô nói riêng, tỉnh Ninh Binh và cả nƣớc nói chung. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chỉ số cảm xúc và chỉ số vượt khó của học sinh trung học cơ sở ở 2 xã huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” với các mục tiêu sau : - Đánh giá đƣợc thực trạng của một số chỉ số về hình thái, cảm xúc và vƣợt khó ở tuổi 12 - 15 của học sinh trƣờng THCS Yên Lâm và trƣờng THCS Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. - Xác định mối liên quan giữa chỉ số vòng ngực trung bình với vòng eo và với vòng mông. - Xác định tuổi dậy thì chính thức của học sinh trƣờng THCS Yên Thái và trƣờng THCS Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 2
  11. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƢỜI 1.1.1. Một số nghiên cứu về hình thái cơ thể ngƣời trên thế giới Một trong số các vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm khi nghiên cứu con ngƣời là hình thái. Thời phục hƣng các nhà giải phẫu học kiêm họa sĩ nhƣ Leonard De Vinci, Mikenlangielo, Raphael… đã tìm hiểu rất kỹ về cấu trúc và mối tƣơng quan giữa các bộ phận trong cơ thể để đƣa lên các tác phẩm hội họa của mình. Mối quan hệ giữa hình thái với môi trƣờng sống cũng đƣợc nghiên cứu tƣơng đối sớm mà đại diện là các nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski [theo 35]. Từ việc đo đạc các kích thƣớc cơ thể con ngƣời có thể rút ra các kết luận phục vụ thực tiễn hàng ngày nhƣ trong công tác điều tra y tế, các ngành kinh tế quốc dân nhƣ: xây dựng các tiêu chuẩn kích thƣớc ngƣời để thiết kế các máy móc, các phƣơng tiện sản xuất (nhà cửa, ô tô…), các phƣơng tiện sinh hoạt (giƣờng, tủ, giày, dép…). Về mặt lý luận chúng cho phép chúng ta phát hiện ra các quy luật về sự phát triển cơ thể con ngƣời, về phân loại các dạng ngƣời và các nhóm chủng tộc loài ngƣời cũng nhƣ tìm hiểu nguồn gốc loài ngƣời vào đầu thế kỷ XX những nghiên cứu về thể lực trở thành một môn khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa và tính chính xác của nó. Ngƣời đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại là Rudolf Martin qua hai tác phẩm nổi tiếng: "Giáo trình về nhân trắc học" năm 1919 và "Kim chỉ nam đo đạc và xử lý thống kê" năm 1924. Trong các công trình này ông đã đề xuất một số phƣơng pháp và dụng cụ đo đạc các kích thƣớc của cơ thể cho đến nay vẫn đƣợc sử dụng. Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn thiện thêm các đề xuất của ông cho phù hợp với thực tiễn của mỗi nƣớc. Vấn đề nhân 3
  12. trắc học còn đƣợc thể hiện qua các công trình nghiên cứu của P. N. Baskirov trong cuốn "Nhân trắc học" (1962) ông đã đƣa ra quy luật phát triển cơ thể ngƣời dƣới ảnh hƣởng điều kiện sống, Evan Dervael trong cuốn "Nhân trắc học" (1964) đã đƣa ra nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp [31, 62, 63]. Cũng trong khoảng thời gian này, đi sâu vào nghiên cứu sự tăng trƣởng về mặt hình thể ngƣời gắn liền với nghiên cứu các đại lƣợng có thể đo lƣờng đƣợc bằng kỹ thuật nhân trắc. Công trình đầu tiên là do Christian Fridrich Jumpert ngƣời Đức công bố năm 1754. Trong luận án Tiến sĩ của mình ông đã nghiên cứu sự tăng trƣởng một cách hoàn chỉnh ở các lớp tuổi từ 1 đến 25. Công trình này đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp cắt ngang (Cross - sectional study) là phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến với ƣu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện đƣợc nhiều đối tƣợng cùng một lúc. Cũng trong khoảng thời gian này P. Montbeilard thực hiện nghiên cứu dọc (Longitudinal study) đầu tiên trên con trai mình liên tục trong 18 năm từ khi sinh ra (năm 1759) đến năm 18 tuổi (năm 1777). Sau đó còn có nhiều công trình khác của Edwin Chadwick (Anh), Carlchule (Đức), H. P. Bowditch (Mỹ)... Vào năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trƣởng học đã thành lập đánh dấu bƣớc ngoặt trong nghiên cứu về hình thái con ngƣời trên thế giới. Năm 2007, WHO công bố chuẩn tăng trƣởng của trẻ em học đƣờng và ngƣời trƣởng thành đánh dấu một mốc quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng của các chỉ số hình thái để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và phát triển thể lực của con ngƣời [63, 72]. 1.1.2. Một số nghiên cứu về hình thái cơ thể ngƣời ở Việt Nam So với các nƣớc trên thế giới, ở Việt Nam các nghiên cứu về hình thái diễn ra muộn hơn, điều này thể hiện ở công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trƣởng chiều cao, cân nặng trẻ em là của Mondiere vào năm 1875, vào thế kỷ XX tại trƣờng Đại học Y khoa Đông Dƣơng (1936–1944) đã xuất 4
  13. hiện các công trình nghiên cứu của P. Huard và A. Bigot (1938). Những công trình này đã nêu đƣợc các đặc điểm nhân trắc của ngƣời Việt Nam đƣơng thời [62, 63]. Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học đã đƣợc đẩy mạnh, chuyên môn hoá và các hội nghị cấp quốc gia, địa phƣơng về lĩnh vực này đƣợc tổ chức nhiều lần. Năm 1975 cuốn “Hằng số sinh học của ngƣời Việt Nam” do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên đƣợc xuất bản. Đây là công trình khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học ngƣời Việt Nam ở mọi lứa tuổi, trong đó có lớp tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học y học, đại diện cho các chuyên khoa, chuyên ngành Y học Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các chỉ số sinh học của ngƣời miền Bắc (do hoàn cảnh lịch sử). Song nó thực sự là chỗ dựa tin cậy cho các nghiên cứu về ngƣời Việt Nam sau này [64]. Sau năm 1975, khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, việc nghiên cứu hình thái của trẻ em đƣợc nhiều tác giả thực hiện. Điển hình là Thẩm Thị Hoàng Điệp đã nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 -17 tuổi. Với 31 chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu tác giả đã kết luận: chiều cao của học sinh phát triển mạnh nhất với nữ 11 - 12 tuổi và ở nam 13 - 15 tuổi, còn cân nặng phát triển mạnh nhất với nữ 13 tuổi và nam 15 tuổi. Tác giả cũng nhận thấy rằng, quy luật phát triển theo giai đoạn chỉ phù hợp với quy luật chiều cao, còn quy luật phát triển kích thƣớc các vòng gần giống quy luật phát triển cân nặng. Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs nghiên cứu về sự phát triển chiều cao, vòng ngực, vòng đầu của trên 8000 ngƣời Việt Nam tuổi từ 1 - 55 ở ba miền (Bắc, Trung, Nam). Các tác giả đã nhận xét rằng, chiều cao trung bình của nam trƣởng thành là 163 cm và nữ là 158 cm. Chiều cao tăng nhanh đến tuổi 18 ở nam còn ở nữ đến tuổi 14. Vòng ngực trung bình của nam 5
  14. trƣởng thành là 78 - 80 cm, vòng đầu là 55 - 56 cm, còn ở nữ tƣơng ứng bằng 79 cm và 54 - 55 cm [22, 23]. Năm 1991, Đào Huy Khuê đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thƣớc liên quan với sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể của 1478 học sinh từ (6 - 17) tuổi ở thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình. Tác giả nhận thấy, hầu hết các chỉ số sinh học đều tăng dần theo tuổi nhƣng nhịp độ tăng trƣởng không đều. Tốc độ tăng trƣởng lớn nhất ở nam thƣờng ở lứa tuổi (14 - 16) và của nữ ở lứa tuổi (11 - 15) [40]. Từ năm 1991 - 1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs đã nghiên cứu trên học sinh một số tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình và nhận thấy, so với dẫn liệu trong cuốn "Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam" thì sự phát triển chiều cao của trẻ em 6 - 16 tuổi tốt hơn, đặc biệt trẻ em thành phố, thị xã, còn ở khu vực nông thôn chƣa thấy có sự thay đổi đáng kể [15]. Nhóm tác giả A. Goran, Nguyễn Công Khanh và cs (1996) đã nghiên cứu trên học sinh Hà Nội về chiều cao, cân nặng, cho thấy, cả hai chỉ số này đều tăng theo tuổi [27]. Điều này cũng thể hiện trong các nghiên cứu khác [2, 24, 39]. Những nghiên cứu ở các dân tộc khác nhau, cho thấy sự khác biệt về chủng tộc cũng là yếu tố tác động đến hình thái của học sinh. Nguyễn Quang Mai và cs năm 1998 đã nghiên cứu trên nữ sinh các dân tộc ít ngƣời cho thấy, chiều cao và cân nặng trung bình của nữ sinh các dân tộc thiểu số tăng từ tuổi 12 đến 15. Thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng và cân nặng trung bình của nữ sinh dân tộc thiểu số đến sớm hơn so với dẫn liệu trong cuốn “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam”, nhƣng muộn hơn so với học sinh Thái Bình và Hà Nội từ 1 đến 2 năm [53, 57]. Năm 2000, Đào Mai Luyến nghiên cứu thể lực của ngƣời Ê Đê và ngƣời Kinh định cƣ ở Đăk Lăk cho thấy, hình thái của ngƣời Ê Đê tốt hơn của 6
  15. ngƣời Kinh. Tác giả cho đây là điểm khác biệt mang tính dân tộc và do môi trƣờng sống ảnh hƣởng nhất định tới khả năng tăng trƣởng các chỉ số hình thái. Đoàn Văn Huyền và cs cũng cho rằng, giữa cơ thể và môi trƣờng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Môi trƣờng sống ảnh hƣởng đến trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt nên ảnh hƣởng đến các chỉ số hình thái của cá thể. Ngoài ra, sự rèn luyện thể lực cũng tác động đến chiều cao, cân nặng và kích thƣớc một số vòng của cơ thể. Các yếu tố xã hội cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì [51, 52, 56, 66]. Trần Thị Loan từ năm 1999-2002 nghiên cứu trên học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi đã nhận thấy, các chỉ số hình thái nhƣ chiều cao, cân nặng, vòng ngực của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ thập kỷ 80 trở về trƣớc và lớn hơn so với học sinh ở các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, ngoại thành Hải Phòng. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hƣởng đến các chỉ số hình thái của học sinh [49, 50]. Trong dự án do trƣờng Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế nghiên cứu “Giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 – thế kỷ XX” trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam bao gồm cả thành thị, nông thôn, miền núi và đồng bằng đã đƣa ra một số chỉ số nhân trắc... của ngƣời Việt Nam. Theo kết quả dự án này các chỉ số sinh học chịu ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng và dân tộc [65]. Năm 2006, trung tâm Tâm lý học và sinh lý lứa tuổi thuộc Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý của học sinh phổ thông lứa tuổi từ 8 - 20. Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng ở học sinh nam và nữ ở mọi lứa tuổi 11 - 15 và ở nữ mọi lứa tuổi (trừ 16 và 18) đã thoát khỏi trạng thái còi cọc. Các số liệu về cân nặng cho thấy sự phân hoá sâu sắc ngay trong nhóm trẻ cùng độ tuổi, bên cạnh trẻ nhẹ cân đã xuất hiện những trẻ có dấu hiệu béo phì, đặc biệt là trẻ em 7
  16. ở các thành phố lớn. Có sự tăng trƣởng về các giá trị tuyệt đối trung bình của vòng ngực trong các lứa tuổi. Nhƣ vậy là đã có sự chuyển biến tích cực về mặt hình thể của học sinh trong giai đoạn này [68]. Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng nghiên cứu các chỉ số chiều cao, cân nặng của các học sinh THCS ở tỉnh Hoà Bình thuộc các dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh, Tày và Dao. Tác giả nhận thấy, các chỉ số này ở học sinh dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh cao hơn so với học sinh dân tộc Tày, Dao. Tác giả cho rằng, điều này liên quan tới nơi cƣ trú của các em. Học sinh các dân tộc Mƣờng, Thái, Kinh sống ở vùng đồng bằng, thành phố và thị trấn, còn đa số học sinh các dân tộc Tày, Dao sống ở các vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Đà Bắc, nơi có các điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển hơn so với thành phố và đồng bằng [13] . Năm 2012, Nguyễn Thị Bích Ngọc nghiên cứu chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh từ 11-17 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ thuộc các dân tộc Kinh, Mƣờng và Sán Dìu. Cho thấy, các chỉ số hình thái học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với học sinh dân tộc Mƣờng và Sán Dìu. Tác giả cho rằng, điều kiện kinh tế và tình trạng dinh dƣỡng của ngƣời dân tộc Kinh cao hơn so với ngƣời dân tộc Mƣờng và Sán Dìu nên ảnh hƣởng đến sự phát triển thể lực của học sinh mỗi dân tộc. Thời điểm tăng vọt ba chỉ số hình thái (chiều cao, cân nặng, VNTB) của nữ đến sớm hơn so với nam khoảng 1 đến 2 năm [58]. Năm 2012, trong đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh THCS Hà Nội và các định hƣớng giáo dục trong nhà trƣờng” do Mai Văn Hƣng và các cộng sự thực hiện cho thấy, các chỉ số hình thái cơ bản của học sinh THCS Hà Nội thay đổi mạnh trong giai đoạn dậy thì ở cả nam và nữ, đồng thời sự thay đổi này diễn ra sớm hơn so với các nghiên cứu trƣớc đó [35]. 8
  17. Năm 2013, Trần Long Giang, Mai Văn Hƣng khi nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái nhận thấy, chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI của học sinh dân tộc Kinh đều lớn hơn so với của học sinh dân tộc Dao, H’Mông và có giá trị lớn hơn so với các giá trị tƣơng ứng nêu trong quyển “ Các GTSH ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 – thế kỷ XX” và trong nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây [33]. Các công trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái của học sinh Việt Nam khá phong phú. Các kết quả nghiên cứu gần đây về thanh, thiếu niên Việt Nam đều cho thấy sự tăng lên đáng kể so với số liệu trong các nghiên cứu từ những năm trƣớc. Đặc biệt là từ sau năm 1975 đến nay khi tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của nƣớc ta có nhiều thay đổi tốt hơn chắc chắn đã ảnh hƣởng đến tầm vóc, sức khoẻ của con ngƣời Việt Nam. Thanh niên thành phố thƣờng có các chỉ số nhân trắc lớn hơn ở nông thôn Để giải thích sự khác biệt này có tác giả cho rằng, yếu tố cơ bản làm xuất hiện hiện tƣợng này là chất lƣợng cuộc sống. Do điều kiện sống ở thành phố đƣợc cải thiện nên thanh niên thành phố thƣờng có chiều cao, cân nặng lớn hơn thanh niên nông thôn cùng lứa tuổi [8 - 11, 16, 20, 24, 45]. 1.1.3. Khái quát về hình thái cơ thể tuổi dậy thì. Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và đang phát triển. Quá trình lớn lên và phát triển cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hóa sinh vật. Quá trình tiến hóa này không phải là một quá trình tuần tiến mà có những bƣớc nhảy vọt. Trong quá trình lớn lên phát triển cơ thể trẻ em, dậy thì là một giai đoạn đặc biệt, đó là giai đoạn biệt hóa giới tính lớn nhất, kèm theo sự thay đổi về thể chất, hình thái, tâm lý và nhận thức …[19] Tuổi dậy thì là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một con ngƣời. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành ngƣời lớn và đƣợc 9
  18. đặc trƣng bởi sự thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, tinh thần, hành vi, tình cảm và đặc biệt là hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản. Tuổi dậy thì, tăng trƣởng là một trong nhƣng biểu hiện rất quan trọng. Tăng trƣởng ở thời kỳ dậy thì đƣợc chia làm 3 giai đoạn liên tiếp nhau: + Tăng trƣởng trƣớc dậy thì: tốc độ tăng trƣởng về chiều cao trung bình khoảng 4 - 5 cm/năm. Thời kỳ này đƣợc gọi là tăng trƣởng chậm trƣớc dậy thì [76, 80, 87]. + Tăng trƣởng mạnh ở tuổi dậy thì: giai đoạn phát triển mạnh này kéo dài khoảng 4 năm, trong đó có một thời kỳ phát triển đột biến tạo thành đỉnh tăng trƣởng ở tuổi dậy thì. Đỉnh tăng trƣởng xuất hiện sau khi có dấu hiệu bắt đầu dậy thì khoảng 2 năm, lứa tuổi xuất hiện đỉnh tăng trƣởng của trẻ em gái thƣờng xuất hiện sớm hơn ở trẻ em trai. Đỉnh tăng trƣởng thƣờng xuất hiện ở trẻ em gái khoảng 12,5 tuổi, ở học trẻ em trai khoảng 15 tuổi. Trong năm có mức tăng tối đa, ở trẻ em trai trung bình có thể đạt đƣợc 8 – 12 cm/năm, ở trẻ em gái trung bình có thể đạt đƣợc 6 – 11 cm/năm [76, 80, 82, 84, 88]. + Tăng trƣởng giảm dần sau dậy thì: tốc độ tăng trƣởng giai đoạn này chậm dần sau đó sẽ ngừng tăng trƣởng ở tuổi trƣởng thành [76, 84, 88]. Theo Tanner và Davies và các tác giả khác khi nghiên cứu về phát triển cân nặng ở tuổi dây thì cũng cho nhận xét: tăng cân không đều qua các lứa tuổi, ở tuổi dậy thì tốc độ tăng cân cũng nhiều hơn. Firsh và cs thấy trẻ em gái bắt đầu hành kinh lần đầu khi có cân nặng tới hạn là (37,8  0,5) kg. Lớp mỡ dƣới da cũng thay đổi ở tuổi dậy thì, ở tuổi dậy thì nhất là trẻ em gái thấy hiện tƣợng tích mỡ mạnh ở ngực và mông [76, 84, 88]. Trong các dấu hiệu của dậy thì (phát triển đặc tính sinh dục phụ) thì dấu hiệu mọc lông là do tuyến thƣợng thận đảm nhận còn các dấu hiệu khác là thể hiện tác dụng của hormone tuyến sinh dục.Ngƣời ta thấy nồng độ Dehydro enpiandrosteron và sau đó là Andro stenedion bắt đầu tăng 10
  19. trong máu ở 8 - 9 tuổi đối với trẻ trai, 6 - 7 tuổi đối với trẻ gái, nhƣng không thấy có sự thay đổi hình thái nào kèm theo, đôi khi có phát triển lông mu và trứng cá [71 - 73, 77]. Thời gian xuất hiện và tốc độ phát triển các đặc tính sinh dục phụ khác nhau tùy theo giới, tùy từng cá thể, nhƣng thƣờng diễn biến theo một trật tự nhất định. Sau khi phát triển tinh hoàn, dƣơng vật bắt đầu phát triển khoảng 12 - 13 tuổi. Lông mu bắt đầu phát triển sau khi phát triển dƣơng vật và bìu vài tháng, ngƣời ta chia quá trình phát triển lông mu làm 5 giai đoạn, trong vòng 2 - 3 năm đầu của dậy thì lông mu mọc thành hình tam giác rồi lan rộng dần, sau 4 - 5 năm trở thành hình thoi. Lông nách phát triển muộn hơn lông mu khoảng 1 năm, lông mặt, thân và chi cũng phát triển muộn hơn lông mu. Lông toàn thân phát triển đầy đủ nhƣ ngƣời trƣởng thành khoảng 5 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Những đặc tính sinh dục phụ khác: giọng trầm, trứng cá, tăng khối cơ, phát triển tuyến tiền liệt xuất hiện khác nhau tùy theo cơ thể [8, 78, 79, 81, 83, 85, 89]. Ở trẻ em nam, dƣới tác dụng của hormone sinh dục nam (testosteron) phối hợp cùng các hormone tăng trƣởng khác, cơ thể phát triển nhanh, đặc biệt khối lƣợng cơ thể tăng nhanh. Từ khi trẻ em sinh ra, tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) không hoạt động cho tới tận tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam (testosteron). Dƣới tác dụng hormone sinh dục nam (testosteron), cơ thể lớn nhanh và xuất hiện các đặc tính sinh dục nam thứ phát nhƣ dƣơng vật to lên, tinh hoàn phát triển nhanh trong vòng 2 năm đầu của thời kỳ dậy thì, sau đó tinh hoàn phát triển chậm dần và kéo dài khoảng 5 năm, túi tinh và tuyến tiền liệt phát triển, cơ nở nang, da thô dày, giọng nói trầm, lông mu, lông nách phát triển... Đứa trẻ bắt đầu có khả năng hoạt động tình dục và sinh sản. Ở trẻ em trai xuất tinh lần đầu ở tuổi 13 [73, 85, 87, 88]. 11
  20. Ở trẻ em gái khi mới ra đời, buồng trứng không hoạt động cho tới khi nhận đƣợc kích thích phù hợp của các hormone từ tuyến yên. Hai buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể hiện bằng hoạt động sinh giao tử và tiết hormone sinh dục nữ dẫn đến thay đổi về thể chất, tâm lý, sự trƣởng thành và hoàn thiện chức năng sinh dục, thời kỳ này gọi là dậy thì. Thời kỳ này cơ thể em gái phát triển nhanh về chiều cao cũng nhƣ khối lƣợng cơ thể. Cơ thể trở nên cân đối, mềm mại, thân hình có đƣờng cong do lớp mỡ dƣới da phát triển, đặc biệt một số vùng nhƣ ngực, mông, khung chậu phát triển. Xuất hiện một số đặc tính sinh dục thứ cấp nhƣ hệ thống lông mu, lông nách. Tâm lý cũng có sự thay đổi nhƣ xấu hổ khi đứng trƣớc bạn khác giới, ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cƣ xử... Buồng trứng bắt đầu tiết hormone sinh dục nữ (estrogen và progesteron). Dƣới tác dụng của hormone estrogen và progesteron, chuyển hóa cơ thể tăng, cơ thể phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng, các cơ quan sinh dục nhƣ tử cung, vòi trứng, âm đạo, âm hộ, tuyến vú phát triển về kích thƣớc và chức năng. Phát triển tuyến vú là dấu hiệu đầu tiên, là mốc chính báo hiệu trẻ gái bắt đầu dậy thì. Vú phát triển đầy đủ nhƣ ngƣời trƣởng thành trong vòng 2 - 3 năm. Lông mu thƣờng xuất hiện sau khi vú phát triển vài tháng, thƣờng xuất hiện đồng thời ở mu và môi lớn. Lông mu phát triển đủ trong vòng 2 năm. Lông nách phát triển sau lông mu khoảng 12 - 18 tháng, khoảng 2 - 3 năm thì phát triển đầy đủ nhƣ ngƣời lớn. Trứng cá thƣờng xuất hiện chậm hơn nhất trong các đặc điểm sinh dục phụ, trƣớc khi có kinh nguyệt. Hiện tƣợng mọc trứng cá liên quan với sự bài tiết dehydro - epiandrostereon [67, 73, 81, 88]. Bƣớc vào tuổi dậy thì chính thức, cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh dục đã có những biến đổi kèm theo là sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dƣới sự điều tiết của hormone thùy trƣớc tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ kinh nguyệt, trẻ em gái bắt 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1